intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở môn Ngữ Văn 6

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở môn Ngữ Văn 6" nhằm tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất góp phần nâng cao năng lực, kĩ năng viết văn miêu tả cho các em, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở môn Ngữ Văn 6

  1. Đề cương đề tài: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở trường THCS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong phát triển tư duy của con người. Qua môn học, học sinh không chỉ hiểu được những giá trị đặc sắc của nghệ thuật, cảm nhận những cái hay cái đẹp, ý nghĩa của cuộc sống qua những áng thơ văn, từ đó tự hình thành kĩ năng tự tạo lập các kiểu văn bản một cách thành thạo. Một trong số những kiểu văn bản các em được tìm hiểu đó là văn miêu tả. Miêu tả là một trong số sáu kiểu văn bản được áp dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra miêu tả còn được sử dụng trong các ngành nghề khác nhau và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự phát huy hết những năng lực quan trọng để làm bài văn miêu tả Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số những biện pháp để “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở môn Ngữ Văn 6”. 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới Khi đặt ra vấn đề “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở môn Ngữ Văn” tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất góp phần nâng cao năng lực, kĩ năng viết văn miêu tả cho các em, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả. 1.3. Phạm vi sáng kiến 1.4. Phương pháp tiến hành - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điểu tra Sử dụng một số câu hỏi để điều tra và thống kê việc nắm vững yêu cầu giảng dạy Tập làm văn miêu tả; việc viết văn miêu tả của học sinh + Phương pháp quan sát + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm + Phương pháp thu thập thông tin + Phương pháp thử nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học 1
  2. Đề cương đề tài: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở trường THCS PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề Văn bản miêu tả phải làm sao để những gì mình miêu tả như hiện ra trước mắt người đọc người nghe. Khiến cho người đọc nghe được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, ngửi được mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa, mùi ẩm mốc…(Phạm Hổ) qua tác phẩm của mình. Tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm nhận của các em còn đơn giản, vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn trong khi đó văn miêu tả đòi hỏi các em phải có sự quan sát tỉ mỉ, một trí tưởng tượng phong phú bay bổng, một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. Vì vậy để viết được một văn bản miêu tả hay các em phải quan sát nhiều, quan sát kĩ, không ngừng rèn luyện và trau dồi vốn từ Phương pháp dạy kiểu bài tập làm văn miêu tả trong SGK Ngữ văn 6 là dạy học sinh các bước: - Xác định đối tượng miêu tả. - Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự và theo bố cục ba phần. Đây là những lý thuyết rất trừu tượng. Như vậy từ lý thuyết trừu tượng đến thực hành là một khoảng cách lớn vậy khi giảng dạy chúng ta cần phải cụ thể hóa những lý thuyết trừu tượng đó để học sinh dễ tiếp cận hơn. 2.2 Thực trạng của vấn đề a. Ưu điểm Bản thân người viết nhận thấy một số em đã phát huy năng lực cảm nhận văn miêu tả riêng, tạo lập được những văn bản miêu tả sinh động, có giá trị gợi hình, gợi cảm. Tuy nhiên số lượng các bài viết đó còn rất ít và một số đông học sinh khi làm văn miêu tả vẫn mắc phải những nhược điểm. b. Nhược điểm Một là: Chưa phân biệt được yếu tố tự sự miêu tả trong một văn bản Hai là: Kĩ năng quan sát trong văn miêu tả còn yếu Ba là: Kĩ năng tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả chưa được phát huy Bốn là: Phương pháp làm văn miêu tả còn yếu. 2.3 Mô tả giải pháp của đề tài Thứ nhất là : Giúp học sinh phân biệt văn miêu tả với các thể văn khác (Tự sự) 2
  3. Đề cương đề tài: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở trường THCS Thứ hai là: Giúp học sinh rèn kĩ năng quan sát trong văn miêu tả Thứ ba là:. Giúp học sinh rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả Thứ tư là: Giúp học sinh nắm chắc phương pháp làm văn miêu tả Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý Bước 2: Lập dàn bài: Bước 3: Viết thành bài văn hoàn chỉnh * Hướng dẫn cách viết phần mở bài * Hướng dẫn học sinh cách viết phần thân bài * Hướng dẫn viết phần kết bài Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi 2.4 Kết quả đạt được Qua quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp, tôi đã thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. Tôi nhận thấy các em tìm thấy niềm say mê, sự thích thú trong môn học. Đặc biệt việc quan sát, tưởng tượng những hình ảnh sinh động. Từ trừu tượng, ngại nghĩ, ngại viết các em cảm nhận được các sự vật thiên nhiên rất gần gũi ngay trong cuộc sống đời thường, tạo được những cảm xúc chân thực với cảnh vật thiên nhiên, người khi miêu tả. Hiện tượng sử dụng sách tham khảo, sao chép văn mẫu giảm . Mặt khác với phương pháp này tôi đã giúp cho các em học sinh lớp 6 từ việc các em nghĩ sao viết vậy đã biết lập dàn ý sơ lược, dàn ý chi tiết, sắp xếp bố cục rõ ràng, xây dựng được một bài miêu tả hoàn chỉnh làm cho chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt. 3
  4. Đề cương đề tài: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở trường THCS PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết luận chung Miêu tả là kiểu văn bản không chỉ dùng trong văn học mà còn dùng trong đời sống. Rèn được kĩ năng làm văn miêu tả một cách thành thục sẽ giúp các em cảm nhận những tác phẩm văn học từ lớp 6 đến lớp 9. Đồng thời nhờ kĩ năng quan sát tưởng tượng, so sánh khi làm văn miêu tả sẽ bồi dưỡng cho các em ý thức thường xuyên quát sát các sự vật hiện tượng trong đời sống hàng ngày, từ đó thấy được vể đẹp của cuộc sồng, yêu thích cuộc sống, góp phần bồi đắp nhân cách cho các em. 3.2. Đề xuất và kiến nghị - Về nhân lực: + Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn phải luôn có ý thực tự học hỏi, trau dồi kiến thức, sưu tầm tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Phải bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê văn học, có tư tưởng, lập trường đúng đắn. + Đối với học sinh phải có khả năng tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm văn học. Tự tìm đọc trau dồi vốn ngôn từ phong phú, cách sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, diễn đạt tình cảm, rung động chân thành của mình về tác phẩm văn học. - Trang thiết bị, kỹ thuật,... + Nhà trường cần cung cấp cho học sinh tài liệu môn Ngữ Văn phong phú, đa dạng hơn để các em tham khảo Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình, những nội dung đã trình bày ở trên không tránh khỏi những sai sót rất mong có sự nhận xét, đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn,có hiệu quả hơn trong những năm dạy tiếp theo . Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội , ngày 4 tháng 3 năm 2023 Người viết Dương Thị Kim Dư 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0