intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của GVCN

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

668
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của GVCN" nhằm nêu ra một số biện pháp để hội đồng sư phạm nhà trường tham khảo, góp ý nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong thời kì hiện đại của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của GVCN

  1. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN  PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CỦA GVCN I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Học sinh ­ thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Như chúng  ta đã biết, con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hoà nhập với cộng  đồng thế  giới không thể  là con người thụ  động, đơn giản chỉ  biết vâng lời, rập   khuôn một cách máy móc mà thực sự  phải là con người biết làm chủ  mình, phải   năng động sáng tạo, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cộng đồng. Một lớp  người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ  hội để học sinh tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ  khi ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Ở trường phổ thông nói chung và PTTH nói riêng giáo viên chủ nhiệm có vai   trò đặc biệt quan trọngtrong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đạo đức là một  lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con người, thực   hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi   lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức của học sinh vừa mang ý thức hệ  xã hội,   vừa phải phù hợp với với các qui định chuẩn mực của xã hội, đồng thời phải phù  hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Đối với học sinh PTTH  ở độ  tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh,   các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua   đòi ăn chơi, thích khẳng định mình. Trong khi đó các hiểu biết về kiến thức xã hội,   về gia đình, pháp luật còn rất hạn chế do đó các em chưa có trách nhiệm với hành   vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm pháp luật. Trên thực tế cho thấy có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về nhiệm   vụ  của giáo viên chủ  nhiệm lớp nên giáo viên chưa làm hết vai trò của mình đối   với học sinh, làm chưa đúng với các qui chế về quản lí giáo dục qui định và thậm  chí có cả những phương pháp lỗi thời. Có những giáo viên quá dễ  dãi, buông lỏng  quản lí, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để học sinh tự do vi phạm, làm  suy giảm đạo đức của học sinh.  Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời kì mở cửa của đất nước, để đáp ứng  nhu cầu phát triển của xã hội. Trước những thực tế xảy ra  ở trường phổ thông tôi  đã suy nghĩ và quyết định chọn chuyên đề “Phương pháp quản lý lớp học bằng các  biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực” nhằm nêu ra một số  biện pháp để  hội đồng   sư phạm nhà trường tham khảo, góp ý nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm   thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong thời kì hiện đại của đất nước. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: 1. Thuận lợi: 1 
  2. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà ­ Vấn đề  ý thức đạo đức của học sinh hiện nay đang được nhà trường và toàn xã   hội quan tâm ­ Tập thể sư phạm nhà trường hầu hết đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối   với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Rất nhiều thầy cô giáo luôn trăn trở  tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh vươn lên trong học tập ­ Phụ huynh học sinh phần lớn rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên để hỗ trợ công   tác giáo dục đạo đức cho học sinh ­ Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, ở các trường THCS đó là hạt nhân  tốt ở tập thể lớp để các học sinh khác noi theo. 2. Khó khăn: ­ Một số  ít phụ  huynh chưa thực sự  quan tâm đến giáo dục con cái, còn nuông   chiều, phó mặc cho nhà trường, thậm chí có những phụ  huynh còn bất lực trước  con cái. Một số ít phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái đúng theo khoa   học, còn nặng về  bạo lực, chửi bới con cái làm tổn hại đến thân xác và tinh thần   của các em ­ Một số ít học sinh còn ỷ lại bố  mẹ nên dễ  dẫn đến vi phạm nội qui nhà trường  và các qui định của xã hội. ­ Phần lớn học sinh là con em lao động nghèo nên điều kiện học tập còn thiếu do  đó ít nhiều có ảnh hưởng đến sự rèn luyện đạo đức của học sinh III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Học sinh mắc lỗi – đó là một trong những biểu hiện bình thường trong quá   trình phát triển. Vậy trước lỗi lầm của học sinh, thầy cô có cách xử lí như thế nào   để giáo dục mà không làm phương hại đến thể chất, tinh thần của các em? Kỷ luật   tích cực trong việc giáo dục học sinh là vấn đề  cần được các thầy cô giáo quan  tâm. Khảo sát  ở  một số  thầy cô giáo ít nhiều đã dùng phương pháp trừng phạt  để giáo dục học sinh nhất là những em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá,   mắc lỗi. Điểm chung có thể nhận thấy rất rõ là xuất phát điểm từ hành động trừng  phạt đó là tình yêu thương, mong mỏi học sinh trở  nên ngoan ngoãn của các bậc   thầy cô giáo. Nhưng có thể nhận thấy rõ sự lúng túng, bất lực của không ít thầy cô  giáo trong việc giáo dục học sinh. Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có nhiều  biến đổi mạnh mẽ, quan niệm dung roi vọt để dạy dỗ đã không còn phù hợp. Theo   đánh giá của các nhà tâm lý, hầu hết các trường hợp sử  dụng các biện pháp hà   khắc để giáo dục, kết quả thường không được như mong muốn. Một số học sinh   trở  nên khép mình hơn, rụt rè và thiếu tự  tin. Có không ít trường hợp đau lòng là   những học sinh sau khi bị trừng phạt bỗng nhìn nhận thầy cô như kẻ thù, tìm cách  xa lánh, có em bỏ học, thậm chí còn có trường hợp học sinh phản  ứng lại với giáo  viên bằng bạo lực. Theo tiến sĩ tâm lý Lê Văn Hảo, viện tâm lý học Việt Nam, ngoài những nhu   cầu sinh lí tối thiểu như ăn uống,thở, ngủ…để  sống, học sinh còn có các nhu cầu   tâm lý – xã hội rất cần thiết cho sự phát triển của mình là: Được yêu thương, được   2 
  3. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà chấp nhận, cảm thấy mình quan trọng và được nhìn nhận, độc lập và tự  khẳng  định mình. Dựa trên những nhu cầu của học sinh thì giáo viên sử  dụng các biện  pháp giáo dục tích cực là rất cần thiết. Khi học sinh mắc lỗi GVCN cần bình tĩnh  làm chủ bản thân, lựa lời giải thích kĩ cho học sinh hiểu và nhận thấy mình sai để  rút kinh nghiệm lần sau. Thầy cô giáo cần khoan dung giúp đỡ học sinh phân biệt   đúng sai. Nói cách khác nên biến hóa lỗi lầm thành nguồn thông tin hữu ích để giúp   học sinh học tập. Điều quan trọng là giúp học sinh biết nhận lỗi và có trách nhiệm   khắc phục lỗi lầm đó. B.  NỘI DUNG: QUẢN  LÝ LỚP  HỌC  BẰNG BIỆN PHÁP  GIÁO  DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC CỦA GVCN: 1. THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC: Giáo dục kỹ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc: ­ Vì lợi ích tốt nhất của học sinh ­ Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh ­ Có sự thỏa thuận giữa giáo viên với học sinh ­ Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC: Sau đây là một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực mà bản thân tôi đã áp  dụng trong thời gian qua trong công tác làm chủ nhiệm lớp. 2.1. Đầu năm học giáo viên chủ  nhiệm phổ  biến cho học sinh nắm được qui chế  về xếp loại hạnh kiểm và học lực đối với học sinh 2.2. Giáo viên chủ  nhiệm cho học sinh học nội qui của nhà trường đối với học  sinhđồng thời phổ biến qui định của nhà trường về việc xếp loại hạnh kiểm hàng  tuần cho học sinh 2.3. Giáo viên chủ  nhiệm cho học sinh tự  bàn bạc, thống nhất xây dựng bản nội  qui của lớp và đề ra hình thưc khen thưởng học sinh thực hiện tốt nội qui cũng như  xử  phạt học sinh vi phạm. Bản nội qui được treo trên tường của lớp học để  luôn  nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui.Với biện pháp này học sinh được tự thảo  luận rồi đề  ra qui  ước lớp là một phương cách khuyến khích ý thức tự  giác của  học   sinh,   trong   mỗi   hành   động   học   sinh   tự   hiểu   mình   sẽ   bị   phạt   hay   được   khen.Việc giáo viên chủ nhiệm tự đặt ra các qui định này nọ rất khô khan lại mang  tính áp đặt, nên có khi phạt học sinh nhưng các em không “tâm phục, khẩu phục”.   Đặc biệt giáo viên chủ  nhiệm phải rất chú ý đến sự  tiến bộ  của những học sinh  hay vi phạm để  kịp thời tuyên dương, khen ngợi sự  cố  gắng của học sinh trước   lớp, có như  vậy mới giúp học sinh càng thêm tự  tin, tạo động lực cho học sinh   nhanh chóng tiến bộ. 2.4. Hiểu học sinh càng nhiều càng dễ giáo dục: Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đình khác  nhau. Tuổi tác, trình độ  văn hoá, nghề  nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố  mẹ.  Phương pháp giáo dục con cái của bố mẹ, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các  thành viên trong gia đình. Hoản cảnh kinh tế, tình cảm gia đình, quan hệ bạn bè tốt  hay xấu…Tất cả  đều  ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Bởi vậy việc tìm  3 
  4. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà hiểu nắm vững gia phong, hoàn cảnh sống nói chung của từng học sinh là hết sức  quan trọng. Nó giúp giáo viên biết được nguyên nhân, những yếu tố  tích cực hay   tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh để  lựa chọn  phương pháp tác động phù hợp. Giáo viên có thể  tìm hiểu hoàn cảnh của các em   thông qua bạn bè, các cuộc trò chuyện với học sinh để  tìm hiểu nguyên nhân tại  sao học sinh hay nói chuyện, phát biểu linh tinh, đi trễ, hoặc là gây sự  với bạn   bè…. Giáo viên chủ nhiệm phải là người cha, người mẹ thứ hai biết yêu thương,  quan tâm và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của học sinh, là chỗ dựa tin tưởng   nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt sự việc  xảy ra trong lớp để  có hướng xử lý kịp thời triệt để. Đặc biệt, đối với những HS   cá biệt hay những em thiếu thốn tình cảm gia đình thì sự thương yêu, thông cảm từ  thầy cô chủ nhiệm có sức cảm hóa rất mạnh. 2.5. Phát huy tính tự giác, tự nhận thức của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cho mỗi   học sinh làm một cuốn sổ  tay tự  cập nhật những việc đã làm được và cả  những  việc chưa làm được cũng như  những vi phạm nội qui xảy ra trong từng buổi học  để  cuối tuần học sinh có cơ  sở  tự  đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho bản thân.  Sổ cập nhật giúp học sinh tự nhìn nhận lại những sai phạm của mình để từ đó rút  kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời thông qua sổ  cập nhật gia đình có thể  cập  nhật được những việc mà học sinh đã làm  ở  trên lớp để  kịp thời nhắc nhở  giáo  dục. 2.6. Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thông qua các gương sáng “ vượt   khó học giỏi”: Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm sưu tầm những bài viết về các tấm  gương “ vượt khó học giỏi” rồi treo trên bảng tin của lớp để học sinh tham khảo,  tìm hiểu và biết trân trọng những điều mình có được để  từ  đó nổ  lực hơn trong   việc rèn luyện đạo đức cũng như  trong học tập.Giáo viên cũng cần phải kiểm tra   sự  quan tâm của học đối với bài viết bằng cách hỏi các em về  các vấn đề  có liên   quan đến bài viết như cảm nghĩ của em như thế nào khi đọc bài viết này hay qua  bài viết này em có thể rút ra được điều gì cho bản thân. 2.7. Xây dựng đôi bạn cùng tiến: Giáo viên chủ  nhiệm sắp xếp các em học yếu,  thụ  động ngồi bên cạnh em học khá, tích cực xây dựng bài để  các em có thể  học   hỏi lẫn nhau và giúp nhau cùng tiến bộ. 2.8. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên   cũng như  gia đình để  theo sát đối tượng học sinh lớp mình chủ  nhiệm. Giáo viên  chủ  nhiệm thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về  tình hình học tập cũng  như  ý thức đạo đức của từng học sinh trong lớp để  phát hiện kịp thời và có kế  hoạch xử lí phù hợp.Qua đó hiểu được nguyện vọng của học sinh và đề  xuất với  giáo viên bộ  môn giúp lớp tổ  chức trao đổi kinh nghiệm học tập để  học sinh học   tập môn đó tốt hơn. 2.9. Xây dựng tập thể học sinh tự quản: Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi  dưỡng đội ngũ cán bộ lớp tự quản bằng cách giúp các em nhận thức được vị trí vai   trò của mình trong tập thể. Bồi dưỡng phương pháp công tác thông qua các hoạt  động thực tiễn nhằm phát huy năng lực tự  quản, tính sáng tạo của các em. Giáo  4 
  5. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà viên chủ nhiệm xây đựng được lớp tự quản phụ thuộc vào năng lực, uy tín của đội  ngũ các bộ lớp. Đội ngũ cán bộ  lớp càng có năng lực quản lý và càng gương mẫu   mọi mặt với tập thể lớp bao nhiêu thì hoạt đông giáo dục càng có hiệu quả ­ Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học   tập, sẽ có những học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, nhưng cũng   không tránh khỏi có những học sinh vi phạm nội quy. GVCN cần phát hiện kịp thời   để khen thưởng và xử lý kỷ luật phân minh. Có thể khen thưởng hoặc xử lý theo tổ  để nâng cao ý thức tập thể cho học sinh.  3. GIÁO DỤC TÍCH CỰC CÓ LỢI GÌ? 3.1. Đối với học sinh: ­ Có nhiều cơ  hội chia sẽ, bày tỏ  cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng  lắng nghe ý kiến ­ Tích cực, chủ động hơn trong học tập ­ Tự tin trước đám đông ­ Phát huy được khả năng của mình 3.2. Đối với giáo viên: ­ Giảm được áp lực quản lí lớp học và học sinh tự giác chấp hành kỷ luật ­ Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giáo viên được học sinh  tin tưởng và tôn trọng ­ Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục ­ Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội 3.3. Đối với nhà trường, gia đình và cộng đồng – xã hội: ­ Nhà trường trở  thành môi trường học thân thiện, an toàn tạo được niềm tin đối  với xã hội ­ Đào tạo được những công dân tốt ­ Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực ­ Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Đặc điểm tình hình lớp 12C10 trước khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực: ­ Ý thức kỷ  luật của học sinh chưa cao,  ở lớp vẫn còn nhiều học sinh đi trễ, cúp   tiết, không chuẩn bị bài, vứt rác bừa bãi trong lớp ­ Có một vài học sinh cá biệt: Nghiện game lơ là việc học, nam sinh nhuộm tóc và  đeo bông tai ­ Tập thể  lớp chưa có sự  đoàn kết, chưa có ý thức giúp đỡ  lẫn nhau, học sinh   không tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp do nhà trường đề ra 2. Đặc điểm tình hình lớp 12C10 sau thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục  kỷ luật tích cực: ­ Đa số  các học sinh có ý thức kỷ  luật cao, biết phê bình và tự  phê bình, thi đua   trong học tập 5 
  6. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà ­ Hiện không có học sinh cúp tiết, bỏ giờ, hạn chế số lượng học sinh đi trễ.  ­ Không còn học sinh nghiện game  ­ Tập thể lớp có sự đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, lễ phép với thầy  cô ­ Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp ­ Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của đoàn thanh niên và nhà trường V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh trong công  tác chủ nhiệm bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Muốn xây dựng một lớp có nề  nếp tốt, phát huy được ý thức tự  giác, năng  động, sáng tạo của học sinh thì trước hết đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có kiến  thức, phải có kĩ năng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Giáo viên chủ  nhiệm  phải tôn trọng ý kiến của học sinh, phải lắng nghe để hiểu học sinh, chủ động bảy  tỏ tình yêu thương, sự quan tâm và luôn động viên  khuyến khích học sinh làm việc  tốt. Đặc biệt đối với những học sinh cá biệt thì tình thương và sự chia sẽ của giáo   viên chủ  nhiệm có sức cảm hoá rất lớn. Giaó viên chủ  nhiệm cũng cần xây dựng   một bản nội qui của lớp dựa trên sự  bàn bạc, thống nhất của các thành viên trong   lớp để từ đó học sinh nào cũng có trách nhiệm giữ gìn và duy trì. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo viên chủ  nhiệm không chỉ làm công tác dạy chữ mà còn có vai trò đặc  biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.Giảng  dạy và chủ  nhiệm là hai mặt quan trọng cuả người giáo viên. Trong công tác chủ  nhiệm tôi đã sử  dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh và   đã thu được những kết quả nhất định. Nếu mọi thành viên trong nhà trường và tất   cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể trong xã   hội đều thấy rõ tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục đạo đức học sinh  bằng các biện pháp kỷ luật tích cực, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lòng, đồng   sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẽ đem lại nhiều thành tích hơn nữa cho   nhà trường, sẽ có nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội cũng bớt đi số  trẻ em hư hỏng,  cuộc sống sẽ tốt đẹp và lành mạnh hơn. Trên đây là một số  biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực mà tôi đã áp dụng  trong công tác chủ nhiệm. Có lẽ những biện pháp trên còn nhiều thiếu sót, hạn chế  cần được bổ  sung, Kính mong được sự  đóng góp ý kiến của quý thầy cô để  công  tác chủ nhiệm của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 2. Kiến nghị: ­ Đối với Đoàn Thanh Niên: Nên phát động cuộc thi tìm hiểu về “Tấm gương đạo   đức Hồ  Chí Minh” trong các buổi chào cờ  hàng tuần để  học sinh vừa có sân chơi   vừa học tập, rèn luyện đạo đức ­ Đối với Ban Giám Hiệu: Hàng năm nên tổ  chức các buổi hội thảo về  công tác   chủ nhiệm để giáo viên có cơ hội trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau 6 
  7. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà ­ Đối với Sở  Giáo Dục: Cần tổ  chức các buổi tuyên dương giáo viên chủ  nhiệm  giỏi để động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên làm tốt hơn nữa vai trò của mình   trong công tác chủ nhiệm ­ Đối với Bộ Giáo Dục: Công tác chủ nhiệm cũng có một vai trò quan trọng trong   sự nghiệp “trồng người” của mỗi giáo viên vì vậy kiến nghị Bộ nên xây dựng giáo   trình hướng dẫn về phương pháp làm công tác chủ  nhiệm cho sinh viên trước khi  ra trường. MỤC LỤC: I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN  ĐỀ: 1. Thuận lợi: 2. Khó khăn: III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: A. CƠ SỞ LÝ LUẬN B. NỘI DUNG: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC 1. THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC KỸ LUẬT TÍCH CỰC 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC 3. GIÁO DỤC TÍCH CỰC CÓ LỢI GÌ? 3.1. Đối với học sinh: 3.2. Đối với giáo viên: 7 
  8. Trường THPT Dầu Giây GV:Lê Thị Thu Hà 3.3. Đối với nhà trường, gia đình và cộng đồng – xã hội: IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Đặc điểm tình hình lớp 12C10 trước khi áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ  luật tích cực: 2. Đặc điểm tình hình lớp 12C10 sau thời gian áp dụng các biện pháp giáo dục  kỷ luật tích cực: V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Mạng internet địa chỉ: Google.vn với từ khoá “ kỷ luật tích cực” 2. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ­ Tác giả: Hà Nhật Thăng – NXB GD ­ 2004 3. Giáo tiếp sư phạm ­ Tác giả: Nguyễn Văn Lê – NXB GD ­ 2000 8 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2