intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

44
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở" nhằm tìm hiểu thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 9B trường THCS Lương Thế Vinh; Tìm ra cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho HS hiệu quả; Tạo môi trường học tập an toàn, hạnh phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “RÈN KĨ NĂNG QUẢN LÍ CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ” Lĩnh vực: Chủ nhiệm Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Phạm Thị Hồng Hạ Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên
  2. NĂM HỌC 2022-2023 MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Phần I. Đặt vấn đề I.Lí do chọn đề tài 1 II.Mục đích nghiên cứu 2 III.Đối tượng nghiên cứu 2 IV.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 V.Phương pháp nghiên cứu 2 Phần II. Nội dung I. Cơ sở lý luận 3 II. Thực trạng nghiên cứu 4 III. Biện pháp thực hiện 5 IV. Tiến trình thực hiện 8 V. Kết quả thực hiện 14 Phần III. Kết luận và kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo
  3. 1/15 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài. Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả. Thực tế cho thấy, những người hiểu được cảm xúc của mình, nắm bắt được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại, những người không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống của họ. Đặc biệt là đối với học sinh THCS , bởi đây là độ tuổi mà tâm sinh lý đang có sự thay đổi rõ rệt do sự giao thoa của sự phát triển, sự chuyển giao giữa một đứa trẻ sang một con người dần trưởng thành. Ở độ tuổi này, các em thường có những cảm xúc nông nổi bất chợt, sự mong muốn vươn lên làm người lớn đối nghịch với khả năng của bản thân luôn kiềm hãm hành động của các em và gây ra những cảm xúc khó chịu tiềm ẩn trong các em. Bên cạnh đó, những tác động mang tính cấm cản từ phía gia đình, sự lôi kéo của những nhóm bạn không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc không tích cực cho các em. Song song đó, việc tiếp xúc với những hình ảnh, clip mang tính bạo lực tràn lan trên mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cảm xúc và hành vi lệch lạc, tiêu cực ở lứa tuổi học sinh THCS . Bởi vì chính các em cũng không thể nào kiềm chế ngay lúc đó hoặc quản lí nó một cách tốt nhất. Và vì các em học sinh không thể kiểm soát, không quản lí được cảm xúc của bản thân lúc tức giận nên không ít những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức phải nhập viện thậm chí thiệt mạng. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực ngày càng nhiều mà bản thân không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử,… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản lí cảm
  4. 2/15 xúc cho học sinh THCS là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, cảm xúc giận dữ, tuyệt vọng là gì, và làm sao để có cách ứng xử đúng khi cảm xúc giận dữ, nỗi tuyệt vọng đang lấn át mình? Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 9B trường THCS Lương Thế Vinh. - Tìm ra cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho HS hiệu quả. - Tạo môi trường học tập an toàn, hạnh phúc. III. Đối tượng nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: cách thức rèn luyện kĩ năng quản lí cảm xúc cho học sinh. 2.Đối tượng khảo sát thực nghiệm: học sinh lớp 9B- Trường THCS Lương Thế Vinh. IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 1.Phạm vi: cách kiểm soát cảm xúc cho học sinh 2.Kế hoạch nghiên cứu: 2 năm học (2021-2022, 2022-2023): Bắt đầu từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2023. -Từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2021: Chọn nội dung nghiên cứu về cách quản lí cảm xúc ; lập đề cương nghiên cứu. -Từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2023: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm. -Cuối tháng 2/2023: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu. Rút ra kết luận khoa học. Viết đề tài nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về quản lí cảm xúc. - Phương pháp quan sát, điều tra thực tế - Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả ,tổng kết kinh nghiệm
  5. 3/15 PHẦN II: NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận. 1.Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Kỹ năng quản lý cảm xúc có thể hiểu đơn giản là cách mà con người nhận ra cảm xúc thật của mình trong tình huống đó và hiểu được ảnh hưởng của loại cảm xúc này với bản thân và người khác. Đồng thời, bản thân có kỹ năng tự điều chỉnh và thể hiện cảm xúc theo một cách phù hợp nhất. Kỹ năng quản lý cảm xúc được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như trí tuệ cảm xúc, quản trị cảm xúc, xử lý cảm xúc hay làm chủ cảm xúc của mình. Con người biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp giảm căng thẳng trong giao tiếp và thương lượng hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn mang tính xây dựng. Nhìn chung, kỹ năng này cần kết hợp với kỹ năng ứng xử, ứng phó với sự việc và kỹ năng tự nhận thức để có kết quả tốt nhất.
  6. 4/15 2. Vì sao kỹ năng quản lý cảm xúc lại cần thiết với học sinh? Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần học hỏi ngay từ những năm tháng đầu đời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm lý của HS sau này. Biết cách xoa dịu những cảm xúc tiêu cực giúp HS tránh những xung đột thường xảy ra với bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Những HS biết cách quản lý cảm xúc của mình luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng từ những người xung quanh. Cách HS kiểm soát bản thân khỏi những cơn giận dữ giúp HS tránh các cảm xúc tiêu cực và hành vi bốc đồng. Biết cách xoa dịu cảm xúc giúp HS có tâm lý vững vàng đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày. II. Thực trạng nghiên cứu. Do ảnh hưởng của học trực tuyến kéo dài cùng với việc các HS tiếp xúc nhiều với các mạng xã hội; áp lực của học hành, thi cử; không có sân chơi cho các con... dẫn đến nhiều HS không kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình, có những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ và hành động. Một số HS lớp tôi chủ nhiệm không có hứng thú, không có mục tiêu, động lực trong học tập, rèn luyện và dễ nổi cáu khi gặp sự việc bất như ý, xảy ra xô sát giữa các HS với nhau. Tôi phát phiếu điều tra cho 46 em học sinh lớp 8B –Trường THCS Lương Thế Vinh ( năm học 2021-2022) về thực trạng kiểm soát cảm xúc thu được kết quả như sau: Bảng: Thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 8B- Trường THCS Lương Thế Vinh- Năm học 2021-2022 Kết quả Các biểu hiện Số lượng % Chống đối lại điều gì đó mà bản thân không thích 38 82,61 Bị bạn bè tẩy chay 1 2,17 Dễ bị kích động, dễ cáu giận ,dễ bị bốc đồng trước 5 10,87 một câu nói châm chọc, mỉa mai, khinh bác... Hỗn xược, xấc láo 0 0 Thù hận hoặc có hành động ác ý 0 0 Lo sợ, rụt rè, nhút nhát 8 17,39 Dễ khóc, hay khóc, dễ xúc động 5 10,87 Cãi cọ, gây gổ với bạn bè 5 10,87 Dễ chán nản, thất vọng khi gặp thất bại 20 43,48 Âu sầu, buồn bã 6 13,04 Dễ tự ái, hờn dỗi 7 15,22 Tự cô lập, không chia sẻ với ai 1 2,17 Không có hứng thú học tập 30 65,22
  7. 5/15 III. Biện pháp thực hiện Để giúp các học sinh quản lý cảm xúc hiệu quả cần có sự chung tay giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự nhất quán trong cách giáo dục giúp HS tiếp thu dễ dàng và lâu dài hơn. Một số những cách giúp HS quản lý cảm xúc như sau: 1. Đặt ra quy tắc cho HS và đảm bảo tính thống nhất. Việc đặt ra quy tắc trong gia đình và lớp học là cách tốt nhất giúp HS hình thành những thói quen tốt. Mỗi quy tắc là một điều “bất khả xâm phạm” mà HS cần thực hiện sao cho phù hợp, tránh bị phạt nếu vi phạm quy tắc. Một số quy tắc trong lớp học và gia đình có thể đặt ra như không được nói tục, không được vứt đồ ăn hay không được đánh nhau và có hình phạt thích đáng nếu vi phạm. Dù tình huống diễn ra trong nhà hay ở trường học thì hình thức kỷ luật khi HS làm sai cần được thống nhất. Hãy cho HS thấy dù ở đâu, lúc nào khi HS làm sai đều có hình phạt thích đáng và chú ý giữ thói quen này lâu dài để giúp HS hiểu được hình thức thưởng phạt của gia đình, nhà trường với hành vi của mình. 2. Giúp HS gọi tên cảm xúc của mình Dạy HS tên của những cảm xúc như buồn, vui, sợ hãi, tức giận và giải thích một cách cặn kẽ sự khác nhau giữa những cảm xúc này và ý nghĩa của hành động phù hợp. Bố mẹ , thầy cô cần có cách động viên trẻ kiềm chế sự tiêu cực khi giận giữ và cách bộc lộ cảm xúc ở mức vừa phải trong từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn bố mẹ, thầy cô không nên sử dụng ngôn ngữ ra lệnh như “không được buồn!” hay “đừng sợ!”, “không được cáu giận!”…mà hãy tìm cách nói chuyện mềm mại hơn như “ con đang buồn phải không?”, “con đang bực mình điều gì vậy?” “con đang sợ phải không?bố mẹ đang ở bên cạnh con”, “con đang có điều muốn nói phải không?”…
  8. 6/15 3. Hướng dẫn HS kỹ năng giải quyết tình huống Nếu HS đang trong một hoàn cảnh mất kiểm soát vậy làm thế nào để có thể bình tĩnh lại? a.Dừng lại trong vài giây, vài phút. Yêu cầu HS dừng lại không phản ứng, không suy nghĩ trong vài giây hoặc vài phút để thiết lập cơ chế mới bằng cách thay đổi tư thế, đi ra chỗ khác, hít thở sâu, quan sát hơi thở … b.Luôn suy nghĩ tích cực. Nói ra hoặc viết ra cảm xúc. Khi HS ngưng vài giây, vài phút cho cảm xúc lắng xuống chuyển về trạng thái bình thường, bố mẹ hay thầy cô hướng dẫn các con viết ra hoặc nói ra những điều mình suy nghĩ, mình cần giải tỏa, cần hỗ trợ sẽ giúp HS giải tỏa cảm xúc, xoa dịu cơn giận. Những câu nói tích cực sẽ giúp HS xoa dịu cảm xúc và kiềm chế những cơn giận dữ hàng ngày. Thầy cô có thể dạy HS những câu nói đơn giản mang ý nghĩa tích cực mà con có thể tự nói với bản thân ví dụ như: “Mình có thể làm tốt hơn”, “Mình có thể bình tĩnh lại”, “Mình đã rất cố gắng rồi”, “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”… Hãy hướng HS đến một tình huống cụ thể để con tự có cách giải quyết và thực hành những câu nói kể trên. c.Lắng nghe, đồng cảm Sau khi đã kiểm soát được cảm xúc của mình, GV hướng dẫn các con biết lắng nghe, đồng cảm với đối phương, ngẫm, nghĩ tìm nguyên nhân gây ra cảm xúc đó để từ đó đưa ra phương thức giải quyết hợp lí. Điều quan trọng là bố mẹ, thầy cô cần phải rèn cho HS làm chủ cảm xúc của mình theo quy tắc 5N.
  9. 7/15 4. Khen thưởng , động viên kịp thời. Khi HS có những hành vi tốt và biết cách xoa dịu những cơn tức giận của mình hãy đưa ra những phần thưởng hấp dẫn động viên HS. Điều này giúp HS có thêm động lực để cố gắng và thay đổi hình ảnh bản thân ngày một tốt hơn. 5. Bố mẹ, thầy cô hãy là tấm gương sáng Bố mẹ và thầy cô là tấm gương tốt trong quản lý cảm xúc là cách tốt nhất giúp HS học theo và hoàn thiện bản thân. Hãy làm chủ hành vi của mình để trở thành tấm gương tốt cho HS học tập và noi theo thông qua những tình huống hàng ngày. 6. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, tập thể dục đều đặn hàng ngày. HS khi tham gia các hoạt động và tập thể dục đều đặn hàng ngày, cơ thể sẽ tiết ra các hoocmon hạnh phúc tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó tạo các cảm xúc tích cực cho HS.
  10. 8/15 IV. Tiến trình thực hiện: Ngay từ khi tiếp nhận học sinh chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu từng học sinh qua phiếu thông tin cá nhân, qua trao đổi với PHHS và với chính các em. Việc tạo và phát huy các cảm xúc tích cực, hạn chế cảm xúc tiêu cực,giúp các con làm chủ cảm xúc của mình không phải là đơn giản mà là cả một quá trình lâu dài. Chính vì vậy, tôi luôn lồng ghép cách quản lí cảm xúc cho các con trong các bài giảng, hoạt động ngoại khoá. Như dán poster hướng dẫn HS quản lí cảm xúc để các con nhìn vào đó thực hiện hay tổ chức trò chơi "nhận diện cảm xúc”. .. Lớp tôi đã tạo cây cảm xúc được đính với nhiều tờ giấy ghi trạng thái cảm xúc khác khau, các thẻ cảm xúc hay chúng tôi còn tận dụng các cốc giấy để vẽ các trạng thái cảm xúc . Các con sẽ xuay cốc giấy đến trạng thái cảm xúc tương ứng với cảm xúc của mình sau đó ghi cảm xúc của mình ra giấy (tên cảm xúc, nguyên nhân của cảm xúc, con sẽ làm gì để giảm bớt cảm xúc tiêu cực hiện tại, con có cần thây cô, bạn bè, bố mẹ hỗ trợ gì không...) từ đó sẽ giúp các con giải toả cảm xúc và giúp GV nắm được cảm xúc của các con để lựa chọn cách giải quyết phù hợp và kịp thời. Ngoài ra các con được thực hành rèn luyện làm chủ cảm xúc của mình qua việc viết nhật kí cảm xúc hàng ngày, thiền để quan sát hơi thở của mình tạo khoảng dừng delta T (khoảng lặng) hay đổ não ra giấy (viết liên tục không suy nghĩ, không chú ý đến chính tả, câu từ trong 5 phút những cảm xúc, suy nghĩ đang diễn ra) giúp các con chuyển từ cảm xúc tiêu cực về trạng thái cân bằng hoặc sang cảm xúc tích cực.
  11. 9/15
  12. 10/15
  13. 11/15 Không chỉ có vậy, đối với HS có cảm xúc tiêu cực, tôi còn áp dụng kĩ năng coaching vào tham vấn học sinh. Lúc này GV không phải là người yêu cầu các con phải làm hay không nên làm một việc nào đó, áp đặt suy nghĩ cho các con mà là quá trình khơi gợi bằng các câu hỏi để hiểu và thấu cảm HS , tạo sự kết nối giữa GV với HS , dẫn dắt HS tìm ra mấu chốt vấn đề và để từ đó HS tự đưa ra quyết định, tự tìm câu trả lời cho chính mình. Nhờ vậy mà tôi đã giúp HS giải quyết những vướng mắc trong học tập, cuộc sống, trong tình bạn, tình yêu tuổi học trò, trở thành người bạn của các con. Đối với HS vi phạm nội quy nhiều lần ngoài việc sử dụng coaching tôi kết hợp đưa hợp đồng hành vi vào giáo dục. Nhờ đó mà một số HS chưa ngoan đã có tiến bộ rõ rệt trong học tâp, rèn luyện. Để giúp các con có động lực, mục tiêu trong học tập, rèn luyện và thấy được ý nghĩa, giá trị của cuộc đời, tôi cho các con tham gia hoạt động nhỏ là “ Đi tìm giá trị đích thực của bản thân”.Tôi yêu cầu các con vẽ 2 vòng tròn đồng tâm lên giấy. Ở vòng tròn ngoài các con sẽ ghi tất cả những điều mong muốn của mình. Tiếp theo tôi nói với các con: Nếu như người thân hay bản thân con chỉ còn vài năm nữa sống trên cõi đời này thì điều thực sự mong muốn của con là gì? Các con sẽ ghi nó ở vòng tròn trong. Sau đó các con sẽ cắt bỏ vòng tròn ngoài đi chỉ giữ vòng tròn trong lại. Đó mới chính là điều mong muốn cốt lõi của bản thân, mới là giá trị đích thực của các con và là mục tiêu mà các con hướng đến.
  14. 12/15
  15. 13/15 Để tạo cảm xúc tích cực cho HS: niềm tự hào về quê hương, đất nước, giúp các con hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống của quê hương Đan Phượng, tôi cùng với các con đến tận nơi di tích lịch sử, danh thắng để phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh tạo video, bài giảng E-learning thú vị đưa vào hoạt động ngoại khóa , giờ sinh hoạt của lớp. Như tìm hiểu danh nhân văn hóa Tô Hiến Thành- Đền Văn Hiến ở Hạ Mỗ , ý nghĩa tượng đài phụ nữ ba đảm đang; hát Chèo Tàu Tân Hội; Ca trù Thượng Mỗ; quán Quạ ở Phượng Trì; thả diều Bá Giang… Không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ hẹp trong lớp , trong trường, tôi tổ chức HĐNK cho các con ở ngoài trời, ở khu di tích lịch sử, khu vui chơi nhằm tạo cảm xúc tích cực và những trải nghiệm thú vị cho các con.
  16. 14/15 V. Kết quả thực hiện: Trước khi thực hiện đề tài: Có 5 HS rất dễ nổi khùng khi gặp tình huống bất như ý, 8 HS nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người, 38 HS chống đối điều gì đó mà bản thân không thích, 1 HS bị cô lập,tẩy chay, 20 HS dễ chán nản khi gặp thất bại, 6 HS âu sầu buồn bã, 30 HS không có hứng thú với việc học tập. Sau khi thực hiện đề tài: Các con lấy lại được hứng thú, mục tiêu, động lực trong học tập. Các em tự tin giao tiếp với mọi người. Đặc biệt có 5 em HS trước đây hay nổi khùng khi gặp sự việc bất như ý thì nay lại là người giúp cô tổ chức trò chơi nhận diện cảm xúc, hướng dẫn các bạn thiền và góp phần hòa giải các mâu thuẫn giữa các bạn trong lớp. 1HS bị cô lập, tẩy chay giờ được các bạn quan tâm giúp đỡ. Các thành viên trong lớp đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của trường, của lớp. Lớp đạt danh hiệu lớp xuất sắc. Kết quả sau khi điều tra 46 em học sinh ở lớp 9B –Trường THCS Lương Thế Vinh (năm học 2022-2023) về thực trạng kiểm soát cảm xúc thu được kết quả như sau: Bảng: Thực trạng kiểm soát cảm xúc của học sinh lớp 9B- Trường THCS Lương Thế Vinh- Năm học 2022-2023 Kết quả Các biểu hiện Số lượng % Chống đối lại điều gì đó mà bản thân không thích 15 32,61 Bị bạn bè tẩy chay 0 0 Dễ bị kích động, dễ bị cáu giận, dễ bị bốc đồng trước 2 4,35 một câu nói châm chọc, mỉa mai, khinh bác... Hỗn xược, xấc láo 0 0 Thù hận hoặc có hành động ác ý 0 0 Lo sợ, rụt rè, nhút nhát 2 4,35 Dễ khóc, hay khóc, dễ xúc động 2 4,35 Cãi cọ, gây gổ với bạn bè 1 2,17 Dễ chán nản, thất vọng khi gặp thất bại 5 10,87 Âu sầu, buồn bã 1 2,17 Dễ tự ái, hờn dỗi 3 6,52 Tự cô lập, không chia sẻ với ai 0 0 Không có hứng thú học tập 10 21,74 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.
  17. 15/15 Chỉ số thông minh (IQ) tự nó không đủ để mang lại thành công. Tuy IQ có thể giúp bạn đạt được một số bước tiến quan trọng trong học tập và công việc, nhưng chính EQ mới thực sự khiến bạn kiểm soát căng thẳng và cảm xúc khi đối mặt với khó khăn thử thách. Tôi ấn tượng với câu nói: EQ đi trước, IQ lả lướt theo sau. Nhìn chung, kỹ năng quản lý cảm xúc ở HS cần được trau dồi mỗi ngày tại gia đình, trường học và ngoài xã hội. Cần có sự thống nhất phương pháp rèn kỹ năng quản lí cảm xúc ở các môi trường trên giúp HS kiểm soát được bản thân một cách tốt nhất và thoát khỏi những cơn giận dữ, bốc đồng hay những hành động thiếu suy nghĩ khi gặp những tình huống không mong muốn. Một lưu ý trước khi bố mẹ, thầy cô giải quyết vấn đề cần đặt ra 3 câu hỏi: WHY: Tại sao con (HS) lại làm như vậy? WHAT: Có thể dạy cho con (HS) điều gì? HOW: Làm sao để dạy con (HS) điều đó tốt nhất? Để làm tốt các giải pháp trên đòi hỏi bố mẹ, người thầy phải có tình yêu thương dành cho các con , thấu hiểu các con và phải kiên nhẫn rèn luyện cho các con và chính bản thân mình. Có như vậy việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh mới hiệu quả .Và cũng nhờ áp dụng các giải pháp trên mà tôi đã thành công trong việc giúp học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm kiểm soát được cảm xúc của mình. 2. Khuyến nghị. Tăng cường mời chuyên gia về nói chuyện cho HS, phụ huynh HS và giáo viên trong toàn huyện về quản lí cảm xúc cho học sinh.Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề để nhiều giáo viên trong huyện cùng tham gia học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau về cách ứng dụng trí tuệ cảm xúc trong giáo dục học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh được chia sẻ, nói lên nguyện vọng của mình, được thể hiện mình. Tăng cường tuyên truyền trong nhà trường, gia đình, xã hội về vai trò của giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Động viên kịp thời giáo viên tâm huyết trong công tác giáo dục học sinh.
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên sách Tên NXB Tên tác giả Daniel Goleman Trí tuệ xúc cảm NXB lao động- xã hội 1 NXB Tổng hợp TP.Hồ Đan Châu dịch 2 Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc Chí Minh 3 Sống hài hòa với cảm xúc NXB Thế giới Hoàng Lan dịch Nóng giận là bản năng, tĩnh 4 NXB Thế giới Hà Giang dịch lặng là bản lĩnh Cân bằng cảm xúc cả lúc bão Phương Nguyễn 5 NXB Thế giới giông dịch 6 Search Inside Yourself NXB lao động Chade-Meng Tan Kiều Anh Tú dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2