Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi giảng dạy bài Nhiên liệu - Hóa học 9
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi giảng dạy bài Nhiên liệu - Hóa học 9" nhằm giúp giáo viên hiểu sâu sắc những vấn đề về lí luận và cách dạy- học theo hướng tích hợp liên môn theo hướng phát triển năng lự học sinh để nâng cao hiệu quả dạy - học; Tạo cho học sinh những cảm xúc mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, đem lại hiệu quả giáo dục tích hợp sâu sắc, nâng cao năng lực cá nhân của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi giảng dạy bài Nhiên liệu - Hóa học 9
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH TÊN ĐỀ TÀI: “ Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao. ” Môn: Tiếng Anh 8 Cấp học : Trung học cơ sở Tên tác giả: Phạm Xuân Hà Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh, Thị trấn Phùng, Đan Phượng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2021 2022 ––––*–––
- 1 /15 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÊN ĐỀ TÀI Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi giảng dạy bài “ Nhiên liệu” Hóa học 9 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, nó xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đòi hỏi học sinh không chỉ học thuộc, nắm vững nội dung kiến thức mà phải tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong các môn học ở trường THCS thì môn Hóa học là một trong những môn học hay, lí thú và bổ ích, cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về chất và sự biến đổi chất. Là những giáo viên dạy bộ môn Hóa học, chúng tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn khác cho học sinh. Trong giảng dạy nếu thầy cô khéo léo tích hợp liên môn sẽ tạo cho học sinh những cảm xúc mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, đem lại hiệu quả giáo dục tích hợp sâu sắc, nâng cao năng lực cá nhân của học sinh. Đồng thời, tập dượt cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội. Từ đó phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm công dân có trách nhiệm. Xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn khi giảng dạy bài “ Nhiên liệu” Hóa học 9 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp giáo viên hiểu sâu sắc những vấn đề về lí luận và cách dạy học theo hướng tích hợp liên môn theo hướng phát triển năng lự học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học. Tạo cho học sinh những cảm xúc mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, đem lại hiệu quả giáo dục tích hợp sâu sắc, nâng cao năng lực cá nhân của học sinh. Đồng thời, tập dượt cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời
- 2 /15 sống xã hội. Từ đó phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm công dân có trách nhiệm. IV. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Phạm vi thực hiện: Học sinh lớp 9A, 9C, 9D ( 134 học sinh) Năm học 2020 2021. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Bản thân mỗi giáo viên cũng đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan đến môn Hóa học có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng được quan tâm, nâng cấp. Phương tiện, thiết bị dạy học ngày càng hiện đại như máy chiếu, máy vi tính được kết nối mạng internet, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của giáo viên... là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn liên quan ít có sự trao đổi chuyên môn. Do vậy, khi vận dụng kiến thức các môn học khác vào dạy học Hóa học giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Thực tế việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn cần phải có sự phối hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn liên quan nên tốn nhiều thời gian. Các em học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện nhà trường có sách tham khảo cho tất cả các môn học. Đa số các em có ý thức trong học tập, ham học hỏi, đó là điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. Phần lớn khi học môn Hóa học các em vẫn theo xu hướng học thụ động, học lệch nên không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức của các môn học khác liên quan hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn liên quan như một công cụ để khai thác kiến thức mới. II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN Kết quả kiểm tra kiến thức khi chưa áp dụng đề tài
- 3 /15 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu học sinh SL % SL % SL % SL % 134 30 22,4 35 26,1 59 44,0 10 7,5 III.CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1. Nh ững điểm cần lưu ý khi tích hợp liên môn trong dạy học hóa học: Việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Hóa học là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng thực hiện tích hợp liên môn thành công. Thực tế cho thấy rằng, cùng một bài học có nội dung tích hợp nhưng với giáo viên này thì bài giảng lại khô khan, không gây hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng cũng vẫn với bài dạy đó với cách dạy của giáo viên khác thì tiết dạy lại trở lên sống động, cuốn hút học sinh, giúp học sinh phát huy được hết năng lực trong học tập. Do vậy, muốn tích hợp liên môn trong Hóa học nhằm phát triển năng lực của học sinh giáo viên phải chú ý những vấn đề sau: Lựa chọn và tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy Hóa học phải nhằm đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng của môn học. Các kiến thức tích hợp phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng Hóa học. Những môn tích hợp phải có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp, giúp học sinh thuận lợi hơn trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Tránh gò ép, ôm đồn dàn trải. Các kiến thức của các môn liên quan chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho nội dung chính của môn học. Nội dung và các hoạt động giáo dục phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của học sinh. Cần tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ, không làm nặng nề tiết học, không được biến môn học thành các môn học khác. 2. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh a. Giáo viên :
- 4 /15 Mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình môn Hóa học ở từng khối lớp đặc biệt là chương trình lớp 9 để xác định được các bài có nội dung tích hợp. Không chỉ nắm vững nội dung kiến thức môn Hóa học, giáo viên còn phải nắm vững những nội dung kiến thức, chương trình các bộ môn giảng dạy ở trường trung học cơ sở như môn Vật lý, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, ...Điều đó có nghĩa là giáo viên cần có kiến thức cơ bản về những môn tích hợp. Cần tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nội dung dạy học theo hướng tích hợp liên môn để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Tăng cường sử dụng trường học kết nối để thảo luận, giao nhiệm vụ cho học sinh, kiểm tra bài làm của học …. Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo mục tiêu dạy học được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động. Tổ chức tích hợp liên môn trong dạy học môn Hóa học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm. b. Học sinh : Học sinh chính là trung tâm của quá trình dạyhọc, phải tự nhận thức trong hoạt động và bằng hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những việc làm sau: Học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đủ đồ dùng, sách vở phục vụ cho học tập. Nắm vững nội dung kiến thức môn Hóa học và kiến thức của các môn học liên quan. Cần chủ động tích cực học tập theo nguyên tắc liên môn, vận dụng những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một giai đoạn lịch sử. 3. Áp dụng cụ thể trong bài “NHIÊN LIỆU” Có rất nhiều bài, nhiều đơn vị kiến thức để giáo viên có thể tích hợp liên môn trong dạy học Hóa học có hiệu quả. Do thời gian có hạn, trong phạm vi của đề tài tôi xin đưa ra một kế hoạch dạy học bài Nhiên liệu Hóa học 9 mà
- 5 /15 bản thân đã soạn và thực hiện theo hướng phát triển năng lực của học sinh để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Bài 41: “NHIÊN LIỆU” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: các môn học học sinh sẽ đạt được trong bài này: * Môn hóa học: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Vai trò của nhiên liệu, các hoạt động sử dụng nhiên liệu trong đời sống sản xuất và kỹ thuật. Có 3 loại nhiên liệu: rắn, lỏng, khí. Quá trình đốt nhiên liệu là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính” trong khí quyển, tăng nhiệt độ khí quyển Trái đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả và một số loại nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường. Những biện pháp, suy nghĩ, hành động cụ thể ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường không khí trong lành ở cấp độ vi mô và vĩ mô. * Môn sinh học: Quá trình đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người và sinh vật. * Môn vật lí: Sử dụng nhiên liệu hợp lí hơn, dựa trên năng suất tỏa nhiệt của các loại nhiên liệu. * Môn địa lí: Dân số tăng, nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng theo, dẫn đến nguồn tài nguyên nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, mất cân bằng hệ sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của hệ sinh vật, tổn thương “lá phổi xanh”. * Môn công nghệ: Quá trình đốt nhiên liệu ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng, tài nguyên gỗ cạn kiệt dần. * Môn toán học: Thông số cân bằng phương trình hóa học, hàm lượng cacbon trong than, năng suất tỏa nhiệt, thể tích oxi cần đốt cháy và thể tích cacbonic tạo ra. 2. Kỹ năng: các môn học học sinh đạt được trong bài này: * Môn hóa học: Nhận biết, phân loại nhiên liệu theo trạng thái.
- 6 /15 Biết cách sử dung nhiên liệu tiết kiệm, an toàn và hiệu quả trong cuộc sống. Viết phương trình hóa học, tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu, tính thể tích khí cacbonic tạo thành Quan sát, so sánh, tổng hợp, phân tích số liệu, giải thích hiện tượng hóa học xảy ra liên quan đến nhiên liệu trong thực tế. Lắng nghe tích cực, tự nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử trong thảo luận nhóm. Đề ra biện pháp sản xuất các nhiên liệu sạch, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cân bằng hệ sinh thái, chống ô nhiễm không khí. Nhận biết môi trường sống tích cực và tiêu cực, hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái đất. Sống: hào nhập vào xã hội nhân văn, có trách nhiệm với môi trường, với bản thân, với gia đình, người thân và cộng đồng. * Môn sinh học: Nhận biết các quá trình làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hô hấp của con người và sinh vật. Vận dụng các biện pháp để hô hấp khỏe. * Môn vật lí: Biết sử dụng nhiên liệu theo năng suất tỏa nhiệt của chúng. * Môn địa lí:Giải thích vấn đề nhiên liệu trong đời sống bằng kiến thức địa lí. * Môn công nghệ: Nhận biết ảnh hưởng của đốt nhiên liệu đối với bảo vệ và khoanh nuôi rừng. * Môn toán học: Tính toán cân bằng phương trình hóa học, tính hàm lượng cacbon trong than, năng suất tỏa nhiệt, thể tích oxi cần đốt cháy và thể tích cacbonic tạo ra. 3. Thái độ: Giáo dục các em: Yêu thích bộ môn hóa học, có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức tích cực vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào thực tiễn cuộc sống. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả. Khả năng ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ý thức hưởng ứng tích cực phong trào bảo vệ môi trường trong lành do Nhà trường, địa phương tổ chức. Cách thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quí tài nguyên thiên nhiên.
- 7 /15 Sống: có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng và với môi trường sống. 4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Tự học, tự tìm tòi sưu tầm nghiên cứu kiến thức về nhiên liệu. Tự quản lí, giao tiếp và hợp tác với bạn bè, với người xung quanh. Giải quyết vấn đề về nhiên liệu, sáng tạo khoa học nhiên liệu sạch trong tương lai, tính toán định lượng bài tập hóa học. Sử dụng ngôn ngữ hóa học, công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền vấn đề cấp bách của môi trường hiện nay. II. Thiết bị dạy học, học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên: Phần mềm, giáo án Microsoft Word và PowerPoint Tranh ảnh, tư liệu liên quan Máy quay phim, chụp hình một số ảnh liên quan Máy vi tính, đèn chiếu. Dụng cụ hoạt động nhóm: bảng nhóm, giấy A4, bút dạ. Chia học sinh trong lớp làm 4 nhóm kèm thông tin về các nội dung học sinh đã sưu tầm theo sự phân công ở tiết trước. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu nội dung bài học ở nhà. Các nội dung thông tin sưu tầm theo sự phân công của giáo viên: + Nhóm 1: Nguyên liệu con người sử dụng để đun nấu. + Nhóm 2: Các hoạt động sử dụng nhiên liệu trong đời sống sản xuất và kỹ thuật. + Nhóm 3: Cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả trong đời sống sản xuất và trong kỹ thuật. + Nhóm 4: Nguồn tài nguyên năng lượng thiên nhiên và nhiên liệu sạch. III. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: (Sau đây tôi chỉ phân tích kỹ phần áp dụng dạy học liên môn) 1. Giới thiệu bài (2 phút) Chủ đề có sự liên quan giữa môn Hóa học với các môn: Sinh học, Toán học, Vật lí, Địa lí, Công nghệ… Gợi ý: Một số kỳ quan thiên nhiên thế giới:
- 8 /15 Thế nhưng Trái đất đang kêu cứu. Ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Hệ sinh thái mất cân bằng; Trái đất nóng lên; Biến đổi khí hậu; Một trong những nguyên nhân: Đốt nhiên liệu. Tiết 52: Bài 41: NHIÊN LIỆU Hoạt động 1: I KHÁI NIỆM VỀ NHIÊN LIỆU: (8 phút) Mục tiêu học sinh sẽ đạt được: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Các hoạt động sử dụng nhiên liệu diễn ra hằng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Đặt vấn đề: Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Nhiên liệu là gì? Giáo viên yêu cầu nhóm 2 báo cáo: NGUYÊN LIỆU CON NGƯỜI DÙNG ĐỂ ĐUN NẤU. Đại diện nhóm 1 trình bày: Nguyên liệu con người dùng để đun nấu là củi, gỗ, than, gas, … Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và đi đến khái niệm về nhiên liệu Câu 1. Dựa vào tính chất nào, con người dùng các nguyên liệu này để đun nấu ? Câu 2. Các nguyên liệu đó được gọi chung là nhóm chất gì? Câu 3. Vậy nhiên liệu là gì? Giáo viên chốt và ghi bảng: Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Giáo viên yêu cầu nhóm 2 báo cáo: TRONG ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CÁC HOẠT ĐỘNG NÀO SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU. Đại diện nhóm 2 trình bày: Các hoạt động sử dụng nhiên liệu: giao thông, xây dựng, sản xuất, sinh hoạt. Câu hỏi thảo luận: 1. Trong mỗi hoạt động nhiên liệu nào bị đốt cháy? 2. Viết PTHH (phương trình chữ) phản ứng đốt cháy các nhiên liệu đó?
- 9 /15 Tích hợp môn toán: tính toán cân bằng phương trình hóa học. Để vận dụng tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu (than, khí metan, ...) và khí cacbonic tạo thành. Hoạt động 2: II PHÂN LOẠI NHIÊN LIỆU. (11 phút ) Mục tiêu học sinh sẽ đạt được: Theo trạng thái phân thành 3 loại nhiên liệu: rắn, lỏng, khí. Ứng dụng chủ yếu của mỗi loại nhiên liệu. Để phân loại nhiên liệu người ta dựa vào trạng thái, chia thành 3 loại nhiên liệu: rắn, lỏng, khí. Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại để giảng phần phân loại nhiên liệu Hỏi: Theo thông tin SGK tr.130, hãy cho biết sự tạo thành và đặc tính của than mỏ? Bổ sung hình ảnh khai thác than ở nước ta và các loại than: Hỏi: Theo thông tin SGK tr.130, em hãy cho biết hàm lượng cacbon và ứng dụng của mỗi loại than? Công dụng chủ yếu của gỗ? Gỗ là loại nhiên liệu được sử dụng từ thời cổ xưa. Để hạn chế lãng phí, hiện nay gỗ chủ yếu được dùng làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy. Bổ sung hình ảnh ứng dụng của gỗ: Tích hợp môn công nghệ lớp 7 (bài 29): Nạn cháy rừng còn làm cho tài nguyên gỗ ngày càng cạn kiệt, khó khăn cho việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hỏi: Theo thông tin SGK tr. 131, em hãy cho biết ứng dụng chủ yếu của nhiên liệu lỏng? Trả lời: Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng. Hỏi: Theo thông tin SGK tr. 131, em hãy cho biết đặc tính và ứng dụng của nhiên liệu khí? Yêu cầu học sinh xem hình:
- 10 /15 Tích hợp môn vật lí 9(bài 26 lí 8): Tích hợp môn vật lí 9(bài 26 lí 8): Theo năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, tận dụng tối đa nhiệt lượng tạo ra, tránh lãng phí. Tích hợp giáo dục môi trường và sức khỏe: Quá trình đốt cháy nhiên liệu liên tục làm cho môi trường nước, đất, không khí ô nhiễm nặng: bụi bám trên lá làm cho cây giảm khả năng quang hợp. Một phần khói bụi, khí độc nhiễm vào thực phẩm, nước uống con người ăn uống phải cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Âm thanh do tiếng cháy nổ của nhiên liệu, gây ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ... Bổ sung clip: Một sốvụ cháy nhiên liệu khủng khiếp trên Thế giới. Tích hợp môn sinh lớp 9 (bài 54): Con người và sinh vật rất cần không khí trong lành để hô hấp khỏe duy trì sự sống cơ thể. Bổ sung clip: Ô nhiễm không khí bởi phương tiện giao thông Dân số tăng cao, nhiên liệu bị đốt cháy nhiều, khí quyển nóng lên nhanh, môi trường bị ô nhiễm nặng, khí hậu biến đổi mạnh, ... Vì thế, chúng ta cần biết cách sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả. Hoạt động 3: III CÁCH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU HIỆU QUẢ. (16 phút) Mục tiêu các em sẽ đạt được: Các cách sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả. Sử dụng nhiên liệu thiếu hiệu quả là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khi hậu, ...
- 11 /15 Đề ra được những biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Giáo viên yêu cầu nhóm 3 báo cáo: CÁCH SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT. Đại diện nhóm 3 trình bày: ... Bổ sung: Thổi không khí hoặc oxi vào lò, xây ống khói cao: Cháy nổ nhà máy ở Thiên Tân –Trung quốc; Vấn đề cháy nổ ở nước ta Trộn đều nhiên liệu với không khí, chẻ củi nhỏ, đập nhỏ than khi đốt cháy. Mùa đông đốt than để sưởi ấm, đề phòng tai nạn bỏng và ngộ độc khí CO Để tiết kiệm nhiên liệu, người ta sáng chế những thiết bị tiết kiệm điện, tiết kiệm nhiệt: VD bếp Hoàng Cầm... Lưu ý : Bổ sung clip cách sử dụng bếp ga an toàn Lồng ghép giáo dục biến dổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Em có biết, nhiên liệu cháy không hoàn toàn thải nhiều khói bụi vào môi trường, là nguyên nhân gây mưa axit Quá trình đốt cháy nhiên liệu làm cho lượng khí cacbonic tăng nhanh trong bầu khí quyển gây ra “hiệu ứng nhà kính” làm tăng nhiệt độ khí quyển Trái Đất và gây biến đổi khí hậu: Nêu vấn đề: Trước tình hình đó, con người phải tìm ra nhiên liệu sạch. Giáo viên yêu cầu nhóm 4 báo cáo: NGUỒN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG THIÊN NHIÊN VÀ NHIÊN LIỆU SẠCH. Đại diện nhóm 4 trình bày: ... Bổ sung hình ảnh: Hỏi: Con người phải làm gì khi nguồn nhiên liệu không tái sinh đang dần cạn kiệt? Tạo ra năng lượng điện, ... Hỏi: Vì sao hiđro được xem là loại nhiên liệu sạch lý tưởng?
- 12 /15 Hiđro khi cháy chỉ tạo ra nước, thân thiện với môi trường và tỏa ra nhiệt lượng cao. Hiđro là nguồn năng lượng vô tận vì sản xuất được từ nước, từ năng lượng Mặt trời, ... Hiđro còn thay xăng dầu sản xuất điện năng, thay xăng dầu cho các phương tiện giao thông. Bổ sung clip: Xe chạy bằng nước. Hỏi: Là học sinh lớp 9, các em có suy nghĩ và hành động gì: * Về việc ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai? * Về “Vấn đề nhiên liệu” trên toàn cầu? Bổ sung hình ảnh: Tích hợp môn sinh học 6 (bài 13): Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống: Mỗi người chúng ta cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng và với môi trường sống . Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (8 phút) Trên đây là kế hoạch dạy bài: Nhiên liệu tôi đã thực hiện tích hợp liên môn trong chương trình hóa học 9 4. Kết quả sau khi áp dụng đề tài : Kết quả học tập môn Hóa học trước và sau khi thực hiện đề tài. Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu học sinh SL % SL % SL % SL %
- 13 /15 Trước khi 134 30 22,4 35 26,1 59 44,0 10 7,5 thực hiện Sau khi 134 57 42,5 52 38,8 25 18,7 0 0 thực hiện Có thể nói rằng, sau khi áp dụng dạy học tích hợp liên môn với bài “ Nhiên liệu” tôi thấy đã đem lại hiệu quả rõ rệt bài dạy đã giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đối với việc tích hợp các môn học: sinh học, vật lí, địa lí, công nghệ, toán học vào bài “Nhiên liệu” giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo, nắm chắc kiến thức và hiểu rõ các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực tế liên quan đến sự đốt nhiên liệu. Đây là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kính” trong khí quyển, tăng nhiệt độ khí quyển Trái đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống. Từ đó các em có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành ở tầm vi mô và vĩ mô. Dạy học tích hợp liên môn đã gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau và với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và thêm yêu cuộc sống. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhiên liệu trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân. Học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi cô giáo nêu ra. Đặc biệt, các em đã biết tích hợp kiến thức của các môn học vào quá trình học tập môn Hóa học và làm bài kiểm tra, chất lượng môn học ngày càng được nâng cao, học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của môn học, tích cực học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Số học sinh yêu thích môn học tăng lên rõ rệt. Số lượng học sinh khá giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm đi PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sau một thời gian thực hiện đề tài tôi nhận thấy tích hợp liên môn trong dạy học Hóa học lớp 9 nói riêng và môn Hóa học nói chung đã góp phần vào
- 14 /15 đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông theo hướng phát triển năng lực. Để đạt được hiệu quả cao nhất khi dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong dạy học Hóa học đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề . Bởi để có được bài giảng hay, những nội dung tích hợp hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học thì giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu tìm hiểu, sưu tầm tài liệu để thiết kế một bài giảng có chất lượng. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng sư phạm, ngôn ngữ cần thiết, tích hợp linh hoạt kiến thức liên môn vào trong bài dạy. Điều quan trọng là người giáo viên phải biết tích hợp kiến thức liên môn một cách linh hoạt. Giáo viên phải căn cứ vào nội dung bài học cụ thể, quỹ thời gian trên lớp và đối tượng học sinh để tránh lạm dụng hình thức này. Từ kết quả học tập của các em sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy việc tích hợp liên môn trong dạy học Hóa học là rất cần thiết. Cụ thể tôi đã thực hiện đối với bộ môn Hóa học trong năm học 2020 2021 và đạt kết quả rất khả quan. Tôi sẽ thực hiện đề tài này vào những năm học tiếp theo cho toàn bộ các khối lớp bởi việc tích hợp liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi có được trong quá trình giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn. Tuy vậy, với tính tích cực và hiệu quả mà nó mang lại thì tôi nghĩ rằng đề tài này có thể được áp dụng rộng rãi hơn, không chỉ trong trường tôi đang trực tiếp giảng dạy mà còn có thể áp dụng cho rất nhiều trường học khác trong toàn huyện. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường trung học cơ sở, kinh nghiệm của bản thân còn chưa nhiều, có những vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ. Tôi kính mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn bè đồng nghiệp để cho đề tài thêm vững chắc và thật sự có hiệu quả trong thực tiễn. Tôi trân trọng gửi lời cám ơn tới mọi ý kiến đóng góp cho đề tài thêm phong phú và chất lượng!
- 15 /15 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Phần I. Đặt vấn đề 1 I. Tên đề tài 1 II. Lý do chọn đề tài 1 III. Mục đích nghiên cứu 1 IV. Phạm vi và thời gian thực hiện 1 Phần II. Giải quyết vấn đề 2 I.Thực trạng vấn đề 2 II. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 2
- 16 /15 III.Các giải pháp cụ thể 3 1. Những điểm cần lưu ý khi tích hợp liên môn trong dạy học 3 hóa học 2. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 3 3. Áp dụng cụ thể trong bài “ Nhiên liệu” 4 4. Kết quả sau khi áp dụng đề tài 12 Phần III. Kết luận và kiến nghị 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sơ
13 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giảng dạy loại bài nghiên cứu kiến thức mới môn Hóa học 8
17 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh Cầu lông cấp THCS
20 p | 78 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mĩ thuật cấp THCS
15 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy học online môn Tin học cho học sinh lớp 7
16 p | 46 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập THCS
16 p | 45 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm về công tác tham mưu để duy trì, nâng cao kết quả phổ cập THCS
18 p | 46 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở
20 p | 158 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn bậc Trung học cơ sở
20 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục
8 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 9 cách giải dạng toán về rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
15 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn góp phần xây dựng đội vững mạnh trong trường THCS
13 p | 46 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn lịch sử Trung học cơ sở
20 p | 3 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm dạy đổi từ câu Direct speech sang Indirect speech
20 p | 40 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học phân môn Nhạc lí ở lớp 6
17 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn