Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn
lượt xem 5
download
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, định hướng chung về vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường, tích cực hóa các hoạt động tập thể của học sinh, rèn luyện khả năng thể hiện bản thân, giao lưu, học hỏi của học sinh, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Qua đó, giáo dục học sinh các giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn I. MỞ ĐẦU: I.1. Lý do chọn đề tài. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Vì thế các hoạt động của Đội nói chung và hoạt động tập thể nói riêng có một vị trí, vai trò nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức Đội và cũng là một mắt xích quan trọng nhằm tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai. Hoạt động Đội sôi nổi hay không phụ thuộc vào các hoạt động tập thể của Đội. Có thể nói đây là mấu chốt quyết định thành công cho công tác Đội. Là Giáo viên được phân công làm Tổng phụ trách Đội, hơn ai hết tôi nhận thấy để thành công trong hoạt động đội trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của các hoạt động tập thể. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện từ năm học 2014 – 2015, năm học 20152016 và năm học 20162017 với đề tài “Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur kmăn” cụ thể như sau. I.2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, định hướng chung về vai trò của tổ chức Đội trong nhà trường, tích cực hóa các hoạt động tập thể của học sinh, rèn luyện khả năng thể hiện bản thân, giao lưu, học hỏi của học sinh, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Qua đó, giáo dục học sinh các giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc. Bản thân là giáo viên – Tổng phụ trách Đội, khi tổ chức các hoạt động tập thể thì vẫn còn nhiều học sinh còn thấy mới mẻ và chưa hòa mình vào hoạt động. Vì vậy Tôi nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động tập thể trong công tác đội ở trường THCS Dur Kmăn. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức hoạt động tập thể trong công tác đội tại trường THCS DurKmăn, Krông Ana_ tỉnh Đăk Lăk I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 1 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Học sinh trường THCS DurKmăn, Krông Ana_ tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2014 – 2015, năm học 20152016 và năm học 20162017. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động tập thể trong nhà trường THCS DurKmăn . Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động. Phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin từ học sinh về các hoạt động. II. PHẦN NỘI DUNG: II.1.Cơ sở lý luận: 1.1 cơ sở khoa học: Khái niệm: Hoạt động tập thể là hoạt động của một nhóm người có tổ chức phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung sự tồn tại và phát triển của tập thể dựa trên cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Trong một hoạt động tập thể luôn có các đặc điểm cơ bản như sau: Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung vì mục đích động cơ chung. Có sự tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, có trách nhiệm với nhau. 2.2. cơ sở pháp lý: Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của công tác Đội của hội đồng đội Krông Ana năm học 2014 – 2015, năm học 20152016 và năm học 20162017. Căn cứ hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của bộ GD&ĐT. Căn cứ vào nội dung chương trình hoạt động năm học 2014 – 2015, năm học 20152016 và năm học 20162017 của trường THCS DurKmăn . 3.3. cơ sở thực tiễn: Qua thực tiễn tổ chức một số hoạt động tập thể, từ quá trình lên kế hoạch, tổ chức, đánh giá sau mỗi hội thi, mỗi đợt tổ chức sinh hoạt tập thể tôi rút ra được một vài kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân để đưa vào đề tài nghiên cứu. Với tư cách là giáo viên trực tiếp làm công tác Đội, tôi nhận thấy muốn thành công trong tổ chức các hoạt động tập tể cần phải nghiên cứu kỹ hoạt Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 2 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn động, nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Phải hiểu thiết kế các hoạt động chính là sự lựa chọn về nội dung và hình thức cũng như phương pháp giáo dục nhằm tạo ra các mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo theo một chủ đề, một chủ điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. Do đó khi tổ chức thiết kế các hoạt động tập thể của Đội cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải đảm bảo hoạt động diễn ra theo một trình tự khoa học. Có mở đầu, có kết thúc, biết được khâu nào là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động. Ví dụ: Sinh hoạt chủ điểm tuyên truyền tháng ATGT vào tháng 9 hàng năm, đầu tiên phải xác định được sẽ tổ chức hoạt động gì, lên kế hoạch cụ thể chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tuyên truyền đến từng giáo viên chủ nhiệm và học sinh, sau hoạt động phải có đánh giá chi tiết, khen thưởng và rút kinh nghiệm kịp thời. Xác định được hoạt động diễn ra vào thời gian nào trong tháng, trong học kì, trong năm. Toàn bộ thời gian của hoạt động là bao nhiêu? Thời gian cho từng công việc phải được tính toán tỉ mỉ và cụ thể hóa trong quá trình thiết kế. Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đội viên về khả năng, trình độ, vấn đề sức khỏe. Thiết kế hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương và của gia đình học sinh. Chính vì những yêu cầu trên, khi tiến hành thiết kế hoạt động tập thể của Đội, theo tôi người tổng phụ trách đội cần phải nắm vững những vấn đề sau: Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một hoạt động nào trong nhà trường dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 3 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Phải đảm bảo hoạt động ấy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Các em thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi và đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng cường, củng cố tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em được tiếp thu trong quá trình học tập. Qua các hoạt động này kỹ năng sống của các em được nâng cao đặc biệt là các kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức... Phải dựa trên cơ sở điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện của trường, có phương án tạo nguồn kinh phí cần thiết cho các công việc đặt ra để có hiệu quả cao mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. Nhất định phải thể hiện được “màu sắc, tinh thần” của Đội. “Màu sắc, tinh thần” ở đây chính là sự vui chơi lành mạnh, là “ học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em vào các hoạt động tập thể. II.2 Thực trạng Trường THCS DurKmăn là một trường đặc biệt khó khăn, hơn 50% là dân tộc thiểu số, đa số học sinh nhà ở xa trường, trường lại học hai buổi trên ngày, vì vậy để thu hút học sinh đến lớp và tạo hứng thú cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể là một việc làm vô cùng khó khăn. Nếu chỉ tổ chức các hoạt động đơn thuần, lặp đi lặp lại, không thay đổi về phương pháp cách thức sẽ gây nhàm chán và không thu hút các em vào các HĐTT và không đạt được hiệu quả cao. Khi áp dụng một vài kinh nghiệm vào tực tiễn tổ chức các hoạt động tập thể tại liên đội thì kết quả ở một số hoạt động được nâng lên rõ rệt, các hoạt động được diễn ra thuận lợi hơn, được sự thống nhất cao từ khâu chỉ đạo, tham mưu, lên kế hoach đến khâu tổ chức đánh giá, thu hút được học sinh tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú và đông đảo hơn. Hạn chế được sự cố xảy ra trong quá trình tổ chức, tránh được sự hình thức trong tổ chức các hoạt động. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 4 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. Một vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Mặt khác, những kinh nghiệm nêu ra ở đây bất kì giáo viên nào cũng đều có thể áp dụng được vì nó vừa cụ thể lại gần gũi, bám sát vào công việc hằng ngày của người giáo viên – TPT đội. Mặc dù đây là đề tài quen thuộc nhưng nếu không chủ động, không tìm tòi, không bám sát, không nghiên cứu, không sát thực giữa lý thuyết và thực hành, lại không xuất phát từ chính cái tâm và thực tế công việc thì rất khó để mang đến sự sôi nổi, sự hứng thú của học sinh, hiệu quả trong tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, cũng cần có sự tin tưởng, mạnh dạn thực hiện vấn đề một cách thấu đáo và có sự kiểm chứng, sàng lọc để tránh sai lầm … Việc đánh giá đúng thực trạng có ý nghĩa thiết thực và quyết định thành công đối với thực tiễn công việc hằng ngày và thành công của các hoạt động. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 5 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn II.3. Giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp. Mục tiêu lớn nhất của các hoạt động tập thể là để thu hút học sinh, giáo dục cho các em những kỹ năng cần thiết, tạo cho các em sân chơi sau các tiết học trên lớp, qua đó hình thành và phát triển toàn diện cho các em về nhân cách và năng lực cũng như xây dựng tinh thần đoàn kết cho các em. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Trong một năm học có rất nhiều hoạt động tập thể, có thể điểm qua một số hoạt động lớn trong năm như: hoạt động vui hội đêm rằm vào dịp trung thu hàng năm, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, an toàn giao thông, tuyền truyền vệ sinh cá nhân, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, bạo lực học đường, tuyên truyền giáo dục pháp luật quyền trẻ em, thi văn nghệ, cắm Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 6 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn hoa, trò chơi dân gian, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn.....với một vài kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ một số hoạt động sau: Một là: Kinh nghiệm tổ chức hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11 * Mục đích, yêu cầu: 1. Hội thi là hoạt động văn hóa trọng tâm của liên đội thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các chi đội. 2. Chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học 2015 2016; chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2015 2016. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Đầu tiên phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thông báo kế hoạch đến từng chi đội, phối hợp với anh chị phụ trách tuyên truyền đến từng học sinh. 1. Tên hội thi: Hội thi văn nghệ cấp trường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 2. Chủ đề: Hướng về nguồn cội: Các bài hát, múa, biểu diễn nhạc cụ có chủ đề về tuổi học trò, ca ngợi quê hương đất nước, thầy cô, mái trường thân yêu, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu. 3. Đối tượng tham gia: Toàn liên đội 4. Số lượng Mỗi một chi đội 3 tiết mục ở các thể loại khác nhau: đơn ca, song ca, tốp ca, múa, biểu diễn nhạc cụ... 5. Thời gian, địa điểm hội thi a. Thời gian: Lúc 7h30 ngày 14/11/2015 b. Địa điểm: Trường THCS Dur Kmăn 6. Cơ cấu giai thưởng a. Trao 1 giải nhất, 1 nhì, 1 ba cho các thể loại: Múa, tốp ca, tam ca, đơn ca, biểu diễn nhạc cụ. b. Giải nhất: 50.00đ, nhì: 40.000đ, ba: 30.000đ. c. Giải tập thể; Giải nhất: 80.000đ, nhì: 60.000đ, ba: 40.000đ Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 7 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn 7. Ban chỉ đạo Hội thi. Ông: Trần Quang Đạt: Hiệu trưởng nhà trường – Trưởng ban Bà: Nguyễn Thị Tính: Phó hiệu trưởng nhà trường – Phó ban Bà: Đoàn Thị Ánh Phượng: TPT đội –Thành viên 8. Ban giám khảo Bà: Nguyễn Thị Tính – Chánh chủ khảo Bà: Đoàn Thị Ánh Phượng – Thành viên Bà: Nguyễn Thị Thu Hường –Thành viên Bà: Trần Thị Thơm ( thư ký) 9. Trang trí, âm thanh Ông: Lê Vũ Tuấn Ông: Ngô Trí Hiệp 10. Chuẩn bị phần thưởng Bà: Nguyễn Thị Liên Bà: Nguyễn Thị Nga Bước 2: Tiến hành hội thi Các lớp nộp nhạc, tên tiết mục và bốc thăm thứ tự dự thi trước ngày thi 5 ngày. Chuẩn bị biểu điểm cho hội thi Họp ban giám khảo trước giờ thi 30 phút để thống nhất biểu điểm và cách chấm Tiến hành thi theo thứ tự đã bốc thăm. Thư kí tổng hợp điểm sau mỗi tiết mục. Tuyên dương các tiết mục, các chi đội tham gia có chất lượng cao và phê bình những chi đội thực hiện chưa tốt hoặc tham gia mang tính hình thức, chưa đầu tư cho hội thi. Tham mưu kinh phí trao giải cho cuộc thi. Trao giải các tiết mục xuất sắc. Nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm sau hội thi Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 8 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Hai là: kinh nghiệm tổ chức thi vẽ tranh An toàn giao thông * Mục đích, yêu cầu: Tuyên truyền, giáo dục, trang bị những kiến thức, hiểu biết về an toàn giao thông cho thiếu nhi và cộng đồng. Thông qua đó hình thành ý thức trách nhiệm của mình trong việc thực hiện văn hóa giao thông, góp phần đảm bảo trật tự an toàn khi tham gia giao thông. Góp phần đổi mới nội dung hoạt động của Đội, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho thiếu nhi khi ra đường. Tạo điều kiện cho các em có dịp giao lưu, học hỏi; phát huy tính sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu; suy nghĩ của mình về An toàn giao thông được trình bày qua những tác phẩm hội họa. Cuộc thi đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả trong công tác tuyên truyền và chất lượng nghệ thuật. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Đầu tiên phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thông báo kế hoạch đến từng chi đội, phối hợp với anh chị phụ trách tuyên truyền đến từng học sinh. 1. Thời gian: Cuộc thi được triển khai trong thời gian từ 1/10/2015 đến 29/10/2015. Liên đội chấm ngày 29 – 30/10/2015 và nộp bài dự thi cấp huyện. 2. Đối tượng tham gia: Là thiếu nhi, có độ tuổi từ 6 đến 15; đang sinh hoạt, học tập trong toàn Liên đội. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 9 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn 3. Nội dung Thiếu nhi tham gia cuộc thi bằng cách vẽ tranh bám sát chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam với An toàn giao thông”. Nội dung tranh vẽ phê phán những hành động, việc làm sai trái, gây hậu quả cho người tham gia giao thông; không chấp hành Luật An toàn giao thông, thiếu ý thức khi tham gia giao thông; tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, trật tự đô thị...; cổ vũ sự thay đổi những hành động xấu, hình thành thói quen sử dụng các phương tiện công cộng và thực hiện văn hóa giao thông... 4. Hình thức Bài dự thi được vẽ trên giấy trắng khổ A3 với các loại màu tự chọn như: chì, bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu hoặc các chất liệu khác. 5. Các quy định chung Bài tham dự cuộc thi phải là bài chưa được đăng tải trên các sách báo, tạp chí hoặc bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Bài dự thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, ở mặt sau của bài thi (các bài dự thi không đầy đủ thông tin cá nhân đều là những bài dự thi không hợp lệ). 6. Giám khảo ( Chấm ngày 29 – 30/10/2015 ) Cô: Nguyễn Thị Tính Cô: Nguyễn Thị Thu Huờng Cô: Trần Thị Thơm Cô: Đoàn Thị Ánh Phuợng Cô: Nguyễn Thị Tú 7. Giải thưởng Giải cá nhân: Gồm 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải Khuyến khích. Giải tập thể: Gồm 3 lớp, trong đó có 1 giải A và 2 giải B được trao cho tập thể có số lượng bài dự thi nhiều nhất và có nhiều bài dự thi đạt giải cá nhân. Bước 2: Tiến hành hội thi Phối hợp với đồng chí giáo viên dạy Mĩ thuật hướng dẫn, gợi ý cho học sinh cách chọn bố cục, đề tài và cách vẽ ngay khi kế hoạch được ban hành vào tiết sinh hoạt dưới cờ. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở để cuộc thi đạt kết quả cao. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 10 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Lên biểu điểm chấm. Thu tranh vẽ theo lớp và tổ chức chấm theo quy định. Tham mưu kinh phí trao giải cho cuộc thi. Nhận xét, đánh giá, trao giải, truyên dương những học sinh hoặc lớp thực hiện tốt và phê bình những học sinh hay lớp thực hiện chưa tốt. Rút kinh nghiệm sau cuộc thi. Ba là: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống, đạo đức. * Mục đích, yêu cầu: Nhằm tạo môi trường sạch, đẹp. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Lao động, chăm sóc Đài tưởng niệm xã. Giáo dục học sinh luôn nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ và truyền thống uống nước nhớ nguồn. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Đầu tiên phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách, thông báo kế hoạch đến từng chi đội, phối hợp với anh chị phụ trách tuyên truyền đến từng học sinh. 1. Địa điểm và thời gian tổ chức: Lao động: 13h30 ngày 17/12/2016 tại Trường THCS Durkmăn Viếng: 7h ngày 19/12/2016 (BCH Liên đội, lớp 6A1) 2. Thành phàn tham gia Đoàn thanh niên Học sinh k6,7,8,9 Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 11 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn 3. Phân công khu vực lao động Đ/c Liên, H Lina, Nhung, Minh, Lang phương và HS k6 lao động khu vực trước và sau sân trường từ giữa cột cờ sang phía dãy phòng học lớp 9a3. Đ/c Q Nga, Trang, Tú, Nguyên, Tuấn và HS k7 lao động khu vực trước và sau sân trường từ giữa cột cờ sang phía dãy phòng hội đồng. Đ/c Trí Hiệp, N Nga, H lim, Hiếu và HS k8 lao động khu vực từ cổng trường đến đầu đường trước nhà đ/c Phong Đ/c Phượng, Chung, Lê sơn và HS k9 lao động từ đầu đường và toàn bộ khu Đài tưởng niệm. Dụng cụ: Cuốc, dao phát, chổi, bao. Bước 2: Tiến hành hoạt động: Tuyên truyền kế hoạch và ý nghĩa của hoạt động vào tiết sinh hoạt dưới cờ. Phối hợp với chi đoàn giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp để hướng dẫn học sinh thực hiện hiệu quả kế hoạch. Nhận xét, đánh giá, truyên dương những học sinh hoặc lớp thực hiện tốt và phê bình những học sinh hay lớp thực hiện chưa tốt. Rút kinh nghiệm sau hoạt động. b. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Muốn thực hiện tốt và thành công các hoạt động tập thể thì cần phải có một kế hoạch thật sớm, thật chi tiết, rõ ràng. Kế hoạch càng cụ thể bao nhiêu thì hoạt động càng được tiến hành dễ dàng và thành công bấy nhiêu. Về phía nhà trường: tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian, về con người, về cơ sở vật chất cho các hoạt động. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 12 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Về phía giáo viên – TPT đội: Lên kế hoạch sớm, cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của liên đội, tham mưu với lãnh đạo và triển khai đến từng anh chị phụ trách lớp và từng học sinh. Về phía giáo viên chủ nhiệm: Phải nắm kế hoạch cụ thể và triển khai đến từng học sinh, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt nội dung của kế hoạch đề ra. Về phía học sinh: theo dõi, bám sát kế hoạch hoạt động của liên đội, nghiêm túc và hứng thú tham gia các hoạt động. Về phía các tổ chức đòan thể trong nhà trường: phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tổ chức thành công các hoạt động. Dựa vào những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn để thực hiện hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Do đó sau khi đã tiến hành xong hoạt động, ban tổ chức phải dành một khoảng thời gian thích hợp để đánh giá, xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và tập thể. Đây là một việc làm rất cần thiết. Ban tổ chức đánh giá, rút ra được những bài học cho những hoạt động sau. Hơn nữa tổng kết đánh giá để ban tổ chức có sơ sở tuyên dương, khen thưởng cũng như phê bình, nhắc nhở những cá nhân, tập thể. Đây cũng chính là việc đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của quá trình tổ chức thực hiện hoạt động. Trong quá trình tổ chức tổng kết, đánh giá cần phải thực hiện một cách khách quan, công bằng và vô tư về các vấn đề tổ chức, yêu cầu tính giáo dục và hiệu quả trong quá trình diễn ra hoạt động của Đội. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Mỗi một hoạt động sẽ mang lại hiệu quả giáo dục khác nhau, nhưng nếu chúng ta biết làm mới, thay đổi sáng tạo và kết hợp tốt giữa các hoạt động thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho các hoạt động tập thể, tránh nhàm chán cho học sinh và tạo hứng thú, thu hút các em vào các hoạt động tập thể. Qua cuộc thi vẽ tranh về An toàn giao thông Tuyên truyền, giáo dục, trang bị những kiến thức, hiểu biết về an toàn giao thông cho thiếu nhi. Thông qua đó hình thành ý thức trách nhiệm của các em trong việc thực hiện văn hóa giao thông, góp phần đảm bảo trật tự an toàn khi tham gia giao thông. Qua hội thi văn nghệ tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các chi đội. Từ những hoạt động tập thể đó nếu hiệu quả cao sẽ thật sự là một sân chơi bổ ích, thu hút các em và là môi trường giáo dục, nơi để các em hình thành nhân cách và các kỹ năng một cách tốt nhất, tuyệt vời nhất. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 13 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua thực tiễn tổ chức các hoạt động của bản thân cùng với những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình làm công tác phong trào của Đội, bản thân đã bước đầu thấy được những kết quả đáng mừng từ các hoạt động, xin trình bày như sau: ̀ ưng thu h Các em đa yêu thich va h ̃ ́ ́ ́ ơn vơi các ho ́ ạt động tập thể, môi ho ̃ ạ t động la m̀ ột sân chơi bổ ích, mang tính giáo dục và định hướng cao cho sự phát triển toàn diện của các em. Là nơi các em giao lưu, học tập lẫn nhau, được thể hiện sở thích, khả năng cá nhân, tình đoàn kết, tính tập thể và rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân. Về bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động tập thể tại trường, chất lượng của các hoạt động ngày một nâng cao, chất lượng hoạt động đội tại liên đội ngày một đi lên. Bằng cách khảo nghiệm thông qua phiếu điều tra từ học sinh sau mỗi hoạt động tập thể tại liên đội THCS Dur Kmăn tôi thu được kết quả như sau: ̉ ̣ Kêt qua năm hoc 2014 2015: ́ STT KHỐI SỐ ĐỘI VIÊN THÍCH KHÔNG THÍCH 1 6 119 110 09 2 7 94 91 03 3 8 92 91 01 9 89 82 07 Tổng số 394 374 20 ̉ ̣ Kêt qua năm hoc 20152016 nh ́ ư sau: Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 14 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn STT KHỐI SỐ ĐỘI VIÊN THÍCH KHÔNG THÍCH 1 6 116 116 0 2 7 97 95 02 3 8 98 95 03 9 87 82 05 Tổng số 398 388 10 ̉ ọc kì I năm hoc 20162017 nh Kêt qua h ́ ̣ ư sau: STT KHỐI SỐ ĐỘI VIÊN THÍCH KHÔNG THÍCH 1 6 105 105 0 2 7 107 106 01 3 8 101 102 02 9 77 75 03 Tổng số 411 405 06 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận: Qua quá trình làm công Đội tôi nhận thấy rằng các hoạt động tập thể đã tạo cho các em không khí vui tươi, lành mạnh, giúp cho các em biết được những giá trị truyền thống, ý nghĩa của các ngày lễ lớn của đất nước. Qua đó hun đúc thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và xây đắp ý chí quyết tâm vươn vươn trong học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan trò giỏi, Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 15 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn người công dân có ích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quý. Đặc biệt, các hoạt động vui chơi tập thể đã tạo cơ hội để các em được giao lưu, chia sẽ kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện, từng bước hình thành kỹ năng sống cho các em đặc biệt là kỹ năng hợp tác, kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp …góp phần xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Từ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tổ chức các hoạt động tập thể tại liên đội trường THCS Dur Kmăn tôi nhận thấy. Để tổ chức tốt các hoạt động tập thể trong nhà trường cần phải tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với anh chị phụ trách chi đội, đặc biệt là thu hút được sự hứng thú của học sinh vào các hoạt động. Bên cạnh cần có một kế hoạch thật chi tiết, cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình thực tế của liên đội. Phải hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của các hoạt động tập thể trong việc giáo các em. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài “Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt động tập thể trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn” để tìm ra phương pháp, giải pháp tổ chức tốt các hoạt động. Trong quá trình thực hiện đã đạt được những thành công nhất định, tuy không phải là những phương pháp tối ưu nhất nhưng đã giúp tôi rất nhiều trong tổ chức các hoạt động tập thể ở trường THCS Dur Kmăn. Tóm lại: Vai trò của các hoạt động tập thể rất quan trọng, nhất là trong tiến trình hội nhập. Nhưng để các hoạt động tập thể thực hiện tốt chức năng, vai trò tập trung đội viên của mình là vấn đề không hề đơn giản. Nó không phải chỉ là trách nhiệm của riêng bộ phận nào mà đòi hỏi sự toàn tâm, toàn ý chung tay, góp sức của cả tập thể. III.2. Kiến nghị: Để thực hiện tốt các hoạt động tập thể, lôi cuốn các em học sinh vào các hoạt động và mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất ngoài việc chuẩn bị tốt cho các hoạt động thì yếu tố khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các hoạt động. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động, bản thân tôi là người thường xuyên triển khai, tổ chức các hoạt động tập thể tại Liên đội xin kiến nghị một số vấn đề sau: a, Về phía nhà trường: Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh hơn nữa trong các hoạt động tập thể. Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 16 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tập thể. b, Về phía giáo viên: Phải thật sự hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của mỗi hoạt động tập thể trong việc giáo dục học sinh, phải nắm kế hoạch cụ thể và triển khai đến từng học sinh, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt nội dung của kế hoạch đề ra. C, Về phía học sinh: Nghiêm túc và hứng thú khi tham gia các hoạt động.Tuy nhiên đây mới chỉ là một vài kinh nghiệm bước đầu của bản thân trong quá trình thực tế tổ chức hoạt động tập thể ở trường THCS Dur Kmăn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để cho những kinh nghiệm này càng hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn. D ur Kmăn, tháng 2 năm 2017 Người viết Đoàn Thị Ánh Phượng Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 17 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Giáo dục học – Trần Tuyết Oanh – NXBĐHSP – 2007 2. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Bùi Sĩ Tùng Nhà xuất bản GD năm 2003. 3. Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Trần Quang Đức NXB thanh niên năm 2006. 4. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh NXBGD. 5. Hướng dẫn thực hiện hoạt dộng ngoài giờ lên lớp văn bản số 7475/BGDĐTGDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2008 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 – 2009 và Tài liệu phân phối chương trình THCS môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hết Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 18 Kmăn
- Sáng kiến kinh nghiệm. M ột vài kinh nghiệm tổ chức HĐTT trong công tác Đội ở trường THCS Dur Kmăn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .................... .................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .................... .................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Người thực hiện: Đoàn Thị Ánh Phượng Tr ường THCS Dur 19 Kmăn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1801 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vấn
27 p | 769 | 114
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7
14 p | 442 | 81
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn mĩ thuật bậc tiểu học
16 p | 454 | 63
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS
18 p | 637 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1
18 p | 279 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh
22 p | 173 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý của phó hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai
35 p | 147 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh Đọc hiểu văn bản Văn học hiệu quả (Bậc Trung học phổ thông )
30 p | 113 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài hướng tiếp cận Đọc - hiểu văn bản thơ ở trường trung học phổ thông
38 p | 128 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm “Một vài ý kiến về việc khai thác chi tiết trong văn xuôi tự sự”
20 p | 139 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện
13 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 4
22 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp để quản lý tốt hồ sơ sổ sách văn phòng trong trường Tiểu học
21 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài giải pháp chỉ đạo hoạt động tuyên truyền công tác an toàn giao thông - Xây dựng cổng trường an toàn ở trường Tiểu học Ngọc Lâm
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp giờ dạy tác phẩm phương Đông bậc THPT đạt hiệu quả cao
42 p | 96 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật khi áp dụng quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện cho học sinh lớp 4
28 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp quyết định sự thành công trong giờ dạy học Âm nhạc khối 3
19 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn