MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC<br />
HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM<br />
<br />
I. Họ và tên: Nguyễn Thị Đoan Trang<br />
- Chức vụ: Giáo viên<br />
- Nơi công tác: THPT Mang Thít<br />
- Nhiệm vụ được giao: Dạy Ngữ văn lớp 11/2. 11/10 .12/10 ,CN 12/10<br />
II. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt<br />
III. Thời gian, địa điểm thực hiện:Từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017<br />
<br />
PHẦN 1: GIỚI THIỆU<br />
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc<br />
tích lũy tri thức và hình thành nhân cách của từng em học sinh. PGS.TS Đặng<br />
Quốc Bảo từng đánh giá cao về vai trò của người giáo viên chủ nhiệm :“Giáo viên<br />
chủ nhiệm trong trường phổ thông – người quản lí không có dấu đỏ trong nhà<br />
trường- có sứ mệnh hình thành phát triển nhân cách toàn vẹn của thế hệ trẻ”.<br />
Thật vậy vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trên lớp là<br />
không chỉ làm tốt công tác quản lí nề nếp , mà còn phải thấu hiểu suy nghĩ ước mơ<br />
, nguyện vọng từng học sinh của lớp .<br />
Trường trung học phổ thông chia thành 3 khối: 10, 11, 12. Mỗi khối lớp,<br />
giáo viên chủ nhiệm đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Nhưng nhìn chung<br />
, chúng tôi – những người làm công tác chủ nhiệm luôn hướng về mục đích cuối<br />
cùng là làm tất cả vì tri thức và nhân cách cho học sinh.<br />
Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12/10 Dù đã cố<br />
gắng hết sức nhưng vẫn thấy lớp chủ nhiệm nổi lên nhiều vấn đề bất cập : việc bỏ<br />
học vẫn diễn ra thường xuyên, đa số học sinh vẫn chưa ý thức được công việc học<br />
tập nên nhận điểm kém, học sinh vẫn thản nhiên không hề lo lắng điều gì…. Đáng<br />
lo ngại hơn nữa là học sinh có hành vi vi phạm đạo đức của một học sinh đối với<br />
thầy cô nhưng không hề hối cải. . Vì sao có học sinh lại suy nghĩ và hành động như<br />
thế ? Chúng ta phải làm thế nào để học sinh có thể tự ý thức việc học tập và tự bồi<br />
dưỡng nhân cách chính mình . Đó là những vấn đề tôi luôn trăn trở , day dứt ,<br />
muốn cùng chia sẻ với quý đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này<br />
<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Khi đặt ra vấn đề: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong công tác chủ<br />
nhiệm ? Tôi rất cần sự chia sẻ của quý đồng nghiệp về kinh nghiệm trong công tác<br />
chủ nhiệm nhằm trao đổi, bàn luận, tìm những biện pháp khả thi để giải quyết triệt<br />
để những bất cập trong lớp chủ nhiệm.<br />
Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến kinh nghiệm là sự sẻ chia kinh<br />
nghiệm với nhau để mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể đào tạo những thế hệ học sinh<br />
có Tài,có Tâm, biết hướng đến chân - thiện - mỹ của cuộc sống.<br />
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU<br />
Do thời gian hạn chế và điều kiện làm việc nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến<br />
kinh nghiệm này gói gọn là học sinh của trường Trung học phổ thông THPT Mang<br />
Thít<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br />
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai<br />
trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy<br />
vừa làm công tác chủ nhiệm, nhằm mục đích giáo dục những học sinh vừa có kiến<br />
thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Theo Quy chế đánh giá,xếp loại học<br />
sinh THCS và THPT ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ –<br />
BGDĐT Ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):“<br />
Người giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với<br />
học sinh sau mỗi học kì, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập<br />
để không ngừng tiến bộ ” Cho thấy việc “ Giáo dục học sinh cá biệt ” là nhiệm vụ<br />
quan trọng và cấp thiết trong công tác ở nhà trường phổ thông.<br />
Khái niệm “ Học sinh cá biệt ” được hiểu đó là những học sinh có cá tính khác biệt<br />
so với số đông học sinh bình thường. Những học sinh này thường xuyên vi phạm nội<br />
qui, qui định của trường, của lớp. Chính vì vậy, giáo dục học sinh cá biệt không có<br />
biện pháp chung cho mọi đối tượng học sinh mà tùy vào từng đối tượng học sinh cá<br />
biệt. Nhưng có một điểm chung là cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia<br />
đình và xã hội.<br />
<br />
II.<br />
CƠ SỞ THỰC TIỄN:<br />
- Trường THPT Mang Thít nằm trên một địa bàn khá phức tạp , gần chợ ... có thể<br />
nói là điểm đến của bất cứ các loại hình văn hoá, các thành phần kinh tế, các thành<br />
phần lối sống con người trong xã hội... lôi kéo học sinh.<br />
- Thành phần kinh tế của phụ huynh cũng đa dạng. Một số phụ huynh có điều kiện<br />
kinh tế cao chìu con nên đâm ra hư hỏng; có phụ huynh lo việc buôn bán không<br />
<br />
quan tâm đến việc học hành con cái nên có em leo lỏng ăn chơi; có nhiều gia đình<br />
nghèo quá khó khăn, sức học lại yếu nên chán học lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo....<br />
- Các dịch vụ kinh doanh trò chơi giải trí như: Điện tử, Chát, Game, Bida... mọc<br />
lên rất nhiều là những điểm thu hút học sinh hư hỏng, làm cho các em đam mê bỏ<br />
học,….<br />
- Là lứa tuổi vị thành niên, do đó các em có những suy nghĩ bồng bột khờ dại dễ bị<br />
cái xấu lôi kéo. Những mặt trái của xã hội, cơ chế thị trường thường xuyên tác động<br />
gây ảnh hưởng xấu. Các em rất dễ nảy sinh hiện tượng đua đòi, buông thả trong sinh<br />
hoạt, không chú ý học tập, lơ là các hoạt động của tập thể cùng nhiều“ biếntướng”<br />
khác.<br />
- Tôi đã và đang làm công tác chủ nhiệm , bản thân nhận thấy tập thể lớp học còn<br />
nhiều vấn đề hạn chế: trong lớp không đoàn kết,tự chia nhóm, khôngtôn trọng lẫn<br />
nhau, thậm chí còn không tôn trọng giáo viên… và gần đây lại xuất hiện thêm vấn<br />
đề bạo lực hoc đường. Bên cạnh sự tha hóa về nhân cách thì kéo theo sự sa sút về ý<br />
thức học tập. Trong những buổi học ngoại khóa hoặc trong những buổi trò chuyện<br />
chúng ta vẫn thường nghe những câu nói chân thật nhưng làm mỗi người giáo viên<br />
nghe phải đau lòng, chẳng hạn: “ không biết mình thích nghề nào?”, “học nhiều<br />
sau này không biết để làmgì?” “mình muốn nghỉ học để đi làm công nhân”, “ Đi<br />
học để được tiền xài, để khỏi làm việc nhà”……… Từ những suy nghĩ lệch lạc từ<br />
những câu nói rất thật trên đây đã nổi cộm lên vấn đề đáng lo ngại : nhân cách,đạo<br />
đức, ý thức học tập của một số học sinh cần báo động . Thực trạng nhức nhối này<br />
như một dấu chấm đen trong nhật ký cá nhân của người giáo viên chủ nhiệm.<br />
III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:<br />
I/HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HỌC SINH CÁ BIỆT?<br />
Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, không đúng theo qui<br />
định chung trong trường học. Thường có cá tính mạnh mẽ, hành động và lời nói<br />
thái quá, vô lễ với thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè; là những học sinh chậm tiến bộ<br />
mặc dù thầy cô quan tâm giáo dục nhiều ( ở đây chỉ xin đề cập đến học sinh cá biệt<br />
về tính cách).<br />
Học sinh cá biệt là những học sinh thường hay vi phạm các nội qui, qui chế<br />
trong nhà trường; làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nề nếp học tập của lớp,<br />
mặc dù thầy cô, tập thể góp ý xây dựng nhiều lần nhưng “chứng nào tật ấy” không<br />
thay đổi<br />
II/NHỮNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT:<br />
1/Qua lời nói: Thường là các em ăn nói cộc lốc, thiếu Dạ - Thưa, ngôn ngữ<br />
tỏ ra vô lễ với thầy cô và người lớn. Trình bày vấn đề gì thường ấp a ấp úng, hay<br />
nói dối và tìm cách chạy tội. Do học yếu nên lời nói, lời viết không rõ ràng...Đối<br />
với bạn bè thường sử dụng lời nói tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ “ Đại ca”, hách dịch;<br />
<br />
lời nói có tính chất đe doạ, bắt nạt hù doạ học sinh khác; có khi sử dụng xảo ngôn<br />
để lừa đối bạn bè và thầy cô...<br />
2/Qua cử chỉ hành động: Học sinh cá biệt thường có những hành động thái<br />
quá, vô lễ. Trước mặt thầy cô thường tỏ ra lì lợm, ngang bướng, không biết vâng<br />
lời, thậm chí tỏ vẻ thách thức với thầy cô; có khi tỏ ra nghe lời nhưng giả dối. Với<br />
bạn bè thường có những hành động gây gỗ, đánh lộn nhau gây mất đoàn kết.<br />
Thường hay bắt nạt học sinh khác một cách vô cớ. Nghiêm trọng hơn là có những<br />
hành động vi phạm pháp luật như trộm cắp, dùng vật cứng, hung khí để đánh lộn<br />
hay bỏ học chơi la cà, lân la vào các quán...<br />
3/Qua quan hệ với bạn bè và người khác: Học sinh cá biệt có những quan<br />
hệ bạn bè và người khác hết sức phức tạp. Đối với bạn bè tốt, các em thường ngại<br />
tiếp xúc, tìm cách xa lánh... bởi sợ các bạn tố giác và phản ánh đến nhà trường, gia<br />
đình những điều mình sai phạm. Học sinh cá biệt thường tìm cách lôi kéo những<br />
học sinh hư hỏng khác vào cuộc để thành lập nên băng nhóm, bè phái. Các em<br />
thường quan hệ với người xấu hoặc bị những người xấu lôi kéo làm những việc<br />
phạm pháp...<br />
III/ NHỮNG DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ:<br />
1/ Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chìu chuộng: Trên thực tế<br />
có một số gia đình khá giả quá chìu chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần.<br />
Nghĩa là cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích hoặc dễ dàng tha thứ<br />
khi các em mắc phải những khuyết điểm. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính<br />
ương ngạnh, muốn được mọi người chìu theo ý mình. Dạng học sinh cá biệt này<br />
thường bỏ bê việc học hành, bị các thành phần khác lợi dụng; thường tỏ ra lối sống<br />
vương giả, khinh khi bạn bè, thường bao kê, rủ rê các học sinh khác bỏ học vào<br />
quán, vào các dịch vụ vui chơi... nên ít nghe lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo<br />
chậm tiến bộ.<br />
* Biện pháp xử lí:-Đối với học sinh: Tôi tâm sự, trao đổi thuyết phục, phân<br />
tích để các em nhận thấy rằng: Ông bà, cha mẹ nào cũng giàu lòng thương con<br />
nhưng tình thương ấy bị các em lạm dụng, đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều thì mình trở<br />
thành người có tội và phụ lại tấm lòng yêu thương của cha mẹ, ông bà. Tiền bạc<br />
của cha mẹ làm ra xét cho cùng cũng là mồ hôi nước mắt, sự vất vả lăn lộn trong<br />
cuộc sống mới có được. Việc tiêu tiền đúng mục đích, phù hợp với công việc thì<br />
đồng tiền ấy mới có ý nghĩa, mới là con ngoan trong gia đình. Còn chi phí vào việc<br />
ăn chơi đua đòi khác nào chà đạp nên công sức lao động của cha mẹ<br />
- Đối với phụ huynh: Tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, phân tích cho họ thấy<br />
không nên cho tiền các em một cách thoải mái, không nên nuông chìu các em quá<br />
mức; phải theo dõi sự chi tiêu của các em, sự kết bạn vui chơi của các em ở nhà, ở<br />
trường...Nếu thoải mái, lỏng lẻo việc cho tiền các em và không nghiêm khắc khi<br />
các em mắc phải khuyết điểm khác nào đưa con mình vào vòng tội lỗi...<br />
<br />
Qua việc trao đổi phân tích với học sinh và phụ huynh, nhiều em đã tiến bộ<br />
rất nhanh, ngăn chặng được nhiều em có chiều hướng xấu. Một số phụ huynh đã<br />
sớm nhận ra những sai lầm của mình. Họ càng lo lắng quan tâm theo dõi các em và<br />
phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục.<br />
2/ Dạng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm: Trong cuộc<br />
sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc<br />
việc học hành của con cái. Chuyện học của con được chăng hay chớ. Có thể do quá<br />
bận công việc làm ăn buôn bán, thường phải đi xa nhà để con tự lập sinh sống năm<br />
bảy hôm mới về hoặc buôn bán bận rộn quá không có thời gian quan tâm đến con...<br />
Dạng học sinh cá biệt này thực ra do không có người quản lí, quan tâm nên mới hư<br />
hỏng ( hiện nay dạng học sinh này khá phổ biến). Lúc đầu các em lơ là việc học,<br />
học yếu dần rồi chán học. Khi bố mẹ phát hiện ra con mình hư hỏng mới quan tâm<br />
rồi la mắng, đánh đập trút giận lên thân con. Nhưng thực ra gây áp lực thêm cho<br />
con. Bởi ở trường bạn bè, thầy cô rầy la, quở trách vì làm ảnh hưởng thi đua của<br />
tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại gắt gỏng giận dữ, thậm chí còn trút lên mình con<br />
những trận đòn roi vô cớ... cho nên đang hư hỏng trở nên lì lợm, bướng bỉnh, quậy<br />
phá....<br />
* Biện pháp xử lí:- Đối với học sinh: Bản thân tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi,<br />
tâm sự phân tích việc sai trái của các em; chỉ rõ cho các em thấy việc bố mẹ bận<br />
rộn lo làm ăn kinh tế để xây dựng gia đình mà mình lơ là việc học tập là sai trái,<br />
thiếu trách nhiệm với gia đình, là những người con bất hiếu.... phần lớn các em<br />
nhận ra điều đó rồi sửa chữa<br />
- Đối với phụ huynh: Bản thân tôi gặp gỡ trao đổi phân tích từng cá tính học<br />
sinh và chỉ ra cho phụ huynh thấy được việc con mình hư hỏng là hậu quả của việc<br />
thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu quan tâm chu đáo, khoán trắng việc học hành cho các<br />
em. Giúp họ nhận ra việc thiếu sót của mình và định hướng cho họ cần phải phối<br />
hợp với nhà trường để theo dõi và giáo dục các em. Cần tránh dùng những biện<br />
pháp mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà nên “mềm mỏng mà buột chặt ”,<br />
lấy tình cảm và sự quan tâm để cảm hoá giáo dục các em trở lại người tốt. Chớ vội<br />
thất vọng, chán nãn mà buông thả các em.Nhiều phụ huynh đã nhận ra và kết hợp<br />
với nhà trường làm rất tốt nên các em tiến bộ rất rõ.<br />
3/ Dạng học sinh cá biệt có hoàn cảnh khá đặc biệt: Nói đến hoàn cảnh<br />
đặc biệt ở đây tôi muốn đề cập đến một số em sống và lớn lên trong một gia đình<br />
bất hạnh như bố mẹ li dị, bố mẹ mất sớm phải ở với người thân, bố mẹ bất hoà hay<br />
đánh đập, chửi mắng hoặc sinh ra không biết bố... Học sinh cá biệt ở dạng này<br />
thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần, tự ti, mặc cảm không muốn ai quan tâm chia sẻ đến<br />
mình, cho rằng sự quan tâm của người khác là sự thương hại, bố thí... Chính vì vậy<br />
các em có tâm trạng ấm ức, uất hận... đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp<br />
nhiều khó khăn. Đây là học sinh có cá tính mạnh, ngoan cố rất đáng lo; nếu không<br />
<br />