intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

39
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8" nhằm tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8

  1. 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KĨ THUẬT “THINK – PAIR – SHARE (CHIA SẺ CẶP ĐÔI)” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8. I. LÝ DO HÌNH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Vai trò của biện pháp Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Trong đó, năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong ba năng lực chung cần hướng tới ở tất cả các môn học. Khoa học tự nhiên nói chung, môn Sinh học nói riêng ngày càng đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thời đại công nghệ. Vậy làm thế nào để thu hút được các em yêu thích và lựa chọn môn học này lại gặp nhiều khó khăn bởi đặc thù của các bộ môn tự nhiên là cần các kĩ năng tính toán và tư duy logic nên đa số các em rất ngại học nếu không có phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp. Để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong đó, kĩ thuật Think – Pair – Share là cách học mang tính hợp tác giúp học sinh tham gia tích cực. Hoạt động này dễ dàng tạo nên cuộc thảo luận nhanh, thay đổi không khí lớp học và lôi cuốn học sinh. Qua đó, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh được phát huy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ngoài những ưu điểm đạt được thì tôi nhận thấy còn những điểm hạn chế của kĩ thuật khi áp dụng. Vì vậy, tôi đã vận dụng, cụ thể hóa và lựa chọn biện pháp “Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học sinh học 8” tại trường THCS Thanh Xuân Nam. 2. Thực tế tại đơn vị Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Thanh Xuân Nam, với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có nhiều thay đổi. HS được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, mạng truyền thông, được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú (tại trường, qua mạng, giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp và hợp tác tốt do sự mạnh dạn, chủ động. Tuy nhiên, một số HS có biểu hiện thiếu lịch sự trong giao tiếp, ngại giao tiếp với các bạn, không có tinh thần hợp tác với bạn bè, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm học tập. 3. Ý nghĩa của biện pháp Khi dạy mỗi tiết học hay các chủ đề trong chương trình Sinh học 8 nói riêng và chương trình Sinh học nói chung, GV có thể sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share trong tất cả các tiết để phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của HS, giúp HS thay đổi tích cực trong thái độ, sự tự tin, biết lắng
  2. 2 nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, có cơ hội học hỏi kỹ năng tư duy cao hơn từ bạn bè. Từ đó nâng cao hiệu quả học tập, khả năng tiếp thu bài tốt hơn của HS. II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 1. Các yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp và hợp tác của HS cấp THCS - Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: + Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. + Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh. + Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. - Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn: + Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...). + Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau, có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn. - Xác định mục đích và phương thức hợp tác: + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. - Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: + Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân - Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: + Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác. - Tổ chức và thuyết phục người khác: + Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Đánh giá hoạt động hợp tác:
  3. 3 + Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc. - Hội nhập quốc tế: + Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam. + Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương. 2. Kĩ thuật Think – Pair – Share (chia sẻ cặp đôi) Kỹ thuật dạy học do giáo sư Frank Lyman trường đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Đây là một kĩ thuật thảo luận trong dạy học hợp tác, bằng cách người học huy động những ý tưởng, suy nghĩ của cá nhân để chia sẻ với bạn trong nhóm cặp đôi và các bạn cùng lớp để cùng nhau giải quyết vấn đề hoặc trả lời một câu hỏi được giao. 2.1. Cách tiến hành kĩ thuật Theo Schwab (1999), kĩ thuật Think – Pair – Share (chia sẻ cặp đôi) được tiến hành qua 4 bước Bước 1: Giáo viên đặt ra câu hỏi kích thích học sinh suy nghĩ. Bước 2: Học sinh suy nghĩ cá nhân về câu hỏi đã cho. Bước 3: Học sinh chia sẻ ý tưởng của mình với các bạn trong nhóm cặp đôi. Bước 4: Học sinh chia sẻ ý tưởng thống nhất trong nhóm cặp đôi với cả lớp. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động cho tiết Mô (Sinh học 8), giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share như sau: Hoạt động Think: GV cho HS nghiên cứu nội dung mục II trong thời gian 03 phút. HS ghi chép lại những nội dung cơ bản về các loại mô trong cơ thể. Hoạt động Pair: HS chia sẻ theo cặp. GV ghép cặp cho học sinh theo bàn. Thời gian chia sẻ cặp là 02 phút. Hoạt động Share: GV sử dụng thẻ tên gọi bất kì một HS lên chia sẻ trước lớp về nội dung thông tin đã thu nhận được từ hoạt động Pair. Sau khi HS chia sẻ, các HS khác có thể phỏng vấn, bổ sung, nhận xét về phần trình bày của bạn. Thời gian cho HS chia sẻ trước lớp là 2 phút.
  4. 4 2.2. Ưu điểm và hạn chế - Ưu điểm: + Thu hút học sinh tích cực tham gia vào bài học. + Huy động và phối hợp được hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. + Giúp những học sinh kém hơn có thể học hỏi từ chính các bạn của mình thông qua việc trao đổi và lắng nghe tích cực. + Học sinh có cơ hội mở rộng các câu trả lời và thảo luận tích cực hơn. - Hạn chế: + Vừa làm việc cá nhân, vừa hoạt động nhóm cặp đôi, nhóm lớn nên tốn nhiều thời gian, có thể gây ra mất trật tự. + Nếu định hướng không khéo sẽ gây ra lan man trong quá trình thảo luận. + Cần có đủ không gian rộng để hoạt động. + Có thể gây nhàm chán cho HS nếu sử dụng kĩ thuật này thường xuyên. 3. Biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share (chia sẻ cặp đôi) Kĩ thuật Hẹn hò – biến thể của kĩ thuật chia sẻ cặp đôi là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tạo ra các cặp đôi ngẫu nhiên, để có thể chia sẻ và cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ nào đó mà GV yêu cầu. Sử dụng kĩ thuật Hẹn hò, GV có thể tạo ra một bài giảng sôi động, hấp dẫn và lôi cuốn HS. 3.1. Chuẩn bị: HS thiết kế cho mình một chiếc đồng hồ, ghi rõ họ tên và các khung giờ. HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu các nội dung bài học. 3.2. Thực hiện Bước 1: Thiết lập cuộc hẹn: Tìm đối tác. Học sinh có thời gian nhất định để tìm đối tác cho mình tại các khung giờ trên đồng hồ. Bước 2: Hoạt động cá nhân ( thực hiện nhiệm vụ trên lớp hoặc có thể giao nhiệm vụ về nhà). Bước 3: Hoạt động cặp đôi: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đối tác vào 1 khung giờ nhất định để trao đổi thông tin hẹn hò. Học sinh có khoảng thời gian phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Khi dạy bài Phản xạ, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu hai nội dung. Nội dung 1: Cấu tạo và chức năng của nơron. Nội dung 2: Phản xạ - Cung phản xạ. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm 2 đối tác ở 2 khung giờ khác nhau để thực hiện hai nhiệm vụ trên. * Lưu ý: Khi thực hiện kỹ thuật này, giáo viên phải quy định chặt chẽ về thời gian di chuyển tìm đối tác, thời gian trao đổi thông tin. Đặc biệt việc học
  5. 5 sinh quản lý âm lượng của mình khi di chuyển. Mỗi học sinh chỉ được hẹn với 1 đối tác tại 1 thời điểm. 4. Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8 Mỗi phương pháp và kĩ thuật đều có những ưu điểm và hạn chế, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Không một phương pháp nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng mà ta có thể phối hợp đa dạng các phương pháp và kĩ thuật. Kĩ thuật hẹn hò - biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm khắc phục những hạn chế như: Kĩ thuật Think – Pair – Share đòi hỏi không gian rộng lớp để HS vừa hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi và nhóm lớn nên dễ gây mất trật tự, tốn nhiều thời gian trong tiết học. Do đó tôi khắc phục bằng cách sử dụng kĩ thuật hẹn hò tạo ra các cặp đôi ngẫu nhiên để các em chia sẻ và hoàn thành các nhiệm vụ. Đồng thời để tạo hứng thú, GV có thể thay đổi các địa điểm hẹn hò. Ví dụ: địa điểm hành lang lớp học, ghế đá dưới gốc cây bàng…. 4.1. Tiến trình thực hiện Tiến hành khảo sát: Khảo sát HS lớp 8 đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác trong suốt quá trình thực nghiệm. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, kết hợp kinh nghiệm và thực tiễn giảng dạy, tôi đã xây dựng và tích hợp năng lực giao tiếp và hợp tác theo 6 tiêu chí sau: Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh Tiêu chí Mức độ Mức 3 Mức 2 Mức 1
  6. 6 1. Tập trung chú ý Di chuyển nhanh, trật tự, Di chuyển nhanh, còn ồn, Di chuyển chậm, ồn, chưa chú ý. chưa chú ý chú ý. 2. Lập kế hoạch Xác định cách thức hợp Xác định cách thức hợp Chưa xác định cách thức tác, tích cực hoàn thành tác, hoàn thành nhiệm vụ. hợp tác, chưa hoàn thành nhiệm vụ. nhiệm vụ. 3. Thực hiện Nhanh, hiệu quả. Nhanh, chưa hiệu quả. Chậm, không hiệu quả. nhiệm vụ 4. Tạo môi trường Tôn trọng, lắng nghe ý Tôn trọng, lắng nghe ý Chưa tôn trọng, lắng nghe hợp tác kiến của bạn. kiến nhưng còn xảy ra mâu ý kiến của bạn. thuẫn. 5. Báo cáo, tổng Tổng hợp, ý kiến thành Tổng hợp ý kiến thành Chưa tổng hợp ý kiến hợp viên trong nhóm hợp lí. viên trong nhóm. thành viên trong nhóm.
  7. 7 6. Giao tiếp và Chú ý lắng nghe nhóm Chưa chú ý lắng nghe Không chú ý lắng nghe khi đánh giá với nhóm khác trình bày. nhóm khác trình bày. nhóm khác trình bày. khác Đánh giá chính xác, khách Đánh giá cơ bản đúng Chưa đánh giá đúng và quan kết quả của nhóm nhưng chưa chính xác kết chính xác kết quả của khác. quả của nhóm khác. nhóm khác. 4.2. Tiết dạy minh họa CHỦ ĐỀ: HỆ VẬN ĐỘNG (tiết 1) I. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về bộ xương a. Mục tiêu: - Xác định được các phần chính của bộ xương, vị trí các xương trên chính cơ thể mình và nêu được chức năng của bộ xương. - So sánh được xương tay và xương chân. - Phân biệt các loại khớp xương. b. Nội dung: Trò chơi “Hẹn hò” c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi và hoàn thành các nhiệm vụ của GV. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học * Giao nhiệm vụ: * Thực hiện nhiệm vụ: I. Cấu tạo và chức năng của bộ - Phát cho HS lá bài tương ứng với xương SBD của mình sử dụng trong các 1. Cấu tạo tiết học. Bộ xương người chia làm 3 phần - Hướng dẫn thực hiện trò chơi chính: “Hẹn hò” - Xương đầu: Bước 1: Thiết lập cuộc hẹn (thời + Xương sọ phát triển. gian 2 phút): - HS lắng nghe hướng dẫn của GV + Xương mặt (lồi cằm). - Hẹn các bạn ở 12 khung giờ khác và tham gia trò chơi hẹn hò. - Xương thân: nhau (không hẹn lặp lại). + Cột sống: nhiều đốt khớp lại, có Ví dụ: Bạn Thảo hẹn với Bạn 4 chỗ cong. Minh lúc 7h đi ăn sáng thì bạn + Xương lồng ngực: gồm xương Thảo ghi vào đồng hồ của mình sườn và xương ức. lúc 7h hẹn bạn Minh và bạn Minh - Xương chi: cũng ghi vào đồng hồ lúc 7h hẹn + Xương tay bạn Thảo, cả hai bạn Thảo và + Xương chân Minh không được hẹn gặp lại ở 2. Chức năng các khung giờ tiếp theo. - Nâng đỡ Bước 2: Hoạt động cá nhân (giao - Bảo vệ nhiệm vụ về nhà – tìm hiểu 4 nội - Nơi bám của cơ dung sau: II. Các khớp xương
  8. 8 + Các phần của bộ xương. 1. Khớp xương + Chức năng của bộ xương. - HS đã thực hiện ở nhà (nhiệm vụ Là nơi tiếp giáp giữa các đầu + Phân biệt xương tay và xương tiết học trước). xương. chân. 2. Các loại khớp + Phân biệt các loại khớp xương. a. Khớp động + 2 đầu X. có lớp sụn. Bước 3: Hoạt động cặp đôi (thực + Giữa: là dịch khớp (hoạt dịch). hiện 2 cuộc hẹn bất kì). + Ngoài: dây chằng - GV rút thăm ngẫu nhiên cuộc → Cử động dễ dàng. hẹn lúc 7h và 10h. b. Khớp bán động * Báo cáo, thảo luận: + Giữa 2 đầu xương là đĩa sụn → - Sử dụng thẻ bài rút thăm ngẫu hạn chế cử động. nhiên nhóm trình bày. c. Khớp bất động + Các xương gắn chặt bằng khớp - HS hoạt động cặp đôi thảo luận, răng cưa → không cử động thống nhất câu trả lời của nhóm được. - GV thông báo đáp án đúng và mình hoàn thành các nhiệm vụ thang điểm. theo khung giờ bất kì mà GV rút thăm. * Kết luận, nhận định: - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét, đánh giá các nhóm. - Các nhóm khác lắng nghe câu trả lời của nhóm bạn và bổ sung ý kiến. - Các nhóm trao đổi chéo kết quả thảo luận của nhóm mình và đánh giá bằng điểm số. - Các nhóm lắng nghe và hoàn thiện kiến thức. * Hoạt động cá nhân (giao nhiệm vụ về nhà): Tìm hiểu 4 nội dung sau: Các phần của bộ xương, chức năng của bộ xương, phân biệt xương tay và xương chân, phân biệt các loại khớp xương. * Hoạt động cặp đôi: Phiếu học tập số 1 Cuộc hẹn………. Họ tên:………………………...Thời gian hoàn thành 15 phút Quan sát hình 7.1 – 7.3 kết hợp nghiên cứu thông tin trang 24 – 25, hoàn thành các câu hỏi sau: 1. Bộ xương người gồm mấy phần chính? Trong từng phần đó, có các thành phần nào? Xác định những thành phần chính của bộ xương trên cơ thể em. 2. Gạch chân thông tin SAI trong các câu sau khi nói về chức năng các phần của bộ xương và sửa lại cho đúng - Khớp xương sọ có 9 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt lớn, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn sống và không phải là vũ khí tự vệ. - Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 3 chỗ, tạo thành hai chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. - Các xương sườn gắn với cột sống và xương chi, tạo thành lồng ngực bảo vệ cơ thể. - Các xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau phân hóa giống nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng.
  9. 9 3. Phân biệt xương tay và xương chân. Phiếu học tập số 2 Cuộc hẹn……… Họ tên:…………………………..Thời gian hoàn thành 5 phút Câu 1: Quan sát hình 7.4 – SGK và cho biết có mấy loại khớp? Khả năng cử động của khớp bán động và khớp động khác nhau như thế nào? Câu 2: Em hãy điền các từ/cụm từ: xương chi, nâng đỡ, xương thân, xương đầu, khớp động, nơi bám, khớp bất động, ba, khớp bán động vào chỗ trống để hoàn thành tổng kết sau về bộ xương (một từ/cụm từ có thể sử dụng hơn một lần) Bộ xương gồm(1)….phần(2)………..,(3)……và(4)…………Các xương liên kết với nhau bởi(5)……loại khớp xương.(6)………….là loại khớp không cử động được.(7)…………..là những khớp mà cử động của khớp hạn chế.(8) ………là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp. Bộ xương có chức năng (9)……..,bảo vệ cơ thể, là(10) ……….của các cơ. III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY 1. Đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác Để đánh giá sự thay đổi cụ thể của học sinh về năng lực giao tiếp và hợp tác, tôi đã tiến hành lựa chọn 4 học sinh của 4 nhóm học tập theo dõi việc thực hiện khả năng giao tiếp và hợp tác của các học sinh này trong suốt quá trình thực nghiệm. Kết quả được phân tích kĩ và rút ra kết luận về mức độ của các tiêu chí năng lực giao tiếp và hợp tác của 4 học sinh được thể hiện qua bảng: Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh HS Nguyễ Nguyễ Đoàn Trần Diệu Anh n Thu n Hữu Duy (nhóm học tập 4) TC Ngân Phú Nam (nhóm Bình (nhóm học (nhóm học tập 1) học tập 3) tập 2) TC1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 1 2 3 TC2 2 2 3 1 2 2 3 3 3 1 1 2 TC3 2 3 3 2 2 3 2 3 3 1 2 3 TC4 2 3 3 2 2 3 1 2 3 1 2 3 TC5 2 2 3 1 1 2 1 3 3 1 2 2 TC6 2 2 3 1 2 2 1 2 3 1 2 3 ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN ĐTN GTN CTN Kết quả bảng cho thấy tùy thuộc trình độ, năng lực và ý thức rèn luyện của mỗi học sinh mà năng lực giao tiếp và hợp tác đạt được kết quả khác nhau:
  10. 10 Em Nguyễn Thu Ngân: Đầu TN hầu hết đạt mức 2 ở các TC, riêng TC1 đã đạt mức 3. Đến giữa TN đã có thêm 2 TC đạt mức 3 (TC3, TC4) đạt mức 3 và cuối TN thì 100% TC đạt mức 3. Điều này là dễ hiểu vì Ngân là một HS có lực học và rèn luyện tốt, trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, em luôn cố gắng rèn luyện kỹ năng và phát huy được năng lực của mình, có tinh thần hợp tác rất tốt với các bạn. Em Nguyễn Hữu Phú Bình : Đầu TN có TC1 đạt mức 3 và được duy trì đến cuối TN, các TC3, TC4 đầu TN đạt mức 2, cuối TN đạt mức 3. Riêng TC2, TC5, TC6 chỉ đạt mức 1 ở đầu TN, cuối TN có sự tiến bộ song còn 3 TC vẫn chỉ đạt mức 2. Có sự khác biệt này do Bình là một HS ngoan, có ý thức học tập tốt song lại trầm tính, ngại giao tiếp, do đó các tiêu chí liên quan đến tổ chức hoạt động được bạn tiếp thu nhanh và tiến bộ rõ rệt (đạt mức 3 cuối TN), riêng các tiêu chí về lập kế hoạch, báo cáo và giao tiếp, một phần do bản tính và năng lực ban đầu nên cần thêm thời gian rèn luyện. Em Đoàn Duy Nam: Đầu TN có mức độ của các tiêu chí rất chênh lệch nhau (có 2/6 TC mức độ 3, 1/6 TC mức độ 2, 3/6 TC mức độ 2). Sở dĩ có sự khác nhau vì Nam là một HS có lực học tốt, nhanh nhẹn, song lại cá tính, đôi khi tự tin thái quá, ưa thể hiện mình nên các kỹ năng tạo môi trường hợp tác và giao tiếp với nhóm khác ban đầu chưa tốt, trong khi các TC khác cơ bản rất tốt. Trong quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của GV và hợp tác của các bạn, em đã hiểu và điều chỉnh, đến cuối TN tất cả các TC đều đạt mức độ 3. Em Trần Diệu Anh: Có xuất phát ban đầu với mức độ thấp (100% TC đạt mức độ 1). Qua quá trình rèn luyện đã đạt mức độ 3 ở 4/6 tiêu chí, còn 2 TC đạt mức độ 2. Kết quả này phù hợp vì Diệu Anh là một HS có năng lực giao tiếp và hợp tác ban đầu không cao, có lực trung bình song bản thân em trong quá trình rèn luyện rất cố gắng nên đã có sự tiến bộ, cần tiếp tục rèn luyện thêm. 2. Đánh giá kết quả học tập và mức độ hứng thú của học sinh Tiến hành khảo sát kết quả bài kiểm tra thường xuyên và mức độ hứng thú của 99 học sinh lớp 8 được GV tổ chức dạy học các tiết học có sử dụng biện pháp (nhóm TN) và 99 HS lớp 8 tổ chức dạy học không sử dụng biện pháp (nhóm ĐC). Bảng 3.3. Phân loại kết quả kiểm tra thường xuyên và mức độ hứng thú của HS Nhóm ĐC Nhóm TN Nội dung Câu trả lời Số câu hỏi Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % lượng - Em có hứng thú Có 35 35,35% 99 100% với tiết học Không 64 64,65% 0 0% không?
  11. 11 Giỏi 3 2,04% 10 10,1% - Kết quả kiểm Khá 36 36,36% 68 68,69% tra thường xuyên Trung bình 47 47,47% 17 17,17% Yếu 13 13,13% 4 4,04% Từ kết quả bảng 3.3 và biểu đồ 3.1, biểu đồ 3.2 ta thấy: Sử dụng kĩ thuật hẹn hò (biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share) mang lại hiệu quả cao trong các tiết học ở nhóm TN, phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh. Từ đó tạo hứng thú cho HS trong học tập, giúp HS dễ hiểu bài hơn, khắc ghi kiến thức lâu hơn, đạt kết quả cao hơn trong học tập. IV. KẾT LUẬN ÁP DỤNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Ý nghĩa của biện pháp Hiệu quả tiết dạy được nâng cao, tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác, giúp HS tiếp thu kiến thức có hiệu quả và hệ thống, nâng cao chất lượng môn học. Tiết học sinh động, lôi cuốn HS tích cực tham gia các hoạt động học tập để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học với tất cả các khối lớp khi học bộ môn Sinh học cũng như các môn học khác. 2. Kiến nghị, đề xuất 2.1. Đối với nhà trường Tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới giáo dục, khuyến khích GV mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung tâm. 2.2. Đối với tổ chuyên môn Thường xuyên tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Trên đây là biện pháp “ Sử dụng biến thể của kĩ thuật Think – Pair – Share nhằm phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trong dạy học Sinh học 8”mà tôi đã áp dụng hiệu quả cho HS lớp 8 trường THCS Thanh Xuân Nam, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký sáng kiến kinh nghiệm và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Xác nhận của nhà trường Người viết sáng kiến Lại Thị Thảo
  12. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2