SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƢỜNG THPT XUÂN LỘC.<br />
-----------------------------<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
QUẢN LÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH<br />
TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT XUÂN LỘC<br />
<br />
Ngƣời thực hiện: TRẦN ĐÌNH VINH<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
Quản lí giáo dục X<br />
Phương pháp dạy học bộ môn •<br />
Phương pháp giáo dục •<br />
Lĩnh vực khác •<br />
<br />
Có đính kèm<br />
• Mô hình<br />
<br />
•<br />
<br />
Phần mềm<br />
<br />
•<br />
<br />
Phim ảnh • Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học: 2011 -2012<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VÊ CÁ NHÂN<br />
1. Họ và tên: Trần Đình Vinh<br />
2. Ngày tháng năm sinh. 02 – 10 - 1962<br />
3. Nam . nữ. Nam<br />
4. Địa chỉ. Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai<br />
5. Điện thoại: CQ. 0613871115<br />
NR:0613872026<br />
ĐTDĐ:0918254269<br />
6. Fax<br />
E.mail: trandinhvinhht@yahoo,com<br />
7. Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
8. Đơn vị công tác.Trường THPT Xuân Lộc – Đồng Nai<br />
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.<br />
- Học vị : Thạc sĩ<br />
- Năm nhận bằng: 2004<br />
- Chuyên môn đào tạo: Vât lí Kỉ thuật<br />
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm. Quản lí<br />
- Số năm có kinh nghiệm: 20 năm<br />
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
1. Giải pháp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ( Năm 2008)<br />
2. Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường ( Năm 2010)<br />
3. Kết hợp các nguồn lực và giải pháp nhằm giáo dục kỉ năng sống cho học<br />
sinh trong nhà trường phổ thông.<br />
<br />
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
TRƢỜNG THPT XUÂN LỘC<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.<br />
----------------------------------------------Xuân Lộc, Ngày 22 tháng 5 năm 2012<br />
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Năm học: 2011 - 2012<br />
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Quản lí dạy thêm, học thêm để phát huy tính tự<br />
học của học sinh.<br />
Họ tên tác giả: Trần Đình Vinh<br />
Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc.<br />
Lĩnh vực : Quản lí giáo dục<br />
X<br />
Phương pháp dạy học bộ môn •<br />
Phương pháp giáo dục •<br />
Lĩnh vực khác<br />
•<br />
1. Tính mới:<br />
- Có giải pháp hoàn toàn mới: •<br />
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: X<br />
2. Hiệu quả.<br />
- Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng trong toàn ngành và hiệu quả cao: •<br />
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng<br />
trong toàn ngành có hiệu quả: •<br />
- Hoàn toàn mới và đã triển khai ứng dụng tại đơn vị có hiệu quả cao: •<br />
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai sử dụng<br />
tại đơn vị có hiệu quả: X<br />
3. Khả năng ứng dụng.<br />
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:<br />
Tốt •<br />
khá: •<br />
Đạt:•<br />
Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn để thực hiện<br />
và để đi vào cuộc sống: Tốt X<br />
khá: •<br />
Đạt: •<br />
Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu<br />
quả trong phạm vi rộng: Tốt •<br />
khá: X<br />
Đạt: •<br />
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN<br />
<br />
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ<br />
<br />
QUẢN LÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TỰ<br />
HỌC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT XUÂN LỘC<br />
I.<br />
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Nhiều ý<br />
kiến coi dạy thêm như là tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều ý kiến đồng ý việc<br />
dạy thêm nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan có trách nhiệm, có ý kiến phản<br />
đối việc dạy thêm, học thêm và đòi cấm tuyệt việc này. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo<br />
dục Đào tạo và các cấp quản lí đã có chỉ đạo về công tác dạy thêm, học thêm nhằm<br />
hạn chế tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do nhiều lí do, đa số<br />
phụ huynh và học sinh vẫn coi học thêm của con em như là một cứu cánh, mà<br />
không biết đến những hệ luỵ xấu của nó đối với sự phát triển tương lai của con em.<br />
Nhằm thực hiện tốt việc những quy định về dạy thêm, học thêm, trong bối cảnh<br />
hiện nay, ngoài những quy định của ngành, hiệu trưởng các nhà trường cần có<br />
những giải pháp phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và khả năng sáng<br />
tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và nhất là tạo cho học sinh một thói quen<br />
tự học, chủ động giải quyết các vấn đề, các yêu cầu của các môn học và cũng từ đó<br />
có thói quen chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tương lai.<br />
II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ<br />
TÀI<br />
Lời nói đầu: Tự học là một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi người phải rèn luyện<br />
để hình thành, nhằm làm cho việc học tập suốt đời của mỗi người có hiệu quả. Thói<br />
quen tự học, tự nghiên cứu không tự có mà nó được hình thành trong quá trình phấn<br />
đấu của con người, thói quen này hình thành càng sớm, thì việc học tâp càng trở nên<br />
dễ dàng và chủ động. Trong thực tế, vì nhiều lí do mà đa số học sinh chưa có thói<br />
quen tự học khi vào cấp học THPT, đây là cấp học đã rất cần có phẩm chất này và<br />
đây cũng là giai đoạn tốt nhất để hình thành thói quen tự học. Dạy thêm, học thêm<br />
tràn lan đã vô tình góp một phần làm giàm hoặc triệt tiêu khả năng tự học của học<br />
sinh. Với mong muốn hình thành thói quen tự nghiên cứu, tự học của học sinh ở cấp<br />
THPT nhằm thực hiện tốt và thành công trong việc học tập, rèn luyện ở cấp học tiếp<br />
theo, hoặc để chủ động khi vào đời, tôi đã trăn trở tìm tòi cách „thổi‟ vào học sinh<br />
một tư tưởng tự học, mà tôi cho là nếu ai thực hiện được sẽ thành công rực rỡ trong<br />
cuộc sống tương lai, và quản lí dạy thêm, học thêm cũng là một phần công việc để<br />
tạo điều kiện và cơ hội để hình thành tự học cho học sinh khi nó còn chưa muộn.<br />
Tôi không kết tội ở dạy thêm tích cực như vốn dĩ nó đã có từ thời xa xưa cho đến<br />
nay, mà chỉ muốn nghiên cứu nhằm giảm đi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và<br />
hình thành thói quen tự học cho những học sinh từ trước đến nay chỉ ỉ lại vào học<br />
thêm, vào thầy cô. Vì vậy trong phần lí luận tôi chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự học<br />
<br />
còn phần quản lí dạy thêm, học thêm chỉ nói ở phần giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc<br />
hinh thành thói quen tự học cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.<br />
1. Thuận lợi:<br />
- Có sự chỉ đạo của các cấp về công tác dạy thêm, học thêm.<br />
- Xã hội quan tâm nhiều, bàn luận nhiều đến học thêm, dạy thêm và về sự cần thiết<br />
của việc tự học của học sinh, rất nhiều gương tự học thành đạt trong cuộc sống<br />
được thông tin đại chúng nhắc tới và đã được xã hội tôn vinh.<br />
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà<br />
đang được các nhà trường triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua.<br />
- Nhiều thầy cô hiểu đúng các vấn đề về dạy thêm học thêm và tầm quan trong của<br />
việc tự học của học sinh.<br />
- Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phụ huynh quan tâm đến tương<br />
lai của con em. Nhiều học sinh tích cực trong học tập, có nhiều học sinh đã có<br />
phương pháp học tốt, biết tự học và đã có kết quả tốt trong học tập rèn luyện.<br />
2. Khó khăn.<br />
- Chương trình học của học sinh còn nặng nề về lí thuyết, các đánh giá học sinh<br />
thiên về điểm số, cách lực chọn vào học các trường Đại học, cao đằng chỉ thuần túy<br />
kiến thức, không chú trong đến các năng lực khác của học sinh. Kiến thức thi nặng<br />
nề. Nhiều phụ huynh học sinh đang quan tâm quá mức đến điểm số các môn học<br />
của học sinh, bất chấp hậu quả.<br />
- Hiện tượng học thêm phổ biến ở mọi nơi, mọi cấp học, làm cho học sinh không<br />
còn thời gian để tự học, nhiều phụ huynh và học sinh còn coi việc học thêm là cách<br />
tốt nhất để đạt được kết quả trong các kì thi, ỉ lại vào thầy cô.<br />
- Một số ít thầy cô không thấy tác hại của việc học thêm không đúng đắn, một số<br />
phụ huynh quản lí con bằng cách cho vào các lớp học thêm.<br />
- Đời sống một bộ phận giáo viên còn khó khăn.<br />
- Nhiều học sinh không có phương pháp học tập, rèn luyện. Không chú trong việc<br />
tự học, không dành thời gian cho việc tự học.<br />
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
a. Tự học là gì ?<br />
Học và tự học là một kỉ năng cần giáo dục cho học sinh, trong quá trình học tập<br />
bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Tự<br />
học ở đây không chỉ được hiểu là việc tự nghiên cứu bài vở ở nhà thay cho việc đi<br />
học thêm mà nó còn được hiểu là việc về xem lại bài vở, biến những kiến thức được<br />
giảng dạy thành của mình. Từ đó có thể khắc sâu và nhớ lâu những hiểu biết, thay<br />
cho cách học rất phi logic hiện nay của nhiều học sinh: học theo khuôn mẫu đã<br />
được định trước<br />
<br />