intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTDTBT THCS Trà Don

Chia sẻ: Yeukhongloi Yeukhongloi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

131
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTDTBT THCS Trà Don được nghiên cứu với hy vọng rằng có thể áp dụng và nhân rộng ở những đơn vị trường có điều kiện tương đồng như trường PTDTBT THCS Trà Don. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTDTBT THCS Trà Don

1<br /> <br /> <br /> <br /> 1.Tên đề tài: <br /> <br /> KINH NGHIỆM CHỈ  ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ  CHUYÊN MÔN <br /> ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY ­ HỌC Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS  <br /> TRÀ DON, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM.<br /> <br /> 2. Đặt vấn đề.<br /> Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển <br /> những kết quả giáo dục Tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, <br /> trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con  <br /> người Việt Nam XHCN có trình độ học vấn, có những hiểu biết ban đầu về kỹ <br /> thuật và hướng nghiệp để  tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học <br /> nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Bắt đầu từ  năm học 2001­2002, với chủ <br /> trương thay sách giáo khoa, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của Bộ <br /> GD&ĐT thì vấn đề  chất lượng dạy học, chất lượng hiệu quả hoạt động công <br /> tác chuyên môn được quan tâm hơn và đánh giá đúng mức. Để  nâng cao chất <br /> lượng giáo dục phải phối kết hợp nhiều yếu tố, trong  đó yếu tố  về  “người  <br /> thầy” được quan tâm hơn,      “muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi” và hoạt  <br /> động của các tổ  chuyên môn cũng giữ  vai trò quyết định trong việc nâng cao  <br /> chất lượng dạy học.<br /> 3. Cơ sở lí luận.<br /> Căn cứ theo Điều 16, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học  <br /> phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số <br /> 12/2011/TT­BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và <br /> Đào tạo.<br /> <br /> “ Điều 16. Tổ chuyên môn<br /> 2<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư <br /> viện, thiết bị  giáo dục, cán bộ  làm công tác tư  vấn cho học sinh của trường  <br /> trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc <br /> nhóm các hoạt động  ở  từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ  chuyên môn có tổ <br /> trưởng, từ  1 đến 2 tổ  phó chịu sự  quản lý chỉ  đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu <br /> trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào <br /> đầu năm học.<br /> <br /> 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:<br /> <br /> a) Xây dựng và thực hiện kế  hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn <br /> xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân <br /> phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;<br /> <br /> b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp <br /> loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung <br /> học và các quy định khác hiện hành; <br /> <br /> c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;<br /> <br /> d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.<br /> <br /> 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo <br /> yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.”<br /> <br /> Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong <br /> việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng <br /> định rằng, hoạt động của tổ  chuyên môn tốt, có nề  nếp, thực hiện đầy đủ  các <br /> nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết <br /> định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu <br /> cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.<br /> 3<br /> <br /> <br /> <br /> 4. Cơ sở thực tiễn.<br /> Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền  <br /> để  thực hiện các nhiệm vụ  giáo dục. Do vậy chất lượng hoạt  động của tổ <br /> chuyên môn phụ  thuộc nhiều vào kế  hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự <br /> lãnh đạo của Ban giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học  <br /> của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng GD & ĐT năm nào cũng chỉ đạo cho các  <br /> đơn vị, trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng  <br /> sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản,  <br /> thiết thực để nâng cao chất lượng dạy ­ học, thực hiện đổi mới giáo dục.<br /> Trong các năm trước hoạt động của một số  tổ  chuyên môn chưa đi vào <br /> thực chất để  nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng <br /> về  giải quyết  sự  vụ, thi  đua ... Họp nhóm chuyên môn chưa   đều, còn hình <br /> thức ....Trong các năm gần đây, dù được sự quan tâm rất lớn của Phòng GD&ĐT <br /> huyện Nam Trà My trong công các sinh hoạt tổ chuyên môn, tuy nhiên việc thực  <br /> hiện nề  nếp chuyên môn của các đơn vị  không được thống nhất, chưa đồng  <br /> đều, hiệu quả thực tế chưa cao...<br /> Trường THCS  BTCX Trà Don nay là trường  PTDTBT  THCS Trà Don <br /> đóng chân trên địa bàn xã Trà Don, là một xã vùng cao của huyện Nam Trà My ­ <br /> một trong những huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng  <br /> Nam.Trường PTDTBT THCS Trà Don là một trường chuyên biệt, bắt đầu từ <br /> năm học 2010­2011, được UBND huyện phê duyệt đề  án trường chuẩn Quốc <br /> gia giai đoạn 2010­2015.Trường có những điều kiện thuận lợi như: trường đã  <br /> được các cơ  quan chức năng đầu tư  xây dựng, nâng cấp nhiều hạng mục quan <br /> trọng như phòng học, nhà công vụ, nhà bán trú học sinh, máy móc trang thiết bị <br /> phục vụ  dạy học; bổ  sung đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trình độ  Đại học  <br /> chiếm tỉ lệ cao.Tuy nhiên, trường vẫn có những khó khăn như: do thực hiện đề <br /> 4<br /> <br /> <br /> <br /> án luân chuyển của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam nên số  lượng và chất <br /> lượng giáo viên của đơn vị  thường xuyên có sự  biến động, tỉ  lệ  giáo viên lâu <br /> năm, có kinh nghiệm chiếm tỉ lệ thấp; tỉ lệ giáo viên hợp đồng chiếm tỉ lệ cao...<br /> Trước yêu cầu và tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách <br /> phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu  <br /> trong quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD <br /> & ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.  <br /> Là  người làm công tác quản lý chuyên môn của trường, tôi đã cùng tập thể cán <br /> bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để  nâng cao chất lượng <br /> hoạt động của các tổ  chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất  <br /> lượng dạy ­ học. Tại ngành giáo dục Nam Trà My hiện nay chưa có một thống  <br /> kê hay nghiên cứu nào để đánh giá, tổng kết kinh nghiệm trong công chỉ đạo tổ <br /> chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học  ở  các đơn vị  trực thuộc  <br /> Phòng Giáo dục và Đào tạo.Vì vậy Sáng kiến kinh nghiệm về  chỉ đạo hoạt  <br /> động các tổ  chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học  ở  trường  <br /> PTDTBT THCS Trà Don” của cá nhân tôi hy vọng rằng có thể áp dụng và nhân <br /> rộng  ở  những đơn vị  trường có điều kiện tương đồng như  trường PTDTBT <br /> THCS Trà Don.<br /> 5. Nội dung nghiên cứu.<br /> Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy ­ học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ <br /> của tổ  chuyên môn trong trường PTDTBT THCS   Trà Don, chúng tôi đã thực  <br /> hiện các biện pháp sau:<br /> 5.1. Biện pháp thứ nhất: Triển khai, xây dựng kế hoạch chuyên môn.<br /> a) Nhà trường phải triển khai, phổ biến một cách kịp thời các văn bản chỉ  đạo <br /> chuyên môn của các cấp; phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động <br /> 5<br /> <br /> <br /> <br /> dạy học của các cấp. Dựa vào các văn bản của các cấp, nhà trường phải xây <br /> dựng được quy chế  chuyên môn của đơn vị  mình một cách  cụ  thể  và có tính  <br /> khả thi cao. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến  <br /> cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời.<br /> ­ Đối với các văn bản về  quy chế  chuyên môn do Phó Hiệu trưởng phụ  trách  <br /> chuyên môn triển khai cho tất cả  giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung <br /> toàn trường.<br /> ­ Đối với các loại văn bản chỉ  đạo về  giảng dạy từng bộ  môn cụ  thể, do tổ <br /> trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.<br /> ­ Ngoài ra trong phòng Hội đồng sư phạm phải có một số chỗ khá thuận lợi để <br /> niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng thường xuyên như các  <br /> văn bản đánh giá xếp loại học sinh, đánh giá xếp loại giáo viên; các văn bản <br /> chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.<br /> b) Phó Hiệu trưởng phụ  trách chuyên môn lập kế  hoạch kịp thời cho các hoạt <br /> động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả <br /> năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn.<br /> ­ Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn <br /> mà Sở  GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và Hội nghị  cán bộ, nhà giáo đầu năm học đề <br /> ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ  quản lý phải làm là: lập kế <br /> hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, <br /> thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế  hoạch cụ  thể  trong việc sử <br /> dụng thời gian của mỗi tuần.<br /> ­ Trong 2 năm trở  lại đây, trường chúng tôi thường quy định trong 2 lần sinh  <br /> hoạt chuyên môn của tổ phải có một lần tổ chức sinh hoạt chuyên môn vào thứ <br /> ngày thứ 7  tuần thứ 2  của tháng. Do có sự quy định như vậy nên các tổ chuyên <br /> 6<br /> <br /> <br /> <br /> môn luôn  có sự  chủ động về  thời gian, kế  hoạch để  tổ  chức sinh hoạt chuyên <br /> môn hiệu quả.<br /> Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động <br /> trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế  hoạch tổ  chức học  <br /> tập các chuyên đề giảng dạy, chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi, phujddaoj <br /> hocjsinh yếu kém, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề  ... Do có <br /> kế  hoạch sớm, cụ  thể  nên việc thực hiện được chuẩn bị  chu đáo, đạt kết quả <br /> khá tốt.<br /> 5.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh.<br /> Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng <br /> của người giáo viên, là một trong những nhiệm vụ  trọng tâm của công tác chỉ <br /> đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt  <br /> công tác này, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh  phải đạt được các mục <br /> đích và yêu cầu sau:<br /> ­ Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành.<br /> ­ Đề  kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, <br /> trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.<br /> ­ Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng  <br /> chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.<br /> ­ Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, <br /> tổ  chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của  <br /> học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nâng cao chất lượng <br /> dạy ­ học.<br /> ­ Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm  <br /> lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề.<br /> 7<br /> <br /> <br /> <br /> ­ Việc đánh giá học sinh phải thực hiện đúng quy chế, động viên khen thưởng  <br /> học sinh kịp thời.<br /> Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ  thực tế của học sinh  <br /> theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.<br /> 5.3. Biện pháp thứ  ba: Tổ  chức học tập chuyên đề  dạy ­ học, thao giảng, <br /> hội giảng. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp  <br /> cơ sở.<br /> ­ Việc tổ chức học tập chuyên đề  dạy ­ học, thao giảng, hội giảng là một hoạt <br /> động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan <br /> trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và <br /> phương pháp dạy ­ học tích cực; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.<br /> ­ Về  phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt  <br /> công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.<br /> ­ Nhà trường lập kế  hoạch và dành thời gian họp để  tổ  chuyên môn triển khai <br /> học tập chuyên đề sau đó có thao giảng minh họa. Hàng tuần tổ  trưởng chuyên  <br /> môn lên kế  hoạch và phân công  giáo viên dự  giờ  đồng nghiệp theo thời khoá <br /> biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, <br /> đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Trong năm học: 2013­2014 <br /> đã tổ  chức được 10 tiết thao giảng, tổ  chức được 2 chuyên đề  cấp trường, 1  <br /> chuyên đề cấp cụm chuyên môn:<br />  Chuyên đề  cấp trường: Vận dụng phương pháp khai thác kênh hình vào trong  <br /> Sách giáo khoa vào trong dạy học học môn Lịch sử   khối 6 trường  PTDTBT ­  <br /> THCS Trà Don.<br /> Chuyên đề cấp trường: Ứng dụng CNTT hướng dẫn học sinh khai thác tích cực <br /> kênh hình để học tốt môn Địa lí 6<br /> 8<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên đề cấp cụm chuyên môn: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 học <br /> tốt các phép tính trong số nguyên”.<br /> .+ Việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp cơ  sở <br /> cũng được quan tâm không kém, bởi muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Ngay <br /> từ  đầu năm học, nhà trường tiến hành cho giáo viên đăng kí công tác thi đua,  <br /> đăng kí giáo viên dạy giỏi các cấp.Tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường,  <br /> cử những giáo viên đạt giải tham gia hội thi cấp cơ sở.<br /> 5.4. Biện pháp thứ  tư:  Chỉ  đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ  chuyên <br /> môn.<br /> ­ Nhà trường quy định mỗi tháng phải sinh họat chuyên môn đảm bảo 2 lần/ 1  <br /> tháng.<br /> + Nội dung họp tổ  chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính  <br /> như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian sinh hoạt  <br /> tổ.Thời gian còn lại, tổ chuyên môn cần trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm chủ <br /> nhiệm  lớp,  kinh nghiệm  trong công tác  vận  động và duy trì  sĩ  số  học sinh, <br /> phương pháp dạy học tích cực, xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất <br /> từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ  dùng dạy học,  <br /> thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị cho kiểm tra  <br /> sắp tới (nếu có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…<br /> ­ Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có 1 phòng <br /> làm việc riêng, có tương đối đầy đủ vật chất như tủ  đựng hồ sơ, bàn họp, máy <br /> vi tính có kết nối Internet...Mỗi tổ phải bố trí một góc hợp lí riêng lưu giữ  các  <br /> loại hồ  sơ  tổ  hay sử  dụng: Sổ  kế  hoạch hoạt động của tổ, sổ  phân công thao  <br /> giảng ­ dự giờ, sổ sinh hoạt  chuyên môn, sổ báo giảng…<br /> 9<br /> <br /> <br /> <br /> 5.5. Biện pháp thứ  năm: Tăng cường  ứng dụng công nghệ  thông tin trong <br /> quản lí và dạy học. <br /> <br /> Trong   công   tác  quản   lí,   từ   năm   học   2012­2013,  nhà   trường   đã   áp   dụng   thử <br /> nghiệm sổ điểm điện tử từ phần mềm của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt <br /> Nam (VNPT) tại địa chỉ http://www.vnedu.vn (Phụ lục 1).Đây là  trang web được  <br /> tích hợp khá nhiều tiện ích cho phép người dùng cập nhật đầy đủ  các thông tin <br /> và hoạt động liên quan đến học sinh như thông tin cá nhân, điểm số, thông báo <br /> của trường, của lớp, hạnh kiểm học tập của từng em. Tại đây, người quản trị,  <br /> các giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn có thể  làm các công việc liên quan <br /> đến mình như  vào điểm, điểm danh, thống kê, xét lên lớp, xét tốt nghiệp tuỳ <br /> theo nội dung được phân quyền.Trang web còn cho phép lưu trữ  hình  ảnh của <br /> lớp, cho phép người xem có thể bình luận góp ý, chia sẻ những tài liệu, thông tin  <br /> giữa các thành viên. Trong công tác dạy học, nhà trường luôn tìm hiểu, sưu tầm  <br /> và tham gia tốt các đợt tập huấn về  CNTT của các cấp, tổ  chức tập huấn lại <br /> cho toàn thể cán bộ giáo viên trong đơn vị các phần mềm phổ biến như: Power  <br /> Point,   thiết   kế   bài   giảng   điện   tử   E­Learning,   E   Mind   Maps,   Violet,   Lecture  <br /> Maker, Photo Story...)<br /> <br /> 5.6. Biện pháp thứ  sáu:  Chỉ  đạo tổ  chuyên môn tổ  chức sơ  kết học kỳ,  <br /> tổng kết năm một cách khoa học, kịp thời.<br /> Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải <br /> luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói:  <br /> người dạy học là giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó  <br /> trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn  <br /> chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp  <br /> 10<br /> <br /> <br /> <br /> thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã  <br /> làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao <br /> chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ  chuyên môn họp sơ <br /> kết học kỳ  và đề  ra kế  hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ  sở  kế <br /> hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế  hoạch và <br /> các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ  tiếp theo.  <br /> Đối với học kỳ  I công việc này thường hoàn thành trong tuần 19 (khi vừa kết  <br /> thúc học kì I). Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ  tiêu cho từng giáo  <br /> viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, <br /> không chạy theo hình thức.<br /> 5.7. Biện pháp thứ  7: Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ  đạo học  <br /> sinh yếu kém. <br /> ­ Thực tế chất lượng giáo dục là một vấn đề búc xúc của các đơn vị trường trên <br /> địa bàn huyện. Để  nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, tổ  chuyên môn có <br /> một vai trò hết sức quan trọng .<br /> + Là nơi trực tiếp xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ  đạo học <br /> sinh yếu kém cho từng giáo viên.<br /> + Là nơi tực tiếp đôn đốc, kiểm tra  kết quả thực hiện của từng giáo viên và báo <br /> cáo với Ban giám hiệu để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.<br /> * Một số lưu ý:<br /> ­ Phải nhận thức một cách đúng đắn, vị  trí, vai trò, tác dụng, hiệu quả  của tổ <br /> chuyên môn trong hoạt động chung của đơn vị  và trong công tác nâng cao chất  <br /> lượng dạy học.<br /> 11<br /> <br /> <br /> <br /> ­ Công tác chuyên môn phải được quan tâm, đầu tư  đúng mức, không sợ  tốn <br /> công, tốn của và phải áp dụng một cách thường xuyên và triệt để.Khi nào và ở <br /> đâu có sự quan tâm và đầu tư đúng mức thì ở đó sẽ có hiệu quả cao.<br /> ­ Công tác chuyên môn của tổ phải đưa vào công tác trọng tâm của mỗi đơn vị <br /> ngay từ  đầu năm học và là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua  <br /> của tổ chuyên môn và từng giáo viên.<br /> ­ Phải tổ chức đánh giá, sơ  kết, tổng kết hằng năm để  rút kinh nghiệm và hoàn <br /> thiện cho những năm tiếp theo.<br /> 6. Kết quả nghiên cứu.<br /> Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ <br /> chuyên môn và kết quả dạy học có nhiều sự  chuyển biến tích cực, cụ  thể  như <br /> sau:<br /> ­ Hoạt động của tổ  chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính <br /> chất giải quyết sự  vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ  yếu  <br /> vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy ­ học.<br /> ­ Nội dung công việc của tổ  chuyên môn nhiều, song nhờ  có các loại sổ  sách ,  <br /> biểu mẫu đã có sẵn, phát cho từng tổ do đó khá thuận tiện, đơn giản trong việc  <br /> lưu trữ  các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho <br /> lãnh đạo nhà trường dễ  theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy­ học, từ đó  <br /> có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp.<br /> ­ Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo  <br /> được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn <br /> phù hợp với đặc trưng của bộ môn.<br /> ­ Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố  vững  <br /> chắc. Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh lên lớp thẳng tăng dần theo <br /> hằng năm.Tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm dần (có số liệu kèm theo).<br /> 12<br /> <br /> <br /> <br /> ­ Tinh thần, ý thức học tập của học sinh được nâng cao, tỉ  lệ  học sinh bỏ  học  <br /> nửa chừng giảm theo hằng năm.<br /> Xin nêu một vài số liệu của trường PTDTBT THCS  Trà Don trong  4 năm gần  <br /> đây.<br />  + Về phía giáo viên:<br /> <br /> Giáo viên  Giáo viên giỏi cấp  Giáo viên có  Ghi chú<br /> Năm học giỏi cấp cơ  trường chuyên môn <br /> sở yếu<br /> 2010 ­ 2011 01 02 0<br /> 2011 ­ 2012 02 03 0<br /> 2012­2013 02 07 0<br /> 2013­2014 04 07 0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chiến sĩ thi  Chiến sĩ thi đua  Lao động tiên  Ghi chú<br /> Năm học<br /> đua cấp tỉnh cấp cơ sở tiến<br /> 2010 ­ 2011 0 02 08<br /> 2011 ­ 2012 0 02 08<br /> 2012­2013 0 04 10<br /> 2013­2014 2 06 8<br /> * Ghi chú: Kết quả năm học 2013 ­ 2014 là kết quả xét cấp trường, chờ kết quả  <br /> xét và công nhận của cấp trên.<br /> 13<br /> <br /> <br /> <br /> TS Số giỏi  Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh <br /> học  cấp  giỏi tiên tiến lên lớp  thi lại lưu ban<br /> Năm học<br /> sinh huyện cấp  thẳng<br /> trường<br /> 2010 ­ 2011 180 1 9 42 172 8 2<br /> 2011­2012 139 2 9 41 136 6 3<br /> 2012­2013 129 2 8 42 116 8 0<br /> 2013­214 139 3 12 44 133 6 0<br /> <br /> <br /> <br /> 7. Kết luận:<br />      Trường PTDTBT THCS Trà Don cũng là một trong những xã vùng cao của <br /> huyện Nam Trà My với những thuận lợi và khó khăn đặc thù như đã nêu ở phần  <br /> đầu.Tuy nhiên trong những năm qua, từ năm học 2010­2011 đến nay, đặc biệt là  <br /> năm học 2013­2014, chúng tôi áp dụng những kinh nghiệm về chỉ đạo công tác <br /> tổ  chuyên môn để  nâng cao chất lượng dạy học được đúc rút từ  quá trình thực <br /> tế  của đơn vị  và đã thu được những kêt quả  tốt đẹp như  đã nêu.Tôi hy vọng  <br /> rằng, với sự chỉ đạo sát sao và yêu cầu ngày càng cao của Phòng GD&ĐT Nam <br /> Trà My về  công tác chuyên môn và chất lượng giáo dục toàn diện, với những  <br /> kinh nghiệm mà tôi đã trình bày, nếu được đông đảo các cán bộ và giáo viên của <br /> các đơn vị trường học trên địa bàn huyện có điều kiện tương đồng như  trường  <br /> PTDTBT THCS Trà Don áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ  thể  của <br /> từng đơn vị thì hiệu quả của Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động các tổ  chuyên <br /> môn để  nâng cao chất lượng dạy ­ học   sẽ  được nâng lên và ngày càng bền <br /> vững góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTBT <br /> THCS Trà Don nói riêng và Ngành GD Nam Trà My nói chung. <br /> 8. Đề nghị.<br /> 14<br /> <br /> <br /> <br /> Việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục một <br /> cách toàn diện là quy định, là yêu cầu bức thiết của mỗi đơn vị, tuy nhiên để áp <br /> dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào từng đơn vị là một bài toán khó đối với  <br /> đơn vị, lãnh đạo trường và toàn thể   giáo viên của đơn vị, nhưng qua một thời  <br /> gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực, để đề  tài nghiên  <br /> cứu này có thể áp dụng rộng rãi hơn ở các đơn vị trường học trên địa bàn huyện,  <br /> tôi xin đề nghị một số ý kiến sau:<br /> <br /> Đối với trường:<br /> <br /> ­ Thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động <br /> chuyên môn cho giáo viên trong đơn vị. Có kế hoạch tổ chức nhiều hơn nữa các <br /> hoạt động như  thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ <br /> nghiệm giỏi…<br /> <br />   ­   Tăng cường hỗ  trợ  kinh phí nhiều hơn và kịp thời hơn cho các hoạt <br /> động chuyên môn, hoạt động tổ chuyên môn.<br /> <br />  Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện:<br /> <br /> ­  Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác chuyên môn của đơn vị để kịp <br /> thời điều chỉnh những hạn chế, khuyết điểm mà đơn vị mắc phải.<br /> <br /> ­ Tổ  chức nhiều hơn nữa các hoạt động chuyên môn cấp Phòng để  các  <br /> đơn vị trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.<br /> 15<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9. Phụ lục:<br /> <br /> Phụ lục 1.  Phần mềm quản lí của VNPT tại địa chỉ: http://vn.edu.vn.<br /> 16<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10. Tài liệu tham khảo:<br /> 1. Bernd Meier, Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện  <br /> dạy học mới,Hà Nội, 2005.<br /> 2. Tài liệu hội thảo tập huấn chia sẻ và hợp tác, VVOB, 2009.<br /> 3. Tài liệu hội thảo tập Tổ trưởng chuyên môn, VVOB, 2010.<br /> 4. Thông   tư   số   12/2011/TT­BGDĐT  ngày   28   tháng   3   năm   2011   của   Bộ <br /> trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br /> 17<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11. Mục lục:<br /> <br /> Th Đề  Tên đề mục Trang<br /> ứ  mục<br /> tự<br /> 1 1 Tên đề tài 1<br /> 2 2 Đặt vấn đề 1<br /> 3 3 Cơ sở lí luận 1<br /> 4 4 Cơ sở thực tiễn 2<br /> 5 5 Nội dung nghiên cứu 4<br /> 6 5.1 Biện   pháp   thứ   nhất:   Triển   khai,   xây   dựng   kế   hoạch  4<br /> chuyên môn.<br /> 7 5.2 Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học  5<br /> sinh.<br /> 8 5.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy ­ học,  6<br /> thao giảng, hội giảng. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi <br /> cấp trường, giáo viên giỏi cấp cơ sở.<br /> 9 5.4 Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp  7<br /> tổ chuyên môn.<br /> 10 5.5 Biện   pháp   thứ   năm:  Tăng   cường   ứng   dụng   công   nghệ  8<br /> thông tin trong quản lí và dạy học. <br /> 11 5.6 Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết   8<br /> học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học, kịp thời.<br /> 12 5.7 Biện pháp thứ  7: Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi,   9<br /> 18<br /> <br /> <br /> <br /> phụ đạo học sinh yếu kém. <br /> 13 6 Kết quả nghiên cứu 10<br /> 14 7 Kết luận 12<br /> 15 8 Đề nghị 12<br /> 16 9 Phụ lục 14<br /> 17 10 Tài liệu tham khảo 15<br /> 18 11 Mục lục 16<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2