QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI<br />
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THCS & THPT BÀU<br />
HÀM NĂM HỌC 2014-2015<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Sinh hoạt tổ chuyên môn là cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi người giáo<br />
viên, bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường.<br />
Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực<br />
cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất<br />
lượng giáo dục nói riêng.<br />
Tại Trường THCS & THPT Bàu Hàm, công tác quản lí hoạt động tổ<br />
chuyên môn được hiệu trưởng rất quan tâm và được xem là nhiệm vụ then chốt<br />
trong hoạt động của nhà trường, phân công trách nhiệm chính cho bản thân tôi –<br />
phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, vấn<br />
đề đổi mới trong sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường đang rất được xem<br />
trọng và đã đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn<br />
chế, các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn đôi khi còn lúng túng, bỡ ngỡ, thiếu<br />
chất lượng, hiệu quả.<br />
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác chuyên<br />
môn, từng bước đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa ra được các giải pháp<br />
thúc đẩy công tác giảng dạy, tự học tập cho giáo viên do đa số giáo viên trong<br />
trường còn trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, từng bước đưa chất lượng giáo dục của<br />
nhà trường ngày một đi lên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lí công tác chuyên<br />
môn theo định hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường THCS &<br />
THPT Bàu Hàm năm học 2014-2015” nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng<br />
công tác quản lí việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường THCS &<br />
THPT Bàu Hàm năm học 2014-2015, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề<br />
xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên<br />
môn trong nhà trường, đưa nhà trường đạt chất lượng cao hơn trong công tác<br />
giáo dục và đào tạo.<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
1.1. Khái niệm tổ chuyên môn<br />
Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ<br />
GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học, quy định ở Điều 16:<br />
“Cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ<br />
chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt<br />
động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2<br />
tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên<br />
cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”<br />
Như vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu:<br />
<br />
1<br />
- Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên<br />
(từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay<br />
một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học<br />
đường…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại<br />
khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.<br />
- Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm vào<br />
đầu năm học.<br />
1.2. Vị trí và vai trò tổ chuyên môn công tác quản lí nhà trường<br />
- Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT. Các<br />
tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ<br />
phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ<br />
và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt<br />
được các mục tiêu đã đề ra.<br />
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà<br />
trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.<br />
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập<br />
trung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản<br />
nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên.<br />
- Đặc biệt, tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững<br />
tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ,<br />
kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người<br />
giáo viên trong trường trung học.<br />
1.3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn<br />
Theo qui định tại khoản 2, điều 16 Điều lệ trường trung học, tổ chuyên<br />
môn có các nhiệm vụ chính sau đây:<br />
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ.<br />
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế<br />
hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà<br />
trường.<br />
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ quản<br />
lý.<br />
- Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của<br />
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành.<br />
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.<br />
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.<br />
- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo<br />
yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
1.4. Định hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay<br />
1.4.1. Xây dựng chuyên đề dạy học<br />
Bên cạnh hoạt động dạy học đang được thực hiện theo từng bài/ tiết trong<br />
sách giáo khoa hiện nay, các tổ/ nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và<br />
sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học<br />
(bộ môn hoặc liên môn) phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ<br />
sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các<br />
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích<br />
cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong<br />
mỗi chuyên đề đã xây dựng.<br />
1.4.2. Biên soạn câu hỏi/ bài tập<br />
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận<br />
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử<br />
dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.<br />
Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã<br />
mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra,<br />
đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.<br />
1.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học<br />
Tiến trình dạy học theo chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học<br />
của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể<br />
chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động trong tiến trình sư phạm.<br />
1.4.4. Tổ chức dạy học và dự giờ<br />
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/ nhóm chuyên môn<br />
phân công GV thực hiện bài dạy để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ<br />
dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua<br />
việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:<br />
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập cần phải rõ ràng và<br />
phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh<br />
phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ. Hình thức giao nhiệm vụ sinh động,<br />
hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh, đảm bảo tất cả học<br />
sinh được tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.<br />
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi<br />
thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có<br />
biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".<br />
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung<br />
học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh<br />
trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư<br />
phạm nảy sinh một cách hợp lí.<br />
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực<br />
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực<br />
3<br />
hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến<br />
thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.<br />
Vì mỗi chuyên đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, một nhiệm vụ<br />
học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học, trong một tiết học có thể<br />
chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm. Do đó, khi dự một giờ dạy,<br />
giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết<br />
kế để phân tích bài học. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân<br />
tích bài học ở buổi sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn.<br />
1.4.5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học<br />
Việc phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động<br />
học của học sinh (mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc<br />
thực hiện các nhiệm vụ học tập,...), đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra,<br />
định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Từ việc phân tích, đánh<br />
giá bài học có thể chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện chuyên đề.<br />
Việc phân tích, đánh giá bài học có thể căn cứ vào các tiêu chí trong phần<br />
phụ lục đính kèm.<br />
1.4.6. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng Internet<br />
Để hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các cơ sở<br />
giáo dục, tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ sở giáo<br />
dục trên phạm vi toàn quốc, tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động<br />
trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học<br />
kết nối" trên mạng Internet tại địa chỉ website http://truonghocketnoi.edu.vn.<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
2. 1. Xác định thực trạng, đặc điểm tình hình nhà trường<br />
2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội, dân cư trên địa bàn<br />
- Huyện Trảng Bom là một huyện công nghiệp chiếm tỷ lệ cao, ở gần sát<br />
thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai;<br />
- Toàn huyện có 16 xã, một thị trấn, 4 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp<br />
dân số tạm cư nhiều; tình hình kinh tế, chính trị đang trên đà phát triển tốt;<br />
- Trường THCS&THPT Bàu Hàm mới được thành lập theo Quyết định số:<br />
1812/QĐ-UBND ngày 27/6/2007 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai và được<br />
tọa lạc trên địa bàn ấp Tân Hợp, xã Bàu Hàm, một xã vùng sâu vùng xa của<br />
huyện, trên 75% dân số là người dân tộc Hoa, là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất<br />
huyện, người dân chủ yếu làm nông, do vậy đời sống kinh tế của nhân dân còn<br />
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, còn có tư tưởng<br />
“trọng nam”, người dân có xu hướng cho con học tiếng Hoa, không chú trọng<br />
học tiếng Việt;<br />
- Trên địa bàn huyện có trường Đại học Lâm Nghiệp cơ sở 2; 02 trường cao<br />
đẳng (Cao đẳng Thủy lợi; Cao đẳng Vinatex), 08 trường THPT trong đó 01<br />
trường Dân tộc nội trú tỉnh; 03 trường THPT công lập và 04 trường THPT tư<br />
4<br />
thục, ngoài ra còn có Trung tâm giáo dục thường xuyên, trong khi đó số học sinh<br />
tốt nghiệp THCS hằng năm đang có chiều hướng giảm; do vậy học sinh đăng ký<br />
dự tuyển vào 10 của nhà trường thường không đủ chỉ tiêu (nhận 100% HS dự<br />
tuyển), vì thế chất lượng học sinh vào trường rất thấp;<br />
- Mặt bằng chất lượng của học sinh phổ thông trong khu vực rất thấp; tỷ lệ<br />
học sinh khá giỏi hầu như không có;<br />
- Cán bộ, giáo viên có hộ khẩu địa phương tỷ lệ rất thấp (1,5%), chủ yếu<br />
giáo viên ngoài tỉnh, trên 70% cán bộ giáo viên phải ở nhà trọ (nhà trường vừa<br />
mới có nhà ở cho giáo viên) trong khi đó đời sống còn gặp nhiều khó khăn, do<br />
vậy thiếu tính ổn định, nhiều giáo viên xin nghỉ việc, chuyển công tác, một số<br />
giáo viên xin đi học để chuyển vùng…..<br />
2.1.2. Cơ sở vật chất:<br />
<br />
<br />
Chỉ danh Số lượng<br />
<br />
Phòng học 36<br />
<br />
Phòng Thực hành Lý 1<br />
<br />
Phòng Thực hành Hoá 1<br />
<br />
Phòng Thực hành Sinh 1<br />
<br />
Phòng Thực hành Công nghệ/ Nghề 1<br />
<br />
Phòng Lab 1<br />
<br />
Phòng vi tính 2<br />
<br />
Phòng CNTT 3<br />
<br />
Thư viện 1<br />
<br />
Hội trường 1<br />
<br />
- Phòng học: đảm bảo học hai buổi (38 phòng học đạt chuẩn; 04 phòng thí<br />
nghiệm thực hành, 03 phòng máy phục vụ học tin học, ngoại ngữ);<br />
- Các phòng chức năng đủ, đảm bảo (phòng họp, hội trường, phòng làm<br />
việc…);<br />
- Khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, tường rào, nhà vệ sinh đảm bảo, an toàn;<br />
- Trang thiết bị thí nghiệm thực hành: số lượng tương đối đầy đủ, chất<br />
lượng chưa đảm bảo, không đồng bộ, thiếu chính xác..<br />
<br />
<br />
5<br />
- Tăng cường trồng cây bóng mát, thảm cỏ, vườn thực vật….tạo cảnh quan<br />
thân thiện; cải tạo khu thể dục thể thao của học sinh;<br />
- Trong các năm học vừa qua, nhà trường tăng cường mua sắm cơ sở vất<br />
chất, trang thiết bị (máy tính, tivi , lắp đặt hệ thống camera, dù che nắng…..) từ<br />
các nguồn xã hội hóa để phục giảng dạy, học tập và hỗ trợ cho công tác quản lí.<br />
2.1.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chuyên môn:<br />
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: trên chuẩn: 16, đạt chuẩn: 56, không có<br />
giáo viên dưới chuẩn.<br />
- Đang học nâng cao để đạt trên chuẩn: Cao học: 09 (trong đó có Hiệu<br />
trưởng đã hoàn thành Thạc sĩ quản lí, 2 Phó hiệu trưởng đang học Thạc sĩ); Đại<br />
học: 07<br />
- Các tổ chuyên môn: nhà trường có 6 tổ chuyên môn, đa số là các tổ ghép:<br />
Tổ Toán – Tin; Tổ Văn – GDCD; Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ nông nghiệp<br />
– Nhạc – Mỹ thuật; Tổ Lý – Công nghệ công nghiệp – TDQP; Tổ Sử - Địa; Tổ<br />
Anh văn.<br />
2.1.4. Tình hình học sinh:<br />
- Số lớp: 38, trong đó có khối 6 có 5 lớp , khối 7 có 4 lớp, khối 8 có 5 lớp,<br />
khối 9 có 5 lớp, khối 10 có 7 lớp, khối 11 có 6 lớp, khối 12 có 6 lớp.<br />
- Mỗi năm nhà trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh nhưng số lượng<br />
không nhiều và kết quả chưa cao, chủ yếu là giải khuyến khích.<br />
2.2. Thuận lợi và khó khăn:<br />
2.2.1. Thuận lợi:<br />
- Đủ số lượng giáo viên : 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó có 20% đạt trên<br />
chuẩn.<br />
- Trường có chi bộ Đảng lãnh đạo, gồm 13 đảng viên.<br />
- Lực lượng giáo viên còn rất trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, có<br />
quyết tâm thay đổi, đặc biệt là giáo viên khối THPT.<br />
- Được nhà nước quan tâm đầu tư nên số phòng học, các phòng chức năng<br />
và tài chính nhìn chung là đảm bảo ở mức tối thiểu.<br />
- Nhà trường có uy tín kể từ ngày thành lập (7 năm), nhiều năm liền được<br />
công nhận là đơn vị tiên tiến, hằng năm đều có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh,<br />
huyện, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh .<br />
- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu<br />
thương giúp đỡ nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà<br />
trường đi lên trong thời gian qua.<br />
- Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và đa số phụ<br />
huynh học sinh.<br />
2.2.2. Khó khăn:<br />
6<br />
- Khi mới thành lập vào năm học 2007-2008, nhà trường chỉ có khối THPT,<br />
đến học kì II năm học 2009-2010 (tháng 1/2010) nhà trường mới tiếp nhận giáo<br />
viên và học sinh khối THCS có hộ khẩu xã Bàu Hàm từ trường THCS Nguyễn<br />
Văn Trỗi, xã Sông Thao (trước đây xã Bàu Hàm chưa có trường THCS). Chính<br />
vì lực lượng thiếu đồng bộ, bị động trong việc tiếp nhận khối THCS (giữa năm<br />
học) nên hoạt động của nhà trường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác<br />
quản lí chuyên môn, kiểm tra đánh giá do có nhiều sự khác biệt, không thống<br />
nhất giữa các cấp học khác nhau.<br />
- Chất lượng đầu vào của học sinh thấp, nhà trường tuyển sinh bằng hình<br />
thức xét tuyển và tuyển gần như toàn bộ số học sinh nộp đơn xin xét tuyển vào<br />
trường.<br />
- Chất lượng học tập của học sinh còn ở mức thấp (tỉ lệ học sinh lên lớp<br />
thẳng chỉ đạt 70 % trong năm học 2010 – 2011).<br />
- Việc giáo dục hạnh kiểm học sinh gặp nhiều khó khăn do thiếu sự quan<br />
tâm, phối hợp của gia đình học sinh, mặt khác công tác này cũng chịu nhiều ảnh<br />
hưởng từ bên ngoài xã hội, đặc biệt ở khối THCS chỉ có 65 % học sinh có hạnh<br />
kiểm khá, tốt (2010-2011), tăng lên 90 % ở năm học 2011-2012.<br />
- Đời sống giáo viên còn khó khăn, nhiều giáo viên phải ở trọ, lương chưa<br />
đảm bảo nhu cầu của bản thân và gia đình.<br />
- Trường đóng trên địa bàn tương đối nhạy cảm về an ninh, trật tự và tệ nạn<br />
xã hội như cờ bạc, ma tuý, trộm cắp…<br />
- Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình, tâm huyết nhưng chưa có kinh nghiệm;<br />
trường nằm ở vùng sâu nên giáo viên không có điều kiện học hỏi nhiều ở trường<br />
bạn..<br />
- Đa số các tổ chuyên môn là các tổ ghép, ở một số bộ môn có số lượng<br />
giáo viên ít nên gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt tổ chuyên môn.<br />
2.3. Các biện pháp cụ thể:<br />
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn<br />
- Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch<br />
của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau,<br />
thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây<br />
dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được<br />
xác định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo<br />
viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường.<br />
- Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tôi<br />
đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn với tiến trình như sau:<br />
Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm; phân tích tình hình và xác định mục<br />
tiêu cho năm học mới; viết dự thảo kế hoạch; tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo<br />
kế hoạch; hoàn chỉnh kế hoạch và thông qua hiệu trưởng . Nội dung cơ bản của<br />
bản kế hoạch chuyên môn: Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện<br />
thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học; qui mô phát triển<br />
7<br />
trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao); mục tiêu của hoạt động dạy học<br />
trong một năm học; các nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lý của lãnh đạo.<br />
Mỗi tháng tôi đều xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng, đánh giá hoạt động đã<br />
làm được trong tháng đồng thời định hướng hoạt động trong tháng tới (phụ lục<br />
kèm theo).<br />
- Một trong những hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực của việc lập kế<br />
hoạch công tác dạy học là lập thời khóa biểu. Việc xếp thời khóa biểu ở trường<br />
THCS & THPT Bàu Hàm: Thời khóa biểu cố định của nhà trường đảm bảo tổ<br />
chức hoạt động của học sinh trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách<br />
nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm. Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ<br />
chức đúng đắn lao động của giáo viên trong tuần. Chất lượng thời khoá biểu chi<br />
phối mạnh mẽ kết quả của toàn bộ quá trình giảng dạy giáo dục bởi vì nó ảnh<br />
hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt động của nhà trường. Cùng với sự hỗ trợ của<br />
phân mềm xếp thời khóa biểu, bản thân tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề này, luôn<br />
lưu ý duy trì ở mức độ cao nhất trong suốt năm học khả năng lao động của giáo<br />
viên và học sinh vì vậy, phải phân phối hợp lý các môn học, xen kẽ các môn<br />
học trong một buổi học. Cách sắp xếp thời khóa biểu thể hiện mối quan tâm đến<br />
quỹ thời gian của giáo viên, tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng<br />
suất cao mà không bị mệt mỏi quá sức. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của nhà<br />
trường: nhiều giáo viên đi học, nghỉ hậu sản, nhiều giáo viên có nhà xa, con nhỏ,<br />
tình hình giáo viên hay biến động nhất là dịp đầu năm nên thời khóa biểu của<br />
nhà trường thường xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định, thêm vào đó nhiều giáo<br />
viên giảng dạy cả THCS và THPT, nhà xa nên việc sắp xếp thời khóa biểu khoa<br />
học là một khó khăn lớn, ví dụ khó có thể xếp các tiết dạy của một giáo viên cho<br />
các lớp THCS cùng một buổi, mà nếu xếp khác buổi thì việc di chuyển giữa các<br />
dãy phòng học rất tốn thời gian.<br />
2.3.1.1. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học<br />
- Nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng hai loại kế hoạch cơ bản:<br />
Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ và kế hoạch giảng dạy (theo<br />
phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp). Kế hoạch của tổ phải<br />
chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn<br />
và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp. Kế hoạch tổ<br />
chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được<br />
giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng<br />
thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.<br />
- Lãnh đạo nhà trường đã cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với<br />
tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương<br />
trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu<br />
cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học, giáo dục...), làm cho tổ trưởng<br />
nắm được những ý định quan trọng của lãnh đạo đối với hoạt động dạy học<br />
trong năm, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ theo qui trình và<br />
cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường.<br />
- Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, các tổ chuyên môn sẽ căn cứ vào<br />
8<br />
khung phân phối chương trình của Bộ, số tiết thực tế được phân bố ở trường để<br />
chủ động phân phối lại chương trình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của<br />
nhà trường cũng như phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo chất lượng giảng<br />
dạy.<br />
- Đối với trường THCS & THPT Bàu Hàm, là một trường có hai cấp học,<br />
công tác chuyên môn chịu sự quản lí của Phòng Giáo dục Trảng Bom và Sở<br />
Giáo dục, việc xây dựng kế hoạch chuyên môn phù hợp với hoạt động cũng gặp<br />
nhiều khó khăn, khó phù hợp cho cả hai đối tượng là giáo viên và học sinh ở<br />
khối THCS và THPT. Với cùng một hoạt động chuyên môn, thời điểm thực hiện<br />
ở THCS và THPT khác nhau gây khó khăn cho hoạt động chuyên môn của nhà<br />
trường nhất là đối với các tổ chuyên môn, là tổ bao gồm cả THCS và THPT.<br />
- Đa số các tổ chuyên môn là các tổ ghép, ở một số bộ môn có số lượng<br />
giáo viên ít, ở hai khối THCS và THPT nên gặp không ít khó khăn trong việc<br />
xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chuyên môn.<br />
2.3.1.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học<br />
Lãnh đạo chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng<br />
kế hoạch năm học cá nhân, kế hoạch của giáo viên gồm hai loại cơ bản: kế<br />
hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy bộ môn<br />
a. Xây dựng kế hoạch năm học<br />
Giáo viên căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của nhà<br />
trường, kế hoạch của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công (môn dạy, lớp<br />
dạy, công tác chủ nhiệm và công tác khác), phân tích tình hình học tập của học<br />
sinh, yêu cầu của chương trình dạy học các môn phải dạy, điều kiện của nhà<br />
trường (sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học...). Từ<br />
đó xác định chỉ tiêu phấn đấu của bản thân (yêu cầu cần đạt ở từng nhiệm vụ,<br />
kết quả học tập của học sinh các lớp mình giảng dạy); biện pháp thực hiện để<br />
đạt các chỉ tiêu trên.<br />
b. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn<br />
Kế hoạch giảng dạy gồm hai loại:<br />
- Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn: Giáo viên căn<br />
cứ vào phân phối chương trình mà tổ c h u y ê n mô n đ ã t h ố n g n h ấ t để<br />
xây dựng kế hoạch dạy học cả năm và hàng tuần. Trong kế hoạch ấy phải thể<br />
hiện rõ mục tiêu, phương pháp của từng bài nhằm định hướng cho giáo viên<br />
trong quá trình dạy học, nắm bắt được kiến thức trọng tâm của từng bài trong<br />
chương trình để có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất là đối với giáo viên ở<br />
Trường THCS & THPT Bàu Hàm đa số là giáo viên trẻ, mới ra trường, kinh<br />
nghiệm giảng dạy ít.<br />
- Kế hoạch dạy học từng bài: viết bản thiết kế giờ dạy (giáo án).<br />
- Kế hoạch năm học của giáo viên do tổ trưởng chuyên môn duyệt và là<br />
căn cứ pháp lý để tổ trưởng chuyên môn và hiệu trưởng quản lý hoạt động sư<br />
phạm của giáo viên trong năm học.<br />
9<br />
2.3.2. Tổ chức thực hiện công tác đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
2.3.2.1. Xây dựng quy định, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
Việc tổ chức các tổ chuyên môn căn cứ vào qui định của Điều lệ trường<br />
phổ thông và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà<br />
trường. Trường THCS & THPT Bàu Hàm trong năm học vừa qua có 6 tổ<br />
chuyên môn: tổ Toán – Tin, tổ Lý – Công nghệ công nghiệp - TDQP, tổ<br />
Hóa - Sinh – Công nghệ nông nghiệp – Nhạc – Mỹ thuật, tổ Văn – GDCD,<br />
tổ Sử - Địa, tổ Anh văn. Đa số các tổ trưởng, tổ phó đều có đủ phẩm chất<br />
và năng lực để điều khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà<br />
trường, tuy nhiên đội ngũ nhà trường còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm, tổ trưởng<br />
cũng gặp không ít khó khăn trong quản lí tổ nhất là tổ ghép, bao gồm cả chuyên<br />
môn THCS và THPT.<br />
Thông qua tổ chuyên môn, người lãnh đạo sẽ nắm được sâu sát hoạt động<br />
của giáo viên, phát huy cao độ sự thống nhất giữa lãnh đạo với các thành viên<br />
trong tập thể sư phạm. Vì vậy, người lãnh đạo luôn luôn tìm hiểu, tăng cường<br />
chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo<br />
viên thông qua tổ chuyên môn.<br />
Trường THCS & THPT Bàu Hàm đã thực hiện một số biện pháp chỉ đạo<br />
hoạt động tổ chuyên môn:<br />
a. Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng<br />
Căn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu<br />
trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, hiệu trưởng chỉ<br />
đạo các tổ đi sâu vào nội dung cụ thể cho phù hợp. Chế độ hội họp là 2 lần /<br />
tháng.<br />
Hàng tháng, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng họp các tổ trưởng chuyên<br />
môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường<br />
và kế hoạch của các tổ chuyên môn. Đồng thời yêu cầu các tổ trưởng<br />
chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập<br />
của học sinh trong phạm vi tổ quản lý.<br />
Ở trường THCS & THPT Bàu Hàm, lãnh đạo nhà trường thường xuyên<br />
tham dự các cuộc họp của tổ chuyên môn để nắm sát tình hình giảng dạy và sinh<br />
hoạt chuyên môn của giáo viên, từ đó kịp thời điều chỉnh những hoạt động chưa<br />
đúng hướng.<br />
Hoạt động chuyên môn của các tổ hướng vào các hoạt động chủ yếu sau:<br />
- Giúp giáo viên thực hiện chương trình dạy học: Trong các buổi sinh<br />
hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận<br />
những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trọng<br />
tâm; tổ trưởng chuyên môn dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình<br />
thực hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng<br />
của giáo viên trong tổ chuyên môn, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần có; tổ<br />
trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện chương trình ở tổ chuyên môn,<br />
10<br />
báo cáo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo. Tổ trưởng chuyên môn<br />
yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình ở các khối lớp được phân công<br />
giảng dạy, đồng thời nghiên cứu thêm chương trình toàn cấp vì giáo viên cần<br />
nắm được để thấy vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt.<br />
Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân<br />
hoặc cần thảo luận ở tổ chuyên môn, nhất là đối với Trường THCS & THPT Bàu<br />
Hàm là trường hai cấp học liên thông với nhau, giáo viên dạy ở THCS cần tìm<br />
hiểu chương trình ở THPT để nắm bắt được kiến thực trọng tâm giảng dạy cho<br />
học sinh, giáo viên dạy ở THPT cần biết được học sinh đã được học gì ở lớp<br />
dưới từ đó có phương pháp dạy phù hợp.<br />
- Các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt: Đầu<br />
năm học, tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi<br />
những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy để có định hướng<br />
chung thống nhất trong tổ, xây dựng chương trình phù hợp với tình hình thực tế<br />
của nhà trường. Trên cơ sở những yêu cầu về việc chuẩn bị giờ lên lớp, tổ<br />
trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận kỹ những vấn đề cần thiết<br />
như:<br />
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của chương và từng bài và có sự thống<br />
nhất trong tổ, nhóm chuyên môn;<br />
+ Thảo luận kỹ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi<br />
dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ<br />
yếu của mỗi phương pháp, xem xét khả năng của từng giáo viên trong việc<br />
vận dụng, tuyệt đối không gò ép tất cả mọi người phải tuân theo một phương<br />
pháp duy nhất;<br />
+ Tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo;<br />
+ Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu<br />
quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường;<br />
Hàng tuần, tổ trưởng chuyên môn giao trách nhiệm cho giáo viên hướng dẫn<br />
tập sự kiểm tra việc soạn bài của giáo viên trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
đối với giáo viên mới ra trường, đối với các giáo viên khác, tổ trưởng, tổ phó<br />
kiểm tra giáo án 1 lần/tháng, báo cáo kết quả kiểm tra trong biên bản sinh hoạt<br />
tổ chuyên môn và báo cáo với lãnh đạo để xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm<br />
quy chế chuyên môn. Sau khi kiểm tra phải có nhận xét, góp ý một cách cụ thể<br />
giúp giáo viên rút kinh nghiệm soạn bài tốt hơn.<br />
Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, việc ứng dụng công nghệ thông tin để<br />
quản lí hoạt động chuyên môn được thực hiện có hiệu quả, lãnh đạo nhà trường<br />
theo dõi việc thực hiện báo giảng của giáo viên thông qua phần mềm VNedu, từ<br />
đó có thể thực hiện dự giờ đột xuất kiểm tra công tác giảng dạy của giáo viên.<br />
- Các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên<br />
+ Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các<br />
phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy.<br />
<br />
11<br />
+ Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả năm<br />
học căn cứ vào thực tế tình hình đội ngũ của tổ. Tổ chức việc dự giờ và phân tích<br />
sư phạm giờ dạy của giáo viên trong phạm vi tổ.<br />
+ Động viên giáo viên đăng ký giờ dạy tốt;<br />
+ Tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học; Tổ<br />
chức thường xuyên các tiết dạy minh họa, sinh hoạt chuyên môn theo hướng<br />
nghiên cứu bài học, đổi mới về cách xem xét một giờ dạy, quan sát trọng tâm ở<br />
hoạt động của học sinh, cùng xây dựng giáo án, triển khai và rút kinh nghiệm<br />
trong tổ chuyên môn để mọi người nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho bản<br />
thân.<br />
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh<br />
+ Tổ chức cho giáo viên trong tổ nghiên cứu nắm vững các qui định về<br />
kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh. Thực hiện tốt kế hoạch kiểm<br />
tra, thi của nhà trường; Một thực tế tồn tại không những ở Trường THCS &<br />
THPT Bàu Hàm là đa số giáo viên không nắm được cách đánh giá, xếp loại học<br />
sinh do đã có phần mềm thực hiện, nên các tổ chuyên môn cần chú ý thường<br />
xuyên sinh hoạt để giáo viên nắm được quy chế đánh giá, xếp loại học sinh.<br />
+ Bảo đảm tất cả các bài kiểm tra đều được chuẩn bị kỹ và có đáp án kèm<br />
theo để hạn chế việc cho điểm theo cảm tính. Trước khi ra đề kiểm tra, các giáo<br />
viên cùng giảng dạy phải họp thống nhất nội dung ra đề kiểm tra, thông báo cho<br />
học sinh tại bản tin của lớp và của trường, biên bản thống nhất được lưu vào hồ<br />
sơ tổ để đánh giá, xem xét giáo viên có thực hiện đúng theo quy định hay không.<br />
+ Tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện lịch kiểm tra trong tổ<br />
hàng tháng; Kiểm tra công việc giáo viên phải làm khi kiểm tra kết quả học<br />
tập của học sinh; Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà<br />
trường về kiểm tra đánh giá học sinh (chấm bài, nhập điểm vào phần mềm,<br />
thống kê chất lượng)<br />
+ Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên<br />
được thực hiện tập trung vào chiều thứ 7 hàng tuần. Vào đầu mỗi học kì, dựa<br />
vào phân phối chương trình của các tổ chuyên môn, tôi đưa ra lịch kiểm tra tập<br />
trung, yêu cầu giáo viên tất cả giáo viên tham gia giảng dạy đều phải ra đề kiểm<br />
tra, đáp án, nộp cho bộ phận giáo vụ. Hàng tuần, bản thân tôi xem xét, nhờ một<br />
số giáo viên có kinh nghiệm ở các trường khác lựa chọn đề kiểm tra hoặc ra đề<br />
kiểm tra. Sau mỗi bài kiểm tra, bộ phận giáo vụ thống kê chất lượng, thông báo<br />
tại bảng để cho tất cả giáo viên cùng theo dõi, từ đó có những điều chỉnh phù<br />
hợp.<br />
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh<br />
Các hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện cho học sinh khả năng mở rộng và<br />
đào sâu tri thức đã tiếp thu được ở chương trình bắt buộc. Đồng thời tạo thêm<br />
hứng thú học tập và làm phát triển thêm năng lực riêng của từng học sinh. Qua<br />
đó góp phần hướng nghiệp cho học sinh.<br />
<br />
12<br />
Ở Trường THCS & THPT Bàu Hàm, hoạt động ngoại khóa còn hạn chế,<br />
trong năm vừa qua, tổ Sinh – TDQP – Nhạc – Mỹ thuật đã tổ chức cho học sinh<br />
trồng cây thuốc nam, tổ chức hội thao về quốc phòng an ninh, các tổ khác chưa<br />
thực hiện được.<br />
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh<br />
giỏi: Đối với học sinh yếu kém, nhà trường yêu cầu giáo viên trong quá trình<br />
dạy trên lớp phải tìm mọi cách thanh toán những lỗ hổng về kiến thức cho các<br />
em, giúp các em tiến bộ trong học tập bằng cách cải tiến phương pháp giảng<br />
dạy, cho những bài tập vừa sức để khuyến khích các em, khen kịp thời khi các<br />
em có sự tiến bộ dù nhỏ. Nếu giáo viên đã tiến hành những biện pháp tích cực<br />
mà vẫn không có hiệu quả (hoặc có rất ít) thì tổ trưởng chuyên môn đề nghị nhà<br />
trường tổ chức các lớp học phụ đạo và cử giáo viên có kinh nghiệm nhất, có<br />
phương pháp giảng dạy tốt nhất phụ trách. Đối với học sinh giỏi: Yêu cầu giáo<br />
viên trong quá trình giảng dạy phát hiện các học sinh có năng khiếu về bộ<br />
môn của mình và có trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, chất<br />
lượng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường chưa cao vì mặt bằng chất lượng<br />
thấp, trong các năm qua, các giải mà trường THCS & THPT Bàu Hàm đạt<br />
được chủ yếu là ở các môn xã hội như Văn, Sử, Địa.<br />
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho<br />
giáo viên: Để nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, lãnh đạo nhà<br />
trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho<br />
giáo viên. Nội dung bồi dưỡng gồm những kiến thức liên quan đến môn dạy,<br />
ngoại ngữ, tin học, các kiến thức về phương pháp dạy học …Hình thức bồi<br />
dưỡng chủ yếu trong tổ chuyên môn là hội thảo, thao giảng chuyên đề, tự<br />
học. Trong năm học 2014-2015, nhà trường đã tổ chức 2 lần mời các giáo viên ở<br />
trường khác có kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học tiên tiến như bảng thông<br />
minh để tập huấn cho giáo viên. Đồng thời, nhà trường đã mời một số giáo viên<br />
có kinh nghiệm ở các trường như THPT Thống Nhất A, THPT Thống Nhất về<br />
dự giờ, góp ý cho giáo viên trong nhà trường. Nhờ vậy, đa số các giáo viên trong<br />
trường đều học hỏi được kinh nghiệm và từng bước nâng cao năng lực chuyên<br />
môn và hiệu quả giảng dạy.<br />
Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, sau mỗi lần sinh hoạt tổ chuyên môn,<br />
các tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên thảo luận, đưa ra nội dung, chuyên<br />
đề sinh hoạt chuyên môn cho lần sinh hoạt tiếp theo, các nội dung đó có thể là<br />
các vấn đề khó trong các bài dạy, thảo luận sinh hoạt chuyên môn theo nghiên<br />
cứu bài học, xây dựng giáo án của tiết dạy minh họa, xây dựng giáo án chung<br />
cho tổ, xây dựng chuyên đề dạy học, ra các câu hỏi kiểm tra nhằm định hướng<br />
phát triển năng lực cho học sinh...Tổ trưởng chuyên môn xây dựng nội dung cụ<br />
thể, phân công công tác chuẩn bị cho các thành viên, thông báo tại bản tin của tổ<br />
để giáo viên nắm được thực hiện cũng như lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm<br />
tra, đánh giá.<br />
Khi tiến hành sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh<br />
hoạt chuyên đề: Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn;<br />
13<br />
xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định<br />
hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; khêu gợi các ý kiến phát<br />
biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt<br />
hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu. Các thành viên được phân<br />
công viết các chuyên đề báo cáo nội dung. Tổ trưởng chuyên môn đánh giá<br />
những ưu điểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết<br />
quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy.<br />
- Hướng dẫn các tổ lập hồ sơ lưu trữ thông tin:Các hồ sơ gồm có:<br />
+ Văn bản chỉ thị, hướng dẫn về nhiệm vụ năm học của các cấp chỉ<br />
đạo chuyên môn;<br />
+ Các loại kế hoạch của tổ;<br />
+ Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn;<br />
+ Bảng thống kê kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh;<br />
+ Tư liệu về các hoạt động của tổ...;<br />
+ Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: ghi nhận việc đánh<br />
giá, góp ý các tiết dự giờ, hội giảng, các thảo luận chuyên đề chuyên môn, triển<br />
khai nội dung các lớp bồi dưỡng, tập huấn của cấp trên...<br />
Tổ trưởng cần hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các hồ sơ chuyên<br />
môn (kế hoạch của tổ và cá nhân, giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ ghi điểm<br />
cá nhân, sổ tư liệu, sổ họp chuyên môn...).<br />
- Lãnh đạo thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn<br />
Hiệu trưởng giáo cho bản thân tôi có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, có<br />
thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra một vài hoạt động của tổ (kiểm tra chuyên<br />
đề).<br />
+ Với nội dung kiểm tra toàn diện; tôi kiểm tra 2 lần/năm kết hợp kiểm tra<br />
toàn diện một vài giáo viên và một vài lớp học sinh, thời gian tiến hành mỗi đợt<br />
kiểm tra khoảng một tuần.<br />
+ Với nội dung kiểm tra chuyên đề cũng được tiến hành như kiểm tra<br />
toàn diện nhưng nội dung chỉ tập trung vào vấn đề đã chọn, ví dụ như kiểm tra<br />
về hồ sơ, giáo án, công tác ra đề kiểm tra tập trung, công tác chấm bài, công tác<br />
thực hành thí nghiệm...<br />
2.3.2.2. Quản lí việc thực hiện chương trình theo định hướng mới<br />
Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, công tác chuyên môn được hiệu<br />
trưởng chỉ đạo :<br />
- Thống nhất với phó hiệu trưởng triển khai thực hiện kế hoạch chuyên<br />
môn.<br />
- Họp Hội đồng nhà trường đầu năm học: giao nhiệm vụ cho giáo viên, phổ<br />
<br />
14<br />
biến những nội qui về chuyên môn. Nội dung của nội qui chuyên môn hướng vào<br />
các tiêu chí sau:<br />
+ Đảm bảo ngày công lao động, ra vào lớp đúng giờ<br />
+ Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp (đổi mới phương pháp dạy học)<br />
+ Thực hiện tốt qui chế chuyên môn: thực hiện đúng chương trình dạy<br />
học mà các tổ đã thống nhất xây dựng, chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng bài dạy<br />
trước khi lên lớp, thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học<br />
sinh, làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, thực hiện đầy đủ các tiết<br />
thực hành thí nghiệm trong chương trình, thực hiện đầy đủ các hồ sơ chuyên<br />
môn, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, thực hiện<br />
đúng qui định về dạy thêm, học thêm.<br />
Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, các tổ chuyên môn sẽ căn cứ vào<br />
khung phân phối chương trình của Bộ, số tiết thực tế được phân bố ở trường để<br />
chủ động phân phối lại chương trình sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của<br />
nhà trường cũng như phù hợp với đối tượng học sinh đảm bảo chất lượng giảng<br />
dạy. Nội dung giảng dạy có thể không hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa,<br />
giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung hoặc phân bố lại theo hướng dạy học theo<br />
chuyên đề hoặc dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn.<br />
- Những qui định trên phải được giáo viên nắm vững, phó hiệu trưởng chỉ<br />
đạo các tổ trưởng chuyên môn theo dõi nhắc nhở việc thực hiện của giáo viên, có<br />
kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc giáo viên thực hiện các qui định trên.<br />
- Phó hiệu trưởng xây dựng những biểu mẫu báo cáo, thống kê về tình hình<br />
giảng dạy, lưu trữ biên bản các cuộc họp giữa phó hiệu trưởng chuyên môn với<br />
các tổ trưởng chuyên môn hoặc với toàn thể giáo viên, biên bản sinh hoạt tổ<br />
chuyên môn để xem xét việc thực hiện chương trình, theo dõi sát sao việc giáo<br />
viên nghỉ dạy, dạy thay, dạy bù.<br />
- Hàng tháng, cuối học kỳ 1 và cuối năm học: hiệu trưởng cùng với phó<br />
hiệu trưởng chuyên môn sơ kết, tổng kết công tác giảng dạy; kiểm điểm đánh<br />
giá vạch ra những công tác đã làm tốt, những giáo viên thực hiện nhiệm vụ tốt;<br />
phát hiện những vấn đề cần uốn nắn, nhắc nhở những giáo viên còn có những<br />
sai sót trong công tác, từ đó đề ra biện pháp khắc phục cho thời gian tới.<br />
2.3.2.3. Quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học<br />
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là hoạt động đơn lập từ phía<br />
thầy- trò mà hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, năng lực lãnh đạo<br />
của người quản lý trường học. Người hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong<br />
việc lập kế hoạch, triển khai thực thi, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động<br />
đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Những hoạt động chỉ đạo của<br />
hiệu trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đổi mới phương pháp dạy học<br />
trong nhà trường như: hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, viết sáng<br />
kiến kinh nghiệm, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, các hội giảng, thi giáo<br />
viên giỏi, học sinh giỏi,… Như vậy, lãnh đạo nhà trường đã thường xuyên tác<br />
<br />
15<br />
động đến hầu hết các mặt của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học , và sự<br />
tác động ấy không rời rạc, không thụ động mà cần chặt chẽ, chủ động, bao<br />
quát, trọng tâm vào mối quan hệ giữa các chủ thể dạy học.<br />
Nhà trường đã vận dụng tối đa sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học tiên tiến,<br />
nhà trường đã mới một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc sử dụng bảng<br />
thông minh, phần mềm soạn giáo án điện tử...Tuy nhiên vấn đề đổi mới<br />
phương pháp dạy học là một tồn tại lớn tại trường THCS & THPT Bàu Hàm.<br />
Đối với học sinh của trường có trình độ thấp mà đa số là dân tộc thiểu số, giáo<br />
viên phải dành nhiều thời gian để kiểm tra bài của học sinh, rèn luyện cho các<br />
em cách trình bày, cách vận dụng kiến thức vào bài học, một bài toán phải rèn<br />
đi rèn lại nhiều lần nên thời gian dành cho việc đổi mới phương pháp còn hạn<br />
chế, nhất là yêu cầu chung đầu tiên hiện nay là học sinh phải vượt qua các kì<br />
thi.<br />
2.3.2.4. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học<br />
Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, nhà trường đã tiến hành sinh<br />
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Công tác này được thực hiện như<br />
sau:<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu<br />
- Giáo viên xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt<br />
được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học),<br />
đảm bảo phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.<br />
- Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài<br />
học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy<br />
học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh<br />
vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...<br />
Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của khi tham gia các hoạt động học tập<br />
và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)…<br />
- Tổ trưởng chuyên môn giao cho giáo viên trong nhóm soạn giáo án của<br />
bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án.<br />
Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát<br />
và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.<br />
Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ<br />
- Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên<br />
sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại<br />
trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.<br />
- Giáo viên dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến<br />
việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi<br />
dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh<br />
trong giờ học, cách làm việc nhóm học sinh, những khó khăn vướng mắc, thái<br />
độ tình cảm của học sinh... Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ<br />
rơi” một học sinh nào.<br />
16<br />
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa<br />
Tổ trưởng chuyên môn động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng<br />
góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không<br />
xếp loại giờ dạy.<br />
Bước 4: Áp dụng<br />
Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm<br />
nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài<br />
học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.<br />
Trường THCS & THPT Bàu Hàm đã thực hiện theo các bước trên, bước<br />
đầu cũng có một số chuyển biến tích cực như dần đổi mới được suy nghĩ của<br />
giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn, giảm áp lực khi tiến hành một giờ dạy<br />
cho các giáo viên khác trong tổ cùng dự vì giáo viên dạy minh họa thực hiện<br />
theo giáo án chung của cả tổ, tiết dạy không đặt nặng việc đánh giá, xếp loại<br />
giáo viên, các giáo viên trẻ học hỏi được kinh nghiệm từ các giáo viên khác<br />
trong tổ. Học sinh có phần hứng thú hơn trong giờ học. Giáo viên hình thành<br />
thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành<br />
mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.<br />
Tuy nhiên, trong năm học vừa qua, số tiết thực hiện nghiên cứu bài học của<br />
nhà trường mới chỉ thực hiện được 2 tiết/môn/học kì, chủ yếu thực hiện ở các<br />
môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Anh, Văn, GDCD. Do mới bước đầu<br />
thực hiện, giáo viên còn nhiều lúng túng, giáo viên chưa từ bỏ được thói quen<br />
đánh giá giờ dạy qua hoạt động của người dạy, chưa thực sự thấy được vấn đề<br />
cốt lõi là học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào<br />
vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để<br />
tìm cách giải quyết.<br />
Giáo viên chưa hình thành được thói quen chú trọng quan sát hoạt động của<br />
học sinh, ghi nhận để luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học<br />
sinh trong giờ học, luyện tập khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều<br />
chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của học sinh.<br />
Về phía học sinh , nhất là đối tượng học sinh của nhà trường đa số là học<br />
sinh yếu kém, các em chưa có thói quen chủ động tiến hành các hoạt động học<br />
tập, chưa tích cực hợp tác với giáo viên nên công tác tổ chức giờ học của giáo<br />
viên ở một số tiết chưa đạt hiệu quả, chưa phát huy được năng lực chủ động,<br />
sáng tạo cho học sinh.<br />
2.3.2.5. Dạy học theo chuyên đề<br />
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách<br />
giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và<br />
sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học<br />
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế<br />
của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương<br />
trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo<br />
<br />
17<br />
phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình<br />
thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.<br />
- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng<br />
hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết.<br />
Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với<br />
mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.<br />
- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định<br />
hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến<br />
trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.<br />
- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết,<br />
khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu<br />
dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.<br />
Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng<br />
nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia<br />
ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần<br />
của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác<br />
nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ<br />
lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm<br />
giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác.<br />
Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả<br />
lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động<br />
nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.<br />
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của<br />
học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ<br />
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ<br />
thuật dạy học được sử dụng.<br />
Tại trường THCS & THPT Bàu Hàm, việc thực hiện dạy học theo chuyên<br />
đề còn nhiều lúng túng . Ở các tổ chuyên môn thực hiện chuyên đề theo từng<br />
chương trong sách giáo khoa, rất khó thiết kế lại theo các nội dung chuyên đề<br />
mới vì thực ra nội dung các chương đã được viết theo một chủ đề cụ thể. Mặt<br />
khác, đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm giảng<br />
dạy, chưa mạnh dạn cũng như chưa thực sự nắm chắc việc thiết kế các chuyên<br />
đề dạy học. Trong năm học 2014 – 2015, tổ Sử - địa đã thực hiện dạy học theo<br />
chủ đề tích hợp, liên môn. Giáo viên căn cứ vào nội dung chương trình, sách<br />
giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí, những ứng dụng phương pháp dạy học trong<br />
thực tiễn, tổ Sử - Địa đã xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau, có<br />
những điểm tương đồng từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành<br />
một chuyên đề dạy học. Chuyên đề đã được thực hiện, bước đầu có sự đổi mới<br />
về vấn đề dạy học tích hợp và liên môn, tuy nhiên số tiết thực hiện còn ít, mới<br />
chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản.<br />
2.3.2.6. Quản lí tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra, đánh giá kết<br />
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực<br />
18<br />
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan<br />
sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học<br />
sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng<br />
về kết quả học t