intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện kỹ năng vận dụng toán xác suất vào giải bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn Sinh học 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Luyện kỹ năng vận dụng toán xác suất vào giải bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn Sinh học 9" nhằm giúp học sinh có kĩ năng giải đúng, giải nhanh dạng bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. Từ đó, các em giải thích được xác suất các sự kiện xảy ra trong các hiện tượng di truyền ở sinh vật và các tật bệnh con người để có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vốn gen của loài người, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện kỹ năng vận dụng toán xác suất vào giải bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn Sinh học 9

  1. 1. Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài Trong chương trình sinh học lớp 9, đặc biệt là thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh môn sinh học lớp 9 trong những năm gần đây thường gặp các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. Đây là dạng bài tập có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn rất cao, giải thích được xác suất các sự kiện trong nhiều hiện tượng di truyền ở sinh vật, đặc biệt là di truyền học người. Thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 tôi thấy học sinh rất lúng túng và dễ nhầm lẫn khi giải các bài tập di truyền có vận dụng toán xác suất. Các em thường rất mơ hồ vì khó hiểu, khó nhớ bản chất. Ứng dụng toán xác suất để giải các bài tập di truyền được các đồng nghiệp rất quan tâm và có rất nhiều chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm trên internet, nhưng chưa có tài liệu nào chuyên sâu và đầy đủ về chuyên đề này cho học sinh cấp THCS . Từ thực tiễn giảng dạy chương trình sinh học 9 và đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 9 qua nhiều năm, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài " Luyện kỹ năng vận dụng toán xác suất vào giải bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn sinh học 9". Hy vọng đề tài này sẽ giúp các em học sinh tích cực chủ động, vận dụng giải thành công các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong các đề thi, tài liệu tham khảo và giải thích được các hiện tượng di truyền đầy lí thú. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Làm tài liệu cho bản thân tôi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 về phần ứng dụng toán xác suất trong di truyền. - - Giúp học sinh có kĩ năng giải đúng, giải nhanh dạng bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. Từ đó, các em giải thích được xác suất các sự kiện xảy ra trong các hiện tượng di truyền ở sinh vật và các tật bệnh con người để có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vốn gen của loài người, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học. - Trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác ôn thi học sinh giỏi môn sinh học phần các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 1
  2. + Các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong các đề thi học sinh giỏi sinh học lớp 9, những kiến thức toán xác suất cơ bản, kiến thức về di truyền học. + Học sinh các đội tuyển HSG sinh học 9 cấp Huyện và Tỉnh hằng năm tôi được phân công giảng dạy tại trường THCS Tiến Lộc. - Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong chương trình thi HSG Huyện và Tỉnh môn sinh học 9. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: + Nghiên cứu bản chất kiến thức về xác suất trong sinh học, lí thuyết và các công thức về toán xác suất thống kê, tổ hợp để có thể giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. + Nghiên cứu phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất ở các cấp độ di truyền: phân tử, cá thể và quần thể. + Nghiên cứu phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất thường gặp trong các tài liệu nâng cao sinh học THCS, các đề thi của các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn sinh học lớp 9. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: + Khảo sát kết quả làm bài của các em đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9 hàng năm phần bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. + Trao đổi với đồng nghiệp. 2
  3. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận - Để có thể giải đúng, giải nhanh các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất thì học sinh cần nắm vững các kiến thức môn sinh học phần di truyền trong chương trình SGK sinh học 9, gồm: + Nội dung của thuyết NST (SGK sinh học 9, Chương II: Nhiễm sắc thể). + Đặc biệt là nội dung và cơ sở tế bào học quy luật phân li, nội dung và cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập (SGK sinh học 9, Chương I: Di truyền học) - Ngoài ra, giáo viên cần cung cấp cho các em những kiến thức mới thuộc lĩnh vực toán học mà các em sẽ phải vận dụng vào để giải các bài tập này. Nhưng đây là những kiến thức khó lên cấp 3 các em mới được học, nên giáo viên phải nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất của kiến thức và tự biến kiến thức thành đơn giản để các em có thể hiểu và tiếp thu được, phù hợp với trình độ của các em. Các kiến thức toán học liên quan gồm: + Định nghĩa xác suất . + Công thức cộng xác suất, công thức nhân xác suất, hoán vị. (Tài liệu tập huấn ra đề thi, đề kiểm tra dành cho giáo viên THCS năm 2018 và các tài liệu liên quan) 2.1.1. Kiến thức môn sinh học 9 phần di truyền. a. Nội dung, cơ sở tế bào học của quy luật phân li. * Nội dung quy luật “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”. Theo SGK Sinh học 9, mục II, bài 2, trang 8. Theo Menđen: Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Bản chất của quy luật phân li chính là sự phân li của cặp nhân tố di truyền (cặp alen Aa) trong quá trình phát sinh giao tử (của cơ thể lai F1) với xác suất như nhau, nghĩa là 50%A: 50% a hay 1A : 1a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái với tỉ lệ như trên trong quá trình thụ tinh đã tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa. * Cơ sở tế bào học 3
  4. - Trong tế bào sinh dưỡng (2n), các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng. - Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử nên các alen tương ứng của mỗi cặp alen cũng phân li đồng đều về các giao tử. b. Nội dung, cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập * Nội dung quy luật “Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích của các tính trạng hợp thành nó”. Theo SGK Sinh học 9, mục I, bài 4, trang 15. Theo Menđen: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Men đen đã sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, ông thấy tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) x (3 : 1) chính là tích tỉ lệ kiểu hình riêng lẻ của từng cặp tính trạng hợp thành nó. Bản chất là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của hai cặp nhân tố di truyền (cặp alen) bên trong theo tỉ lệ (1: 2 : 1) x (1: 2 : 1) đúng với công thức nhân xác suất. Vậy theo lý thuyết xác suất thì hai sự kiện (hai tính trạng) này độc lập với nhau nghĩa là sự phân li của tính trạng thứ nhất và tính trạng thứ hai là độc lập. * Cơ sở tế bào học - Các cặp alen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. - Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng. 2.1.2. Kiến thức toán xác suất ứng dụng trong di truyền học. a. Định nghĩa xác suất Trong thực tế, chúng ta thường gặp các hiện tượng sảy ra ngẫu nhiên ( gọi là biến cố) với khả năng nhiều ít khác nhau. Toán học đã định lượng hóa khả năng sảy ra bằng cách gắn cho mỗi biến cố một số dương nhỏ hơn hoặc bằng một, được gọi là xác suất của biến cố đó. Xác suất của một sự kiện là tỉ số giữa khả năng thuận lợi để sự kiện đó xảy ra trên tổng số khả năng có thể. Nếu ta kí hiệu xác suất của biến cố A là P(A), m là số lần sảy ra sự kiện A, n là tổng số phép thử hay toàn bộ khả năng có thể sảy ra. Khi đó: P(A) = m / n 4
  5. Trong đó: 0 ≤ m ≤ n và n > 0 🡪 ( 0 ≤ P(A) ≤ 1) Phép thử là việc thực hiện một nhóm các điều kiện xác định, ví dụ về thí nghiệm tung đồng xu hay thực hiện một phép lai cụ thể. Các kết quả khác nhau có thể từ phép thử được gọi là biến cố, kí hiệu bằng các chữ cái in hoa A, b, C,...Ví dụ: kiểu gen dị hợp Aa có thể tạo ra 2 loại giao tử với xác suất ngang nhau là 0,5 trong khi kiểu gen aa và AA chỉ tạo ra 1 loại giao tử a và A. Khi thực hiện phép thử có thể sảy ra một trong các loại biến cố sau: - Biến cố ngẫu nhiên (A): là sự kiện có thể sảy ra nhưng cũng có thể không xảy ra, với 0 ≤ P(A) ≤ 1. - Biến cố chắc chắn( Ω): là sự kiện nhất thiết sảy ra, P(Ω) = 1. - Biến cố không thể (ϴ): là sự kiện nhất thiết không sảy ra và xác suất luôn bằng 0. P(ϴ) = 0 - Biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là đôi xung khắc với nhau nếu tích của chúng là một biến cố không thể có. - Biến cố đối lập: A gọi là biến cố đối lập của biến cố A. Khi đó P(A) = 1 - P(A) b. Quy tắc cộng xác suất Khi hai sự kiện (biến cố) không thể xảy ra đồng thời (hai sự kiện xung khắc hay gọi là biến cố xung khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia thì qui tắc cộng sẽ được dùng để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A Ս B) = P (A) + P (B) Hệ quả: 1 = P(Ω) = P(A) + P(A) → P(A) = 1 - P(A) Ví dụ 1: Lai đậu Hà Lan: P. Aa(hạt vàng) x Aa(hạt vàng) XS giao tử P: ( 1/2 A: 1/2 a) x (1/2 A: 1/2 a) XS hạt vàng ở F1: 1/4AA + 2/4 Aa = 3/4 Ví dụ 2: Trong qui luật di truyền trội không hoàn toàn P: hoa hồng x hoa hồng F1:1/4 đỏ: 2/4 hồng: 1/4 trắng. Như vậy, xác suất để một bông hoa bất kỳ có màu đỏ hoặc hồng là 1/4 + 2/4 = 3/4. c. Quy tắc nhân xác suất - Khi 2 sự kiện sảy ra độc lập, có nghĩa sự xuất hiện của sự kiện này không phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia. Hay nói cách khác sự tổ hợp của 2 sự kiện độc lập có xác suất bằng tích các xác suất của từng sự kiện đó. - Trường hợp này ta dùng quy tắc nhân xác suất để tính xác suất của cả hai sự kiện: P (A.B) = P (A) . P (B) 5
  6. Ví dụ 1: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn(a) nằm trên NST thường quy định. Bố, mẹ cùng có KG Aa (không bạch tạng), xác suất họ sinh con trai đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? Bài giải: - Xác suất sinh con trai là1/2 và xác suất bị bạch tạng (aa) là 1/4 - Xác suất sinh con trai đầu lòng bị bạch tạng (aa) là: 1/2 x1/4= 1/8 Ví dụ 2: Cho đậu hà lan hạt vàng thân cao dị hợp tự thụ phấn. Xác suất gặp cây hạt vàng thân thấp là bao nhiêu? Bài giải: Vì 2 tính trạng này nằm trên 2 NST khác nhau nên hai tính trạng này di truyền độc lập. Tính trạng hạt vàng khi tự thụ phấn cho ra 3/4 hạt vàng: 1/4 hạt xanh. Xác suất bắt gặp hạt vàng là 3/4. Tính trạng thân cao khi tự thụ phấn cho ra 3/4 thân cao: 1/4 thân thấp. Xác suất bắt gặp thân thấp 1/4. Như vậy xác suất bắt gặp cây đậu hạt vàng thân thấp là 3/4 × 1/4 = 3/16 *Quy tắc nhân xác suất và cộng xác suất thường được áp dụng đồng thời Ví dụ: Ở chuột, màu lông do một gen có hai alen quy định, alen B quy định màu lông đen trội hoàn toàn so với b lông trắng. Cho phép lai: Bb x bb. Tính xác suất thu được một con lông đen và một con lông trắng trong một lứa đẻ hai con? Bài giải: Theo đề thì có hai khả năng được một con lông đen và một con lông trắng. - TH1: Con thứ nhất là lông đen, con thứ hai là lông trắng với sác xuất là: 1/2 x 1/2 = 1/4 - TH2: Con thứ nhất là lông trắng, con thứ hai là lông đen với xác suất là: 1/2 x 1/2 = 1/4 Vậy xác suất để có một con lông đen và một con lông trắng trong một lứa đẻ hai con là: 1/4 + 1/4 = 1/2 d. Phép hoán vị Phép hoán vị là cách sắp xếp thứ tự các yếu tố khác đi nhưng kết quả cuối cùng không thay đổi. Hoán vị của n phần tử (Pn) là n! của phần tử đó. Pn = n! (n ϵ N) Ví dụ 1: Tính xác suất để một cặp vợ chồng có một con trai và một con gái? Bài giải: Một cặp vợ chồng có một con trai và một con gái sẽ xảy ra 2 trường hợp ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. 6
  7. + Con trai đầu lòng, con gái thứ hai. Xác suất sinh con trai đầu lòng là 1/2, con gái thứ hai là: 1/2. Xác suất sinh con trai đầu lòng và con gái thứ hai là: 1/2 × 1/2 = 1/4 + Con gái đầu lòng, con trai thứ hai. Tương tự như trên xác suất là: 1/2 × 1/2 = 1/4 Xác suất để cặp vợ chồng sinh con trai và con gái là: 1/4 + 1/4 = 1/2 Như vậy sự hoán đổi hoặc con đầu là trai, con thứ hai là gái hoặc con đầu là gái con thứ hai là trai là hai phép hoán vị (hay còn gọi là cách tổ hợp). Ví dụ 2: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặntrên NST thường qui định. Một cặp vợ chồng dị hợp về bệnh này có 3 người con, thì xác suất để một trong 3 người con bị bệnh (2 người còn lại là bình thường) là bao nhiêu? Bài giải: Bố mẹ dị hợp nên các con sinh ra có 3/4 bình thường, 1/4 bệnh. Thực tế, đứa trẻ bị bệnh có thể là con đầu, con thứ hai hoặc con thứ 3. Như vậy có 3 cách hoán vị khác nhau. Xác suất để một đứa con của họ bị bệnh (B) và hai đứa bình thường (T) là: P(1B + 2T) = P(B+T+T) + P(T+B+T) + P(T+T+B) = (1/4×3/4×3/4) + (3/4×1/4×3/4) + (3/4×3/4×1/4) = 3 [(3/4)2 × 1/4] Như vậy trong kết quả này 3 là số khả năng hoán vị, (3/4)2 × 1/4 là xác suất các sự kiện xảy ra theo một thứ tự nhất định. - Số các hoán vị của dãy n phần tử bằng 1x2x3x...x n 2.2. Thực trạng vấn đề - Bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất rất phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi sinh học 9 trong những năm gần đây. - Dạng bài tập này rất phong phú và đa dạng, phải có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất sinh học và ứng dụng linh hoạt các công thức toán học để giải nên khi gặp các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất thì một bộ phận giáo viên, nhiều học sinh rất ngại làm và bỏ qua. - Thực tiễn trong giảng dạy sinh học lớp 9, bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thấy đa số học sinh không có phương pháp giải bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất. Qua tham khảo rất nhiều sách, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi sinh 9 nhưng chưa có sách và tài liệu nào viết riêng hẳn một chuyên đề này cho chương trình sinh học THCS. Nên hầu như khi gặp các bài tập liên quan học sinh giải các bước giải thiếu mạch lạc. Qua tham khảo một số đồng nghiệp tham gia đứng đội tuyển Tỉnh và Huyện nhiều năm, phần lớn các đồng nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi gặp những bài toán liên quan đến xác suất. 7
  8. - Giải thành công bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất sẽ giúp học sinh giải thích được xác suất các sự kiện xảy ra trong các hiện tượng di truyền ở sinh vật và các tật bệnh con người, làm tăng niềm say mê, hứng thú đối với môn sinh học. Do đó, xây dựng phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 thành một hệ thống, một chuyên đề là hết sức cần thiết cho cả giáo viên và học sinh. 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1. Các dạng bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất thường gặp. a. Di truyền học phân tử - Bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất ở cấp độ phân tử thường là dạng toán yêu cầu: + Tính tỉ lệ bộ ba chứa hay không chứa một loại nucleotit. + Tính xác suất loại bộ ba chứa các loại nucleotit. Dạng 1: Tính tỉ lệ bộ ba chứa hay không chứa một loại nucleotit. - Bước 1: Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tính tỉ lệ loại nucleotit có trong hỗn hợp. - Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức cộng xác suất , tính tỉ lệ bộ ba chứa hay không chứa loại nucleotit trong hỗn hợp. Ví dụ: Một hỗn hợp có 4 loại nuclêôtit ( A,U,G,X ) với tỉ lệ bằng nhau. 1. Tính tỉ lệ bộ ba không chứa A? 2. Tính tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A? Giải: 1. Tính tỉ lệ bộ ba không chứa A: Cách 1: - Tỉ lệ loại nucleotit không chứa A trong hỗn hợp : 3/4 - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba không chứa A trong hỗn hợp là: (3/4)3 = 27/64. Cách 2: - Số bộ ba không chứa A trong hỗn hợp : 3 3 = 27. - Số bộ ba trong hỗn hợp : 43 = 64 - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba không chứa A trong hỗn hợp là: 27/64. 2. Tính tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1A? Cách 1: 8
  9. - Tỉ lệ không chứa A trong hỗn hợp : 3/4. - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba không chứa A trong hỗn hợp : (3/4)3 = 27/64 - Áp dụng công thức cộng xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba chứa ít nhất 1 A là: 1 - 27/64 = 37/64. Cách 2: - Số ba ba trong hỗn hợp: 43 = 64. - Số bộ ba không chứa A trong hỗn hợp : 3 3 = 27. - Số bộ ba chứa A trong hỗn hợp : 4 3 - 33 = 37. - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta tính được tỉ lệ bộ ba chứa A (ít nhất là 1A) trong hỗn hợp : 37/64. Dạng 2: Tính xác suất loại bộ ba chứa các loại nucleotit. - Bước 1: Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, tính tỉ lệ mỗi loại nucleotit có trong hỗn hợp. - Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính xác suất loại bộ ba chứa tỉ lệ mỗi loại nucleotit trong hỗn hợp. Ví dụ: Một polinuclêôtit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có tỉ lệ 4U : 1 A. 1. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3U trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? 2. Tính xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? 3. Tính xác suất loại bộ ba chứa 1U, 2A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? 4. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? Giải: 1. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3U trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? - Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5. - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 3U trong hỗn hợp là: (4/5)3 = 64/125. 2. Tính xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? - Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5. - Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5. - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 2U, 1A trong hỗn hợp là: (4/5)2 x 1/5 = 16/125. 3. Tính xác suất loại bộ ba chứa 1U, 2A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? - Tỉ lệ U trong hỗn hợp: 4/5. - Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5. - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 1U, 2A trong hỗn hợp là: 4/5 x (1/5)2. 9
  10. 4. Tính xác suất loại bộ ba chứa 3A trong các loại bộ ba từ hỗn hợp? - Tỉ lệ A trong hỗn hợp: 1/5. - Áp dụng công thức nhân xác suất, ta tính được xác suất loại bộ ba chứa 3U trong hỗn hợp: (1/5)3 = 1/125. b. Di truyền học cá thể (Tính quy luật của hiện tượng di truyền) Dạng 1: Tính số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ở đời con của một phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập. - Bước 1: Tính số loại kiểu gen, số loại kiểu hình ở mỗi cặp gen. - Bước 2: Áp dụng công thức nhân xác suất, tính số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ở đời con. Ví dụ 1: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tỉ lệ kiểu gen aaBbDD là bao nhiêu, cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu? Giải: - Xét riêng phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen Tỉ lệ phân li kiểu gen Aa x Aa 1AA : 2 Aa : 1aa Bb x Bb 1BB : 2 Bb : 1bb Dd x DD 1DD : 1Dd - Tỉ lệ kiểu gen aaBbDD trong phép lai: Áp dụng công thức định nghĩa xác suất: + Tỉ lệ kiểu gen aa trong phép lai của cặp gen Aa x Aa là: 1/4. + Tỉ lệ kiểu gen Bb trong phép lai của cặp gen Bb x Bb là: 1/2. + Tỉ lệ kiểu gen DD trong phép lai của cặp gen Dd x DD là: 1/2. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu gen aaBbDD trong phép lai là: 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16. - Tỉ lệ kiểu hình A-bbD- trong phép lai: Áp dụng định nghĩa xác suất,: + Tỉ lệ kiểu hình A- trong phép lai của cặp gen Aa x Aa là: 3/4. + Tỉ lệ kiểu hình bb trong phép lai của cặp gen Bb x Bb là: 1/4. + Tỉ lệ kiểu hình D- trong phép lai của cặp gen Dd x DD là: 1. + Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình A-bbD- trong phép lai là: 3/4 x 1/4 x 1 = 3/16. Ví dụ 2: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai ♂ AaBbDd x ♀ Aabbdd cho đời con có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là bao nhiêu? Giải: 10
  11. Cách 1: - Tính tỉ lệ tính trạng lặn ở phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen Tỉ lệ phân li Tỉ lệ phân li Tỉ lệ kiểu Tỉ lệ kiểu kiểu gen kiểu hình hình trội hình lặn Aa x Aa 1AA : 2 Aa : 1aa 3 Trội : 1 Lặn 3/4 1/4 Bb x bb 1Bb : 1bb 1 Trội : 1 Lặn 1/2 1/2 Dd x dd 1Dd : 1dd 1 Trội : 1 Lặn 1/2 1/2 - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 cặp tính trạng là: 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16. Cách 2: Áp dụng khi bài toán yêu cầu xác định đời con có tỉ lệ kiểu hình trội (hoặc lặn) về cả n cặp tính trạng. - Đời con mang kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng có kiểu gen aabbdd. - Tỉ lệ giao tử abd ở cơ thể ♂ là 1/23 = 1/8. - Tỉ lệ giao tử abd ở cơ thể ♀ là 1/21 = 1/2. . - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình trội về 3 cặp tính trạng là: 1/8 x 1/2 = 1/16. Chú ý: Khi bài toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình vừa trội, vừa lặn (a tính trạng trội: b tính trạng lặn) thì ta phải áp dụng thêm công thức tổ hợp để giải. Ví dụ 3: Biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là bao nhiêu? Giải: n - Số giao tử của cơ thể bố, mẹ là: 2 (áp dụng công thức tổng quát cho phép lai có n cặp gen dị hợp). - Tỉ lệ giao tử abd ở mỗi cơ thể bố, mẹ là: 1/2n = 1/23 = 1/8. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là: 1/8 x 1/8 = 1/64. (Nếu áp dụng theo cách ban đầu, ta có tỉ lệ kiểu gen aabbdd là: 1/4 x 1/4 x 1/4 = 1/64). Dạng 2: Tính xác suất xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp nhiều cặp gen dị hợp phân li độc lập, tự thụ phấn. * Phạm vi áp dụng: Trong phép lai mà các cặp gen PLĐL ta có thể sử dụng tổ hợp để xác định tỉ lệ (tần số) kiểu gen có chứa số lượng nhất định các alen trội hoặc lặn, tuy nhiên để đơn giản và dể tổng quát ở đây ta chỉ xét trường hợp cả bố và mẹ đều có cùng kiểu gen dị hợp. 11
  12. a. Tổng quát: Trường hợp cả bố và mẹ đều có n cặp gen dị hợp PLĐL (hoặc cơ thể có n cặp dị hợp, tự thụ) - Vì n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n - Số tổ hợp gen = 2n x 2n = 4n * Bước 1: Phân tích từng cặp, xét riêng tỉ lệ kiểu gen: Ví dụ: Xét riêng từng cặp tính trạng + Aa x Aa → 1/4AA: 2/4Aa: 1/4aa + Bb x Bb →1/4BB: 2/4Bb: 1/4bb * Bước 2: Căn cứ vào số alen trội hoặc lặn để tìm các cách sắp xếp (căn cứ vào số cặp gen dị hợp của P) - TH1: Số tổ hợp gen có 1alen trội (hoặc lặn): luôn bằng n - TH2: Số tổ hợp gen có 2 alen trội(hoặc lặn) + KN1: 2 alen trội(hoặc lặn) lấy từ 2 cặp: + KN2: 2 alen trội (hoặc lặn)lấy từ 1 cặp: - TH3: Số tổ hợp gen có 3alen trội (hoặc lặn): + KN1: 3 alen trội(hoặc lặn) lấy từ 3 cặp + KN2: 3 alen trội (hoặc lặn)lấy từ 2 cặp - TH4: Số tổ hợp gen có 4alen trội (hoặc lặn): + KN1: 4 alen trội(hoặc lặn) lấy từ 4 cặp + KN2: 4 alen trội (hoặc lặn) lấy từ 3 cặp + KN3: 4 alen trội(hoặc lặn) lấy từ 2 cặp ... Xác suất chung bằng tổng xác suất của các khả năng sảy ra. - TH khác : Số tổ hợp gen có số alen trội (hoặc lặn) lớn hơn 4 thì ta đưa về số alen lặn (hoặc trội) ngược lại VD: P: mỗi bên có 4 cặp gen dị hợp. Số tổ hợp gen có 5 alen trội (hoặc lặn) thì ta đưa về TH số tổ hợp gen có 3alen lặn (hoặc trội) thì sẽ đơn giản hơn. Ví dụ: (Đề thi vào chuyên Vĩnh Phúc 2015-2016) Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd. Theo lý thuyết, xác suất sinh một con có 4 alen trội của của cặp vợ chồng là bao nhiêu? Cho biết không có đột biến xảy ra. Giải: - Xét riêng từng cặp tính trạng + Aa x Aa → 1/4AA: 2/4Aa: 1/4aa + Bb x Bb →1/4BB: 2/4Bb: 1/4bb 12
  13. + Dd x Dd →1/4DD: 2/4Dd: 1/4dd - Xác suất sinh một con có 4 alen trội của một cặp vợ chồng đều có KG AaBbDd là: + TH1 : 4 alen trội chỉ lấy từ 2 cặp: 3 x (1/4)2 x 1/4 = 3/64 + TH2 : 4 alen trội lấy từ 3 cặp: 3 x 1/4 x (2/4)2 = 12/64 → Xác suất chung: 3/64 + 12/64 = 15/64. Dạng 3: Tính xác suất đực cái trong nhiều lần sinh - Sau khi HS đã có kiến thức về di truyền giới tính, hiểu rằng về mặt lý thuyết thì xác suất sinh con trai = con gái = 1/2. - Mỗi lần sinh (sinh một con) là một sự kiện hoàn toàn độc lập và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc trai hoặc gái với xác suất bằng nhau và = 1/2. - Xác suất xuất hiện đực, cái trong n lần sinh là kết quả của sự tổ hợp ngẫu nhiên: (1/2♂: 1/2♀) (1/2♂:1/2♀)…(1/2♂: 1/2♀) = (1/2♂: 1/2♀)n n lần *TỔNG QUÁT: - Tìm số Trường hợp xảy ra - Xác suất trong n lần sinh có được a ♂ và b ♀ là kết quả của k (1/2♂: 1/2♀)n Ví dụ: Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con . a) Nếu họ muốn sinh 2 người con trai và 1 người con gái thì khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu? b) Tìm xác suất để trong 3 lần sinh họ có được cả trai và gái. Giải Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và = 1/2 do đó: a) Khả năng thực hiện mong muốn: k = 3 (3 trường hợp con gái: trước-giữa-sau)) → Khả năng để trong 3 lần sinh họ có được 2 trai và 1 gái = 3(1/2)3 = 3/8 b) Xác suất cần tìm: Có 2 cách tính: - có thể tính tổng XS để có (2trai + 1 gái) và (1 trai + 2 gái) - có thể lấy 1 trừ 2 trường hợp XS (3 trai) và (3 gái) * Cách 1: - XS sinh 1 trai+ 2gái = 3(1/2)3 = 3/8 - XS sinh 2 trai+ 1gái = 3(1/2)3 = 3/8 XS cần tìm = 3/8 + 3/8 = 3/4 13
  14. * Cách 2: áp dụng tính chất đối lập của 2 biến cố (phần bù): - XS sinh 3 trai = 1.(1/2)3 - XS sinh 3 gái = 1. (1/2)3 Vậy XS cần tìm = 1 - [(1/2)3 + (1/2)3] = 3/4 Dạng 4 : Tính xác suất trong di truyền học ở người. Dạng 4-1: Tính xác suất không thông qua sơ đồ phả hệ - Căn cứ vào đặc điểm di truyền của tính trạng đang xét 🡪Tìm KG của bố mẹ. Nếu bài chưa cho đặc điểm di truyền của tính trạng cần biện luận để tìm - Tính tỉ lệ (xác suất) của KH bài yêu cầu. - Nếu từ 2 TT trở lên cần xét đến mối quan hệ giữa các tính trạng ( PLĐL hay LKG) từ đó vận dụng để tính được tỉ lệ KH cần tìm. Ví dụ 1: Ở một người gen A quy định tóc quăn, trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc thẳng , gen B quy định mắt đen, trội hoàn toàn so với gen b quy định mắt nâu; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Xác định kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ để a. Có thể sinh ra con có kiểu hình tóc quăn, mắt nâu với xác suất 25%? b. Chắc chắn sinh ra con có tóc thẳng, mắt đen? Giải a. KG và KH của bố, mẹ để có thể sinh ra con tóc quăn, mắt nâu với xác suất 25% : - Xác suất 25% tóc quăn, mắt nâu: 1/4 tóc quăn, mắt nâu = 1/2 tóc quăn 1/2 mắt nâu Có 2 khả năng: - KN 1: P. AaBb (quăn, đen) aabb (thẳng, nâu) F1: 1/4 Aabb (quăn, nâu) = 25%. - KN 2: P . Aabb (quăn, nâu) aaBb (thẳng, đen) F1: 1/4 Aabb (quăn, nâu) = 25%. Hoặc 1/4 tóc quăn, mắt nâu = 1 tóc quăn 1/4 mắt nâu Có 3 khả năng: - KN 3: P. AABb (quăn, đen) aaBb (thẳng, đen) F1: 1/4 Aabb (quăn, nâu) = 25%. - KN 4: P . AaBb (quăn, nâu) AABb (quăn, đen) F1: 1/4 A-bb (quăn, nâu) = 25%. - KN 5: P. AABb (quăn, đen) AABb (quăn, đen) F1: 1/4 AAbb (quăn, nâu) = 25%. 14
  15. b. KG và KH của bố, mẹ để chắc chắn sinh ra con tóc thẳng, mắt đen (aaB-): - Để chắc chắn sinh con có tóc thẳng thì cả bố và mẹ phải có cặp gen aa. - Để chắc chắn sinh con có mắt đen thì bố hoặc mẹ phải mang cặp gen BB, người còn lại có thể mang cặp gen bất kì (BB hoặc Bb hoặc bb). Vậy KG và KH của bố mẹ là: + Người thứ nhất phải có KG aaBB, KH tóc thẳng, mắt đen, + Người thứ hai KG có thể là aaBB hoặc aaBb , KH tóc thẳng, mắt đen hoặc KG aabb, KH tóc thẳng, mắt nâu Ví dụ 2: Đề thi HSG Vĩnh phúc 2013-2014 Ở người, bệnh A; bệnh B và bệnh C là ba bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên. 1. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn sinh con thứ hai thì: a. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu? b. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu? 2. Nếu cặp vợ chồng trên có ba người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được hai người con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên. Giải 1. Quy ước: Alen a: quy định bệnh A; A: bình thường bệnh A; alen b: quy định bệnh B, B: bình thường bệnh B; alen d: quy định bệnh C; D: bình thường bệnh D. - Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên => kiểu gen của bố, mẹ đều phải là AaBbDd. -Xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ 2 là : aa× bb× dd= . - Xác suất mắc một bệnh của đứa con thứ 2: +Xác suất mắc 1 bệnh A là : aa× B- × D- = . +Xác suất mắc 1 bệnh B là : A-× bb× D- = . 15
  16. +Xác suất mắc 1 bệnh C là : A-× B- × dd = . Vậy xác suất mắc một bệnh của đứa con thứ 2 là: + + = 2. Xác suất sinh 3 người con trong đó có 2 con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là: 3 ×( × × × )2× × × × = Dạng 4 - 2: Tính xác suất một kiểu hình bất kỳ ở đời sau thông qua phả hệ. * Bước 1: XĐ đặc điểm di truyền của tính trạng đang xét: do 1gen hay nhiều gen quy định, do gen trội hay gen lặn quy định, gen nằm trên NST thường hay NST giới tính. * Bước 2: Biện luận tìm ra KH, KG của cặp bố mẹ đang xét. Căn cứ vào các thế hệ trong phả hệ để tìm xác suất KG của bố, mẹ chứa gen lặn để có thể sinh ra được con KH lặn. * Bước 3: Tính tỉ lệ KH lặn ở đời con của cặp bố mẹ rồi tính tỉ lệ KH mang tính trạng trội (bằng 100% - tỉ lệ KH lặn) (Lưu ý với những bài xác định khả năng xuất hiện ở đời con nhưng là con trai hoặc con gái đầu lòng (thứ 2,3..) thì phải nhân với 1/2 vì Con trai/Con gái =1/1) Ví dụ 1: Đề thi HSG tỉnh Vĩnh Phúc 2014-2015 Cho sơ đồ phả hệ mô tả một loại bệnh ở người do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính xác suất người con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng (7 và 8) ở thế hệ thứ II. Gỉai: - Bố mẹ (1,2) bình thường sinh con gái(6) bị bệnh →alen quy định bệnh là lặn trên NST thường, (qui ước A- bình thường, a - bệnh). - (6) bị bệnh có KG aa→ (1),(2) có KG Aa → (7) bình thường có KG:1/3 AA hoặc 2/3 Aa ... 16
  17. - (3) bị bệnh có KG aa→ (8) bình thường có KG dị hợp Aa → Xác suất (7 và 8) sinh con bị bệnh là: 2/3.1/4 = 1/6 Ví dụ 2: Cho sơ đồ phả hệ sau: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Tính xác suất sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh từ cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ nêu trên . Giải - Bố, mẹ ở thế hệ II bình thường, sinh con gái ở thế hệ III bị bệnh Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường. - Ở thế hệ III, vợ bị bệnh có KG đồng hợp lặn, chồng bình thường xác suất có KG dị hợp = 2/3 xác suất sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh là: 2/3 1/2 1/2 = 1/6. Dạng 4-3: Xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con trong di truyền học người. - Bước 1: Xác định sự xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở đời con. - Bước 2: Áp dụng công thức tổ hợp, công thức cộng xác suất, công thức định nghĩa xác suất để tính xác suất là con trai hay con gái theo yêu cầu của đề bài. - Bước 3: Áp dụng công thức nhân xác suất, công thức nhị thức Niu-tơn để xác định tỉ lệ kiểu hình (giới tính, tật bệnh) ở đời con. Ví dụ1: Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh là bao nhiêu? Giải: - Kiểu gen, kiểu hình của đời con: + Bố mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu có nghĩa là bố mẹ mạng gen bệnh ở trạng thái dị hợp. 17
  18. + Qui ước: A : bình thường; a: bệnh phênin kêtô niệu. + Kiểu gen của bố mẹ là: Aa x Aa. Ta có: P: ♂ Aa x ♀ Aa GP: A, a A, a F1: KG: 1AA : 2Aa : 1 aa. KH: 3 bình thường : 1 bị bệnh. - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, xác suất sinh con bình thường là: - Áp dụng công thức định nghĩa xác suất, ta có xác suất sinh con trai là: (Vì sinh con trai hay con gái xác suất là: 50% con trai : 50% con gái). - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác suất để cặp vợ chồng sinh con trai không bị bệnh là: . = . Ví dụ 2: Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là bao nhiêu? Giải: - Kiểu gen, kiểu hình của đời con: + Kiểu gen của bố mẹ là: IAIo x IAIa. P : I AIo x IAIa GP : IA ; Io IA ; Io F : KG: 1 IAIA : 2 IAIo : 1 IoIo. KH: 3 nhóm máu A : 1 nhóm máu O. + Xác suất sinh con có nhóm máu A là: . + Xác suất sinh con có nhóm máu O là: . + Xác suất sinh con trai là : (Vì sinh con trai hay con gái xác suất là: 50% con trai : 50% con gái). - Áp dụng công thức nhân xác suất, xác định để cặp vợ chồng sinh con trai không bị bệnh là: . = . 18
  19. 2.3.2. Các bài tập vận dụng . Bài tâp 1: Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để người con trai đó bị mù màu là bao nhiêu? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh. Giải: Cách 1: - Gọi: A là gen không gây bệnh mù màu; a là gen gây bệnh mù màu. - Người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu, do vậy mẹ của cô ta chắc chắn dị hợp về gen này (XAXa). Người chồng không bị bệnh (XAY) nên không mang gen gây bệnh. Vậy họ sinh được một người con trai bị bệnh (XaY) thì gen gây bệnh đó là do người vợ truyền cho và người vợ có kiểu gen dị hợp (XAXa). - Xác suất sinh con trai là 0,5 và xác suất con mang gen gây bệnh của mẹ là 0,5. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là: 0,5 x 0,5 = 0,25. Cách 2: - Sơ đồ lai: P: ♂ XAY x ♀ X AXa G: 0,5XA, 0,5Y 0,5X A, 0,5Xa - Xác suất để người con trai đó bị mù màu của cặp vợ chồng này là: 0,5 x 0,5 = 0,25. Bài tâp 2: Bệnh Phêninkêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng, ngoài người anh chồng và em vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. Giải: - Gọi: A là gen không gây bệnh Phêninkêtô niệu ; a là gen gây bệnh Phêninkêtô niệu. - Do bệnh này tuân theo định luật Menđen và do chỉ có em chồng và anh vợ bị bệnh nên bố, mẹ người chồng và bố, mẹ người vợ đều có kiểu gen Aa. 19
  20. - Người chồng bình thường và người vợ bình thường có con bị bệnh (aa) nên kiểu gen của cặp vợ chồng này là Aa. - Xác suất để người chồng, người vợ có kiểu gen dị hợp (Aa) từ bố mẹ của họ là 2/3. - Xác suất để sinh con bị bệnh là 1/4. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9. Bài tâp 3: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: ♂ AaBbCcDd Ee x ♀ aaBbccDd ee. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a.Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? b. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu? c. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? Giải: Cách 1: a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng: - Tính tỉ lệ tính trạng trội (lặn) ở phép lai của mỗi cặp gen: Cặp gen Tỉ lệ phân li Tỉ lệ phân li Tỉ lệ Tỉ lệ KH Tỉ lệ KH kiểu gen kiểu hình KH trội lặn giống mẹ Aa x aa 1Aa : 1aa 1 Trội : 1 Lặn 1/2 1/2 1/2 Bb x Bb 1BB : 2Bb : 3 Trội : 1 Lặn 3/4 1/4 3/4 1bb Cc x cc 1Cc : 1cc 1 Trội : 1 Lặn 1/2 1/2 1/2 Dd x Dd 1DD : 2Dd : 3 Trội : 1 Lặn 3/4 1/4 3/4 1dd Ee x ee 1Ee : 1ee 1 Trội : 1 Lặn 1/2 1/2 1/2 - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình trội về 5 cặp tính trạng là: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128. Cách 2: (Áp dụng khi bài toán yêu cầu xác định đời con có tỉ lệ kiểu hình trội hay lặn về cả n cặp tính trạng). - Đời con mang kiểu hình lặn về cả 5 cặp tính trạng có kiểu gen AABBCCDDEE. - Tỉ lệ giao tử ABCDE ở cơ thể bố là 1/2 5 = 1/32. - Tỉ lệ giao tử ABCDE ở cơ thể mẹ là 1/2 2 = 1/4. - Áp dụng quy tắc nhân xác suất, ta có tỉ lệ kiểu hình trội về 5 cặp tính trạng là: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2