Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường quản lí học sinh lớp chủ nhiệm thông qua facebook
lượt xem 7
download
Nghiên cứu "Tăng cường quản lí học sinh lớp chủ nhiệm thông qua facebook" nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lí học sinh về rèn luyện ý thức đạo đức, thái độ và kĩ năng sống nhằm phục vụ cho công tác dạy và học ở nhà trường. Bồi dưỡng học sinh trở thành người có ích cho gia đình cho xã hội. Khẳng định các em thay đổi khi thầy cô thay đổi và khi xã hội thay đổi, và thay đổi theo hướng tích cực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường quản lí học sinh lớp chủ nhiệm thông qua facebook
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM THÔNG QUA FACEBOOK Người thực hiện : Trình Nữ Kỳ Hoa Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm
- THANH HÓA NĂM 2018
- MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………........1 1.1 Lí do chọn đề tài.……………………………………………………..........1 1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………...........2 1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..........2 1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….........3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………..........3 2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………........3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...............4 2.3. Khả năng sử dụng facebook vào quản lí học sinh........................................5 2.4. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................6 2.5. Cách thức sử dụng facebook vào quản lí học sinh lớp chủ nhiệm..............8 2.6. Hiệu quả của SKKN ....................................................................................11 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................14
- 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài. Ở tất cả các bậc học phổ thông, đặc biệt là cấp THPT, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, định hướng đạo đức, định hướng nghề nghiệp.Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường. Là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách học sinh, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục HS trước nhà trường, Nhà nước và nhân dân. Giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn, người đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật. Người giáo viên chủ nhiệm còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể lớp, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là một trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các em. Bằng tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩn mực thể hiện trong nội dung các môn học, giáo viên chủ nhiệm còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp. Song trên thực tế cũng như về lí luận, các tài liệu phục vụ cho công tác chủ nhiệm rất hạn chế, chủ yếu giáo viên tự mày mò, học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó tác động của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội; ngoài những mặt tích cực, không ít tác động tiêu cực đã ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của học sinh. Tôi nhận thấy, Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh, là thủ lĩnh lãnh đạo tập thể lớp, là linh hồn của lớp học. Làm tốt công tác chủ nhiệm là làm tốt nhiệm vụ ban giám hiệu giao phó, thay mặt nhà trường, trực tiếp quản lí học sinh, giáo dục tư tưởng, rèn luyện nề nếp , hướng dẫn học sinh thực hiện trách nhiệm học tập và lao động ở nhà trường. Tuy nhiên do sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển của tâm lí lứa tuổi, sự bùng phát của các mối quan hệ mở nên học sinh THPT dần có nhiều mối quan tâm hơn ngoài việc học ở nhà trường.Đặc biệt hiện nay hầu hết các em đều có điện thoại thông minh, truy cập mạng và tham gia mạng xã hội Facebook. facebook như con dao hai lưỡi, tác động đến xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Học sinh sử dụng facebook như một phương tiện giao tiếp. Hầu hết, các em tham gia facebook đều để chia sẻ và kết bạn. Song, nhiều em chưa đủ kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý tình huống khi tung tin với mục đích câu like hoặc bị 1
- người khác tung tin với mục đích xấu. Nhiều em không nghĩ sâu xa về hành vi và hậu quả mà mình đang làm. Có em bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.Do đó, nhiều giáo viên phải ở trong thế giới đó mới hiểu và quản lý được học sinh của mình một cách hiệu quả. Bản thân là giáo viên môn địa lí, số tiết lên lớp không nhiều, việc tiếp xúc trực tiếp với các em còn nhiều hạn chế, vì ngoài việc dạy trên lớp chủ nhiệm, tôi còn trực tiếp đứng lớp ở nhiều lớp khác. Bằng kinh nghiệm của bản thân, bằng sự quan sát của mình , tôi nhận thấy rằng, có nhiều cách khác nhau để tăng cường sự quản lí lớp. Một trong những cách mà tôi thấy khá hiệu quả trong những năm gần đây đó là thông qua facebook. vì vậy tôi mạnh dạn viết sáng kiến ‘‘ Tăng cường quản lí học sinh lớp chủ nhiệm thông qua facebook ’’ để đồng nghiệp tham khảo, góp ý nhằm nâng cao chất lượng quản lí học sinh, phục vụ tốt cho việc dạy học rèn luyện của các em. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lí học sinh về rèn luyện ý thức đạo đức, thái độ và kĩ năng sống nhằm phục vụ cho công tác dạy và học ở nhà trường Bồi dưỡng học sinh trở thành người có ích cho gia đình cho xã hội. Khẳng định các em thay đổi khi thầy cô thay đổi và khi xã hội thay đổi, và thay đổi theo hướng tích cực 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng áp dụng. Là học sinh lớp chủ nhiệm 12A5 khóa học 20152018 Thuận lợi: Đây là học sinh lớp 12, các em cũng đã quen với môi trường học tập, và rèn luyện ở trường THPT. Phần lớn học sinh trường THPT Yên Định 3 đóng trên địa bàn vùng nông thôn nên có ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên trong học tập. Rất nhiều học sinh có năng lực và đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt điểm cao do nhà trường, do sở tổ chức, đặc biệt là kì thi THPT sắp tới. Đây là kì thi đổi mới hoàn toàn nên phần nào các em cũng tự giác trong học tập. Khó khăn. Đây là lớp có ý thức học tập tốt tuy nhiên các em đều theo khối C nên việc chọn ngành, nghề theo khối này rất khó khăn, vì vậy phần lớn các em chủ yếu xác định mục đích chỉ thi tốt nghiệp là chính, nghĩ rằng thi tốt nghiệp thì đơn giản nên chểnh mảng việc học tập 2
- Một số gia đình học sinh ở xa như Yên Lâm, Cẩm Tâm hay Yên Thịnh vì vậy việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi các em hay đi học muộn, vắng học nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy và học tập. Tâm lí các em nghĩ rằng năm cuối cùng trong đời học sinh nên các em hay rủ nhau đi chơi, check in cảnh đẹp, có thói quen sống ảo Khảo sát đầu năm của lớp 12A5 về học tập,và thói quen sử dụng Facebook tôi thu được kết quả như sau. Về học tập 1/5 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học – các em này học khá đều các môn và ham học hỏi. 3/5 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT học lực trung bình 1/5 học sinh không mặn mà với việc học tập của ban thân mình. học lực yếu, ý thức học và tiếp thu cũng kém. Về sử dụng facebook 100% học sinh đều có tài khoản facebook 100% học sinh đều có thói quen sử dụng facebook hàng ngày 20% học sinh sử dụng facebook để theo dõi các trang giáo dục qua mạng, như học tiếng anh cùng cô Trang Phạm, chia sẻ các bài học liên quan đến thi tốt nghiệp, và kết nối bạn bè, chia sẻ cuộc sống cá nhân 20% học sinh chỉ dùng facebook vào việc trao đổi thông tin , kết nối bạn bè, chia sẻ cuộc sống cá nhân 50% học sinh thường xuyên dùng facebook để lên mạng, check in , sống ảo, like, share, comment các bài viết của bạn bè, các trang mạng xã hội, nảy sinh tình trạng nghiện facebook. 10% học sinh có thói quen sử dung facebook gân như mọi lúc, mọi nơi Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề học sinh sử dụng mạng xã hội có hiệu quả, đúng hướng ở lớp 12A5 do tôi chủ nhiệm 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để triển khai đề tài“Tăng cường quản lí học sinh lớp chủ nhiệm thông qua facebook ”. tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 3
- Phương pháp điều tra, thống kê: thông qua các phiếu điều tra qua các buổi sinh hoạt đầu năm. sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt ngoại khóa... Phương pháp tổng hợp đánh giá: trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN Như tôi đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, cơ sở lí luận và thực tế chưa có sự nghiên cứu thống nhất về công tác chủ nhiệm, chủ yếu do kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm công tác dạy học và chủ nhiệm cũng như học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. Vì vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần hiểu được chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là gì, mới có thể định hướng tốt hoạt động học tập và rèn luyện cho học sinh 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN. 2.2.1. Thực trạng sử dụng facebook hiện nay ở học sinh. Tôi nhận thấy, hầu hết học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều sử dụng mạng xã hội, là zalo và facebook . Mục đích ban đầu cũng chỉ là giải trí và giao lưu với bạn bè, chia sẻ cuộc sống cá nhân với mọi người. Trong quá trình sử dụng mạng xã hội, tôi nhận thấy việc sử dụng rất đơn giản, khả năng giao lưu rộng rãi và số học sinh tham gia rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi chúng ta là người lớn, khả năng kiểm soát thông tin cá nhân, cũng như chắt lọc các thông tin đúng sai từ mạng xã hội khá tốt thì các em học sinh do tuổi đời còn quá trẻ và khả năng nhận thức chưa cao, nên hầu hết sử dụng mạng xã hội chưa hiệu quả và còn rất nhiều hệ lụy. Một trong những hệ lụy có thể kể đến là: Sao nhãng thời gian học tập; lãng phí thời gian với những việc không bổ ích khi lên mạng; chìm đắm trong thế giớ ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực, … Một số học sinh đã có biểu hiện của việc nghiện facebook trung bình mỗi ngày các em này mất khoảng 3 giờ tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội. Em thực hiện ngay cả khi ngồi trên lớp hay trong giờ học bài ở nhà, dẫn đến kết quả học tập giảm sut, nề nếp chểnh mảng... 2.2.2. Thực trạng quản lí tình trạng sử dụng mạng xã hội trong nhà trường Có nên cấm học sinh sử dụng facebook không? Nhiều Giáo viên cho rằng, cấm không phải thượng sách. Facebook cũng chỉ là một phương tiện thông 4
- tin. Facebook không xấu, xấu hay không là ở chỗ chúng ta làm gì trên đó. Facebook có thể trở thành một ngôi nhà để tuổi trẻ giao lưu hay là nơi thóa mạ, xúc phạm nhau… đều tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Theo tôi , facebook như con dao hai lưỡi, tác động đến xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Cấm cản chỉ là biện pháp nhất thời chứ không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Đó là chưa kể việc cấm với lứa tuổi nhạy cảm này sẽ mang lại hiệu ứng ngược, càng cấm các em càng muốn chứng tỏ. Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và cách thức quản lí lớp chủ nhiệm, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi ý kiến với giáo viên bộ môn và các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Yên Định 3, kết quả điều tra như sau: Phần lớn số giáo viên được điều tra đều có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề sử dụng mạng xã hội facebook 60% giáo viên có thái độ tích cực đối với mạng xã hội, cho rằng mạng xã hội là cầu nối thông tin, và có thể sử dụng nó làm phương tiện kết nối với học sinh, hiểu học sinh, quản lí học sinh tốt hơn. Các giáo viên này cũng cho rằng, có thể dùng facebook để truyền tải kiến thức, chia sẻ nội dung các môn học có trên mạng xã hội cho đông đảo học sinh một cách nhanh nhất, thậm chí có thể dùng facebook làm diễn đàn học tập. 40% giáo viên cho rằng, facebook không đem lại hiệu quả cao trong quản lí học sinh, còn vô tình tiếp tay cho thói quen lướt mạng xã hội mỗi ngày, và nếu giáo viên kết bạn với học sinh qua facebook sẽ làm khó cho giáo viên khi muốn chia sẻ những chuyện cá nhân mình với bạn bè mà không muốn học sinh cũng biết.... 2.3. Khả năng sử dụng facebook vào quản lí học sinh Là giáo viên chủ nhiệm, ngoài giáo dục kiến thức cho học sinh thì việc giáo dục về đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và định hướng thế giới quan cho học sinh cũng vô cùng quan trọng. Vậy nên tôi sử dụng mạng xã hội để giao lưu với học trò; định hướng cho các em việc sử dụng mạng xã hội trong học tập và rèn luyện; kiểm soát những thông tin mà các em đăng tải từ đó có định hướng nhắc nhở khi các em có hành động chưa đúng đắn, ... Nhiều giáo viên đã tận dụng ưu thế của mạng xã hội vào dạy học và dạy học hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng mạng xã hội để giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp; hướng dẫn học sinh tự học ở nhà; thông báo các thông tin liên quan đến học tập, giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp; định hướng các nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết. 5
- Ví dụ, để nâng cao kiến thức bài học trên lớp, giáo viên hoặc học sinh tiến hành thành lập nhóm theo đơn vị lớp hoặc khối; bầu một thành viên tích cực trong lớp làm quản trị viên. Nên thêm các giáo viên bộ môn vào nhóm để tăng hiệu quả hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông qua nhóm lớp đưa, hỗ trợ thông tin quan trọng về học tập cũng như củng cố bài học, vận dụng nâng cao… Điều này giúp khắc phục khó khăn khi thời gian học tập trên lớp ngắn, không có nhiều thời gian cho học sinh ôn tập, tự học và rèn luyện thêm... Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu tham khảo, các bài tập cơ bản và nâng cao. Ví dụ, trên trang Violet.vn, học sinh có thể tự tìm thêm tài liệu học tập, từ tổng hợp kiến thức, lý thuyết bài học, tới bài tập vận dụng đơn giản tới nâng cao, hoặc các đề kiểm tra và thi thử. Việc này vô cùng hữu ích, đặc biệt đối với học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Giúp học sinh nâng cao khả năng tự học Khả năng tự học là điểm yếu của nhiều học sinh. Theo tôi, giáo viên có thể giúp học sinh nâng cao khả năng tự học qua mạng xã hội Do tính tích cực chủ động của học sinh không cao, bên cạnh đó cách giáo dục truyền thống cũng góp phần làm làm khả năng tự học của học sinh ngày càng kém, tính ỷ lại còn cao. Hiện nay, quá trình đổi mới giáo dục đang dần tác động vào khả năng tự học của học sinh Tôi cho rằng, việc giúp đỡ học sinh tự học thông qua mạng xã hội là rất hữu ích, bởi thông tin truy cứu trên internet vô cùng dễ ràng và phong phú. Hình ảnh minh họa mang tính trực quan cao, dễ gây hứng thú cho học sinh.... Chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội để giúp học sinh nâng cao khả năng tự học bằng các cách sau: + Giao các nhiệm vụ mang tính thách thức để các em hưởng ứng theo phong trào xem bạn nào làm được, làm tốt hơn. + Giao các nhiệm vụ về nhà và yêu cầu học sinh thực hiện với các hình thức khuyến khích tâm lý các em. + Có thể hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu thông tin và rút ra bài học cần thiết trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Có các phần thưởng động viên khích lệ về mặt tinh thần. + Động viên học sinh tự tìm hiểu thông tin về các vấn đề hay liên quan đến nội dung học tập chia sẻ cho các bạn khác cùng tham khảo, ... + Sau một quá trình rèn luyện, việc tự học trở thành kỹ năng mà học sinh tự trau dồi được. 6
- 2.4. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Không cấm học sinh sử dụng facebook Thực tế, chúng ta không thể cấm HS tham gia facebook và facebook cũng không xấu nếu chúng ta sử dụng đúng, hướng nó vào những điều tích cực. Bởi thế, để có thể quản lý sâu sát HS ngoài không gian nhà trường cũng như kịp thời giáo dục định hướng các em vào mục đích tốt đẹp, giáo viên (GV) nhất là GV chủ nhiệm cần thiết phải “chơi” facebook. Thời gian qua, nhiều GV THPT đã thử thực hiện quản lý, giáo dục HS qua facebook và đã đạt một số kết quả khả quan. Trước đây, để quản lý, giáo dục HS ngoài giờ học, GV chủ nhiệm thường trao đổi, trò chuyện riêng với các em khi có thời gian; hay liên hệ thường xuyên với phụ huynh, hoặc thăm dò, tìm hiểu từ các bạn cùng lớp, cùng trường. Thế nhưng, hiện nay những giải pháp này dường như không còn hữu hiệu lắm vì GV chủ nhiệm cũng dạy bộ môn nên thời gian rảnh rỗi rất ít và khi trò chuyện trực tiếp, HS cũng hiếm khi bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của chính mình vì ngần ngại. Phụ huynh cũng bận rộn nên thường GV chủ nhiệm chỉ liên hệ khi các em có vấn đề về chuyên cần, học tập hay hạnh kiểm. Do đó thời gian tìm hiểu qua phụ huynh cũng rất ít ỏi. Thậm chí nhiều phụ huynh không quan tâm đến con em nên những hiểu biết về con em mình đôi khi còn ít hơn GV chủ nhiệm. Cạnh đó, HS hiện nay cũng thường bao che cho bạn nên khi GV chủ nhiệm tìm hiểu về bạn khác, các em cũng thường né tránh trả lời chính xác những điều thầy cô cần biết. Chính vì vậy việc quản lý, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp bằng facebook đã đem đến một số tiện lợi như GV chủ nhiệm có thể quản lý chặt chẽ được các em ngoài giờ lên lớp hơn; giáo dục, định hướng cho HS về mọi mặt; nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai lệch của các em khi vừa nhen nhóm; gần gũi, hiểu hơn về HS từ hoàn cảnh gia đình, sở thích, thói quen, quan điểm… Giáo viên nên “kết bạn” với học sinh Muốn hiểu và giúp các em, trước hết giáo viên phải “kết bạn” với học sinh. Để thực hiện được cách giáo dục, quản lý HS qua facebook thì ngay từ khi nhận lớp, GV chủ nhiệm cần thực hiện các việc sau: cho HS biết facebook của mình và ghi nhận facebook của lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và nêu mong muốn được kết bạn với tất cả HS của lớp. Sau đó, GV chủ nhiệm cho cả lớp biết mọi thông tin, thông báo cần thiết về học tập, sinh hoạt của trường lớp sẽ được thông tin trên facebook cho nhanh chóng. Đồng thời, thầy cô cũng cho biết sẽ sẵn sàng trao đổi, trả lời mọi thắc mắc, tâm tư của các em về mọi việc qua hộp tin nhắn của facebook để đảm bảo sự riêng tư của cuộc trao đổi. (Thầy cô cần thực hiện theo đúng những điều đã phổ biến và 7
- phải dành thời gian mỗi ngày để xem facebook của từng em). Thỉnh thoảng, GV chủ nhiệm cũng tham gia bình luận với các em như những người bạn. Làm những điều này để các em thấy thầy cô hết sức gần gũi như một người bạn và tâm lý như người anh, người chị không quá xa cách. Khi đã quen với sự hiện diện của GV trên facebook, các em sẽ hết sức thoải mái bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng… của bản thân. Ngược lại, khi nhận ra có những biểu hiện lệch lạc, sai trái từ HS nào, GV chủ nhiệm cần khéo léo trao đổi với các em qua hộp thư của facebook để giải tỏa những vướng mắc, bức xúc của các em. Nếu vẫn chưa có kết quả tốt, lúc này, GV chủ nhiệm có thể gặp riêng HS ấy để trao đổi, giáo dục thêm. Những trường hợp khó khăn quá hoặc thuộc về chuyện gia đình của HS thì GV mới liên hệ với phụ huynh để phối hợp giáo dục các em. Cũng từ trang facebook của mình, GV chủ nhiệm tạo ra những phong trào từ các thông tin trên facebook như giúp người nghèo khó, hoạn nạn, thiên tai; giúp HS nghèo…, hay góp phần tạo những sân chơi lành mạnh như giới thiệu cho HS những quyển sách, bộ phim, bài hát hay, có giá trị. Từ đó, GV cùng HS bình luận trên facebook và qua đó thầy cô giáo dục, định hướng chân, thiện, mỹ cho các em. Định hướng sử dụng facebook vào các mục đích tích cực Các thầy, cô cũng cần định hướng cho các em biết sử dụng mạng xã hội ra sao cho đúng, không ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Facebook của tôi đa phần bạn bè là học sinh. Thông qua kênh thông tin này, tôi có thể nói chuyện với học sinh của mình như những người bạn. Các em tâm sự với tôi nhiều chuyện mà bình thường gặp trực tiếp không dám nói. Trên facebook, tôi lập các nhóm kín cho cả lớp và các nhóm riêng của từng nhóm đối tượng học sinh qua nhóm tin nhắn để tiện trao đổi thông tin học tập. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp hướng dẫn các em sử dụng facebook phải cảnh giác với những trang thông tin phản động, những video clip lừa đảo, bịa đặt, nói xấu, kích động, lôi kéo học sinh… Khi phát hiện mâu thuẫn cá nhân giữa các em trên mạng, giáo viên chủ nhiệm sẽ tư vấn, giải thích rồi yêu cầu các em xóa bỏ comment với lời lẽ thiếu văn hóa gây mất đoàn kết. Muốn bấm like một điều gì thì phải đọc và suy xét kỹ chứ không chạy theo số đông. Chúng ta nên khuyến khích văn hóa đọc trong học sinh, định hướng cho các em, xử lý, phân tích, chọn lọc đánh giá thông tin. Các em phải biết kiểm chứng khi lượng thông tin tràn lan trên mạng. Phải biết đối chứng, đối chiếu, trích nguồn từ đâu, đâu là báo chí chính thống. Nhà trường chỉ quản lý trong phạm vi cho phép, trong thời gian các em học trên lớp, còn thời gian ở nhà phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức trách nhiệm của phụ huynh đối với học sinh. 8
- Facebook không phải là thế giới ảo nữa, mà là một thế giới có ảnh hưởng thật và hậu quả thật. Các trường phải dạy các em cách sử dụng lành mạnh và giáo viên cũng phải am tường về mạng xã hội 2.5 Cách thức sử dụng facebook vào quản lí học sinh lớp chủ nhiệm: Lập trang Facebook cho lớp học của mình, nhóm học chung để cùng bàn luận thông tin. Trong buổi sinh hoạt đầu năm tôi phát phiếu thăm dò thông tin cá nhân , yêu cầu các em trả lời các câu hỏi mang tính chất tự nguyện + Họ và tên + Ngày tháng năm sinh + Địa chỉ gia đình, số điện thoại gia đình, số điện thoại cá nhân + Tài khoản Facebook + Sở thích, năng khiếu, mong muốn của bản thân + Hạn chế, khó khăn Tôi đã lập nhóm kín trên facebook, các thành viên trong lớp đều hào hứng tham gia, add nick face cá nhân vào nhóm. Định kì hằng tuần đăng thông báo của nhà trường của lớp vào các ngày thứ 4. vì thứ 2 các em đã biết các thông tin qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, thứ 7 nắm thông tin qua tiết sinh hoạt lớp. Các thông tin được đăng trên face của nhóm lớp là các thông tin liên quan đến hoạt động học , nề nếp của lớp, của trường. Qua đó định hướng cho các em các hoạt động trọng tâm cơ bản. Ngoài ra tôi còn dùng facebook này để trao đổi bài vở với các em. Học sinh có thể đặt các câu hỏi, đăng các bài tập cùng trao đổi với nhau, thông qua đó tôi có thể hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả hơn bộ môn của mình. Tôi thường xuyên chia sẻ các trang địa lí hay mà tôi đọc được trên báo, trên mạng , cùng các em tham khảo, trao đổi thông tin có ích liên quan đến bộ môn. Tôi khuyến khích học sinh trao đổi những bài tập, câu hỏi, vấn đề liên quan đến tất cả các môn học hoặc các vấn đề trong cuộc sống mà các em đang băn khoăn chưa biết cách giải quyết, để các bạn cùng trao đổi, góp ý, từ đó giáo viên cũng hiểu được các mối quan tâm và mức độ các mối quan hệ của học sinh trong lớp học. Nếu trong lớp có học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vào các đợt đầu năm học và tết Nguyên Đán, tôi sẽ mở chiến dịch ủng hộ, kêu gọi các thành viên trong lớp tham gia, nhằm tạo kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập tặng bạn đến trường, tặng quà nhân ngày tết. thông qua phần tương tác của học sinh qua 9
- trang nhóm của lớp, các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt sẽ thấy được tình cảm chân thành của tập thể dành cho mình, không ngừng cố gắng trong học tập. Cũng thoogn qua các hoạt động này học sinh trong lớp rèn luyện thêm được đức tính tương thân, tương ái. Cuối tháng sẽ có bài viết do giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động của tập thể, động viên, khen thưởng các học sinh có sự vươn lên trong học tập, nề nếp; đồng thời khiển trách công khai một vài em vẫn chưa có sự thay đổi tích cực. Đặc biệt không quên liên lạc với phụ huynh để thông báo tới phụ huynh các học sinh này, đề nghị gia đình giúp đỡ , tạo điều kiện quan tâm để các em cố gắng hơn nữa. Lôi kéo sự tham gia của cha mẹ Bạn có thể nhờ phụ huynh tham gia vào group của nhóm trên facebook. Cách này sẽ cho phép cha mẹ giám sát được quá trình học của con. Khi bạn giao bài tập, phụ huynh cũng có thể thấy được. Bằng việc phụ huynh tham gia vào nhóm của bạn, bạn có thể hỗ trợ phụ huynh trong cách giao tiếp và làm việc cùng con. Điều này cũng bắt buộc học sinh phải nỗ lực và duy trì thái độ học tập tốt hơn. Tạo nhóm để quản lí lớp Tôi còn lập nhóm tin nhắn với ban cán sự lớp, tin nhắn này để dành riêng trao đổi với các học sinh là cốt cán của lớp, thông qua tin nhắn nhóm này, tôi nắm bắt tình hình của lớp nhanh nhất, giúp các em giải quyết nhanh chóng các tình huống khi giáo viên chủ nhiệm chưa có mặt. Đối với nhóm tin nhắn này, bình thường tôi sẽ yêu cầu ban cán sự lớp báo báo tình hình của lớp hằng ngày vào cuối ngày , sau khi các em hoàn thành việc học ở lớp, nếu có chuyện đột xuất liên quan đến nề nếp thì phải báo ngay với cô qua điện thoại, còn bình thường sẽ thông báo với giáo viên chủ nhiệm vào cuối ngày ( Về học sinh vắng học, bỏ giờ, làm việc riêng trong giờ, chất lượng các giờ học,...) 10
- Tạo nhóm trao đổi bài vở Việc học tập ở lớp , không phải em nào cũng có sở trường như nhau, có học sinh mạnh về tự nhiên, có em mạnh về xã hội, tôi sữ gợi ý các em có thể lập nhóm hỗ trợ nhau học tập Trung bình Học sinh mỗi ngày sử dụng Facebook 23 tiếng để giao tiếp với bạn bè. Facebook giúp em có thể nói chuyện cùng lúc với nhiều người, dễ dàng chia sẻ tâm trạng cảm xúc của mình. Một số lợi ích của facebook + Nếu sử dụng điện thoại, mỗi tin nhắn tính phí khoảng 200 đồng. Trong khi dùng Facebook, Học sinh có thể tạo nhóm để trao đổi bài vở, nói chuyện với nhau dễ dàng hơn rất nhiều mà không phải trả phí + Học sinh nhận thấy rằng, Mỗi lần không có buổi học mà đến trường chỉ để gặp bạn trao đổi vài câu về học tập thì mất nhiều thời gian. Nhờ có Facebook mà em có thể ở nhà trao đổi thông tin bài vở với bạn bè rất thuận tiện. Sử dụng Facebook sẽ giúp học sinh có cơ hội tương tác với giáo viên và cải thiện việc học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ, sau khi bạn giao bài tập cho học sinh, một vài học sinh vẫn còn thắc mắc. Giáo viên và các học sinh khác sẽ giúp học sinh này bằng việc trẻ lời các thắc mắc đó. Bằng cách này học sinh tìm được sự giúp đỡ ngay tức thì mà không cần phải chờ đợi một cách không cần thiết Lập nhóm học sinh đặc biệt Nhóm học sinh cá biệt. Trong lớp tôi số học sinh cá biệt không nhiều, tập trung chủ yếu vào các học sinh có năng lực học tập yếu, ngại học ham chơi, nhưng đặc điểm khác nhau, tôi lập các em này vào 2 nhóm + Nhóm các em hay nghỉ học không lí do Ở nhóm này tôi thường chia sẻ những câu chuyện về những sự vươn lên trong cuộc sống của những hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoặc khiếm khuyết về cơ thể; những câu chuyện về sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái, những cạm bẫy ngoài xã hội. Sau đó tôi sẽ hỏi các em về lí do vì sao thường xuyên nghỉ học, có khó khăn nào các em đang gặp phải, hỏi về quan điểm sống, mục đích , ước mơ, cách thức thực hiện ước mơ của các em. Từ đó định hướng cho các em thấy, ở lứa tuổi các em , được đến trường là hạnh phúc, chăm học là thể hiện sự biết ơn cha mẹ, học tốt, đạo đức tốt là sự trả ơn chân thành nhất. 11
- Các em sẽ nhận ra rằng , bản thân mình đang còn may mắn hơn nhiều số phận ngoài kia, cần phải nỗ lực học tập để còn làm chủ cuộc sống của bản thân sau này + Nhóm học sinh hay làm việc riêng trong lớp. Ở nhóm này phần lớn còn sợ cha mẹ, nên vẫn đến lớp, nhưng ngại học, thường có biểu hiện: nói chuyện, ngủ trong giờ, không chép bài.... Tôi sẽ thường xuyên tổng kết, đánh giá nề nếp các em thông qua kênh thông tin riêng, cho các em thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực , tiêu cực của từng học sinh, để các em thấy rằng, mặc dù cô không ở lớp, nhưng những thông tin mà cô nắm được vẫn rất kịp thời. Từ đó các em so sánh sự thay đổi của bản than với bạn bè để cố gắng + Động viên những em đã có chuyển biến tích cực + Răn đe kịp thời , phê phán các hành vi thiếu nghiêm túc trong giờ của các em còn vi phạm, và khuyến khích các em cùng cố gắng để xây dựng tập thể lớp cùng tiến bộ Ở nhóm học sinh cá biệt này , đều có điểm chung là tiếp thu bài học chậm, dẫn đến tâm lí chán học, nên hay nghỉ học, hoặc làm việc riêng. Từ đó tôi phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh, tạo thời gian cho các em được phụ đạo bồi dưỡng thêm, lấy lại hứng thú học tập cho các em. Nhóm học sinh tin cậy Ngoài nhóm học sinh là cán bộ lớp, tôi chọn ra trong lớp 2 học sinh ngoan nhất, và chơi thân với nhau, hoạt động ngầm cho cô giáo. Tôi không yêu cầu học sinh này phải thường xuyên báo cáo, mà chỉ có những biểu hiện đặc biệt của lớp, của vài học sinh đặc biệt cá biệt lập tức báo ngay cho giáo viên khi kết thúc buổi học, đề phòng trường hợp, một vài học sinh đe dọa làm cán bộ lớp sợ hãi không dám báo với giáo viên. Sau khi nắm được tình hình của lớp, lập tức tôi sẽ liên hệ với các học sinh vi phạm, thăm dò nguyên nhân, đăng bài trên nhóm của lớp để các học sinh khác mạnh dạn phản ánh. 2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. + Đối với hoạt động giáo dục: Qua thời gian thực hiện việc quản lý, giáo dục HS qua facebook, các GV chủ nhiệm đều cho rằng đã mang lại nhiều kết quả tích cực như ngăn chặn kịp 12
- thời những vụ đánh nhau vì bất đồng trong học tập, sinh hoạt; biết HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn và phát động cả lớp giúp đỡ; kịp thời ngăn chặn những HS có nguy cơ bỏ học… Đặc biệt, GV chủ nhiệm không mất nhiều thời gian để gặp gỡ HS mà vẫn biết được những sinh hoạt của các em ngoài giờ học; khoảng cách giữa thầy trò dường như không còn mà ngày càng gần gũi, gắn bó nhau hơn Học sinh của lớp không bị sa đà vào sử dụng facebook để sống ảo, câu like, đã hạn chế được tình trạng học sinh nghỉ học, làm việc riêng trong lớp, kết quả học tập và nề nếp có sự thay đổi tích cực. + Đối với bản thân: Sáng kiến đúc kết những kinh nghiệp quý báu trong thực tiễn dạy học và quản lí lớp chủ nhiệm của bản thân. Sáng kiến nhận được sự đánh giá cao và đồng thuận của nhóm chuyên môn và hội đồng khoa học nhà trường. + Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh toàn trường thuộc cả ba khối 10, 11, 12 đặc biệt là học sinh khối 10. Đồng thời sáng kiến cũng có thể nhân rộng áp dụng cho những trường THPT có nét tương đồng với trường THPT Yên Định 3. Việc thực hiện giải pháp của sáng kiến đưa ra chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng tự học của học sinh, tăng cường tính đoàn kết thống nhất của tập thể, hạn chế tình trạng học sinh sa đà vào amngj xã hội không có mục đích. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục , tu dưỡng của học sinh, nâng cao chất lượng dạyhọc trong nhà trường. Sau khi áp dụng sáng kiến vào công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy lớp tôi có sự chuyển biến tích cực Năm học 20162017 Năm học 20172018 Điểm Điểm TT Họ và tên Hạnh kiểm Hạnh kiểm TBM TBM 1 Nguyễn Xuân An 6,5 T 7,0 T 2 Lê Ngọc Ánh 5,0 K 6,0 T 3 Bùi Lê Duẩn 6,2 T 7,0 T 4 Mai Thị Dung 5,9 T 6,5 T 5 Nguyễn Văn Duy 6,7 T 7,0 T 6 Nguyễn Công Đức 6,9 T 7,3 T 7 Lê Huy Đức 5,3 K 6,4 T 13
- 8 Lê Thị Hằng 7,9 T 7,9 T 9 Phạm Thị Hiền 7,8 T 8,0 T 10 Hoàng Ngọc Hiếu 5,2 T 6,0 T 11 Đỗ Việt Hoàng 5,2 K 5,9 T 12 Nguyễn Thị Hồng 5,7 K 6,6 T 13 Quách Thị Hồng 5,6 K 6,5 T 14 Lê Thị Hương 5,9 T 6,7 T 15 Lý Thị Liên 6,0 T 6,9 T 16 Phạm Văn Linh 5,7 T 6,7 T 17 Phạm Văn Lực 6,6 T 7,1 T 18 Trương Hải Lý 5,9 T 6,5 T 19 Lê Ngọc Mạnh 5,2 K 6,0 T 20 Lê Quang Minh 5,6 T 6,4 T 21 Lê Thị Nga 6,0 T 6,7 T 22 Lê Thị Nguyên 6,3 T 6,9 T 23 Nguyễn Thị Nhung 6,5 T 7,0 T 24 Lê Hiểu Phước 5,6 T 6,0 T 25 Phạm Thị Phương 6,0 T 6,6 T 26 Nguyễn Văn Quang 7,7 T 8,0 T 27 Nguyễn Văn Sơn 5,2 K 6,0 T 28 Phạm Văn Thảo 6,2 T 6,8 T 29 Bùi Nguyên Thái 6,2 T 6,7 T 30 Nguyễn Thị Thắm 7,1 T 7,5 T 31 Nguyễn Huy Thuỷ 7,3 T 7,6 T 32 Mã Thị Thương 6,4 T 7,0 T 33 Trương Tuấn Thương 6,3 T 6,9 T 34 Tống Thị Trang 5,1 K 6,0 T 35 Nguyễn Thị Trà 7,0 T 7,5 T 36 Thi Lý Tuấn 7,3 T 7,6 T 37 Trinh Vinh Tú 5,4 TB 6,2 T 38 Phạm Thị Tươi 6,5 T 7,0 T 39 Lưu Thị Vi 6,0 T 6,9 T 40 Lưu Long Vũ 5,3 TB 6,8 T 14
- Qua bảng tổng hợp này, chúng ta thấy ở năm học trước không sử dụng facebook trong quản lí học sinh, còn nhiều em điểm học tập còn thấp, mới đạt mức trung bình, do sao nhãng trong học tập, hạnh kiểm đạt loại trung bình, còn vi phạm nội quy lớp học. Thì đến năm học này , giáo viên đã sử dụng facebook tăng cường quản lí học sinh, nhiều em đã đạt học lực khá, hạnh kiểm tốt . tập thể lớp có nhiều tiến bộ, vị trí lớp trong thi đua của nhà trường có sự thay đổi rõ rệt. Không còn xảy ra các vụ việc gây mất đoàn kết giữa các bộ phận học sinh. 15
- 3. PHẦN KẾT LUẬN Kết luận Sau khi nghiên cứu, áp dụng sáng kiến tăng cường quản lí học sinh qua Facebook, tôi nhận thấy: Nắm được tình hình sử dụng facebook của học sinh, hiệu quả truyền tải thông tin thông qua mạng xã hội. Nắm được tình hình nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh đối với việc học tập và rèn luyện ở nhà trường. Để đạt hiệu quả tích cực trong công tác quản lí học sinh lớp chủ nhiệm, cần có sự áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp , phối hợp các tổ chức đoàn thể . Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị sau: Giáo viên và học sinh cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức đi đôi với học văn hóa ở nhà trường. Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động , tích cực trong công tác giảng dạy , quản lí lớp, phối kết hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thể để nâng cao năng lực quản lí , giáo dục học sinh. XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2018 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trình Nữ Kỳ Hoa 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy môn Toán Đại số 10
27 p | 312 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Điểu Cải năm học 2009-2010
28 p | 274 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh chất lượng dạy và học
26 p | 207 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học một số chủ đề giải tích ở trường trung học phổ thông
134 p | 115 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường đồ dùng trực quan trong chương trình Lịch sử lớp 10 - (phần Lịch sử thế giới Cận đại)
26 p | 127 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện Mường Khương
7 p | 223 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với công tác tuyên truyền, vận động nhằm thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương
11 p | 36 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
19 p | 51 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
16 p | 31 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi lớp Lá 4 trường Mầm non Cư Pang
26 p | 52 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông môn công nghệ lớp 12 nhằm tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh
39 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học
18 p | 28 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài biện pháp quản lí nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học
16 p | 31 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy tiết 1 bài 16 công nghệ chế tạo phôi môn công nghệ lớp 11 nhằm tăng khả năng tự học, tự thực hành của học sinh
35 p | 33 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Công nghệ lớp 11
35 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Quản lý hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học
9 p | 39 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B
16 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn