Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Sinh học 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Sinh học 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy sinh học 9 THCS; Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của học sinh trong quá trình học tập; Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Sinh học 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
- PHÒNG GD& ĐT HUYỆN HƯƠNG KHÊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 9 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Họ và tên: Phan Đình Thuận Địa chỉ: Trường THCS Phương Điền. Lĩnh Vực: Sinh học NĂM HỌC: 20202021 MỤC LỤC
- Trang PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………... 1 I. Lý do chọn biện pháp……………………………………………….. 1 II. Tính cấp thiết của vấn 1 đề……………………………………………. III. Mục tiêu……………………………………………………………... 2 IV. Đối 2 tượng……………………………………………………………. V. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. 2 PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………. 2 I. Cơ sở của biện pháp……………………………………………….. 2 II. Khảo sát điều tra…………………………………………………… 2 III. Giải pháp thực hiện………………………………………………. 3 1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động, luyện tập, cũng 3 cố. 2. Sử dụng phương tiện trực quan. , ứng dụng công nghệ thông 8 tin….. 3. Các nhóm thảo luận, báo cáo, thuyết trình trước 9 lớp…………………. 4. Dạy học bằng tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi 10 động…… 5. Dạy học bằng bài tập thực 11 tiễn………………………………………. 6. Dạy học bằng bài tập thực 14 nghiệm…………………………………… 7. Dạy học bằng phương pháp đóng vai……………………………….. 15 8. Dạy học bằng trải nghiệm thực 15 tiễn………………………………….. 9. Các biện pháp động 15 viên……………………………………………. IV. Kết quả nghiên 16
- cứu…………………………………………………. PHẦN KẾTLUẬN…………………………………………………… 17 1.Ý nghĩa và tác dụng của biện 17 pháp……………………………………. 2. Phạm vi và nội dung ứng dụng của biện pháp……………………… 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 9 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn biện pháp. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều nội dung kiến thức găń ̀ ơi th liên v ́ ực tiên đ ̃ ời sông, liên quan đ ́ ến sức khỏe, an toàn thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, giáo dục bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, trong thực tê giang ́ ̉ ̣ day môn sinh h ọc ở cac tr ́ ương THCS trên đ ̀ ịa bàn Hương Khê, hầu hết các giáo viên (GV) đang chú trọng nhiều đến việc cung cấp, truyền thụ kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết. Học sinh thì ghi nhớ một cách thụ động, còn nặng về thu thập kiến thức, tiết học diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt. Vậy làm thế nào để gây hứng thú, lôi kéo các em, hình thành cho các em có một phương pháp học tập tốt môn sinh học ở bậc THCS qua đó nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là vấn đề mà bản thân tôi thấy trăn trở, suy nghĩ đi tìm ra giải pháp. Qua một số năm giảng dạy bộ môn sinh học 9, qua dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp và tài liệu tôi thấy rằng việc gây hứng thú, lôi cuốn các em trong học tập cũng như tạo được động cơ học tập cho các em phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động học tập trên lớp của giáo viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của mỗi nhà trường. Xuất phát những điều đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp gây hứng thú học tập môn sinh học 9 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. II. Tính cấp thiết của vấn đề. Qua khảo sát và dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp tôi thấy một số học sinh khá thờ ơ với môn sinh học 9, việc tiếp thu, tìm hiểu bài học còn mang tính thụ động dẫn đến nhàm chán, không tập trung, học sinh làm việc riêng trong giờ học. Nhiều lúc GV đặt câu hỏi, phần lớn HS không phát biểu, hoặc số lượng HS xây dựng bài còn ít. Sau quá trình điều tra tôi xin rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Thái độ học tập của HS lớp 9 cuối cấp thường chú trọng các môn thi vào THPT, xem môn sinh học 9 là môn phụ. 4
- Một số HS chưa có phương pháp học tập hiệu quả, đang học môn này lại lo nghĩ môn khác hay ý thức kỹ luật bản thân chưa cao. Môn sinh học 9 nội dung nói về di truyển, biến dị nên khá trừu tượng nên gây sự khó khăn cho các em trong quá trình học. Phương pháp dạy học và cách thức tổ chức dạy và học của thầy và cô: GV làm việc nhiều, dạy học theo lối truyền thụ 1 chiều, từ đó HS ít có cơ hội trao đổi , thảo luận nhóm, cặp đôi với nhau. Các hoạt động học của HS bị hạn chế, thụ động. Không khí học tập chưa thật sự sôi nổi, một số GV gây áp lực, căng thẳng ngay từ phút đầu tiên vào tiết học. Việc trao đổi giữa HS – HS, HS – GV còn hạn chế. Nhiều GV chưa động viên, tuyên dương hay ghi cộng điểm cho HS mỗi khi HS phát biểu đúng và tích cực trong xây dựng bài. III. Mục tiêu. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy sinh học 9 THCS. Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo và khả năng tự học của học sinh trong quá trình học tập. Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành, lí thuyết gắn với thực tiễn.Tạo cho học sinh yêu thích môn học và có hứng thú say mê tìm tòi, giải thích được các hiện tượng thức tế trong cuộc sống. Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học 9 vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết các vấn đề thực tiễn. GiúpCải tiến các phương pháp học của mình. IV. Đối tượng. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học 9. Các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học Sinh học 9. Lí luận và phương pháp dạy học môn bộ Sinh học ở trường THCS Trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trên địa bàn. V. Phạm vi nghiên cứu. Về phạm vi không gian: Được nghiên cứu và áp dụng tại trường tôi đang công tác. Phạm vi nội dung: Phạm vi áp dụng: Các giải pháp mà tôi đã áp dụng trong lĩnh vực môn sinh học 9 trong trường tôi đang công tác đã mang lại hiệu cao, góp phần nâng cao chất lượng đại trà. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở của biện pháp. 5
- Hứng thú là một thuộc tính tâm lí, nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trong trong học tập và làm việc, M. GORKI từng nói “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc” cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp HS hình thành nên động cơ học tập và đạt được kết quả cao. II. Khảo sát điều tra. Bản thân tôi phát phiếu tham dò ý kiến HS về thái độ học tập môn sinh học 9 của 43 học sinh. Câu 1. Em có hứng thú với môn sinh học 9 mà em đang học không ? □ Không có hứng thú □ Rất ít hứng thú □ Rất hứng thú Câu 2. Lý do em chưa thích học môn sinh học 9 là: A. Vì đang là môn học thuộc, nội dung bài dài, khó nhớ, trừu tượng. B. Vì cách dạy của giáo viên chưa phù hợp C. Vì em không có hứng thú học và thật sự thích với môn học đó. Kết quả thăm dò: Câu 1. 25/43 em chiếm 58,2%: Không có hứng thú 8/43chiếm 18,6% em rất ít hứng thú 10/43 em chiếm 23,2% : Rất hứng thú Câu 2. Ý A có 5/43 em chiếm 11,6% Ý B có 11/43 em chiếm 25,6 % Ý C có 27/43 em chiếm 62,8 % Qua kết quả thăm dò và những gì tôi quan sát được khi dự giờ các đồng nghiệp, khi thao giảng, bản thân tôi nhận thấy rằng môn sinh 9 là môn ít được học sinh yêu thích dẫn đến chất lượng học tập môn học chưa cao, cũng như cách tổ chức hoạt động dạy học của GV còn nặng về truyền thụ kiến thức. Chính vì các lý do đó tôi suy nghĩ tìm ra các biện pháp nhằm kích thích, lôi cuốn HS tham gia, tạo sự hứng thú học tập ở bộ môn sinh học 9. III. Giải pháp thực hiện. Không có một phương pháp nào là vạn năng, tối ưu để dạy các môn khoa học tự nhiên trong đó có môn sinh học, vì vậy trong quá trình dạy phải linh hoạt các phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao. Sau đây tôi xin được trình bày một số phương pháp giúp HS hứng thú trong các tiết học mà tôi đã thực hiện có hiệu quả tại trường tôi đang công tác nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn sinh học 9. 6
- 1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động, luyện tập, cũng cố. Đây là hoạt động mang lại hiệu quả khá lớn nhằm kích thích, lôi cuốn HS tham gia. Thông qua các trò chơi học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động để hình thành kiến thức, năng lực, phẩm chất. Bản thân tôi đã lòng ghép các trò chơi rất quen thuộc trên sống truyền hình Việt Nam như: Trò chơi ai là triệu phú, ô chữ bí mật, rung chuông vàng…. để lôi cuốn HS tham gia hoạt động ôn luyện cũng cố kiến thức mới hình thành. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi: Trò chơi phải đảm bảo từ dễ đến khó để tất cả học sinh đều có thể tham gia Thời gian chơi phải hợp lí. Phải thiết kế trò chơi theo hướng khiêu gợi sự tò mò, hiếu kì cho HS, kích thích tính tích cực tham gia trò chơi. Ví dụ1: Trò chơi rung chuông vàng. Học sinh nghe câu hỏi, lựa chọn và có đáp án nhanh nhất giơ tay xin trả lời. Nếu trả lời đúng 2 câu được 7 điểm, 3 câu được 8 điểm, 4 câu được 9 điểm, 5 câu được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ trong vòng 10 giây. Khi dạy bài 35: Ưu thế lai. Hoạt động luyện tập, cũng cố. Ví dụ 2: Trò chơi ai là triệu phú: Hướng dẫn luật chơi cho HS: 7
- Một số hình ảnh minh hoạ trong quá trình tham gia trò chơi để củng cố bài 8
- Ví dụ 3: Trò chơi ô chữ bí mật. Bài 40. Ôn tập cuối học kì I. Ví Dụ 4: Trò chơi thi vẽ sơ đồ tư duy: 9
- Trò chơi này thường được sử dụng để kết luận lại bài vừa học nhằm giúp HS nắm vững kiến thức một cách hệ thống, dễ hiểu, rèn luyện cho học sinh cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Ở trò chơi này GV cho HS làm cá nhân hay nhóm cặp đôi thi vẽ sơ đồ tư duy vào vở ghi saumỗi bài học trong khoảng thời gian nhất định. HS nào vẽ nhanh, đúng sẽ được điểm tùy thuộc vào độ khó, dễ của từng nội dung. 2. Sử dụng phương tiện trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững nội dung chính xác, ghi nhớ sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. 2.1. Sử dụng mẫu vật sống. Khi sử dụng mẫu sống (khuyến khích học sinh tự chuẩn bị) sẽ cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu như hình dạng, kích thước thật, màu sắc tự nhiên từ đó gây hứng thú học tập rất lớn cho các em trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trong quá trình dạy học, GV chuẩn bị các mẫu vật sống, trong dạy bài mới. 2.2 Sử dụng vật tượng hình: Mô hình, tranh ảnh, video. Giúp HS dễ hình dung cụ thể các đối tượng nghiên cứu, dành cho những kiến thức khó, trìu tượng…khi dạy các kiến thức liên quan đến quan sát hình biến đổi hình thành NST, đột biến gen, đột biến NST….. Ví dụ: Các dạng đột biến Gen, NST trên động vật và thực vật. 10
- Vịt 4 chân Chim cú bạch tạng Bò 6 chân Xúp lơ màu tím, màu vàng Chuối màu đỏ; xoài màu tím 3. Các nhóm thảo luận, báo cáo, thuyết trình trước lớp. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, tạo cơ hội và động viên khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến về vấn đề đang học, có thể là cá nhân hay nhóm học sinh. Cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập. Từ đó giúp các em phần nào tự tin trước đám đông. Ví dụ minh hoạ ở chủ đề: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Hình ảnh các em lớp 9A trường THCS Phương Điền: Thảo luận nhóm để trình bày nguyên nhân của đột biến cấu trúc NST.( Bài 42: Đột biến cấu trúc NST) 11
- 4. Dạy học bằng tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi động. Xây dựng tình huống gắn liền với thực tiễn để cuốn hút học sinh nhập cuộc, động não về tình huống được đặt ra. Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: “MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC” A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên có thể mở bài bằng một câu chuyện liên hệ thực tế như :GV: Hôm nay nhà bạn Nam có khách ở xa đến thăm nhà, bố Nam ra đón 12
- khách và Nam cũng rất nhanh miệng ra chào. Nhìn thấy Nam, người bạn của bố bèn thét lên: Anh có thằng con trai giống bố như đúc! – GV: Em hãy nhớ lại xem mọi người đã nhận xét Nam giống bố hay giống mẹ vì sao bạn của bố Nam lại đưa ra nhận xét như vậy. – HS: trả lời – GV: Vậy con cái sinh ra có những đặc điểm giống bố, có đặc điểm giống mẹ, thậm chí có thể giống ông bà….nguyên nhân là do đâu? HS: Trả lời (có thể HS trả lời đúng hoặc chưa đúng ) giáo viên không nhận xét đúng hay là sai. GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: Tính trạng Của cơ thể con Của cơ thể bố Của cơ thể mẹ Màu sắc da Hình dạng tốc Màu sắc mắt Hình dạng mũi Từ kết quả so sánh này, giáo viên kết luận: Mỗi con người được sinh ra, ai cũng có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm không giống bố mẹ. Sự giống nhau và khác nhau đó là do hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị. + Ví dụ2: Khi dạy về bài 25 “ THƯỜNG BIẾN”: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Giáo viên có thể khởi động vào bài mới bằng cách sau: Tạo tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống như sau: Cùng một cây lá lốt (cùng kiểu gen). Nếu mọc ở trong bóng râm (nơi thiếu ánh sáng) và mọc ở nơi quang đãng (nơi nhiều ánh sáng) các em hãy dự đoán xem màu sắc và hình dạng lá của cây lá lốt đó có khác nhau không? Sự khác nhau về màu sắc và hình dạng lá là do yếu tố ? Gv ghi các ý trả lời ra góc bảng. GV: Tính trạng nói riêng và kiểu hình nói chung chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là kiểu gen và môi trường. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu về tác động của môi trường đến sự biến đổi kiểu hình của sinh vật. 5. Dạy học bằng bài tập thực tiễn. Ví dụ 1: Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn do tự thụ phấn ở cây giao phấn I. Hiện tượng thoái hóa GV: Đặt tình huống: Cứ sau mỗi mùa gặt lúa về, người nông dân ngoài lúa để ăn, họ còn chọn lọc những hạt lúa to, chắc, sọi để làm giống cho 13
- vụ sau. Nhưng lúa trồng ở vụ sau không hoàn toàn như họ mông muốn, vẫn xuất hiện những cây kém phát triển, hạt lúa lép...Tại sao lại như vậy ? HS: Vận dụng kiến thức về nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây trồng để giải thích hiện tượng thực tế trên. HS: Yêu cầu giải thích được: Tại vì những thế hệ sau xẩy ra hiện tượng thoái hóa ở cây lúa do các gen lặn có cơ hội gặp nhau biểu hiện thành kiểu hình gây hại, đồng thời tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, dẫn đến xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn gây hại. Bài tập vận dụng thực tiễn. Câu 1 .Nhà ông B có một đàn gà gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống. Hãy cho biết: a. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào? b. Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà khác giống tốt. Lời khuyên này có đúng không? Tại sao? Hướng dẫn giải a) Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật +) Biểu hiện: thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng xuất giảm. b) +) Lời khuyên đó là đúng. +) Nhằm tạo ưu thế lai: cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ. Câu 2. Bác Liên và con trai là Hải đến nhà bạn Chiến chơi, khi hai mẹ con đã về Chiến nói với mẹ : “ Mẹ ơi, bạn Hải bị hội chứng Đao mẹ ạ!” Mẹ Chiến bảo:” Sao con biết?” Theo em, bạn Chiến sẽ trả lời mẹ như thế nào ? Ví dụ 2: Bài 55: Ô nhiễm môi trường. Sau nhiều năm đi làm ăn xa, trong một chuyến về thăm quê, anh Hùng tỏ ra hết sức ngạc nhiên về sự thay đổi nhanh chóng ở quê hương mình. Anh bèn chụp lại một số hình ảnh về sự thay đổi đó (xem hình 1 và 2). Hình 1 Hình 2 14
- a. Theo em, các hình ảnh trên nói lên điều gì đang diễn ra ở quê hương anh Hùng ? b. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết những thay đổi ở quê hương anh Hùng có thể tác động ra sao đến sức khỏe của người dân ở đó ? Ví dụ 3: Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Câu 1. Dưới đây là ảnh chụp một gốc của rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Tiêm. Em hãy quan sát và cho biết. a. Có những tài nguyên thiên nhiên nào trong hệ sinh thái trên?(Thông hiểu) b. Sắp xếp các loại tài nguyên thiên nhiên đó thành các nhóm. (Vận dụng thấp) c. Phân tích các lợi ích đem lại cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Tiêm ? (Vận dụng cao) Câu 2: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây. 15
- TN&MT) Gỗ lậu được các đối tượng xẻ thành bê lớn nhỏ tập kết tại khe suối, sau đó vận chuyển bằng xe công nông, xe kéo đi về xuôi. Để ra khỏi địa bàn tiêu thụ thì chỉ duy nhất đi theo con đường độc đạo, được kiểm soát của của các lực lượng gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm, Đồn Biên phòng Phú Gia, Hạt Kiểm lâm Hương Khê...(Nguồn Báo Hà Tĩnh) 16
- a. Theo em, các hình ảnh trên nói lên điều gì đang diễn ra ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Tiêm xã Phú Gia Hương Khê (Nhận biết) b. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy phân tích những nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Tiêm? ( Thông hiểu) c.Chỉ ra các hình thức khai thác bền vững và không bền vững ở rừng phòng hộ Sông Tiêm ( Vận dụng thấp) d. Việc khai thác không bền vững ở rừng phòng đầu nguồn Sông Tiêm sẽ tác động đến sự sống của các loài sinh vật và người dân sống xung quanh rừng phòng hộ như thế nào ?Từ đó em hãy đề ra xuất các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Tiêm ?(Vận dụng cao) 6. Dạy học bằng bài tập thực nghiệm. Bài 56 57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương “Khảo sát thực trạng vứt bừa bãi vỏ thuốc trừ sâu sau khi phun thuốc trên địa bàn xã Điền Mỹ” (gắn với địa phương của các em) Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra PHIẾU ĐIỀU TRA Câu 1. Gia đình bác có khoảng bao nhiêu diện tích sản xuất nông nghiệp: (tính theo m2 đơn giản bao nhiêu sào; 1 sao = 500m2) ……………………… Câu 2. Mỗi năm làm bao nhiêu vụ trên đất sản xuất nông nghiệp. a) 1 vụ b) 2 vụ c) 3 vụ Câu 3. Mỗi vụ sản xuất bác phun thuốc bao nhiêu lần. a) 12 lần b) 34 lần c) 56 lần d) 78 lần 17
- Câu 4. Mỗi lần phun thuốc bác sử dụng bao nhiêu loại thuốc (ứng với số vỏ được vứt lại – 1 sào) a) 1 loại b) 2 loại c) 3 loại d) 4 loại Câu 5. Sau khi pha thuốc vỏ thuốc bác sẽ. a) Vứt ngay xuống chỗ pha thuốc b) Bỏ vào túi đưa đi vứt xuống ao, mương, ruộng người khác c) Bỏ vào tui mang về cho vào rác Bước 2: Tiến hành điều tra các hộ dân gần xung quanh trường. Bước 3. Báo cáo kết quả điều tra. Vỏ thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: Vỏ thuốc diệt cỏ, vỏ thuốc trừ sâu; vỏ thuốc trừ bệnh, vỏ thuốc kích thích…. Hiện tại trên các cánh đồng, kênh mương các vỏ thuốc bảo vệ thực bị người sản xuất nông nghiệp vứt bữa bãi sau khi sử dụng (Ở xã Điền Mỹ Hương Khê) Nguyên nhân: + Do thói quen của người dân + Do chưa có điểm tập kết vỏ thuốc bảo vệ thực vật 7. Dạy học bằng phương pháp đóng vai. 18
- Bài 5657. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.(Theo phương pháp đóng vai. Bước 1: Bối cảnh vào một buổi chiều Chủ nhật, tại Hồ Bình Sơn, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Đây là một vấn đề thực tiễn tại Hương Khê, “Hồ Bình Sơn” bị ô nhiễm nguồn nước do các chất thải rắn, bao ni lông…. gây ô nhiễm môi trường” Bước 2: Các nhân vật trong vở kịch này bao gồm: Cán bộ quản lí Hồ Bình Sơn; Cán bộ địa phương; Người dân ở xung quanh Hồ Bình Sơn; Một nhóm HS THCS ở xã Điền Mỹ lên tham quan Hồ Bình Sơn. Bước 3: GV hướng dẫn HS đóng các cảnh theo các nhân vật, có thể gợi ý như sau: Người dân ở xung quanh, các quán hàng buôn bán trên bờ hồ; Nhóm HS THCS lên tham quan xung quanh Hồ; Cán bộ quản lí Hồ yêu cầu người dân không được xả nước thải, bao bì ni long, xác động vật chết…; việc làm đó là vi phạm pháp luật; Lãnh đạo địa phương: tuyên truyền. 8. Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn. Dạy học bằng trải nghiệm thực tiễn có bản chất là HS được trải nghiệm ngoài thực tiễn thông qua thực hiện các dự án, nghiên cứu thực địa, điều tra khảo sát, thực hiện đề tài khoa học. Qua trải nghiệm thực tiễn, HS vừa chiếm lĩnh kiến thức vừa phát triển được các kĩ năng khoa học, kĩ năng giải thích các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời, HS có thể qua tìm hiểu thực tiễn nhằm giải thích, đánh giá các vấn đề thực tiễn và còn có thể đề xuất được một số giải pháp, mô hình nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn gắn với địa phương. Để đạt được mục đích trên, GV có thể tổ chức các hoạt động dạy học bằng các biện pháp chủ yếu như: Dạy học dự án; Tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học; Giáo dục theo định hướng STEM. Ưu điểm của cách tiếp cận này là: quá trình giao duc có th ́ ̣ ể phat triên ́ ̉ ́ ̣ tôi đa moi tiêm năng trong môi con ng ̀ ̃ ươi, giúp ho lam chu đ ̀ ̣ ̀ ̉ ược những tinh ̀ huông, đ ́ ương đâu v̀ ơi nh ́ ưng thach th ̃ ́ ưc se găp phai trong cuôc sông va hoat ́ ̃ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ược tinh t đông nghê nghiêp, phat triên đ ̀ ́ ́ ự chu, kha năng sang tao trong viêc giai ̉ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ quyêt vân đê. ́ ́ ̀ Hạn chế của cách tiếp cận này là: HS cần phải có khả năng tư duy bậc cao, có sự hợp tác, có năng lực nghiên cứu khoa học; Tổ chức các hoạt động dạy học cần nhiều thời gian và kinh phí; Mức hoàn thành mục tiêu không cao. Một số ý tưởng gợi ý: 19
- + Xây dựng mô hình phòng học xanh thân thiện với môi trường. + Xây dựng mô hình tưới nước tự động nhỏ giọt cho chậu cây cảnh trong vườn trường từ các chai nhựa, bình nhựa bỏ đi. Khi dạy bài 55. Ô nhiễm môi trường: I. Ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. Gv đặt vấn đề: Trước thực trạng rau không an toàn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường. Trước tình hình thực trạng đó Gv yêu cầu HS nêu ý tưởng đề xuất các giải pháp. Sau nhiều ý kiến đề xuất, trong đó có dự án: Sản xuất thuốc phòng trừ sâu bệnh từ thảo dược và các chế phẩm sinh học. Mục tiêu dự án: HS nghiên cứu và sản xuất thuốc phòng trừ sâu bệnh từ các thảo dược và các chế phẩm sinh học nhằm ứng dụng trong sản xuất theo mô hình, trang trại của gia đình. Bước đầu tìm hiểu và sản xuất một số loại thuốc phòng trừ sâu hại cây trồng, rau từ các loại thực vật như: ớt cay, lá cà chua, lá mật gấu, hạt củ đậu, tỏi, cây xoan, bia, nước ngọt….. Sản phẩm thử nghiệm bước đầu dự kiến được ứng dụng tại một số vườn gia đình của các em HS. GV: Hướng dẫn các em hoàn thành mục tiêu của dự án. Báo cáo kết quả sau khi thử nghiệm. 9. Các biện pháp động viên. Khuyến khích ghi điểm cộng, cho điểm, tuyên dương: Trong thời gian lên lớp giảng bài giáo viên phải khen ngợi, cho điểm kịp thời, chính xác, đúng lúc. Khi học sinh trả lời đúng phải tuyên dương, cho điểm cộng, nếu trả lời chưa đúng thì yêu cầu học sinh ngồi xuống và suy nghĩ thêm. Với cách ứng xử này sẽ kích thích được hứng thú học tập ở các em, làm cho các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Trong quá trình giảng dạy, nhiều năm liền tôi đã sử dụng biện pháp này thấy hiệu quả. IV. Kết quả sau khi sử dụng biện pháp. Trên đây là một số biện pháp gây hứng thú học tập môn sinh học mà tôi đã áp dụng với học sinh lớp 9. Qua một thời gian thử nghiệm tôi nhận thấy từ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 329 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 97 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 38 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 44 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn