Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 trường THCS Bình Trị Đông
lượt xem 6
download
Công tác rèn luyện kỹ năng địa lý tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn. Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, bên cạnh đó bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy của giáo viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 trường THCS Bình Trị Đông
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 A. MỞ ĐẦU: I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hành kỹ năng Địa lý trong đó có kỹ năng đọc bản đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lý. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học kỳ, đặc biệt là đề thi học sinh giỏi môn Địa lý đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực đọc bản đồ là rất quan trọng. trên thực tế nếu học sinh (HS) sử dụng thuần thục tập bản đồ thì các em có thể từ đó khai thác được hệ thống tri thức khoa học từ tập bản đồ. Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lý lớp 9 - gồm có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành. Gần như 52/52 tiết học, HS đều phải sử dụng tập bản đồ để phục vụ cho việc học tập. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lý lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lý cần thiết. Đặc biệt như kỹ năng đọc bản đồ. Bởi thông qua bản đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. Hoặc từ bản đồ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học. Trong việc dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS ). Việc rèn luyện kỹ năng địa lý tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn . Kỹ năng địa lý ở THCS gồm nhiều loại như kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, kỹ năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so sánh phân tích tổng hợp…. Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng đọc bản đồ còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Đặc biệt đối với học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng địa lý chưa hình thành thói quen thường xuyên và các em còn gặp nhiều khó khăn khi GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 1
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh, để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn. II- CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ là đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng đó đã đặt ra những yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói riêng ở Trường THCS phải cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lý bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Đối với môn học Địa lý việc sử dụng bản đồ, Atlat và hiện nay là “tập bản đồ” là đặc trưng của bộ môn Địa lý. Vì tất cả các tri thức địa lý cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này . Tập bản đồ là một công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lý của giáo viên và học sinh. Tập bản đồ được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học đào sâu những tri thức địa lý và đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lý. Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lý phổ thông hiện nay là hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng Tập bản đồ để khai thác thông tin tìm tòi khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học địa lý . Trong thực tế hiện nay ở Trường THCS, việc sử dụng tập bản đồ trong dạy học địa lý còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Tập bản đồ. Về phía HS chưa quan tâm đến tập bản đồ, rất ít khi sử dụng tập bản đồ nên trang bị Tập bản đồ chưa đầy đủ. Mặt khác HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ biểu đồ, do vậy GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 2
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lý chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo. Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng sử dụng tập bản đồ Địa lý cho học sinh lớp 9 trường THCS Bình Trị Đông” III-CƠ SỞ THỰC TIỄN Để nâng cao chất lượng dạy học một cách toàn diện và để đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên phải suy nghĩ và tìm cánh để học sinh nắm bắt bài học một cách hứng thú và hiệu quả. Từ đó, học sinh sẽ cùng hợp tác với giáo viên trong việc tìm hiểu bài học. Hiện nay, ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phụ vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của học sinh, giáo viên cần giúp cho học sinh tiếp cận kỹ năng thực hành bên cạnh kiến thức hàng lâm trong sách giáo khoa. Tập bản đồ địa lý là phương tiện giảng dạy và học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý. Cùng với sách giáo khoa, tập bản đồ địa lý là tài liệu hỗ trợ thiết thực cho các thầy giáo, cô giáo trong khi soạn giáo án và quá trình dạy học, là tài liệu sinh động, phong phú, hấp dẫn cho học sinh khi học bài, ôn bài và làm các bài tập Địa lý. Trên thực tế, học sinh lớp 9 tại trường THCS Bình Trị Đông vẫn còn yếu nhiều kỹ năng vận dụng, trong đó có kỹ năng đọc bản đồ địa lý, cho nên, việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tập bản đồ giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình giảng dạy địa lý. IV- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Phạm vi: Trường THCS Bình Trị Đông – Bình Tân và có thể áp dụng cho các trường bạn Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9. B/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 3
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 1. Thuận lợi: - Được nhiều sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bô ô Đảng, của Ban Giám Hiê ôu, của Công đoàn cơ sở cùng sự giúp đỡ của rất nhiều quý thầy cô là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nhà trường. - Bản thân là giáo viên năng nổ, nhiệt tình, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Đô ôi ngũ các thầy cô giáo bô ô môn, thầy cô chủ nhiệm các lớp, nhiê ôt tình, yêu nghề và trách nhiê ôm cao, chuyên môn vững vàng. - Bản thân tôi còn nhận được nhiều sự hỗ trợ tận tình của giáo viên trong tổ 2. Khó khăn: - Đa số học sinh Bình Trị Đông là đối tượng người nhập cư, có hoàn cảnh khó khăn nên mô ôt số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuô ôc sống, ít có điều kiê ôn để quan tâm chăm sóc con cái (Như đi làm xa gởi con ở nhà ngoại, nội, dì, câ ôu, chú, bác, …) - Học sinh không có đủ tập bản đồ. - Còn một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu ý thức học tập nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn thực hành vẽ biểu đồ,… II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM 1. Giải pháp thực hiện sáng kiến: 1.1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của tập bản đồ để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội: Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong tập bản đồ ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của tập bản đồ, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 4
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên yêu cầu các em thuộc càng nhiều ký hiệu càng dễ học tập. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc : - Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ. - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. - Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong tập bản đồ. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và xã hội theo từng nội dung của bài học. 1.2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong tập bản đồ để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư: Ví dụ : a - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 4 (dạy bài 01 – CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM) học sinh rút ra nhận xét: GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 5
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 + Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13 % dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị. + Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc. b - Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 5 của tập bản đồ ( dạy từ bài 2,3 SGK ) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: + Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên ). + HS hiểu và xác định được việc phân cấp đô thị và quy mô dân số của đô thị GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 6
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 1.3. Phân tích biểu đồ trong tập bản đồ để rút ra nhận định tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta: Ví dụ 1: Sử dụng biểu đồ tập bản đồ Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta gia đoạn 2000 – 2009 (trang 8 – tập bản đồ) Thông qua tập bản đồ trang 8, giáo viên không những rèn cho học sinh cách đọc bản đồ mà còn rèn được cách nhận xét biểu đồ đường và biểu đồ cột (hình trên) Bước 1: giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét biểu đồ cột (GDP). Học sinh sẽ nói được là từ năm 2000 đến năm 2009, GDP của nước ta tăng dần qua từng năm. Giáo viên gợi ý thêm, trong quá trình tăng qua các năm thì không có năm nào GDP giảm xuống, từ đó gợi ý cho học sinh để học sinh rút ra được kết luận là GDP nước ta tăng liên tục. Bước 2: giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận xét biểu đồ đường biểu diễn và cũng tương tự như biểu đồ cột, đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 là tăng liên tục. Từ 2 nhận xét nói trên, giáo viên giúp cho học sinh rút ra được 1 kết luận quan trọng là: kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và ổng định. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 7
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 Ví dụ 2: Sử dụng biểu đồ tập bản đồ Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất công nghiệp nước ta gia đoạn 2000 – 2009 (trang 13 – tập bản đồ) Với cách làm của ví dụ 1, học sinh sẽ dễ dàn nhận xét được tình hình sản xuất công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 thông qua hình ở trên. 1.4. Phân tích bản đồ trong tập bản đồ để rút ra nhận định tình hình phát triển của các ngành kinh tế nước ta: Ví dụ 1: Sử dụng tập bản đồ Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 8
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 + Bản đồ trang 9 ( Dạy bài 8 – SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu: Bước 1: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chú thích để nhận dạng các loại cây trồng, vật nuôi, phân loại được nhóm cây; học sinh biết được các vùng nông nghiệp nước ta,… Khi giáo viên giới thiệu về cây lương thực (lúa), giáo viên yêu cầu học sinh xác định những vùng trồng lúc lớn nhất nước ta trên tập bản đồ. Đồng thời, yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 kết học giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. Trong trường hợp học sinh không nhớ bài cũ, thì giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp trên tập bản đồ trang 18,19 (vùng ĐB sông Hồng) và trang 26,27 (vùng ĐB sông Cửu Long) để tìm ra câu trả lời. Học sinh sẽ trả lời được đặc điểm tài nguyên đất: Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 9
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 Bước 2: giáo viên dùng biện phát tương tự để biết được tình hình phát triển của một số ngành kinh tế ở nước ta. + Tập bản đồ trang 10,11 học sinh tìm hiểu và phát hiện : - Ngành trồng lúa: Biết được diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực, giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong tập bản đồ, học sinh nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, đỡ phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 10
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 - Ngành chăn nuôi: Dựa vào kỹ năng sử dụng tập bản đồ như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang 11 của tập bản đồ để trình bày được sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của các tỉnh năm 2009. Đồng thời, thông qua các rèn kỹ năng đọc bản đồ như trên, giáo viên cũng giúp học sinh khắc sâu để nhớ tên một số tỉnh (thành phố) ở nước ta. Ví dụ 3: Sử dụng tập bản đồ để học sinh tìm hiểu tình hình phân bố tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta ( Bài 12 – SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP). + Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 13 tập bản đồ, cách thực hiện như sau: GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 11
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 - Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích. - Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hóa công nghiệp nước ta như thế nào ? + Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng tập bản đồ, học sinh nhanh chóng nhận thức được: - Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. - Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 12
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 + Phân tích bản đồ trang 14 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Ví dụ 4: Sử dụng tập bản đồ trang 15,16,17 để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta: - Đối với bản đồ giao thông (trang 15) GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 13
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 Học sinh biết Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác; Giao thông đường bộ ngày càng phát triển; Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hóa cao. Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển. - Bản đồ thương mại như (trang 16) : Biết được tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người, xuất nhập khẩu các tỉnh. Biết được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Bản đồ du lịch (trang 17): học sinh nhận xét được tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như : Di sản văn hoá thế giới, di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 14
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 làng nghề truyền thống… phân biệt được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, … 1.5. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các Vùng kinh tế nước ta: Trong chương trình Địa lí lớp 9 nội dung về kinh tế xã hội đã chia theo các vùng: Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang tập bản đồ để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau: - Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong tập bản đồ xác định vị trí: phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp vùng nào hoặc quốc gia nào? Có giáp biển hay không? Từ đó rút ra kết luận về ý Nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bên cạnh đó, học sinh phải đọc được tên các tỉnh trong vùng. - Xác định đặc điểm tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi,…Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn của tự nhiên cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó. Ví dụ: GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 15
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 * Vùng Đồng bằng sông Hồng: + Xác định quy mô của vùng (Bản đồ trang 18,19) phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển Đông. + Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng. - Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ còn có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối... * Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: + Sử dụng trang 26,27 tập bản đồ: Xác định quy mô, ranh giới của vùng: - Phía Bắc giáp Cam Pu Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng: GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 16
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 - Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. - Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho ngành du lịch nước ta. - Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. - Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như: soài, sầu riêng, dừa, măng cụt… Tóm lại đây cũng là vùng kinh tế phát triển toàn diện, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng, nơi xuất khẩu gạo cao nhất nước ta. Như vậy, khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phải xác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì theo trình tự: đặc điểm tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng. Mỗi kiến thức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng vùng nói riêng và cả nước nói chung đều chứa đựng trong các trang bản đồ của tập bản đồ. Mỗi ước hiệu đều nói lên một kiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kỹ ngôn ngữ của bộ môn Địa lí mà các em cần ghi nhớ chính là các ký hiệu, ước hiệu này. 1.6. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong tập bản đồ để khắc sâu kiến thức của bài học: Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong tập bản đồ để hỗ trợ cho nội dung của bài. Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu hoạch lúa, chăm sóc rau xanh, trang trại nuôi bò sữa. Giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh: Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản lượng, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó hiện nay, trồng rau xanh GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 17
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 trong nhà kín, nuôi bò sữa trong các trang trại cũng mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông nghiệp của nước ta là gì ?… Ví dụ 3: Về du lịch cho học sinh quan sát hình ảnh bãi biễn Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, Sapa, lễ hội đề Hùng để nhận biết được cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam thuận lợi để phát triển du lịch. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 18
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 2. Một số nét mới - Trình tự khi khai thác bản đồ trong tập bản đồ là : + Dựa vào bản đồ nào? Trang nào? của tập bản đồ. + Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích. + Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét. + Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận… (Học sinh chăm chú lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên khi xử dụng tập bản đồ) - Để phát huy được vai trò quan trọng của tập tập bản đồ cho học sinh học tập môn Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tùy theo từng bài cụ thể ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin thật khoa học, chính xác. - Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tập bản đồ cho học sinh lớp 9 là rất quan trọng và hết sức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức và còn phát huy được trí lực GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 19
- Rèn kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lý áp dụng cho học sinh khối 9 học sinh đồng thời kích thích học sinh say mê học tập môn Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh . III. KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU: Qua quá trình thực nghiệm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tập bản đồ địa lí lớp 9 trường THCS Bình Trị Đông, học sinh không còn e ngại vì phải ghi nhớ nhiều số liệu và các địa danh. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, học sinh học cách sử dụng quyển tập bản đồ. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi. Cùng với sách giáo khoa, quyển tập bản đồ là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hổ trợ rất lớn trong các kì thi môn địa lý, chính kiến thức trong đó giúp học sinh lấy được 50 % điểm trong bài thi. Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khi làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình trong giảng dạy Địa lí chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận thức cho học sinh tốt hơn. Qua thực nghiệm các tiết học theo kênh hình diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ. Bước đầu thực hiện tôi cũng thu lại hiệu quả đáng kể: học sinh yêu thích môn học hơn, tích cực hơn trong việc rèn kỹ năng đọc tập bản đồ C. KẾT LUẬN I. Kết luận: 1. Những mặt tích cực và hạn chế Sau gần 01 năm áp dụng đề tài, tôi nhận thấy có những mặt tích cực sau đây: - Học sinh hứng thú hơn khi học môn địa, tích cực trong các hoạt động xã hội của nhà trường. - Chất lượng của môn học ngày càng được nâng cao. - Các em có nhiều kỹ năng hơn trong việc học và giải quyết các bài tập. GVTH: Đinh Minh Tuấn Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8 trường THCS Bình Lư
13 p | 50 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THCS
18 p | 81 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6
16 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm cho học sinh lớp 8
12 p | 117 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 34 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
17 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong việc thực hiện mục tiêu dạy học Vật lý
16 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn giáo dục công dân 6
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10
17 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua dạy Hình học 7
13 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng dạy học văn thuyết minh
28 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9
16 p | 57 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
18 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
23 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
16 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn