Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm trong giảng dạy Vật lí 8
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số nội dung như sau: Giáo viên tự chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy Vật lí 8; Một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản mà giáo viên có thể tự làm để phục vụ cho các tiết dạy trong chương trình Vật lí 8;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm trong giảng dạy Vật lí 8
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN TỰ LÀM TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ 8” Họ tên: Võ Thị Gấm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Cam Thủy Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành khoa học kỹ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vì vậy những hiểu biết và nhận thức Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo con người ở trường trung học nói chung và bậc học trung học cơ sở nói riêng. Mục tiêu của môn Vật lý THCS là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức Vật lí cơ bản, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học góp phần hình thành năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục trung học cơ sở đề ra . Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”. Thường thì do kinh nghiệm sống nên học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp các em tự nghiên cứu bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Vì vậy, khi giảng dạy vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy. Tuy nhiên ở các trường trung học cơ sở hiện nay tình trạng dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng kém, chưa có cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm được đào tạo đúng chuyên môn đang rất phổ biến đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học. Từ thực tế đó, tôi nhận thấy việc sử
- dụng đồ dùng dạy học đồng thời lồng ghép các dụng cụ thí nghiệm tự làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì vậy tôi đã tìm tòi và dành khá nhiều thời gian, tâm sức trong việc nghiên cứu các thí nghiệm vật lí đơn giản. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm trong giảng dạy Vật lí 8 ” đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Vật lí của bản thân tôi trong các năm học vừa qua. 1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Phạm vi áp dụng: Các tiết dạy có thí nghiệm trong chương trình Vật lý lớp 8 trường THCS. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường THCS cam Thủy năm học 20182019 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu. Thí nghiệm vật lí là phương tiện trực quan có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu về hiện tượng vật lí xảy ra, có nhiều hiện tượng chứng tỏ chỉ thông qua thí nghiệm thì học sinh mới hình dung được hiện tượng đó xảy ra như thế nào, ví dụ như: nguyên lí paxcan, sự tồn tại của áp suất khí quyển, sự đối lưu, sự phụ thuộc của áp suất chất lỏng vào độ sâu cột chất lỏng... Vì tác dụng nhiều mặt như vậy nên không thể học vật lí mà không có thí nghiệm bởi thông qua thí nghiệm mà các kiến thức vật lí gắn liền hơn với thực tiễn sản xuất. Tình trạng thiếu dụng cụ thí nghiệm ở các trường THCS đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học. Tình trạng dạy chay, học chay khiến học sinh không thể hình dung được quá trình vật lí, sự biểu hiện của các tính chất vật lí, diễn biến của các hiện tượng vật lí. Mặt khác không khí lớp học trở nên đơn
- điệu, học sinh thiếu hứng thú trong học tập và tất yếu dẫn đến hiệu quả giờ dạy thấp. Thực tế trong nhiều năm qua, chất lượng thiết bị dạy học và thói quen sử dụng đồ dùng còn rất nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. Mặt khác, trong chương trình Vật lý 8 ngoài các bài thí nghiệm đã được chỉ định tối thiểu và đã có thiết bị đi kèm thì nhiều nội dung thí nghiệm khác trong sách giáo khoa chưa có dụng cụ thí nghiệm. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến ở trường trung học sơ sở mà tôi giảng dạy hiện nay là : + Hầu hết các bài dạy Vật lí 8 chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho học sinh và giáo viên. + Tranh vẽ minh hoạ gần như không có. + Kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế, các em lúng túng khi sử dụng các dụng cụ và không biết xử lí kết quả khi làm báo cáo thực hành. + Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng kém, thiếu tính chính xác, phần lớn bị hư hỏng và không sử dụng được. + Nhà trường chưa có cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm được đào tạo đúng chuyên môn vì vậy việc bảo quản thiết bị, giúp giáo viên sắp xếp các thiết bị dạy học chưa tốt. Về cơ bản việc sử dụng thí nghiệm Vật lí 8 ở trường tôi vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết tính độc lập sáng tạo của học sinh trong khi đó lượng kiến thức luôn được bổ sung, điều chỉnh cho kịp với sự phát triển của thời đại . 2.2 Cơ sở lý luận 2.2.1 Các khái niệm
- Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Thiết bị dạy học tự làm là những thiết bị phục vụ cho việc dạy học không nằm trong danh mục các thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT quy định 2.2.2 Ý nghĩa của thiết bị dạy học trong giảng dạy bộ môn vật lí Thiết bị dạy học là vật chất hữu hình, tưởng như vô tri, vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người giáo viên đã làm cho thiết bị dạy học thể hiện được những khả năng sư phạm của nó. Thiết bị dạy học tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn, làm cho việc dạy học được văn minh hơn, hiệu quả hơn. Thiết bị dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự đào tạo, rèn luyện kỹ năng học tập và lao động, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức. Thiết bị dạy học góp phần đắc lực cho việc hình thành nhân cách của học sinh Trong quá trình dạy học Vật lí nhiều năm qua tôi nhận thấy việc làm các thí nghiệm Vật lí có tác dụng to lớn trong sự phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt quan sát, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng... các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
- Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm Vật lí là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lí ở các cấp học trên. Việc giáo viên và học sinh tự thiết kế chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản qua các vật liệu dễ kiếm có nhiều tác dụng như: tăng cường tính trực quan, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội và nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy, độc lập sáng tạo của học sinh. Việc tiến hành thí nghiệm, giải thích hoặc tiên đoán kết quả thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải phát huy, huy động các kiến thức đã học ở nhiều phần khác nhau của Vật lí. Do đó, các kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được củng cố, đào sâu, mở rộng và hệ thống hoá. 2.3. Giải pháp: Từ thực trạng nêu trên bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra những giải pháp sau: 2.2.1. Giáo viên tự chế tạo và sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy Vật lí 8. Việc chế tạo “dụng cụ thí nghiệm đơn giản” đòi hỏi ít vật liệu, các vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền. Ngay cả đối với các thí nghiệm định lượng thì việc đo đạc cũng chỉ đòi hỏi sử dụng các dụng cụ đo phổ biến như lực kế, thước, đồng hồ đeo tay của học sinh.....Vì vậy “dụng cụ thí nghiệm đơn giản” dễ chế tạo, dễ gia công bằng công cụ thông dụng như kìm, búa, kéo, cưa, giũa, giấy ráp. Chính nhờ đặc điểm này mà trong một số trường hợp ta có thể tự làm được những thí nghiệm đơn giản và đưa vào giảng dạy dù những thí nghiệm đó không thể tiến hành được với các “dụng cụ” có sẵn trong phòng thí nghiệm. Các bộ phận của “dụng cụ thí nghiệm đơn giản” khi lắp ráp, tháo rời dễ dàng, nhanh
- chóng vì vậy với cùng một “dụng cụ thí nghiệm đơn giản”, trong nhiều trường hợp ta chỉ cần thay thế các chi tiết phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác. Ngoài ra các dụng cụ thí nghiệm đơn giản rất dễ bảo quản và vận chuyển, an toàn trong chế tạo và tiến hành thí nghiệm. Việc bố trí, tiến hành thí nghiệm với “dụng cụ thí nghiệm” này rất dễ làm, không tốn nhiều thời gian. Hiện tượng vật lý diễn ra trong thí nghiệm với “dụng cụ thí nghiệm đơn giản” rõ ràng dễ quan sát. Việc thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, tự làm làm tăng hứng thú, tạo niềm vui trong việc dạy học của giáo viên và học sinh. Đồng thời, kích thích tính tích cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập. Giáo viên cũng có thể cá thể hoá quá trình học tập của học sinh bằng cách chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản cho các đối tượng học sinh khác nhau, hướng dẫn chế tạo, tiến hành thí nghiệm với mức độ khó dễ khác nhau. Các dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm phần lớn đáp ứng việc thực hành đồng loạt của học sinh. Nó giải quyết một phần khó khăn về thiết bị, tạo điều kiện cho các em tự lực làm việc nhiều hơn. Nó không chỉ đòi hỏi khả năng thao tác chân tay một cách đơn thuần mà còn phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, thực tiễn của học sinh. Nghiên cứu tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí 8 ở trường THCS có rất nhiều lợi ích. Học sinh có thể làm thí nghiệm trước ở nhà để tiết kiệm thời gian làm thí nghiệm trên lớp, có thói quen tự làm dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm. Đồng thời tạo thói quen hợp tác trong việc nghiên cứu bài học, hợp tác làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản. 2.2.2. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ thí nghiệm trong bài dạy để chế tạo ra các dụng cụ đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Các dụng cụ thí nghiệm đơn giảm tự làm phải thể hiện rõ hiện tượng vật lí cần quan sát. Một trong những ưu điểm quan trọng của “dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm” là các dụng cụ này chỉ bao gồm những bộ phận có liên quan đến hiện tượng vật lí cần quan sát chứ không bị che lấp bởi vỏ bọc hay những chi tiết phức tạp làm cho thiết bị có hình dáng đẹp hay sử dụng thuận tiện. Bởi vậy, khi thiết kế dụng cụ thí nghiệm này cần đơn giản đến mức tối đa, tránh mọi chỗ rườm rà khó quan sát, cố gắng để những bộ phận thể hiện rõ hiện tượng vật lí lộ ra ngoài. Ví dụ Thí nghiệm về sự truyền áp suất trong chất lỏng (Ứng dụng của định luật Paxcan) trong tiết 11: “Bình thông nhau – Máy nén thủy lực” Vật lí 8. ( Thí nghiệm này không có dụng cụ trong phòng thí nghiệm). Mục đích của thí nghiệm này là cho học sinh thấy được chất lỏng chứa đầy trong một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất từ bên ngoài tác dụng lên nó. Qua đó học sinh hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực trong thực tế. Vật liệu gồm có: 1 chai nhựa lớn, 5 vỏ bút bi, một đoạn ống nhựa có đường kính 7mm, keo dán, 1 quả bóng cao su. Cách chế tạo dụng cụ như sau: Hơ nóng các đầu bút bi rồi uốn nhẹ để các đầu bút bi cong lại. Dùng keo gắn chặt các bút bi xuyên qua nắp chai đựng nước sao cho các ống có độ sâu và quay theo các hướng khác nhau. Dùng keo gắn một đầu ống nhựa vào quả bóng cao su, đầu kia xuyên qua nắp chai nhựa. Tác dụng lực vào quả bóng sẽ thấy nước dâng lên các ống nhựa đều bằng nhau. Qua đó các em thấy rõ nguyên lí Paxcan. Như vậy ở thí nghiệm này hiện tượng chất lỏng truyền áp suất nguyên vẹn theo mọi phương được thể hiện rất rõ, dụng cụ thí nghiệm rất đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Sơ đồ lắp ráp phải dễ thực hiện, chú ý đến hiệu quả quan sát, sự tiện dụng hơn là mỹ thuật . Dụng cụ thí nghiệm phải toát lên được trọng tâm của vấn đề giáo viên cần truyền đạt và thấy rõ được hiện tượng vật lí khi có kết quả thí nghiệm. Ví dụ : Thí nghiệm chứng minh áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của khối chất lỏng ở bài dạy “Áp suất chất lỏng”, tiết 10 Vật lí 8. Để chứng minh áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của khối chất lỏng qua công thức p = d.h tôi đã cho học sinh làm dụng cụ thí nghiệm sau: Dùng 2 chai nhựa lớn (chai cô ca loại 1,5l), chai thứ nhất đục 2 lỗ A, B có độ sâu như nhau, chai thứ 2 đục 2 lỗ C, D ở độ sâu khác nhau. Đặt chai thứ nhất vào chậu nhựa và đổ nước đầy, học sinh quan sát thấy nước chảy ra ở 2 lỗ như nhau chứng tỏ áp suất bằng nhau. Dặt chai thứ 2 vào chậu nhựa và đổ nước đầy thì nước chảy ra ở 2 lỗ khác nhau. Lỗ gần đáy chai nước chảy ra mạnh hơn chứng tỏ áp suất nước gây ra lớn hơn. Như vậy qua thí nghiệm này học sinh thấy rõ ngay áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của khối chất lỏng mặc dù dụng cụ làm thí nghiệm rất đơn giản, dễ làm. Các dụng cụ, chi tiết, vật liệu cần dùng phải dễ kiếm, rẻ tiền để cho nhiều học sinh có thể tự làm được, giáo viên phải tự mình thâm nhập đời sống để nắm vững những thứ có thể tìm kiếm được, sau đó hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và chế tạo v í d : chai nhựa mà các em sử dụng hằng ngày, ống dây nhựa, vỏ lon bia... ụ Tận dụng các dụng cụ, thiết bị đã trở thành hàng công nghiệp bán rộng rãi trên thị trường. Điều này không đơn thuần có ý nghĩa về mặt kinh tế (rẻ tiền) mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt nhận thức làm cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa vật lí học với đời sống và sản xuất.
- Ví dụ : Dụng cụ thí nghiệm về các bình thông nhau có diện tích đáy khác nhau trong bài “Bình thông nhau” tiết 11 Vật lí 8 Dụng cụ thí nghiệm bình thông nhau trong phòng thí nghiệm vật lý 8 chỉ có diện tích 2 nhánh bằng nhau do đó chưa toát lên được những kiến thức vật lý vì vậy tôi đã chế tạo ra dụng cụ bình thông nhau có diện tích 2 nhánh khác nhau bằng cách sau: Dùng 2 đến 3 chai nhựa có diện tích đáy là S1, S2, S3... dùng ống thủy tinh có đường kính trong từ 10mm đến 15mm xuyên qua các chai nhựa bằng thanh sắt nung đỏ sau đó dùng keo 502 dán bịt kín các chỗ hở. Như vậy chúng ta đã có 1 bình thông nhau với các nhánh có diệntích khác nhau. Ưu tiên những dụng cụ thí nghiệm có thể hoạt động đươc để học sinh có thể thấy được diễn biến của hiện tượng vật lí thật. Đây là ưu điểm nổi bật của thí nghiệm vật lí, có giá trị nhận thức hơn hẳn các phương tiện dạy học khác như hình vẽ, phim ảnh, thậm chí cả máy vi tính. 2.2.3. Một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản mà giáo viên có thể tự làm để phục vụ cho các tiết dạy trong chương trình Vật lí 8: Thí nghiệm về quán tính, dạy bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính. Thí nghiệm chứng minh áp suất chất lỏng phụ thuộc vào chiều cao cột chất lỏng dạy bài 8: Áp suất chất lỏng. Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất khí quyển, dạy bài 9: Áp suất khí quyển. Thí nghiệm về cấu tạo của các chất, dạy bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào. Ngoài ra còn rất nhiều thí nghiệm giáo viên có thể tự làm để phục vụ công tác giảng dạy môn Vật lí lớp 8. 2.3. Kết quả thu được:
- Sau quá trình sử dụng dụng cụ để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí 8 bản thân tôi cảm thấy bước đầu đã gặt hái được một số thành công. a.Về kiến thức Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái hiện lại được các thí nghiệm. Có mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi. b. Về kĩ năng Học sinh có kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập các dữ liệu cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí. Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin và các dữ liệu thu được để giải thích một số hiện tượng Vật lí cũng như giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Có khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra, kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ Vật lí. c. Về tình cảm thái độ Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí, có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin, quan sát và thực hành thí nghiệm. Có tinh thần hợp tác trong học tập, đoàn kết trong hoạt động nhóm. d. Kết quả thu được trong năm học 2018 – 2019: * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài. Yếu Sĩ Giỏi Khá TB Lớp Kém số SL % SL % SL % SL % 8 38 5 13, 8 21,1 15 39,5 10 26,3 1 * Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
- Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp số SL % SL % SL % SL % 8 38 8 21,1 12 31,6 14 36,8 4 10,5 Qua so sánh đối chứng kết quả tôi thấy tỉ lệ điểm: TB, Khá, Giỏi có sự chuyển biến khá tốt, điểm yếu giảm so với trước khi thực hiện đề tài, cụ thể là: Yếu giảm 15,8%, TB giảm 2,7%, Khá tăng 10,5%, Giỏi tăng 8,0%. 3. PHẦN KẾT LUẬN. 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Đây là đề tài đã được xây dựng trong quá trình bản thân tôi trực tiếp nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy, do đó nó rất thiết thực và có tính ứng dụng cao. Qua thời gian áp dụng đề tài này tôi nhận thấy yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí đó là học sinh phải được quan sát, được làm thí nghiệm để rút ra nhận xét và khắc sâu kiến thức. Có như vậy học sinh mới hiểu và nắm vững một cách tổng quát nội dung bài học, trên cơ sở đó các em có thể tự học, tự nghiên cứu tài liệu và có hứng thú học tập, biết tự lực, chủ động, tự tin lĩnh hội kiến thức. Quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc lồng ghép sử dụng dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm trong giảng dạy vật lí THCS trong việc hình thành kiến thức mới không chỉ rút ngắn được thời gian đào sâu phần lý thuyết mà còn hướng dẫn cụ thể phần thực hành. Học sinh vừa lĩnh hội kiến thức mới vừa hình thành kỹ năng thực hành. 3.2.Kiến nghị đề xuất. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song nội dung không thể tránh khỏi những tồn tại. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp và các thầy cô để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - môn Ngữ văn ở THCS
6 p | 152 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả
10 p | 96 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở
24 p | 76 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 54 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
32 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri
10 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lý
32 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lý lớp 6
32 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Hình học cấp THCS
24 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn