Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học" để góp phần và nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY “Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học” Họ và tên: PHAN THỊ YẾN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Gia Môn dự thi: Hóa học I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học: 2020 2021 1
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Như chúng ta đã biết, Hóa học là một bộ môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, rất trừu tượng và yêu cầu tư duy logic, do vậy đa số học sinh (nhất là học sinh yếu kém kĩ năng tính toán và tư duy logic) thường sợ khi tham gia học tập môn này. Mặt khác trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thì Hóa học là một bộ môn mà HS được tiếp cận muộn nhất, trong khi đó các em học sinh THCS thì chưa biết được tầm quan trọng, chưa có động cơ, động lực của việc tiếp thu kiến thức kĩ năng môn học trong tương lai hoặc định hướng nghề nghiệp sau này, nhưng lại là môn học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học và nhiều năm dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học ở đơn vị tôi công tác, tôi nhận thấy với học sinh lớp 8,9 có học lực khá – giỏi thường có xu hướng chọn môn thi HSG là 1 trong 3 môn Toán – Văn – Anh nên môn Hóa học không lấy được học sinh tham gia đội tuyển hoặc nếu lấy được thì chất lượng đội tuyển cũng thấp, học sinh chưa có động lực và sự say mê học hỏi do vậy hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở môn Hóa học còn chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần và nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) môn Hóa học THCS tôi đã mạnh dạn nghiên cứu hoàn thành: “Giải pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học” PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học ở các trường THCS: Qua thực tế nhiều năm trực tiếp tham gia dạy BDHSG môn Hóa học ở trường trung học cơ sở, tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau: Đây là một bộ môn chưa được học sinh chú trọng, yêu cầu tư duy cao, đa số còn phụ thuộc vào kiến thức sách giáo khoa nên khi tham gia đội tuyển HSG giáo viên dạy phải thực hiện dạy từ kiến thức cơ bản nên mất khá nhiều thời gian. Một số giáo viên tham gia dạy bồi dưỡng còn chưa thật sự tâm huyết, niềm tin của HS với giáo viên chưa cao, chưa truyền được hứng thú, say mê cho HS. Hầu hết giáo viên và học sinh vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do vậy cường độ làm việc cao, áp lực, việc đầu tư thời gian, công sức cho việc bồi dưỡng HSG còn ít. Một số giáo viên chưa tận dụng triệt để CNTT trong việc nâng cao tương tác, học hỏi với các đồng nghiệp cũng như với học sinh. Với những môn như Hóa học, Sinh học, Vật lý…, việc lựa chọn HS tham dự đội tuyển rất khó khăn cả về số lượng và chất lượng do học sinh và phụ huynh có tâm lí xem đây là những môn phụ (không thuộc các môn thi vào THPT), học để đối phó, không có nhu cầu tham gia. Năm học: 2020 2021 2
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa thật sự cố g ắng, không có năng lực tự học, quá phụ thuộc vào giáo viên nên kết quả thi học sinh giỏi chưa cao. Điều kiện kinh tế gia đình 1 số học sinh còn khó khăn, chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện đến học tập của con em mình, nhiều lúc xem đó là nhiệm vụ đương nhiên của giáo viên. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp: Năm học Số học sinh dự thi Số HSG huyện Số HSG tỉnh tham gia đội tuyển HSG huyện 2018– 2019 04 03 (01nhất, 01 nhì, 01 kk) 0 Qua bảng trên thấy rõ: tỉ lệ HS đạt HSG huyện khá cao (75%), tỉ lệ HS đạt HSG tỉnh 0%. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học mà tôi đã thực hiện: Biện pháp 1: Khi vào lớp, phải tạo được sự gần gũi của giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động: giới thiệu về bản thân, gợi mở các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến kiến thức môn học từ đó HS sẽ có sự háo hức, tò mò; chia sẻ về phương pháp tiếp cận kiến thức; về những tấm gương các anh/chị lớp trước đã đạt được kết quả cao ở môn Hóa học thực tế ở trường, tìm cách gây chú ý của học sinh với môn học của mình. Ví dụ: Ở lớp 8, học sinh lần đầu tiên tiếp xúc với môn Hóa học nên sẽ có sự tò mò, xen lẫn sự hiếu kì nên tôi đã tiến hành 1 số thí nghiệm để chứng tỏ sự biến đổi kì diệu của hóa học về màu sắc, tính tan, mùi thơm,... Thí nghiệm: dd CuSO4 và dd NaOH Biện pháp 2: Tuyển chọn học sinh – lập danh sách đội dự tuyển thi HSG huyện (quan trọng nhất), thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó hoặc Năm học: 2020 2021 3
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học theo dõi trong quá trình bản thân thực hiện giảng dạy để lựa chọn những em có trí tuệ, sự đam mê, sáng tạo. Biện pháp 3: Tư vấn về tâm lí, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lập địa chỉ gmail, lập nhóm zalo có sự tham gia của phụ huynh, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình thực hiện, mong muốn sự hợp tác từ phía phụ huynh để học sinh và phụ huynh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của phụ huynh, học sinh trong trong việc tham gia BDHSG. Gi ới thi ệu các tài liệu tham khảo, các trang mạng hay cho HS giao lưu học hỏi như Hóa học 89, học 24.vn, ... Năm học: 2020 2021 4
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Tài liệu tham khảo Biện pháp 4: Lập khung kế hoạch BDHSG và trình ban giám hiệu phê duyệt. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN: HÓA HỌC 8 Số Tiết Tên chuyên đề Ghi buổi chú 01 1 – 3 Chuyên đề 1: Xác định số hạt trong nguyên tử, tên nguyên tố 02 4 – 6 Chuyên đề 2: Lập phương trình hóa học 03 7 9 Chuyên đề 3: Mol và chuyển đổi 04 10 – 12 Chuyên đề 4: Tính theo công thức hóa học 05 13 – 15 Chuyên đề 4: Tính theo công thức hóa học (tiếp) 06 16 – 18 Chuyên đề 5: Tính theo phương trình hóa học 07 19 21 Chuyên đề 5: Tính theo phương trình hóa học (tt) 08 22 – 24 Chuyên đề 6: Xác định tên kim loại, CTHH hợp chất. Chuyên đề 6:Xác định tên kim loại CTHH hợp chất (tiếp) 09 2527 Thi chọn đội tuyển 10 28 – 30 Chuyên đề 7: Tỷ khối của chất khí 11 31 33 Chuyên đề 7: Tỷ khối của chất khí (tiếp). 12 34 – 36 Chuyên đề 8: Hiệu suất phản ứng 13 37 – 39 Chuyên đề 8: Hiệu suất phản ứng (tiếp). 14 40 – 42 Chuyên đề 8: Hiệu suất phản ứng (tiếp). Chuyên đề 9: Các bài tập liên quan phản ứng khử của H2 15 43 – 45 (CO) với oxit kim loại 16 46 – 48 Chuyên đề 9: Các bài tập liên quan phản ứng khử của H2 Năm học: 2020 2021 5
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học (CO) với oxit kim loại (tt) 17 49 – 51 Chuyên đề 10: Nhận biết, tách chất Chuyên đề 11: Xác định chất hết, dư trong phản ứng giữa 18 52 – 54 hh kim loại với axit (chất #) 19 55 57 Chuyên đề 12:Bài toán liên quan đến nồng độ C%, CM 20 5860 Chuyên đề 13: Luyện các đề thi HSG KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN: HÓA HỌC 9 Số Tiết Tên chuyên đề Ghi buổi chú 01 1 – 3 Chuyên đề 1: Viết PTHH theo chuỗi phản ứng 02 4 – 6 Chuyên đề 2: Viết PTHH điều chế các chất. 03 7 9 Chuyên đề 3: Nhận biết 04 10 12 Chuyên đề 4: Tách chất 05 13 15 CĐ5: Oxit axit (SO2, CO2) tác dụng với dd Kiềm KOH,… 06 16 18 Chuyên đề 6: Axit tác dụng với kim loại 07 19 21 Chuyên đề 6: Axit tác dụng với kim loại (t) 08 22 24 Chuyên đề 7: Axit tác dụng với bazơ 09 25 27 Chuyên đề 7: Axit tác dụng với bazơ (t) 10 28 30 Chuyên đề 8: Axit tác dụng với muối 11 31 33 Chuyên đề 9: Kim loại tác dụng với dd muối 12 34 – 36 Chuyên đề 10: Kim loại tác dụng với dd muối (t) 13 37 39 Chuyên đề 11: dd muối tác dụng với dd muối 14 40 42 Chuyên đề 12: Muối bị nhiệt phân hủy 15 43 45 Chuyên đề 13: dd bazơ tác dụng với dd muối 16 46 48 Kiểm tra chất lượng đội tuyển – chọn đội tuyển chính thức 17 49 51 Chuyên đề 14: Bài tập tổng hợp 18 52 – 66 Chuyên đề 15: Luyện các đề thi HSG Biện pháp 5: Soạn kế hoạch bài dạy theo chuyên đề từ cơ bản đến nâng cao, nội dung bồi dưỡng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, các chuyên đề có tính kết nối, liên thông các kiến thức với nhau. Năm học: 2020 2021 6
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Biện pháp 6: Thực hiện quá trình dạy học theo kế hoạch đã xây dựng với thời gian thường xuyên đều đặn, không dồn ép. Sau mỗi chuyên đề thực hiện kiểm tra nhanh (20 phút) để xác định mức độ nắm kiến thức, từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Gửi hệ thống câu hỏi liên quan đến chuyên đề qua Gmail, Zalo… để HS tự luyện thêm ở nhà. Quá trình dạy học cần tuân thủ nguyên tắc từ từ, không được nóng vội, không gây áp lực cho HS, động viên nhắc nhở kịp thời. Ngoài thời gian học ở trường, tôi còn dạy miễn phí cho các em. Kiểm tra nhanh Năm học: 2020 2021 7
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Luyện thêm Biện pháp 7: Kiểm tra sàng lọc, chọn đội tuyển chính thức để đảm bảo chất lượng đội tuyển và công bằng giữa các HS. ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG HÓA 8 Câu 1: Hoàn thành các phương trình hoá học sau, ghi thêm điều kiện phản ứng nếu có. a) KMnO4 b) Fe3O4 + CO c) KClO3 d) Al(OH)3 + H2SO4 e) FeS2 + O2 f) Cu(NO3)2 Câu 2: Bằng các phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 khí là O2 , H2 , CO2 , CO đựng trong 4 bình riêng biệt. Viết phương trình phản ứng. Năm học: 2020 2021 8
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Câu 3: Có những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, C12H22O11, KMnO4, HCl , KClO3 , KNO3 , H2SO4 loãng , MnO2 . a. Những chất nào có thể điều chế được khí : H2, O2 . b. Viết phương trình hoá học xảy ra khi điều chế những chất khí nói trên c. Trình bày ngắn gọn cách thu các khí trên vào lọ. Câu 4: Một nguyên tử R có tổng số các hạt trong p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy xác định tên nguyên tử R ? Câu 5 : a. Hoà tan hoàn toàn 3,6 g một kim loại A hóa trị II bằng dung dịch axit clohiđric thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại A? b. Nếu cho lượng kim loại A nói trên vào 14,6 g axit clohiđric, tính khối lượng các chất thu được sau khi phản ứng? Câu 6: Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 . Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi. Sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong ( dư ) thu được 20g kết tủa trắng. Dẫn phần thứ 2 đi qua bột đồng oxit nóng dư. Phản ứng xong thu được 19,2g kim loại đồng. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí ban đầu ( ở đktc ) c. Tính thành phần % của hỗn hợp khí ban đầu theo khối lượng và theo thể tích. Câu 7: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau. a. Tính tỷ lệ . b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng. Biện pháp 8: Cho HS thi thử theo đề biên soạn với lượng kiến thức tương đương với các kì thi mà HS sẽ tham gia có thời gian giới hạn (120 phút), hoặc đề của các huyện/tỉnh theo các năm và chấm điểm, nhận xét những ưu điểm, hạn chế để kịp thời động viên và sửa chữa những lỗi thường gặp phải tránh mất điểm. Biện pháp 9: Trước khi học sinh tham gia thi chính thức giáo viên tư vấn về tâm lí, nhắc nhở những lỗi thường gặp phải trước, trong quá trình tham gia thi như Năm học: 2020 2021 9
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, khắc phục tâm lí căng thẳng, hoảng loạn, không nhận dạng được mức độ câu hỏi, phân bố thời gian không hợp lý,… Nếu học sinh đậu vào vòng thi cao hơn (tỉnh), tôi lại tiếp tục thực hiện công tác gặp gỡ phụ huynh – học sinh, trao đổi trực tiếp để phụ huynh biết được những cái được/mất khi con em tiếp tục tham gia đội tuyển tỉnh (đây là một bước khó khăn – vì rất nhiều PH có tâm lí lớp 9 HS phải tập trung học 3 môn Toán – Văn – Anh để có kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 THPT), đảm bảo anh toàn cho HS khi đi học đội tuyển, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên bộ môn tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực và sở trường. 3. Kết quả: Trong quá trình thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học” ở đối tượng học sinh tham gia đội tuyển Hóa học lớp 8,9, tôi nhận thấy chất lượng học sinh giỏi có chiều hướng tăng lên rõ rệt kết quả cụ thể như sau: Năm học Số HS dự thi Số HSG huyện Số HSG tỉnh HSG huyện Trước 2018 2019 04 03 (01nhất, 01 nhì, 0 khí áp 01 kk) dụng 2019 – 2020 02 02 (01 giải nhất, 01 (giải khuyến Sau khi 01 giải kk) khích) áp dụng 2020 – 2021 02 02 (1 nhất, 01 nhì) 01 (giải nhì) Qua bảng số liệu trên: Năm học 2019 – 2020: Do ảnh hưởng của dịch covid – 19 nên chỉ có 01 cuộc thi HSG huyện, 01 cuộc thi HSG tỉnh (đối với lớp 9), việc học tập của học sinh bị gián đoạn, sự tương tác của giáo viên và học sinh hầu như đều nhờ trên các công cụ hỗ trợ, các phần mềm gián tiếp (năm học 2019 – 2020), nhờ giáo dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở qua từng tiết dạy (nhất là khi các em trở lại trường sau thời gian dài tạm nghỉ học để phòng chống dịch) mà các em tiến bộ rõ rệt về năng lực tự chủ, tự học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết các vấn đề sáng tạo, có sự đam mê, động lực cao và kết quả đạt được 100% HS tham gia thi đạt giải, có 01 học sinh đạt giải khuyến khích HSG tỉnh. Năm học 2020 – 2021, tỉ lệ học sinh giỏi huyện lớp 9 tăng lên về chất lượng giải (01 giải nhất. 01 giải nhì) với tỉ lệ 100%, cả 02 học sinh đều nằm trong đội tuyển thi HSG tỉnh và kết quả đạt được có 01 học sinh đạt giải nhì HSG tỉnh. C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Năm học: 2020 2021 10
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học 1. Kết luận: Với một số biện pháp đã trình bày ở trên, sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn hóa học và tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS tôi nhận thấy, việc nâng cao chất lượng BDHSG là rất thiết thực đặc biệt là trong xu thế hiện nay xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi con người của thế hệ mới phải có niềm tin khoa học, năng động, sáng tạo. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên đối với việc nâng cao chất lượng BDHSG chúng ta phải tiến hành thường xuyên, liên tục trong thời gian dài kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Vì vậy, giáo viên cần có hương pháp sao cho phù hợp, kích thích được sự đam mê trong mỗi học sinh và kết hợp nhiều hình thức chuyển giao nhiệm vụ trên các công cụ truyền thông phổ biến như facebook, zalo, viber… để tương tác giữa học sinh với nhau và tương tác giữa học sinh với giáo viên. 2. Kiến nghị: Đối với ban giám hiệu nhà trường: Cần động viên kịp thời những giáo viên và HS có thành tích cao trong các cuộc thi để lan tỏa và tăng sức chiến đấu của mỗi cá nhân. Đối với giáo viên: Để việc nâng cao chất lượng BDHSG một cách có hiệu quả cần có sự kết hợp đồng bộ của các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn như Toán học, Vật lý, Sinh học... Đối với Nhà trường, Đoàn, Đội: Tăng cường tổ chức các cuộc thi, các cuộc vận động, các trò chơi … để góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh, tuyên dương kịp thời những gương điển hình xuất sắc trong học tập, hoặc có hành động đẹp vào các tiết sinh hoạt tập thể để có sức lan tỏa rộng hơn nữa. Đối với phụ huynh và cộng đồng: Cần tạo điều kiện và khuyến khích con em tham gia các hoạt động học tập và giải trí lành mạnh, kích thích sự phát triển trí tuệ và năng khiếu. Năm học: 2020 2021 11
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng BDHSG môn Hóa học Năm học: 2020 2021 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải một số bài toán bằng nhiều cách
30 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 6 giải quyết bài toán chia hết trong N
30 p | 12 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 85 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy trí lực học sinh trong giải Toán bất đẳng thức và cực trị
26 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn