LỜI GIỚI THIỆU<br />
<br />
<br />
Bộ môn Hát nhạc trong nhà trường nói chung là một bộ môn quen <br />
thuộc và vô cùng hấp dẫn đối với các em học sinh nhưng làm thế nào để <br />
truyền đạt kiến thức cho các em say sưa, hứng thú với bộ môn, lĩnh hội được <br />
kiến thức một cách đầy đủ nhất thì quả là khó với đối tượng học sinh ở lứa <br />
tuổi thiếu nhi (tiểu học).<br />
<br />
Chương trình Hát nhạc nói chung cũng như chương trình Hát nhạc <br />
khối lớp 5 nói riêng với 8 bài hát bắt buộc và một số bài hát có thể dùng thay <br />
thế đều đóng góp sự phát triển về tâm lí, tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi. <br />
Những kỹ năng đơn giản nhất về đọc, chép nhạc đã giúp các cho các em có <br />
quan niệm về ghi chép âm thanh và đọc được những bản nhạc, đoạn trích <br />
nhạc đơn giản đã được học. Những mẩu chuyện âm nhạc, những bài nghe <br />
nhạc đã giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về nền nghệ thuật âm nhạc Việt <br />
Nam và thế giới.<br />
<br />
Cùng với sự phát triển nhân cách của các em học sinh trong 5 năm dưới <br />
mái trường tiểu học đã tạo cho các em những hiểu biết về tri thức khoa học, <br />
về thiên nhiên, về đất nước, về con người và đặc biệt tạo cho các em tình <br />
yêu quê hương đất nước, con người qua những bản nhạc lời ca nhằm hoàn <br />
thiện nâng cao trình độ văn hoá, âm nhạc của mỗi em để các em phát triển <br />
toàn diện.<br />
<br />
Qua nhiều năm tham gia giảng dạy môn Hát nhạc trong nhà trường <br />
phổ thông và trực tiếp dạy môn Hát nhạc khối lớp 5, tôi rất tâm đắc với nội <br />
dung cũng như phương pháp đặc thù của bộ môn. Chính vì vậy, mà qúa trình <br />
giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học kinh <br />
nghiệm và trở thành nghệ thuật dạy học của riêng mình. Nay tôi đưa ra để <br />
các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi.<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br />
<br />
I Lý do chọn đề tài:<br />
1 Lý do khách quan:<br />
Hát nhạc là 1 bộ môn quan trọng đặc biệt là cần thiết cùng với 9 môn <br />
học bắt buộc trong chương trình học ở bậc tiểu học. Học môn Hát nhạc <br />
nhằm giáo dục cho học sinh những tư tưởng tình cảm, phẩm chất đạo đức <br />
tốt đẹp góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn <br />
diện. Chính vì vậy có thể khẳng định việc giảng dạy bộ môn nghệ thuật <br />
trong các trường học nói chung và với bộ môn Hát nhạc nói riêng là hết sức <br />
quan trọng và cần thiết.<br />
<br />
Đối với học sinh lớp 5 việc giảng dạy môn Hát nhạc cho đối tượng <br />
học sinh mà kiến thức của âm nhạc còn quá ít ỏi, chỉ là những hiểu biết ban <br />
đầu nên không phải tất cả các giáo viên đều thuần thục trong giảng dạy.<br />
<br />
Một trong những vấn đề làm cho việc giảng dạy môn Hát nhạc trong <br />
trường tiểu học nói chung và Hát nhạc lớp 5 nói riêng chưa cao một phần <br />
phụ thuộc vào một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy phương <br />
pháp chưa phù hợp với đặc thù bộ môn để có những thủ thuật giảng dạy phù <br />
hợp vơí môn học.<br />
<br />
2 Lý do chủ quan:<br />
<br />
Nhận thức của gia đình, học sinh có những nơi những lúc còn chưa <br />
đầy đủ về bộ môn. Họ cho rằng môn học Hát nhạc chỉ là môn “ phụ” chỉ <br />
chú trọng đầu tư vào môn văn, toán, nên việc đầu tư cho bộ môn chưa nhiều <br />
dẫn đến hiệu quả giảng dạy của bộ môn chưa cao.<br />
<br />
Trình độ kiến thức và năng lực sư phạm của một số giáo viên dạy Hát <br />
nhạc còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
Hơn nữa để giảng dạy tốt môn Hát nhạc ngoài việc đầu tư về thời <br />
gian của giáo viên thì các trang thiết bị hiện đại đầu tư cho bộ môn như: Đài, <br />
băng ghi âm bài hát, phòng học riêng cho môn học, tranh minh hoạ, đèn <br />
chiếu... cũng góp phần rất lớn tới hiệu quả giảng dạy.<br />
<br />
Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Hát nhạc ở bậc tiểu học trước thực <br />
trạng cơ sở vật chất đầu tư cho môn học còn nhiều hạn chế , rất mong <br />
muốn nghiên cứu sáng kiến này nhằm khắc phục những khó khăn, tìm ra <br />
những biện pháp để cùng các bạn đồng nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc <br />
giảng dạy Hát nhạc ở bậc tiểu học đặc biệt là Hát nhạc lớp 5 tốt hơn và <br />
hoàn thiện hơn.<br />
II Mục đích nghiên cứu đề tài:<br />
Nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của bản thân, nâng cao <br />
nghiệp vụ sư phạm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, nâng cao hiệu quả giảng <br />
dạy môn Hát nhạc lớp 5<br />
III Nhiệm vụ của đề tài:<br />
1 Nhiệm vụ thứ nhất:<br />
Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn trong nhà <br />
trường tiểu học. Đặc biệt là phải làm rõ những phương pháp giảng dạy Hát <br />
nhạc cho học sinh lớp 5.<br />
2 Nhiệm vụ thứ hai:<br />
Điều tra hiệu quả của việc dạy và học môn Hát nhạc ở trường lớp <br />
mà mình được phụ trách.<br />
a) Về giáo viên:<br />
Điều tra xem việc thực hiện chương trình môn Hát nhạc lớp 5 có đầy <br />
đủ hay không, chất lượng không. Điều tra việc sử dụng phương pháp của <br />
người giáo viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy nào, các hình thức hoạt <br />
động nào để đạt chất lượng giảng dạy.<br />
<br />
Điều tra giáo viên đã khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất <br />
như thế nào để giảng dạy tốt bộ môn.<br />
b) Về học sinh:<br />
Điều tra về kiến thức của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi phát <br />
vấn, phiếu học tập hay đọc nhạc, hát 1 bài hát đã học.... xem các em có lĩnh <br />
hội được tri thức của bộ môn hay không.<br />
Điều tra xem hình thức tổ chức bài dạy nào, phương pháp giảng dạy <br />
nào thu hút được các em nhất, có hiệu quả nhất.<br />
<br />
Từ việc điều tra trên chúng ta rút ra được những ưu điểm và nhược <br />
điểm của việc giảng dạy môn Hát nhạc lớp 5 đặc biệt tìm ra những nguyên <br />
nhân cơ bản làm cho việc giảng dạy chưa tốt.<br />
3 Nhiệm vụ thứ ba:<br />
Đề ra một số hình thức và phương pháp trong việc giảng dạy môn Hát <br />
nhạc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục một cách toàn <br />
diện.<br />
4 Nhiệm vụ thứ 4:<br />
Đề ra một số kết luận sơ bộ của mình về việc giảng dạy môn Hát nhạc <br />
lớp 5<br />
IV Đối tượng nghiên cứu:<br />
Giáo viên Hát nhạc và học sinh khối lớp 5 trường tiểu học Tiên Cát <br />
Việt Trì Phú Thọ.<br />
V Khách thể và phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu nội dung, hình thức giảng dạy Hát nhạc lớp 5.<br />
Nghiên cứu việc học của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo <br />
viên.<br />
VI. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu:<br />
1. Phương pháp đọc sách:<br />
Sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng được mục tiêu của bộ môn <br />
hát nhạc. Hiểu rõ được những phương pháp đặc trưng của việc giảng dạy <br />
bộ môn . Hiểu rõ đặc thù của đối tượng học sinh để lựa chọn các hình thức <br />
tổ chức dạy học phù hợp.<br />
2. Phương pháp điều tra:<br />
Để thực hiện được nhiệm vụ chính của đề tài này, tôi tiến hành điều tra <br />
giáo viên và học sinh qua các câu hỏi và các mẫu phiếu sau:<br />
<br />
Phiếu điều tra giảng dạy môn Hát nhạc<br />
Tên giáo viên: Lớp dạy:<br />
Trường:<br />
<br />
STT Tuần/ ngày Tên bài dạy Nội dung Hình thức Ghi chú<br />
Phiếu điều tra việc học môn Hát nhạc của học sinh<br />
<br />
STT Tuần/ngày lớp Tên bài học ghi chú<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Điều tra việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện chương trình <br />
môn hát nhạc của trường tiểu học Tiên Cát thông qua:<br />
Ban giám hiệu <br />
Tổ chuyên môn.<br />
Từ kết quả điều tra được chúng tôi sẽ rút ra được những kết luận về việc <br />
giảng dạy bộ môn Hát nhạc trong nhà trường.<br />
3. Phương pháp thực nghiệm:<br />
Để kiểm tra lại kết quả đã điều tra, chúng tôi tiến hành phương pháp <br />
thực nghiệm như sau:<br />
Đối với các bài học, các tiết học mà học sinh chưa hứng thú chúng tôi <br />
đưa ra các hình thức giảng dạy khác để xem hình thức, phương pháp đó có <br />
hiệu quả hơn không.<br />
4. Phương pháp trò chuyện:<br />
Tiến hành trò chuyện với học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh <br />
nhằm thu thập những thông tin cần thiết để biết được cách thức tiến hành <br />
giảng dạy nào gây được hứng thú cho học sinh, giáo viên nên tổ chức hoạt <br />
động giảng dạy như thế nào, phụ huynh có quan tâm đến việc học Hát <br />
nhạc của con em mình hay không?<br />
5. Phương pháp quan sát:<br />
Sử dụng phương pháp này bằng cách thường xuyên thăm lớp dự giờ. <br />
Qua đó để rút ra phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng học sinh <br />
môn Hát nhạc như thế nào.<br />
VII Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br />
Địa điểm: Trường tiểu học Tiên Cát Việt Trì Phú Thọ<br />
Thời gian: Năm học 2010 2011<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
I Lịch sử vấn đề:<br />
Trong thực tiễn chất lượng dạy và học môn Hát nhạc lớp 5 ở trường <br />
tiểu học Tiên Cát , nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn học, tạo sự nhẹ <br />
nhàng thoải mái cho học sinh, chúng tôi đã nghiên cứu, thảo luận và rút ra <br />
một kinh nghiệm thực tế là: “học mà chơi, chơi mà học” là rất hiệu quả. Vì <br />
vậy, việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học như: trò chơi, hoạt động <br />
nhóm, phiếu học tập... đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của bài <br />
học.<br />
II Căn cứ xuất phát: <br />
* Trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học Tiên Cát tôi luôn tìm <br />
hiểu và nắm chắc đối tượng học sinh do mình trực tiếp giảng dạy, có khảo <br />
sát phân loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để có biện pháp <br />
giảng dạy. <br />
Số liệu khảo sát đầu năm khi chưa thực hiện sáng kiến này đạt được như <br />
sau:<br />
Lớp Giỏi(%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu(%)<br />
5A 40% 39,5% 12,5% 8%<br />
5B 33,2 50% 10,4% 6,4%<br />
5C 18% 57% 16% 9%<br />
5D 41% 42% 14% 3%<br />
Với số liệu khảo sát đầu năm như trên tôi đã nghiên cứu, học hỏi bạn <br />
bè và đồng nghiệp để có phương pháp giảng dạy như sau:<br />
III Làm thế nào để giảng dạy tốt môn Hát nhạc lớp 5:<br />
Để giảng dạy tốt môn Hát nhạc lớp 5 người giáo viên phải nắm rõ <br />
được yêu cầu và mục tiêu của bài học bao gồm những gì để từ đó tìm ra <br />
được những thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. Để làm <br />
được như vậy giáo viên phải am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng <br />
cần truyền thụ của mỗi bài dạy của từng khái niệm trong các phần: học hát, <br />
tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức... Giáo viên cần nắm vững tri thức, các <br />
thao tác, các kỹ năng của từng bài để vận dụng. Giáo viên tổ chức hoạt động <br />
của thầy và trò một cách hợp lý, khoa học. Mỗi việc làm cần biết khêu gợi, <br />
kích thích tư duy độc lập sáng tạo, phát huy hết năng lực của học sinh. <br />
* Đặc trưng của phương pháp dạy học hát ở tiểu học và là học sinh <br />
lớp 5 trên cơ sở thông hiểu nội dung nghệ thuật nội dung của bài hát. Thể <br />
hiện bài hát có sắc thái tình cảm, giáo viên dạy hát bằng phương pháp “ <br />
truyền miệng”, đó là thầy hát mẫu, trò hát theo. Giáo viên luôn sửa chữa, uốn <br />
nắn cho học sinh hát đúng về giai điệu, lời ca và từng bước thể hiện có sắc <br />
thái, truyền cảm phù hợp với bài ca và lứa tuổi các em.<br />
Với học sinh lớp 5 việc hướng dẫn các em hát thông qua các trò chơi <br />
là vô cùng có hiệu quả. Để các em “học mà chơi, chơi mà học” tạo cho các <br />
em thoải mái, nhẹ nhàng khiến cho các em nhớ bài học lâu hơn.<br />
Ví dụ: Khi dạy hát bài: “ Cánh chim tuổi thơ” <br />
Nhạc và lời: Phan Long<br />
Sau khi đã sử dụng tranh minh hoạ và giới thiệu bài hát, giáo viên mở băng <br />
hát mẫu, đệm đàn hát mẫu sau đó dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết <br />
bài. Học sinh luyện hát theo từng dãy, bàn, tổ, nhóm, cá nhân cho thành thạo. <br />
Sau khi học sinh đã hát tốt giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi “ Hát theo chữ”<br />
Tiến hành trò chơi như sau: Giáo viên đưa ra ký hiệu các chữ cái: A, U, <br />
Ư, Y.... học sinh hát giai điệu bài hát : “Cánh chim tuổi thơ”. Nếu các nhóm <br />
có học sinh hát nhầm theo chữ cái khác thì những em đó sẽ bị phạt (Hình <br />
phạt có thể yêu cầu học sinh nhảy lò cò).<br />
*Dạy phần đọc nhạc: Các bài đọc nhạc lớp 5 ngắn gọn, đơn giản, <br />
không nhiều kỹ năng mới. Phần lý thuyết kí âm không thiết kế thành bài <br />
riêng mà lồng ghép trong các bài đọc nhạc.<br />
Các bài đọc nhạc hầu hết là trích đoạn của bài hát có lời ca như vậy <br />
giảm nhẹ nội dung truyền thụ, làm mức trung bình cho học sinh lớp 5. Khi <br />
dạy đọc nhạc giáo viên cần cho học sinh thực hiện theo các bước:<br />
Nhận biết yếu tố: số chỉ nhịp, nhịp, tên nốt, hình nốt, đọc lần lượt <br />
tên nốt và tập hợp thành thang âm luyện âm luyện đọc thang âm theo chiều đi <br />
lên và đi xuống.<br />
Ví dụ: Tập đọc nhạc bài 9 (SGK Hát nhạc lớp 5)<br />
Trích: Nhạc rừng Hoàng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiến hành dạy đọc nhạc theo các bước như trên sau đó hướng dẫn học sinh <br />
đọc cao độ kết hợp đọc trường độ của bài trích nhạc.<br />
Hướng dẫn học sinh đọc theo từng nhóm, dãy, bàn, tổ và cá nhân để <br />
luyện đọc cho tốt<br />
Gợi nhớ giai điệu để học sinh có thể tự hát lời (nếu có) <br />
Đọc nhạc và hát lời theo nhóm, bàn, dãy, cá nhân.<br />
* Môn Hát nhạc lớp 5 còn có dạy lý thuyết. Nội dung lý thuyết theo phương <br />
pháp nhận biết, ghi nhớ và gợi mở để học sinh ôn cái cũ, học cái mới. Luôn <br />
liên hệ chặt chẽ những lý thuyết đã biết vào bài học.<br />
Thông thường khi học về lý thuyết kiến thức đọc, chép nhạc giáo <br />
viên có thể dùng bảng phụ, hình nốt có sẵn... Ngoài những cách tổ chức dạy <br />
và thiết bị dạy học đó còn có những cách tổ chức cho học sinh hoạt động <br />
nhóm cũng đạt hiệu quả cao:<br />
Ví dụ bài 31 (SGK Hát nhạc lớp 5)<br />
Ôn kiến thức lý thuyết<br />
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm để học <br />
sinh trong nhóm cùng thảo luận:<br />
Nhóm 1: Nêu định nghĩa nhịp 2/4 Lấy ví dụ nhịp 2/4<br />
Nhóm 2: Nêu định nghĩa nhịp 3/4 Lấy ví dụ nhịp 3/4<br />
Nhóm 3: Nêu định nghĩa nhịp 4/4 Lấy ví dụ nhịp 4/4<br />
Nhóm 4: Thế nào là nhịp lấy đà Lấy ví dụ nhịp lấy đà<br />
Sau 1 thời gian nhất định giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm nộp kết quả <br />
của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và cho ý kiến nhận xét, giáo viên đánh <br />
giá, chấm điểm.<br />
* Ngoài ra các hình thức hoạt động trên giáo viên còn có thể cho học <br />
sinh vận dụng các kiến thức vừa học như mô hình phiếu học tập: (Phiếu học <br />
tập thực chất là 1 tờ rời giáo viên đã chuẩn bị sẵn nội dung bài tập để học <br />
sinh làm)<br />
Phiếu học tập<br />
Câu hỏi: Em hãy chuyển dòng chữ nốt sau lên khuông nhạc nhịp 3/4 (dùng <br />
hình nốt sao cho phù hợp số chỉ nhịp 3/4 s l s l m s l s m đ đ r s m l l l s l s s.<br />
Giáo viên khuyến khích động viên tinh thần học tập của học sinh <br />
( Nhiều học sinh đạt điểm 8 trở lên thì cả lớp được thưởng một trò chơi).<br />
* Trong chương trình môn Hát nhạc lớp 5 còn có phần học: Thường <br />
thức âm nhạc. Để cung cấp những hiểu biết về văn hoá âm nhạc thường <br />
thức. Qua các mẩu chuyện danh nhân, thể loại âm nhạc, giới thiệu đọc ở <br />
nhà, giải thích, chú giải những khái niệm khó mới kết hợp phương pháp đàm <br />
thoại, đóng kịch, để làm rõ ý nghĩa của bài đọc và giúp các em nghe hát, nghe <br />
đọc có liên quan đến chuyện đọc và phối hợp với ảnh, chân dung, tranh, hiện <br />
vật.....<br />
Làm thế nào để dạy tốt môn Hát nhạc đòi hỏi 1 yếu tố quan trọng đó <br />
là: người giáo viên cần được trang bị đủ đồ dùng, thiết bị dạy học đó là: Đàn, <br />
băng đài, tranh ảnh minh hoạ, phòng học cho bộ môn và tất nhiên người giáo <br />
viên phải biết hát đúng, giọng hát hay.<br />
Qua khảo sát đầu năm và qua quá trình thực hiện những phương pháp <br />
giảng dạy trên, tôi thấy nhờ có những biện pháp tích cực, phương pháp giảng <br />
dạy thích hợp thì chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Các em học <br />
sinh trung bình đã vươn lên thành học sinh khá và không có học sinh yếu. <br />
Hầu hết các em đã có nhiều tiến bộ. Kết quả khảo sát cuối năm đạt được <br />
như sau:<br />
Lớp Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%)<br />
5A 41% 40,6% 18,4% 0<br />
5B 41,3% 44,8% 13,9% 0<br />
5C 21,6% 59,3% 19,1% 0<br />
5D 52% 38,1% 9,9% 0<br />
<br />
* Tóm lại: Việc tổ chức dạy tốt môn Hát nhạc lớp 5 đòi hỏi người giáo <br />
viên phải năng động, sáng tạo, phải có phương pháp, biết cách tổ chức cho <br />
học sinh học tập. Muốn vậy giáo viên phải chủ động ở cách làm riêng của <br />
mình. Cần có đầu tư, nghiên cứu nội dung bài dạy. Qúa trình tổ chức cho học <br />
sinh là việc làm mà bản thân phải rút ra bài học, những sáng kiến kinh <br />
nghiệm tốt hơn. ở bậc tiểu học người giáo viên cần quan tâm đến tâm lý học <br />
sinh, luôn động viên và gây hứng thú học tập cho học sinh, mối quan hệ giữa <br />
giáo viên và học sinh gần gũi và nghiêm khắc. Một yếu tố không thể thiếu <br />
để góp phần cho giảng dạy tốt hơn đó là: người giáo viên được trang bị đầy <br />
đủ đồ dùng, thiết bị dạy học đó là đàn, băng đài, tranh ảnh phòng học cho bộ <br />
môn và tất nhiên người giáo viên phải biết hát đúng, giọng hát hay.<br />
* Kết luận: <br />
Qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy môn Hát nhạc lớp 5 cho thấy:<br />
Cách thức tiến hành, các phương pháp, hình thức hướng dẫn tổ chức <br />
cho học sinh học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học là vô cùng quan <br />
trọng.<br />
Giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi, cho <br />
học sinh được tham gia các hoạt động đó để hình thành các kỹ năng, lĩnh hội <br />
các tri thức.<br />
Giáo viên phải nắm được sở thích, nhu cầu của học sinh, biết gợi lên <br />
những hứng thú của học sinh, biết kết hợp linh hoạt các hình thức phương <br />
pháp dạy học khác nhau để tạo ra các tình huống dạy học phong phú và hấp <br />
dẫn.<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
I Đánh giá khái quát:<br />
Sử dụng nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy khác nhau ở bộ <br />
môn Hát nhạc đã đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng.<br />
Việc kết hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức giữa hoạt động <br />
của thầy và trò đã làm cho bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Đó cũng là <br />
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn Hát nhạc <br />
nói riêng và các môn học nói chung.<br />
Trong thực tế ở trường tôi và các bạn đồng nghiệp đã sử dụng những <br />
phương pháp hình thức đó và đã thu được những kết quả đáng kể.<br />
II Những kiến nghị và đề xuất:<br />
1 Đối với nhà trường:<br />
Cần trang bị các trang thiết bị cho giảng dạy như: Băng ghi âm các <br />
bài hát thiếu nhi trong chương trình và ngoài chương trình, tranh ảnh minh <br />
hoạ.....<br />
2 Đối với Phòng giáo dục đào tạo:<br />
Thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề về giảng dạy <br />
môn Hát nhạc cho giáo viên.<br />
Quan tâm hơn nữa tới việc dạy học môn Hát nhạc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
* LỜI GIỚI THIỆU<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG<br />
I Lý do chọn đề tài<br />
1 Lý do khách quan<br />
2 Lý do chủ quan<br />
II Mục đích nghiên cứu<br />
III Nhiệm vụ đề tài<br />
IV Đối tượng nghiên cứu<br />
V Khách thể và phạm vi nghiên cứu<br />
VI Hệ thống các phương pháp nghiên cứu<br />
VII Địa điểm nghiên cứu thời gian nghiên cứu<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
I Lịch sử vấn đề<br />
II Căn cứ xuất phát<br />
III Phương pháp giảng dạy tốt môn Hát nhạc lớp 5<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN<br />