intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B" được hoàn thành với các biện pháp như: Tăng cường công tác quản lí của nhà trường trong trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh; Xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế để tạo điều kiện cho việc tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỉ lệ % Trình Ngày, Nơi đóng góp độ STT Họ và tên tháng, năm công Chức danh vào việc chuyên sinh tác tạo ra môn sáng kiến Chuyên viên Sở GD – phòng GDTH 1 Vũ Văn Phó 16/06/1977 ĐT Ninh Thạc sĩ 30% Sở GD – ĐT Binh Ninh Bình Chuyên viên phòng chính trị Sở GD – tư tưởng GDNN 2 Nguyễn Trọng Hoan 16/04/1975 ĐT Ninh Thạc sĩ 30% – GDTX Binh Sở GD – ĐT Ninh Bình Trường THPT Cử 3 Bùi Thanh Tùng 09/09/1983 Giáo viên 20% Yên nhân Khánh B Trường Lê Thị Ngân THPT Cử 4 28/12/1981 Giáo viên 20% Yên nhân Khánh B Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B.” I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp tăng cường kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Khánh B. Lĩnh vực áp dụng: Ngoại khóa, chuyên đề. II. Nội dung sáng kiến 1
  2. 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1 Nội dung giải pháp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng được các các nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng, tránh tai nạn đuối nước. Theo báo cáo của ngành Y tế nước ta, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em bị đuối nước. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, ao, hồ. Nhận thức rõ được điều này, trường THPT Yên Khánh B trong nhiều năm qua đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng cần thiết để phòng chống đuối nước. Tuy nhiên do sự hạn định về mặt thời lượng năm học, cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất nên việc trang bị kĩ năng chống đuối nước cho học sinh còn nhiều hạn chế chủ yếu mới chỉ dưới hình thức lồng ghép, tích hợp vào trong các nội dung ngoại khóa, chuyên đề, hay một số giờ giáo dục thể chất. Học sinh đã từng bước được tiếp cận với các kĩ năng phòng chống đuối nước nhưng chủ yếu là lý thuyết mà chưa gắn với thực hành 1.2.Ưu điểm Về phía nhà trường: bước đầu dành sự quan tâm đến công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước. Điều này thể hiện rõ trong việc triển khai các công văn của Bộ, ngành về phòng chống đuối nước. Trong công tác xây dựng kế hoạch năm học có công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống đuối nước, thành lập ban chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Nhà trường cũng tích cực tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh đặc biệt là học sinh về tầm quan trọng cảu phòng chống đuối nước..... Không những thế nhà trường cũng tạo mọi điều kiện cần thiết, khuyến khích giáo viên tham gia học tập, tập huấn và tự học nâng cao kiến thức, kĩ năng để có thể hướng dân cho học sinh. Đồng thời phối hợp với công an phòng cháy và cứu nạn tổ chức các chuyên đề cho học sinh về cứu đuối. 2
  3. Về phía giáo viên: Giáo viên nhà trường đã có sự quan tâm nhất định đến công tác trang bị kĩ năng cứu đuối. Về phía học sinh và phụ huynh: Việc tổ chức trang bị kĩ năng chống đuối nước nhận được sự phản hồi tích cực của học. Nhiều học sinh chú ý theo dõi và đưa ra các câu hỏi có liên quan, một số học sinh cũng mạnh dạn chia xẻ kinh nghiệm của bản thân và tham gia thực hành các động tác cứu đuối. Nhiều phụ huynh mong muốn được cùng con tham gia các buổi thực hành và các khóa học bơi. 1.3. Hạn chế Khung phân phối chương trình tổng thể các môn học trong trường THPT đã được hạn định rất rõ ràng về số tiết và thời gian của một tiết học vì vậy rất khó khăn cho việc tổ chức các chuyên đề ngoại khóa nói chung và chuyên đề kề trang bị kĩ năng cứu đuối nói chung. Thời gian tổ chức chuyên đề thường rất hạn hẹp và phụ thuộc nhiều vào các hoạt động khác trong nhà trường. Nhà trường chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt chưa có bể bơi nên các kĩ năng chủ yếu chỉ được thực hành trên cạn, học sinh chưa được thực hành dưới nước nên hiệu quả chưa thật cao. Việc phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể đôi khi còn mang tính hình thức. Hiệu quả trong giáo dục kiến thức và kĩ năng cho học sinh chưa thật hiệu quả. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh còn chưa được thường xuyên. Kinh phí học bơi còn là một trở ngại lớn đối với các gia đình nông thôn. Đồng thời do quan điểm và định kiến của xã hội phần lớn học sinh THPT quá chú trọng vào việc học các môn văn hóa, dẫn đến sự phát triển không toàn diện về Văn – Thể - Mỹ. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Và cùng với việc chưa chú trọng nội dung này trong chương trình giáo dục phổ thông đã khiến một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ thờ ơ đối với việc học kĩ năng phòng chống đuối nước. Các em cho rằng đó là những kiến thức bình thường, có thể 3
  4. không quan trọng, không ảnh hưởng gì tới bản thân mình, thậm chí có em còn cho rằng không cần thiết phải phát triển năng lực này. 2. Giải pháp mới cải tiến. 2.1.Nội dung giải pháp Hiện nay giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và là một trong những nội dung để đổi mới hình thức tổ chức dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” vừa tạo nhiều sân chơi bổ ích, hấp dẫn học sinh, vừa giúp học sinh rèn luyện sức khỏe và tăng cường kỹ năng sống, phòng chống tai nạn đuối nước, giúp học sinh tích cực, chủ động thích nghi với đặc điểm tự nhiên của địa phương, tạo nền tảng vững chắc để phong trào thể dục nói chung và thể thao dưới nước nói riêng phát triển toàn diện, vững chắc. “Giáo dục phòng chống đuối nước” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì những tai nạn đáng tiếc do đuối nước sẽ giảm đi rất nhiều. Việc giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em có nhiều mục tiêu: phòng ngừa tai nạn do đuối nước gây ra; tăng cường thể lực, phát triển chiều cao; giúp phát triển sâu rộng phong trào thể thao dưới nước ở cả hai phương diện: phong trào quần chúng và thành tích cao. Thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016- 2020. Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04/11/2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành Giáo dục, trường THPT Yên Khánh B đã tích cực trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau 2.1.1. Tăng cường công tác quản lí của nhà trường trong trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. 2.1.1.1. Nội dung giải pháp 4
  5. Chú trọng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường cũng như nhận thức của học sinh và phụ huynh về vai trò của việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước : Ngay từ trước khi bước vào năm học mới, ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phân công nhiệm vụ cho những giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn phụ trách công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh; từ đó tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn tại trường trước hết là cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu và có một số kĩ năng cơ bản về phòng chống đuối nước. Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn của Sở về phòng chống đuối nước nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức các hoạt động trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Tạo lập một môi trường hiểu biết, an toàn, tin cậy. Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lốichỉ đạo các cấp về công tác phòng chống đuối nước để có thể phối hợp kịp thời đem lại hiệu quả cao. Tăng cường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nguy cơ xảy ra đuối nước và tầm quan trọng phải có các kĩ năng phòng chống đuối nước cũng như các kĩ năng thoát hiểm trong cuộc sống, từ đó có ý thức và trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho con em mình có cơ hội được tiếp cận, học tập và hình thành các kĩ năng này đồng thời cũng là tạo ra sự công bằng cho tất cả các học sinh đều được tiếp cận với việc hình thành kĩ năng, phát triển toàn diện, tiến gần hơn tới một nền giáo dục hạnh phúc. Tăng cường đầu tư sách báo, tài liệu có liên quan, phát huy văn hóa đọc trong nhà trường để phổ biến kiến thức về lợi ích cả việc thành thạo các kĩ năng phòng chống đuối nước. Đó không chỉ là kĩ năng tạo cơ hội sống sót cho bản thân khi gặp nguy hiềm mà còn là cơ hội để có thể cứu sống người thân, bạn bè. Tổ chức thường kì các cuộc thi bơi cấp trường, tích cực tham gia các giải bơi do phòng, Sở tổ chức vừa tạo động lực cho học sinh học tập, rèn luyện vừa nâng cao tinh thần luyện tập thể dục thể thao trong nhà trường. 5
  6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDTC đảm bảo công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh Khảo sát trình độ chuyên môn của giáo viên GDTC, lựa chọn đội ngũ giáo viên có tinh thần, trách nhiệm, có năng lực, nghiêm túc trong công việc để thành lập lực lượng cốt cán tham gia tập huấn kĩ năng chống đuối nước cho học sinh. Mời cán bộ, chuyên viên về tập huấn. Thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức này giúp cho cán bộ giáo viên của trường nói chung và giáo viên GDTC nói riêng được trang bị thêm những kiến thức nâng cao và nắm bắt được những yếu tố mới trong công tác phòng chống đuối nước. 2.1.1.2.Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Nâng cao nhận thức và ý thức về vai trò, trách nhiệm của các bộ giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cũng như các phương pháp để tập huấn kĩ năng này cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiểu biết của học sinh và đặc biệt là phụ huynh, nhận được sự đồng thuận từ phụ huynh trong công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước. Tạo được tính đồng bộ cao, có sự kết hợp chặt chẽ giữ gia đình và nhà trường trong việc hình thành kĩ năng cho học sinh. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, phối hợp bàn giao và quản lý trẻ em an toàn trong dịp hè giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên và các cơ quan đoàn thể liên quan khác. Giáo dục và tăng cường nhận thức là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn các tai nạn đuối nước. Các chương trình giáo dục về phòng chống đuối nước nên được thực hiện một cách rộng rãi, đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn tuổi. Học sinh cần được biết về nguy hiểm của việc bơi lội tại các khu vực không an toàn, những khu vực có nguy cơ đuối nước cao như ao hồ sông suối, khu vực nước trũng… và cách phản ứng trong trường hợp xảy ra sự cố đuối nước. 6
  7. Tổ chức các khóa đào tạo về bơi lội và cứu hộ, giảng dạy kỹ năng bơi cũng cần được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là trong nhà trường để nâng cao khả năng tự cứu của học sinh khi đối mặt với nguy hiểm. Chú trọng rèn luyện cho học sinh tính sáng tạo trong học tập và sinh hoạt; hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực, tâm lí xã hội; tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Có được sự đồng hành, đồng tình, ủng hộ của phụ huynh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 2.1.2. Xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế để tạo điều kiện cho việc tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp. 2.1.2.1. Nội dung của giải pháp Mặc dù rất quan trọng nhưng giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước không phải là một môn học trong nhà trường, vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong công tác trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước thì vấn đề này phải nằm trong mục tiêu giáo dục của nhà trường thể hiện cụ thể trong kế hoạch năm học, mỗi nhà trường cần xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trườngdành thời gian nhất định cho công tác giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước. Nội dung xây dựng kế hoạch cần có tính dài hạn, vừa phù hợp với quy hoạch phát triển của nhà trường, phương hướng giáo dục trong thời đại mới, vừa đảm bảo việc thực hiện được kế hoạch trong năm học. Nội dung xây dựng kế hoạch cần phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, tình hình thực tế địa phương, phù hợp đối tượng học sinh ở từng khối học, lớp học. Việc giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước nên được trang bị ngay từ khi học sinh học lớp 10. Thời điểm này về thể chất học sinh đã đảm bảo đầy đủ sức khỏe và nhận thức để tiếp nhận các kiến thức về chống đuối nước đồng thời áp lực về học tập, thi cử 7
  8. cũng chưa lớn như các lớp học trên. Khi học sinh bước đầu có kĩ năng thì có thể tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tiếp theo. Nội dung kế hoạch xây dựng mang tính linh hoạt, phù hợp để có thể đưa vào hoạt động giáo dục với nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức chuyên đề các cấp, tích hợp nội dung trong bài học,... 2.1.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Việc thực hiện trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước trong nhà trường đã mang tính hệ thống, được thực hiện đồng bộ có chỉ đạo, có kế hoạch và mang tính thống nhất cao. Thực hiện tốt các kế hoạch liên ngành trong phòng chống tai nạn thương tích; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức dạy bơi, dạy kỹ năng àn toàn trong môi trường nước. Phối bàn giao và quản lý học sinh an toàn trong dịp hè giữa nhà trường, chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên và các cơ quan đoàn thể khác liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em. Với việc xây dựng các chuyên đề và giáo dục sớm làm cho các kiến thức và kĩ năng của học sinh có tính thực tiễn,tính khoa học, logic với nhau. Các chuỗi kiến thức sinh động, hấp dẫn chính là nhân tố kích thích tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được trao đổi, tranh luận, tự trải nghiệm để tích luỹ kiến thức và kĩ năng, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó tạo thêm hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ cảm thấy những kĩ năng được trang bị trên trường thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống của các em. Tạo nên sự đồng thuận trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh, từ đó góp phần xây dựng trường học an toàn, trường học hạnh phúc. 2.1.3. Huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất. 2.1.3.1. Nội dung giải pháp Nhà trường tích cực huy động các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ cho việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối: 8
  9. + Xây dựng bể bơi. + Trang bị các thiết bị hỗ trợ phòng chống đuối nước như phao cứu sinh, áo phao bơi cứu hộ, loa cầm tay, còi cứu hộ...... + Các thiết bị hỗ trợ giảng dạy khác: video clip hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em; 2.1.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Việc trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là bể bơi tạo điều kiện để học sinh thực hành kĩ năng đồng thời có thể tổ chức dạy bơi cho học sinh thường xuyên như một môn thể thao trong nhà trường, tổ chức thường xuyên các cuộc thi bơi cấp trường phát huy năng khiếu, tìm kiếm tài năng từ đó tạo tiến đề để xây dựng đội tuyển bơi. Triển khai xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng nhân rộng mô hình: Trẻ em toàn xã biết bơi; học sinh toàn trường biết bơi; quan tâm hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, phát động chủ trương xã hội hóa vận động nguồn lực đầu tư xây dựng bễ bơi để tổ chức dạy bơi, huấn luyện kỹ năng an toàn trong môi trường nước; tổ chức các hoạt động, khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em ở địa phương Tạo hứng thú cho học sinh, tăng cường khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh khi tham gia các hoạt động thực hành. 2.1.4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh 2.1.4.1. Nội dung giải pháp. Chương chình trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước là chương trình quốc gia vì vậy đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, các tổ chức, đoàn thể. Để đạt được mục tiêu đề ra phấn đấu 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và nâng lên 60 % vào năm 2030 thì các tổ chức chính quyền và các đoàn thể cùng với gia đình cần phối hợp chặt chẽ với các nhà 9
  10. trường trong việc tổ chức dạy bơi, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em; kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em và cộng đồng theo hướng dẫn của Tổng cục Thể dục thể thao. * Đối với nhà trường: + Bám sát mục tiêu chương trình để xây dựng kế hoạch tập huấn; nghiên cứu kĩ nội dung các yêu cầu cần đạt, phương thức thể hiện,....Từ đó đề xuất các phương án cụ thể đến học sinh và có thể phối hợp với phụ huynh để thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. + Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, các thành viên trong nhà trường về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng cứu đuối, học bơi; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chi đoàn giáo viên, Công đoàn trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh; khuyến khích thành lập mô hình các câu lạc bộ, qua đó giúp học sinh phát huy năng khiếu và đam mê của mình.. + Tham vấn, tư vấn cho phụ huynh: nhà trường tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về vai trò, sự cần thiết phải trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước, trang bị cho phụ huynh một số kĩ năng về nội dung này để phụ huynh hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, từ đó có thể đề xuất các hình thức tổ chức hoạt động dạy bơi, huấn luyện phòng chống đuối nước sao cho phù hợp về thời gian, địa điểm, kinh phí, cách thức tổ chức.... + Tổ chức cho phụ huynh trực tiếp tham gia cùng con trong các hoạt động liên quan đến bơi lội, cứu đuối. + Tăng cường kiểm tra giám sát việc huấn luyện của giáo viên và mức độ học hiểu, thành thạo kĩ năng của học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ. * Đối với gia đình: Xã hội ngày càng phát triển và việc đòi hỏi đối với thế hệ tương lai cũng vì thế mà ngày càng cao. Người lao động trong thời đại mới không chỉ cần kiến thức mà còn cần trau dồi được nhiều kĩ năng. Tuy nhiên, do tư duy cũ chưa theo kịp xu hướng 10
  11. chung của xã hội nên một bộ phận phụ huynh và cả học sinh vẫn cho rằng học sinh đến trường chỉ cần học giỏi kiến thức văn hóa dẫn đến việc đầu tư cho việc học của học sinh cũng có nhiều lệch lạc. Để con cái có thể tự bảo vệ mình trước những bất trắc trong cuộc sống, trước rủi ro, thiên tai các con cần có những kĩ năng không chỉ là kĩ năng bơi lội hay chống đuối nước. Vì vậy phụ huynh cần có cái nhìn thấu đáo, tư duy đổi mới và đầu tư về mặt kinh tế để học sinh được tiếp cận nhiều kĩ năng hơn nữa, đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành. 2.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất với nhau nhằm giáo dục học sinh thành lực lượng chủ nhân trong tương lai vừa tốt về chuyên môn, tay nghề vừa có kĩ năng để ứng phó với rủi ro, bất trắc, những biến đổi thất thường của tự nhiên. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, trường học, các gia đình, cá nhân và toàn xã hội về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em và ký cam kết "Mùa hè an toàn và phòng chống tai nạn đuối nước đuối với trẻ em” trong toàn tỉnh. 2.2.5. Đa dạng hóa hình thức tổ chức, gắn học đi đôi với hành để tăng cường hứng thú cho học sinh. 2.2.5.1. Nội dung giải pháp Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực là điều rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Các phương pháp và hình thức dạy học đơn điệu sẽ dễ gây cho học sinh nhàm chán và mất hứng thú với môn học. Việc áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau hoặc đan xen kết hợp giữa các phương pháp, hình thức sẽ tạo nên sự hứng thú, chủ động, tích cực cho người học, tạo động lực rất tốt trong việc thực hiện các hoạt động học tập. Để có được điều này, yêu cầu rất lớn ở năng lực của người giáo viên. Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức, không gian học tập, quy 11
  12. mô, năng lực học sinh, điều kiện kinh phí mà giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp. Tất cả những điều này đòi hỏi sự sáng tạo và rất nhiều kĩ năng của người giáo viên. Đòi hỏi giáo viên phải liên tục tự đào tạo, tự bồi dưỡng các kĩ năng: Kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng và tổ chức hoạt động, kĩ năng truyền cảm hứng….. có nhiều hình thức và phương pháp huấn luyện khác nhau để có thể đạt được kết quả cuối cùng là trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. + Tổ chức các câu lạc bộ : Hình thức này sẽ tập hợp được nhiều học sinh có chung sở thích và đam mê. Nhiều học sinh trong số đó đã biết bơi và có các kĩ năng cứu đuối. Các em này là những hạt nhân tốt để huấn luyện trở thành cộng tác viên giúp các bạn khác luyện tập, truyền động lực cho các bạn. Các câu lạc bộ với cách thức hoạt động linh hoạt, truyền thông tốt vừa giúp học sinh thư giãn, thoải mái trao đổi thông tin, nâng cao kĩ năng vừa tạo môi trường để học sinh thi đua nhau đạt kết quả cao trong huấn luyện. + Tổ chức mời chuyên gia: Các chuyên gia, các vận động viên đạt thành tích cao trong bơi lội, học sinh cũ đã có thành tích tốt trong thi đấu là những đối tượng có tầm ảnh hưởng nhất định đối với học sinh. Sự cộng tác của các chuyên gia sẽ khơi dậy trong học sinh lòng ngững mộ và khao khát được giống như “ thần tượng” từ đó tạo động lực, ý trí để học sinh rèn luyện tốt kĩ năng. + Tổ chức chuyên đề cứu đuối: cung cấp kiến thức và kĩ năng một cách hệ thống, sinh động, logic, khoa học cho học sinh. + Tổ chức cuộc thi: tạo môi trường cho học sinh thể hiện tốt những những kiến thức và kĩ năng mình có về bơi lội về cứu đuối. Học sinh có thể phô diến tài năng trước tập thể các bạn trong các trò chơi, cuộc thi, nhận được sự công nhận từ bạn bè, thầy cô và cha mẹ, giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống, thấy rõ giá trị của bản thân, từ đó tích cực trau dồi và thuần thục các kĩ năng. 2.2.5.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp. Giải pháp này đặc biệt nhấn mạnh đến các phương pháp, hình thức tổ chức truyền thụ kĩ năng phòng chống đuối nước. Giải pháp cũng cung cấp những đặc thù 12
  13. cơ bản, các ưu thế nổi bật của từng phương pháp dạy học. Căn cứ vào đó, tùy theo không gian, nội dung, giáo viên dễ dàng tìm ra phương pháp để tiếp cận và chuyển giao nhiệm vụ phù hợp, tạo hứng khởi cho học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em. Tổ chức kiểm tra gắn với việc chỉ đạo rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn, như: làm rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm tại các điểm, khu vực có nguy cơ, nguy hiểm; kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy, phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy, các quy định về ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn cho trẻ em. Học sinh được tiếp cận đa dạng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, tạo điều kiện cho các em phát huy hết được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và nâng cao thành tích. Xây dựng hứng thú học tập cho học sinh, tinh thần thi đua nhau học tập, chinh phục kỉ lục mới. III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được. 1. Hiệu quả kinh tế Sáng kiến của chúng tôi không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng lại có ý nghĩa kinh tế bởi nó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn tính mạng cho con người trước rủi ro, thiên tai. Sáng kiến của chúng tôi cũng góp phần như là một tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong công tác công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao. 2. Hiệu quả xã hội Sáng kiến góp phần phát triển một nền giáo dục toàn diện, phát triển nguồn lao động vượt trội về kĩ năng so với thế hệ trước. Giảm thiểu thiệt hại về người khi có thiên tai xảy ra. 13
  14. Sáng kiến còn góp phần tạo nên những nhân tài cho quê hương, đất nước. Đó là những chủ nhân tương lai của đất nước là lực lượng xây dựng xã hội ngày càng hiện đại, tiến bộ, văn minh. Sáng kiến góp phần tạo nên một thế hệ biết chân trọng sức khỏe, có ý thức và tinh thần rèn luyện, nâng cao sức khỏe của bản thân và tạo nên sức lan tỏa tình yêu thể thao trong cộng đồng. Cụ thể: Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp trên 100% giáo viên, học sinh nhà trường đã được cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về một số kĩ năng phòng chống đuối nước thường dùng, biết được sự nguy hiểm tiềm ẩn của việc đuối nước đồng thời cũng biết được một số kĩ năng thoát hiểm khi bản thân hoặc những người xung quanh rơi vào tình trạng bị đuối nước. 150 học sinh trên tổng số trên 1000 học sinh trong nhà trường được đào tạo chuyên sâu và toàn bộ giáo viên thể dục có thể tham gia tình nguyện viên cứu đuối. Câu lạc bộ cứu đuối của nhà trường có 30 thành viên có kĩ năng bơi lội tốt, thành thục kĩ năng cứu đuối và tích cực tham gia hướng dẫn cho trẻ em ở các khu dân cư học bơi vào mùa hè cũng như có thể tự hướng dẫn các kĩ năng cứu đuối trước đám đông, đồng thời tích cực tham gia công tác tuyên truyền về các kĩ năng phòng chống đuối nước trong dân cư. Hàng năm, đoàn tuyển tham gia thi trong các kì thi bơi do các ban ngành tổ chức đều đạt được kết quả cao. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng - Các giải pháp trong sáng kiến đề cập có thể được áp dụng rông dãi trong các trường phổ thông cũng như là kinh nghiệm để có thể ứng dụng trong các hoạt động về giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước, cũng như công tác gây dựng các câu lạc bộ bơi lội. - Nội dung sáng kiến cũng có thể sử dụng như tài liệu tham khảo giành cho giáo viên và học sinh trong các nhà trường. V. Kết luận và kiến nghị 14
  15. 1. Kết luận Trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh là vô cùng cần thiết góp phần giúp cho học sinh phát triển toàn diện về mặt thể chất đồng thời có khả năng ứng phó với rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Không những thế còn rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ, ỹ chí vươn lên trong cuộc sống. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ trong nhà trường phổ thông theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho thế hệ trẻ hôm nay. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp đề sáng kiến được hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với lãnh đạo nhà trường các vấn đề sau: + Quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kĩ năng phòng chống đuối nước trong nhà trường nhằm làm tốt công tác giáo dục cho học sinh về công tác phòng, chống tai nạn đuối nước. Giúp các em có kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước, hướng xử lý an toàn khi gặp sự cố đuối nước, phòng tránh những tai nạn thương tâm do đuối nước gây ra. + Tích cực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị luyện tập, bổ sung tài liệu tham khảo đặc biệt tăng cường công tác tập huấn để nâng cao trình độ của giáo viên về công tác phòng chống đuối nước giúp cho việc trang bị kĩ năng cho học sinh được tốt hơn. Yên Khánh, ngày 5 tháng 5 năm 2023 XÁC NHẬN Người viết CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ Vũ Văn Phó 15
  16. Nguyễn Trọng Hoan Bùi Thanh Tùng Lê Thị Ngân 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2