Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn
lượt xem 9
download
Sáng kiến làm rõ những cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại, từ đó đề xuất biện pháp phát triển năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn Lĩnh vực sáng kiến : Giáo dục Tác giả : Phương Ngọc Thanh Huyền Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn Nơi công tác : Trường TH&THCS Lê Quý Đôn (CĐSP Lạng Sơn) Điện thoại liên hệ : 0868983929 Địa chỉ thư điện tử : huyenpnt@lce.edu.vn Lạng Sơn, năm 2023
- MỤC LỤC Trang TÓM TẮT SÁNG KIẾN............................................................................. 2 I - MỞ ĐẦU.................................................................................................. 3 1. Lí do chọn sáng kiến................................................................................ 3 2. Mục tiêu của sáng kiến............................................................................ 4 3. Phạm vi của sáng kiến............................................................................ 5 II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................ 6 1. Cơ sở lý luận............................................................................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 11 III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN.................................................................... 15 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến......................... 15 1.1. Phát triển năng lực xác định phương thức khắc họa nhân vật........... 15 1.2. Phát triển năng lực suy luận về nhân vật ............................................ 18 1.3. Phát triển năng lực kết nối nhân vật ........................................................ 21 2. Đánh giá kết quả thu được...................................................................... 25 2.1. Tính mới, tính sáng tạo.......................................................................... 26 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến ........ 27 2.2.1. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng............................... 27 2.2.2. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực.................................................. 28 IV - KẾT LUẬN.......................................................................................... 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 31 PHỤ LỤC
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng TT tháng tác danh chuyên góp vào việc tạo năm sinh (hoặc nơi môn ra sáng kiến thường trú) (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) Trường Phương Ngọc Giảng Thạc sĩ 1 14/9/1990 CĐSP 100% Thanh Huyền viên Ngữ văn Lạng Sơn 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 đến tháng 12/2022 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến làm rõ những cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại, từ đó đề xuất biện pháp phát triển năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn. Sáng kiến đã được áp dụng trong năm học 2022-2023 tại trường. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy khả năng áp dụng và hiệu quả của biện pháp. Những nội dung thực hiện trong sáng kiến đã phát huy năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học của HS lớp 6, nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá thường xuyên trong đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại, đem lại hứng thú và niềm yêu thích bộ môn Ngữ văn.
- 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về cơ sở vật chất: có đầy đủ trang thiết bị, học liệu phục vụ cho hoạt động dạy học. Về phía GV: xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy theo định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018; tâm huyết với nghề, cập nhật văn bản, chỉ đạo về kiểm tra đánh giá của Ngành, sẵn sàng đổi mới và có khả năng về công nghệ thông tin để đạt được mục tiêu môn học là phát triển năng lực và bồi dưỡng phẩm chất cho HS. Về phía HS: luôn phát huy được phẩm chất chăm chỉ, có ý chí vươn lên trong học tập, có thái độ cầu thị, tích cực chủ động, sáng tạo và cố gắng hết mình hoàn thành các yêu cầu của bài học vầ yêu cầu về kiểm tra đánh giá. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sáng kiến “Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn” đã được áp dụng thử nghiệm với đối tượng HS lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong năm học 2022-2023. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng là 02 lớp 6 của trường. Qua áp dụng sáng kiến, HS phát triển các năng lực bộ phận tạo thành năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại bao gồm: xác định phương thức khắc họa nhân vật; suy luận về; kết nối nhân vật. Các hoạt động dạy học hướng tới phát triển năng lực cho HS với nhiều hình thức thực hiện và công cụ đánh giá phong phú, mới mẻ, không gian thực hiện linh hoạt, không bó buộc trong phạm vi phòng học, đan xen giữa nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm đã tạo được không khí học tập cởi mở, thân thiện, không nhàm chán cho HS; tạo bối cảnh cho HS bộc lộ và phát huy những khả năng mà mình đã có hoặc chưa được phát hiện. Phẩm chất chăm chỉ, có ý thức vươn lên trong học tập và thái độ làm việc nhóm nghiêm túc, cầu thị cũng được bồi dưỡng. 3
- Sáng kiến cho thấy khả năng cập nhật quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẵn sàng thay đổi phương pháp dạy học và đánh giá theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở GV. Tính mới của sáng kiến là đưa ra quy trình, cách tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại cho HS lớp 6; ngoài ra là hệ thống các phiếu học tập, rubrics đánh giá năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại phù hợp với định hướng của chương trình mới. Về khả năng áp dụng, nhân rộng, sáng kiến có khả năng áp dụng ở lớp 6 các trường THCS khác; nhân rộng áp dụng khi dạy học phân tích nhân vật nói riêng, dạy học đọc hiểu nói chung ở các thể loại văn bản khác. GV có thể tham khảo và áp dụng luôn mà không mất thời gian xây dựng phiếu học tập, công cụ đánh giá. Trên đây là nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến “Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến (kèm theo đơn) là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lạng Sơn, ngày 14 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Phương Ngọc Thanh Huyền 4
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN Sáng kiến làm rõ những cơ sở lý luận về phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại, thông qua khảo sát thực trạng dạy học phân tích nhân vật môn Ngữ văn lớp 6 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn, từ đó đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát triển năng lực phân tích nhân vật trong truyện đồng thoại. Sáng kiến đã được áp dụng trong năm học 2022-2023 tại trường sở tại. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy khả năng áp dụng và hiệu quả của biện pháp. Những nội dung thực hiện trong sáng kiến đã phát huy năng lực chung, năng lực đặc thù, đặc biệt là năng lực phân tích nhân vật của học sinh lớp 6, nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá trong đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại, đem lại cho học sinh sự hứng thú và niềm yêu thích bộ môn Ngữ văn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Từ ngữ được viết tắt GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở GDPT Giáo dục phổ thông GDĐT Giáo dục Đào tạo CĐSP Cao đẳng Sư phạm
- I - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Dạy học môn Ngữ văn hướng về “hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính”; góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù [1, tr.5]. Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của HS được phát triển thông qua quá trình rèn luyện cho HS ba mạch kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; qua các tri thức cơ bản về tiếng Việt và văn học nhằm phát triển tư duy hình tượng, tư duy logic nhằm hình thành nên một cá nhân có văn hóa, có học vấn; khả năng tạo lập văn bản; chủ động tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học, các sản phẩm giao tiếp, các giá trị thẩm mĩ của cuộc sống. Truyện đồng thoại là thể loại truyện đầu tiên được đưa vào SGK Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Một trong những yêu cầu HS cần đạt khi đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại là năng lực nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật. Tuy nhiên, là đối tượng đầu cấp mới chuyển sang môi trường học tập có nhiều khác biệt so với tiểu học, HS lớp 6 chưa biết cách nhận biết đặc điểm của nhân vật một cách có hệ thống và toàn diện. Trong khi đó, dù ở chương trình 2006 hay 2018, phân tích nhân vật vẫn là một yêu cầu quan trọng, xuyên suốt để đọc hiểu văn bản tự sự từ lớp 6 đến lớp 9, và phát triển năng lực phân tích nhân vật là một nội dung học tập trọng tâm trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện nói chung, truyện đồng thoại nói riêng. Nếu hình thành được năng lực phân tích đặc điểm nhân vật trong thể loại văn bản đầu tiên này, HS có thể vận dụng vào đọc hiểu văn bản nói chung và phân tích đặc điểm nhân vật nói riêng trong các thể loại văn bản truyện một cách thuận lợi. Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ hai triển khai Chương trình GDPT 2018, đồng thời là năm học đầu tiên có văn bản hướng dẫn của các cấp về dạy học, kiểm tra đánh giá đối với riêng môn Ngữ văn. Căn cứ công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ 3
- thông; Công văn 2698/SGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2022 của Sở GDĐT hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS, THPT năm học 2022- 2023, Phòng GDĐT ban hành công văn 880/PGDĐT- THCS Hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cấp THCS năm học 2022-2023, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn cần tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe. Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn. Song thực tế vẫn còn một số GV chưa có những biện pháp tổ chức dạy học hiệu quả nhằm giúp HS hiểu, kết nối và vận dụng, chưa tạo ra bối cảnh để HS tự làm việc, từ đó hình thành và phát triển năng lực phân tích đối với nhân vật thuộc các văn bản khác ngoài chương trình. Xuất phát từ những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài“Phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho học sinh lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Sáng kiến đề xuất biện pháp phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho HS lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn, trực thuộc trường CĐSP Lạng Sơn với các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Làm rõ những cơ sở lý luận và thực trạng của việc dạy học văn bản truyện đồng thoại và năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại của HS lớp 6. - Đề xuất giải pháp phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho HS lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn. 4
- - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn nhằm thể nghiệm đề xuất của sáng kiến. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng của sáng kiến là phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho HS lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn. - Không gian: khảo sát thực trạng tại lớp 6A1, 6A2; thực nghiệm tại lớp 6A1 trường TH&THCS Lê Quý Đôn trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn. - Thời gian: từ tháng 9/2022 - tháng 12/2022 - Ngữ liệu: SGK Ngữ văn 6 (tập một) - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5
- II - CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Thể loại truyện và truyện đồng thoại Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, truyện là “tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”. [6, tr.1350]. Nghĩa là yếu tố cơ bản của truyện bao gồm: nhân vật có tính cách, diễn biến của sự kiện, lời kể của nhà văn. Trong Bài 1 - Tôi và các bạn, SGK Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (tập một) đưa ra định nghĩa về truyện và truyện đồng thoại. Theo đó truyện là “loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc”. SGK đưa ra các yếu tố cơ bản của thể loại truyện đồng thoại bao gồm: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. Đối với truyện đồng thoại, SGK đưa ra khái niệm truyện đồng thoại là “truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người”. Như vậy truyện đồng thoại mang các yếu tố cơ bản của văn bản truyện, và phân biệt với các thể loại truyện khác ở đối tượng đọc, đặc điểm nhân vật. Theo Nguyễn Văn Tùng, truyện đồng thoại là “một thể loại tự sự hiện đại dành cho trẻ em, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng... Với sức tưởng tượng dồi dào, truyện đồng thoại có khả năng phản ánh cuộc sống của con người qua mọi không gian, thời gian, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của trẻ thơ” [7; tr.33]. Từ những quan niệm trên, có thể thấy giữa truyện đồng thoại và truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn có nhiều điểm gần gũi, đặc biệt là cổ tích loài vật. Sự khác biệt cơ bản nằm ở chỗ: cổ tích, ngụ ngôn là thể loại văn học dân gian, xuất hiện từ lâu trong lịch sử, còn truyện đồng thoại là sáng tác văn học hiện đại, do nhà văn sáng tạo nên. Truyện ngụ ngôn thường có phần rút ra bài học, còn kết thúc truyện đồng thoại, tác giả không trực tiếp nêu bài học mà để ngỏ cho người đọc tự suy ngẫm. 6
- Hệ thống cốt truyện truyện đồng thoại thường gắn liền với quá trình phiêu lưu của nhân vật, nhiều lúc kết thúc bất ngờ. Thế giới trong truyện đồng thoại được tạo dựng không theo quy luật tả thực mà giàu chất tưởng tượng, rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. 1.2. Nhân vật trong truyện đồng thoại Về nhân vật trong văn bản truyện nói chung, SGK Ngữ văn 6 định nghĩa nhân vật “là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật,...”. Nhân vật trong truyện đồng thoại vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người. Vì vậy trong truyện đồng thoại, yếu tố tưởng tượng có vai trò hết sức quan trọng. Các nhân vật, đồ vật được miêu tả thường có những nét tâm lí, suy nghĩ gần gũi với tâm lí, suy nghĩ của trẻ em. Vì vậy, truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. Nguồn chất liệu rộng mở (từ các loài cỏ cây, loài vật, loài người đến đủ loại đồ vật vô tri - cây cầu, đoàn tàu, cánh cửa, cái kim sợi chỉ,...) khiến nhân vật đồng thoại rất phong phú, đa dạng. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đồng thoại. Thủ pháp nhân hóa và phóng đại được coi là những hình thức nghệ thuật đặc thù của thể loại này. 1.3. Dạy học phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại Từ những định nghĩa trên, người viết xác định năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cần phát triển cho học sinh lớp 6 là tập trung làm rõ những đặc tính của loài và đặc điểm của con người được nhân cách hóa trong nhân vật thông qua các chi tiết miêu tả, tự sự, từ đó HS suy luận ra tính cách, phẩm chất của nhân vật; biết kết nối nhân vật với các nhân vật khác trong truyện, kết nối nhân vật với bản thân, với đời sống để đánh giá ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, thông điệp mà tác giả gửi gắm. Có thể phân chia năng lực phân tích nhân vật thành các năng lực bộ phận sau: 7
- - Xác định phương thức khắc họa nhân vật (Characterization) Theo cuốn Elements of literature (second course), cách nhà văn tiết lộ nhân vật được gọi là phương thức khắc họa nhân vật. Phương thức khắc họa không phù hợp có thể làm cho độc giả thấy nhàm chán. Ngược lại, phương thức khắc họa tốt sẽ khiến người đọc tưởng tượng được rằng các nhân vật như đang tồn tại một cách sống động. Có thể chia phương thức khắc họa nhân vật thành hai loại cơ bản: trực tiếp và gián tiếp. Phương thức khắc họa trực tiếp là nhà văn nói thẳng với người đọc về đặc điểm của nhân vật, có thể là người chăm chỉ, trung thực hay lười biếng, giả tạo. Người đọc vì thế không cần phải tốn công để tìm ra phẩm chất, tính cách nhân vật. Tuy nhiên, các nhà văn thường thích thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật từ vẻ bề ngoài, cách nhân vật xuất hiện (tên tuổi, xuất thân, tiểu sử, nghề nghiệp…), thông qua hành động, lời nói, suy nghĩ hoặc phản ứng, thái độ của các nhân vật khác dành cho nhân vật đó. Đây chính là phương thức khắc họa nhân vật gián tiếp. Xác định phương thức khắc họa chính là năng lực tìm kiếm, nhận diện các chi tiết miêu tả nhân vật trong văn bản và phát hiện ra nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Đối với truyện đồng thoại, nhân vật thường được khắc họa qua các chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ, mối quan hệ giữa nhân vật với các nhân vật khác. HS cần nhận diện và khai thác được các chi tiết đó. Bên cạnh đó, HS cần tập trung chú ý vào việc xác định tình huống truyện, bởi những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống bao giờ cũng khiến nhân vật bộc lộ tối đa tính cách, phẩm chất, hoặc có sự thay đổi trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm, tình cảm… Sau đó, HS phân tích ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa tính cách, phẩm chất nhân vật. Do đặc điểm của nhân vật truyện đồng thoại, HS cần nhận diện được đặc điểm nào là đặc trưng của loài, đặc điểm nào gợi tính cách, phẩm chất của con người. Trong đó việc xây dựng đặc điểm thuộc về con người đó thể hiện ý đồ, tư tưởng gì của tác giả. - Suy luận (Making inferences) Suy luận là năng lực “liên hệ các phán đoán với nhau để rút ra một hay nhiều phán đoán với một chủ đề nào đó” [6; tr.1125]. Sau khi nhận diện được 8
- các chi tiết miêu tả nhân vật, người đọc tiến hành liên hệ các chi tiết này để rút ra phán đoán về đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật đó. Sau khi nhận diện được các chi tiết về hành động, lời nói, suy nghĩ nhân vật, tình huống truyện, người đọc có thể tiến hành thao tác suy luận để tìm ra đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật đó. Mỗi lời nói, hành động hay vấn đề mà nhân vật phải đối mặt sẽ có một ý nghĩa nào đó, mà người đọc phải dựa trên thông tin mà nhà văn đã cung cấp kết hợp với những quan sát và kinh nghiệm của mình để suy luận. Suy luận có thể dễ dàng nảy ra trong não người đọc từ những dấu hiệu đơn giản, nhưng có khi suy luận cần được chú ý đặt trong bối cảnh của văn bản. Bởi nhân vật dù có sống động, có chân thực đi chăng nữa cũng vẫn là sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, người đọc “không nên biến chúng như những con người có thật, yêu mến và phán xét chúng như những kẻ ngoài đời” [11, tr.123]. Một khi suy luận trở nên thành thục, người học có thể đạt yêu cầu về năng lực văn học cấp THCS (2018), đặc biệt là yêu cầu về viết văn bản nghị luận văn học “đòi hỏi những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm” [1,tr.9]. - Kết nối (Making connections) Kết nối nhân vật với các nhân vật khác: Bên cạnh ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ…, ta có thể tìm hiểu nhân vật thông qua mối quan hệ với các nhân vật khác trong cùng văn bản. Thái độ, phản ứng của các nhân vật còn lại trước hành động của nhân vật chính sẽ nói cho ta biết hành động đó là đúng hay sai, hoặc tình cảm của họ dành cho nhân vật chính như thế nào. Vì vậy, việc kết nối nhân vật với nhân vật trong cùng văn bản sẽ tạo nên cái nhìn đa chiều, toàn diện và khách quan về nhân vật. Quá trình kết nối này có thể tiến hành song song với suy luận. Ngoài ra, để thấy được sự khác biệt giữa truyện đồng thoại và truyện ngụ ngôn, HS có thể kết nối nhân vật loài vật ở hai văn bản thuộc hai thể loại này, đối chiếu, so sánh để hiểu được ý đồ, tư tưởng của tác giả gửi gắm thông qua nhân vật. Kết nối nhân vật với bản thân người đọc: Muốn khắc họa được hoàn chỉnh chân dung của nhân vật, ngoài việc khám phá các chi tiết và suy luận từ chúng, người đọc cần kết hợp với những gì mình đã biết, cụ thể là những kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm đó có thể được rút ra từ việc đọc các văn bản 9
- khác, giao tiếp với mọi người xung quanh, trải nghiệm tình huống tương tự (trải nghiệm nền) hoặc hiểu biết về các sự kiện xã hội, những tình huống tương đồng trong văn học, hiểu biết về tác giả, tác phẩm, đề tài… của văn bản (tri thức nền). Thao tác này gọi là tạo kết nối giữa nhân vật và người đọc, giúp người đọc hiểu sâu hơn, gần gũi hơn văn bản mình đang đọc cũng như nhân vật mình muốn phân tích. Từ việc xác định phương thức khắc họa nhân vật (nhận diện chi tiết), suy luận, kết nối, chân dung nhân vật có thể được hiển thị với đầy đủ tính cách, phẩm chất. Song đối với bản thân HS, nhân vật đó xứng đáng trở thành đối tượng để HS yêu mến hay ghét bỏ, bài xích hay noi theo không? Giả dụ GV đưa ra yêu cầu: “Hãy kể về nhân vật trong truyện đồng thoại mà em yêu mến nhất”. Hoặc: “Em muốn có một người bạn như nhân vật này không?”, thì đây chính là lúc HS tiến hành tạo kết nối với bản thân để đánh giá nhân vật. Bên cạnh đó, để đánh giá được ý nghĩa của nhân vật và giá trị của tác phẩm, HS còn phải kết nối nhân vật với đời sống, bao gồm đời sống được phản ánh trong tác phẩm; hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; đời sống xã hội hiện tại. Trên thực tế, GV luôn mong muốn HS có thể đưa ra những đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội về một cá nhân tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, với trường hợp HS đánh giá “bất chấp” chuẩn của xã hội (ví dụ với nhân vật không hẳn là tốt), sẵn sàng “bảo vệ” nhân vật mình yêu mến dù nhân vật đó không chuẩn mực, GV cần lắng nghe chính kiến của HS, gợi dẫn HS chia sẻ lí do vì sao như vậy để từ đó cùng HS trao đổi phân tích, tuyệt đối không đưa HS vào thế “ép buộc”. Đó cũng là “bối cảnh” rất tốt để HS phát huy tư duy phản biện, sẵn sàng nói lên quan điểm của bản thân. Nếu phát triển tốt năng lực kết nối, người học có thể đạt yêu cầu về năng lực ngôn ngữ ở cấp THCS (2018): “liên hệ những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và cách cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần” [4,9]. Bởi nhân vật văn học là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống. Đọc tác phẩm, cần khám phá các nội dung đời sống và giá trị tư tưởng thể hiện trong nhân vật. Quá trình phát triển năng lực phân tích nhân vật cũng là quá trình người đọc khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Phân tích nhân vật 10
- thuần thục sẽ giúp HS nhanh chóng lĩnh hội được nội dung tư tưởng, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm, cũng như khả năng hệ thống hóa kiến thức văn học, kiến thức xã hội, từ đó vận dụng vào quá trình học tập và cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Chương trình SGK Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) và Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2022 - 2023 của trường TH&THCS Lê Quý Đôn Các văn bản truyện đồng thoại trong SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống (tập một) bao gồm: Thứ tự Thứ tự tiết Tên văn bản - tác giả Bài học trong bài Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Bài 1: Tôi 1,2,3 Văn bản 1 Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) và các Nếu cậu muốn có một người bạn (trích bạn 5,6 Hoàng tử bé - Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê- Văn bản 2 xu-pe-ri) Ngoài ra còn 02 văn bản truyền đồng thoại khác dùng để thực hành đọc: - Những người bạn (trích Tôi là Bê-tô - Nguyễn Nhật Ánh) - Lắc-ki thực sự may mắn (Trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay - Lu-i Xe-pun-ve-da) Nhân vật trong các văn bản truyện đồng thoại trên chủ yếu là loài vật (dế mèn, cáo, chó, mèo, hải ấu, khỉ). 2.2. Thực trạng dạy học phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho HS lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn Về phía GV: Người viết tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho HS lớp 6. Đối tượng được khảo sát là 03 GV giảng dạy Ngữ văn tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn trong năm học 2021-2022 và 2022-2023 với số lượng 120 học sinh. Hình thức khảo sát là phát phiếu điều tra về thực trạng dạy học phân tích nhân vật trong truyện đồng thoại cho HS lớp 6. Kết quả khảo sát như sau: 11
- - Theo đánh giá của GV, HS đạt được năng lực phân tích nhân vật truyện đồng thoại ở mức độ sau đây (tỉ lệ GV đánh giá HS): Thao tác phân tích nhân vật Xuất Chưa Tốt Khá Đạt truyện đồng thoại sắc đạt 1. Xác định phương thức khắc 0 10 30 70 10 họa nhân vật (xác định chi tiết) 0 8,3% 25,0% 56,7% 10,0% 0 10 26 72 12 2. Suy luận 0 8,3% 21,7% 60,0% 10,0% 0 5 23 77 15 3. Kết nối 0 4,2% 19,2% 64,1% 12,5% - Theo GV, những yếu tố hạn chế việc phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại ở HS lớp 6 bao gồm: Các yếu tố Rất hạn chế Hạn chế một phần Không hạn chế Văn bản khó, nhân vật 0 3 0 phức tạp. 0% 100% 0% HS thụ động, chuẩn bị 3 0 0 bài sơ sài. 100% 0% 0% HS không có tri thức 3 0 0 nền, trải nghiệm nền 100% 0% 0% GV truyền thụ một 3 0 0 chiều, không khái quát 100% 0% 0% thành kĩ năng. 0 3 0 Các khó khăn khác 0% 100% 0% Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi rút ra một số đánh giá sau: - Theo đánh giá của GV, năng lực phân tích nhân vật HS đạt được ở mức tốt nhiều nhất là nhận diện (tìm chi tiết về nhân vật). Năng lực kết nối có tỉ lệ HS đạt mức yếu cao nhất. - GV cho rằng việc HS chuẩn bị bài sơ sài, mang tính đối phó, thụ động trong giờ học; HS không có tri thức nền, trải nghiệm nền là yếu tố gây ảnh hưởng, hạn chế chủ yếu đến việc phát triển năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại cho chính các em. GV cũng tự nhận thấy việc truyền thụ một chiều, đóng khung nhân vật, văn bản, không khái quát, hệ thống thành kĩ năng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện của HS. 12
- Bên cạnh đó, qua trao đổi trực tiếp với các GV và dự một số giờ học, chúng tôi nhận thấy thực tế trong quá trình dạy học, để đạt được mục tiêu về năng lực, GV thường tổ chức cho HS phân tích nhân vật chủ yếu với các bước sau: xác định các chi tiết miêu tả trực tiếp xuất thân, ngoại hình, tính cách nhân vật trong văn bản; tìm ra các chi tiết miêu tả hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật; so sánh với nhân vật cùng hoặc khác văn bản; rút ra bài học từ nhân vật và ý nghĩa tác phẩm. Quy trình này nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho HS được phát triển năng lực phân tích nhân vật. Tuy nhiên, những thao tác này được tiến hành tương đối độc lập, đóng khung trong từng tác phẩm, chưa biểu hiện rõ tính chất “rèn luyện” là phải thường xuyên, thuần thục hay nói cách khác là chưa kết nối kĩ năng phân tích nhân vật giữa các bài thành một hệ thống. Vì vậy, nếu theo định hướng chương trình 2018 là lựa chọn đưa vào đọc hiểu các ngữ liệu mới, không có trong SGK thì HS sẽ gặp trở ngại lớn trong việc tự phân tích nhân vật. Về phía HS: Người viết tiến hành khảo sát thực trạng năng lực phân tích nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại của HS lớp 6. Đối tượng được khảo sát là 58 HS ở hai lớp 6 trường TH&THCS Lê Quý Đôn, trực thuộc Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Hình thức khảo sát là cho HS làm bài kiểm tra tự luận. Nội dung khảo sát là yêu cầu HS phân tích một nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại không có ở chương trình SGK bằng cách trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản. Đề bài kiểm tra như sau: Đọc văn bản“Sư tử và chó con” của nhà văn Lev Tolstoy và trả lời các câu hỏi sau: (1) Nhân vật sư tử được khắc họa bằng những phương thức nào? (ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, hay qua góc nhìn của các nhân vật khác...) (2) Các chi tiết miêu tả sư tử cho thấy nhân vật này có những đặc điểm gì?Trong đó chi tiết nào miêu tả đặc trưng của loài, chi tiết nào gợi tính cách, phẩm chất con người? (3) Câu chuyện mang đến thông điệp gì? (4) Nhân vật sư tử trong truyện có gì khác so với nhân vật sư tử em thường gặp trong truyện ngụ ngôn, cổ tích? (5) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình bạn? 13
- Để đánh giá chính xác năng lực phân tích nhân vật của HS, chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá là Rubric gồm bốn tiêu chí, năm mức độ hoàn thành các tiêu chí trong bài kiểm tra. Căn cứ Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 ban hành quy định đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT, chúng tôi đưa ra năm mức độ từ Xuất sắc đến Chưa đạt (Phụ lục 1.1) Thời gian làm bài của HS là 45 phút. Chúng tôi thu lại bài làm của HS và tiến hành chấm theo thang điểm 20. Từ rubric đánh giá trên, chúng tôi thống kê kết quả đạt được của 58 HS như sau: Bảng 1.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 của HS Mức độ 4 3 2 1 0 Xuất sắc Tốt Khá Đạt Chưa đạt (20-18 (17-16 (15-14 (13-10 (9-0 điểm) điểm) điểm) điểm) điểm) Số bài 0 03 13 35 10 Tỉ lệ % 0% 5,2 % 22,4 % 57,2% 15,2 % Như vậy, tỉ lệ bài làm HS xếp loại Chưa đạt còn lớn (15,2%). Khi phân tích khả năng chủ yếu HS đạt được ở mỗi tiêu chí trong năng lực phân tích nhân vật theo chiều dọc của rubric, chúng tôi thấy: - HS cơ bản đã nhận diện (tìm chi tiết) và xác định được các chi tiết là đặc trưng của loài và chi tiết gợi tính cách, phẩm chất của con người. - HS bắt đầu biết suy luận về nghĩa tường minh của tác phẩm và ý nghĩa của hình tượng nhân vật song chưa đầy đủ. - HS hạn chế trong việc tạo kết nối giữa nhân vật Sư tử với các nhân vật trong/ngoài văn bản, với bản thân người đọc và với đời sống. - Có HS tỏ ra chán nản vì không thể giải mã được bề mặt ngôn ngữ, nguyên nhân một phần là do HS thiếu tri thức về thể loại, một phần vì HS thiếu ý chí chiếm lĩnh tri thức mới, ngại tiếp xúc với các văn bản văn học ngoài nhà trường, không quen với phương pháp học mới của cấp THCS, chủ động, tích cực tự khám phá tác phẩm mới. HS thiếu đi những thao tác cần thiết để vận dụng vào đọc hiểu văn bản và phân tích nhân vật mới. Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên, người viết đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm phát triển cho HS lớp 6 năng lực phân tích nhân vật trong truyện đồng thoại. 14
- III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến: Từ việc phân xuất năng lực phân tích nhân vật trong truyện đồng thoại, GV có thể lựa chọn một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phân tích nhân vật cho HS tùy theo mục tiêu bài học, khả năng của HS và điều kiện cơ sở vật chất của lớp, trường, địa phương. 1.1. Phát triển năng lực xác định phương thức khắc họa nhân vật Biện pháp này bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định các tri thức Ngữ văn cần thiết Để hoạt động đọc hiểu văn bản của HS diễn ra có hiệu quả, GV cần có những định hướng giúp HS hình thành, huy động và sử dụng tối đa những tri thức Ngữ văn của mình, từ đó chiếm lĩnh, kiến tạo ý nghĩa văn bản một cách tích cực và chủ động. Các tri thức Ngữ văn cần thiết bao gồm: - Thể loại truyện và truyện đồng thoại - Nhân vật truyện và phương thức khắc họa nhân vật - Đặc điểm nhân vật truyện đồng thoại - Các ngôi kể trong truyện đồng thoại và tác dụng của ngôi kể - Thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và đặc điểm nhân vật truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích - Các tác phẩm cùng đề tài - Các yếu tố tác giả thường sử dụng để khắc họa nhân vật. Bao gồm: Xuất thân, hoàn cảnh sống Ngoại hình Hành động, cử chỉ Ngôn ngữ (lời thoại) Chi tiết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Mối quan hệ với những nhân vật khác Bước 2: Xác định cách thức tổ chức cho HS hình thành và hoạt hóa tri thức Ngữ văn 15
- (1) Hoạt động hình thành tri thức nền cần được thực hiện ở nhà, từ sự hướng dẫn, dặn dò chuẩn bị bài mới của GV từ cuối bài học trước. Đối với các tri thức chung về thể loại và đặc điểm nhân vật truyện đồng thoại, là bài học đầu tiên trong SGK lớp 6 nên GV chỉ nên phát phiếu học tập và yêu cầu HS đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK tại nhà. Để HS không cảm thấy nặng nề, nhàm chán vì phải đọc quá nhiều tài liệu mà chưa chắc hình thành được kiến thức cần thiết, GV thiết kế phiếu hình thành tri thức nền về các nội dung lí thuyết chung. Nhờ đó, HS đọc một cách có chủ đích, có trọng tâm, hình thành được tri thức cần thiết, hỗ trợ hiệu quả cho việc đọc hiểu văn bản cụ thể và phân tích nhân vật cụ thể (phụ lục 3.2). (2) Sau khi HS hình thành được tri thức Ngữ văn cần thiết, GV tiếp tục hướng dẫn HS huy động tri thức hoặc trải nghiệm mình đã có vào tìm hiểu bài mới. Các hoạt động dạy học có thể sử dụng tri thức Ngữ văn gồm có: tìm hiểu chung về thể loại; phân tích nhân vật; vận dụng, mở rộng. Có thể sử dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học, chiến thuật mối quan hệ nhận thức - siêu nhận thức, đọc suy luận…. cũng đều giúp cho HS huy động tri thức Ngữ văn vào phân tích nhân vật một cách hiệu quả. Ví dụ minh họa: Tổ chức cho HS huy động tri thức nền về đặc điểm của nhân vật cáo trong truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích để thấy được đặc điểm chung và riêng của nhân vật con cáo trong văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”. GV sử dụng mối quan hệ nhận thức - siêu nhận thức, phát phiếu cho học sinh, yêu cầu HS hoàn thành phiếu trước khi đọc văn bản (Phụ lục 2.3). Bước 3: GV tổ chức cho HS xác định phương thức khắc họa nhân vật trong văn bản truyện đồng thoại. Trước khi đến bài học, GV cung cấp cho HS công cụ phân tích nhân vật WALTeR nhằm hướng dẫn HS nhận diện được các chi tiết miêu tả nhân vật chủ yếu gồm ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật (phương thức khắc họa trực tiếp); các chi tiết miêu tả nhân vật qua góc nhìn của các nhân vật khác, các chi tiết bộc lộ tình cảm của các nhân vật khác dành cho nhân vật chính, không gian sống, đồ dùng... của nhân vật (phương thức khắc họa gián tiếp)). 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ
12 p | 984 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy toán học cho học sinh lớp 8: Từ định lý Ta lét đến chứng minh các đường thẳng đồng quy
16 p | 124 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
18 p | 26 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy hàm cho học sinh qua các bài toán về phương trình vô tỉ
14 p | 72 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực đặc thù cho học sinh thông qua phân tích kênh hình phần Di truyền học và Sinh lý động vật trong bồi dưỡng HSG quốc gia, HSG cấp tỉnh môn Sinh học
37 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường TH Tình Thương
18 p | 83 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua môn làm quen văn học thể loại truyện kể
17 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường mầm non Xuân Khang, huyện Như Thanh
22 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy và kỹ năng của học sinh qua bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất dựa vào đạo hàm
17 p | 47 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy học sinh thông qua bài toán tỉ lệ thể tích lớp 12
18 p | 60 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non
30 p | 2 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở mọi lúc mọi nơi trong trường Mầm non
15 p | 4 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT Nghệ An thông qua dạy học một số nội dung trong chương trình toán lớp 10
67 p | 3 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình trong trường mầm non
20 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn