Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực cho học sinh
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực cho học sinh" nhằm giúp học sinh làm quen với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Hóa học để hiểu bài và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực cho học sinh
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Sự nghiệp xây dựng XHCN ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục, phương hướng giáo dục của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người " Lao động, tự chủ, sáng tạo" có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và cải thiện đời sống một ngày tốt hơn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ khóa XI đã nhất trí với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng hoạt động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này. Dạy và học hóa học ở các trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực. Để thực hiện tốt định hướng đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới nội dung giảng dạy. Sách giáo khoa hiện nay chỉ đưa ra cấu trúc của bài, giáo viên là người hướng dẫn do vậy học sinh phải tự nghiên cứu thông tin, 1/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để phát hiện kiến thức mới. Việc sử dụng sách giáo khoa mới đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, chống thói quen học thụ động. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn hóa học thì đội ngũ giáo viên phải có phương pháp dạy học theo hướng đổi mới nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh. Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học và sử dụng tốt kĩ thuật dạy học trong quá trình tổ chức dạy học ở trường trung học cơ sở. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong chương trình Hoá học 8, học sinh bắt đầu được làm quen với bộ môn Hoá học, làm quen với những khái niệm, định luật, tiếp sau đó là tìm hiểu một số chất phổ biến trong tự nhiên và thấy được vai trò quan trọng của chúng trong đời sống và sản xuất của con người. Vì vậy nếu giáo viên dạy theo phương pháp cũ chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới rất đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán. Vì vậy để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực tức là giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là chủ thể của mọi hoạt động nhận thức. Năm học 2010-2011, Bộ GD&ĐT đã triển khai và ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông và đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giảng dạy. Tuy nhiên việc vận dụng kĩ thuật dạy học trong môn Hóa học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ của học sinh...Vì vậy, với giáo viên nhiều trường, nhiều địa phương thì áp dụng kĩ thuật dạy học trong giờ giảng còn khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn còn chưa thường xuyên hoặc mang tính hình thức. Từ thực tế trên,tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong giảng dạy môn Hóa học 8 ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực cho học sinh” với hi vọng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kĩ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời để cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Hóa học. 2/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh III- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Giúp học sinh làm quen với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Hóa học để hiểu bài và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. - Học sinh được rèn các kĩ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tư duy phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát kiến thức. - Tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú, tích cực trong giờ học đồng thời tạo điều kiện cho học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn và đoàn kết hơn. - Học sinh được phát triển những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học, từ đó nâng cao được chất lượng học tập bộ môn. IV- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 8 trường THCS Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội V. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì đến năm 2015 sẽ thực hiện thay sách giáo khoa mới. Vì vậy việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Hè năm 2012, Sở giáo dục đào tạo đã triển khai chuyên đề giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật dạy học này để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong SGK, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kỹ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học. Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối 3/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh…thì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung. Qua kiểm tra đối với lớp 8 tôi có sử dụng đồ dùng dạy học và một số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá- giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân. Đầu năm học 2021 – 2022 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh lớp 8A1 và 8A4 ( tôi đang giảng dạy) và thu được kết quả như sau: Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không Chú ý nghe giảng 60% 36% 4% Tham gia trả lời câu hỏi 68% 18% 14% Nhận xét ý kiến của bạn 65% 25% 10% Tự giác làm bài tập 50% 40% 10% Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (năm học 2021- 2022) Tổng số học sinh Loại giỏi Loại khá Loại Loại yếu (8A1 và 8A4) trung bin Số HS 76 10 23 35 8 Tỉ lệ (%) 100% 13,16% 30,26% 46,05% 10,52% 4/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục. VI. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8, bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu mà tôi thường áp dụng là: Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy 5/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh PHẦN II:NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Kĩ thuật động não. Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp. Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự: - GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. 2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”. Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS. 6/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh - Thực hiện kĩ thuật “ Khăn trải bàn” qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn trải bàn” độc lập tương đối với các thành viên khác. + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn. 3. Sơ đồ KWL: Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả. K W L ( Điều đã biết) ( Điều muốn biết) ( Điều học được) 7/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh 4. Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền. Sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Đồng thời sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản, dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức. Cách tiến hành Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay chủ đề, nội dung chính. Từ chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan. Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng. Qua tìm hiểu về sơ đồ tư duy và thực tế giảng dạy có thể thấy rõ một số tác dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau: - SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học 8/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học, học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. - SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học tự vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. II. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC 1- Ví dụ 1: a) Sử dụng “ kĩ thuật động não” và kĩ thuật “ Khăn trải bàn” khi dạy bài 13 “ Phản ứng hóa học” Năng lực phát triển cho HS - Làm việc cá nhân - Hợp tác - Thực hành thí nghiệm - Sử dụng ngôn ngữ hóa học - Giải quyết vấn đề - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống Mục tiêu: Giúp HS hiểu được : - Phản ứng hóa học là gì? - Bản chất của phản ứng hóa học - Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? - HS nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra và vận dụng được vào thực tiễn 9/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học I- Định nghĩa - Gv yêu cầu HS hoạt động - Làm thí nghiệm theo nhóm nhóm và làm thí nghiệm và và rút ra nhận xét nhận xét: - Nung nóng đường - Cho 2-3 viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch axit Clohiđric - Phản ứng hóa học là gì? - Trả lời và bổ sung a- Định nghĩa/ sgk - Ghi ý kiến cá nhân vào góc bảng, từ đó yêu cầu HS rút ra b- Ví dụ định nghĩa Đường → Than +Nước - Hướng dẫn ghi phương Kẽm + Axit clođric → trình chữ của phản ứng Kexmclorua + Khí hiđro - Chiếu hình ảnh mô phỏng diễn biến phản ứng của khí II- Diễn biến của phản hiđro tác dụng với khí oxi ứng hóa học/ sgk - Nhận xét về diễn biến của - Quan sát và rút ra nhận xét phản ứng hóa học III- Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? - Khi nào thì phản ứng hóa - Thảo luận nhóm và trả lời học xảy ra? ( sử dụng kĩ thuật trải bàn) - Chất phản ứng được tiếp - Cá nhân trong nhóm viết ý xúc nhau kiến và ghi ý kiến thống nhất - Cần nhiệt độ chung cả nhóm vào giữa - Một số phản ứng cần khăn trải bàn chất xúc tác - Nêu 1 số phản ứng hóa học xảy ra trong đời sống? - Trả lời và bổ sung IV- Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học - Làm thế nào để nhận biết xảy ra/ sgk có phản ứng hóa học xảy ra? - Trả lời và bổ sung - Ghi ý kiến cá nhân 10/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” khi dạy phần III- khi nào phản ứng hóa học xảy ra Các chất tham gia phản ứng phải được tiếp xúc với nhau Có phản ứng Những điều kiện để phản ứng hóa Có phản ứng cần xảy ra cần học xảy ra: chất kích thích đun nóng, có cho phản ứng xảy phản ứng ( Các chất phản ứng tiếp xúc nhau ra nhanh hơn không cần đun nóng Cần đung nóng, chất xúc tác) ( Chất xúc tác) Cần phải đun nóng b) Sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” khi dạy phần I- Tính chất vật lí trong bài 24: Tính chất của oxi Năng lực phát triển cho học sinh: - Quan sát - Làm việc theo nhóm - Phân tích, tống hợp và khái quát hóa Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các tính chất vật lí của oxi. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống - GV cho HS ngồi theo vị trí như hình vẽ kĩ thuật khăn trải bàn - Quan sát lọ đựng khí oxi, ghi ý kiến cá nhân và thống nhất chung về tính chất vật lí của oxi Khí không màu, không mùi, không vị Tính chất vật lí của khí oxi Ít tan ( Khí không màu, không mùi, không Nặng hơn trong vị, ít tan trong nước, nặng hơn không 11/24 không khí nước khí, hóa lỏng ở -1830C) Bảo quản trang phục
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Oxi hóa lỏng ở -1830C 2- Ví dụ 2: Sử dụng “ Sơ đồ KWL” trong dạy học bài 28 “ Không khí- sự cháy” Năng lực phát triển cho HS - Làm việc cá nhân - Hợp tác - Giải quyết vấn đề - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống Mục tiêu: Giúp học sinh được trình bày những hiểu biết của mình về chủ đề đang học, từ đó tự khái quát và hiểu một cách hệ thống các kiến thức về thành phần không khí, vai trò không khí , điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy để vận dụng vào thực tiễn Sau đây là ví dụ cụ thể mà tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng trong bài : Không khí- sự cháy - GV cho HS ghi vào cột K, những hiểu biết của mình về chủ đề không khí, sự cháy - HS nêu các câu hỏi thắc mắc vào cột W - Sau khi học xong bài, HS hệ thống lại các kiến thức đã học được (ghi vào cột L) K W L ( Điều đã biết ) ( Điều muốn biết ) ( Điều học được ) Thành phần của không Không khí là hỗn hợp khí có Tỉ lệ % về thể tích các khí khí theo thể tích: khí nitơ, khí oxi, hơi nước, trong không khí là bao 78% khí nitơ; 21% khí oxi; khí cacbonic... nhiêu? 1% các khí khác ( cacbonic, 12/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Lấy được ví dụ minh chứng hơi nước, khí hiếm... Bảo vệ không khí trong Không khí bị ô nhiễm gây Biện pháp xử lí khí thải các lành, tránh ô nhiễm hại cho sức khỏe con người, nhà máy, phương tiện giao động vật và thực vật thông? Một số biện pháp bảo vệ Còn biện pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm không khí nào khác không? Sự cháy và sự oxi hóa chậm - Sự cháy( Than, củi, ga, - Sự cháy là gì? cần điều - Sự cháy là sự oxi hóa có nến...) có tỏa nhiệt, phát sáng kiện gì? tỏa nhiệt và phát sáng - So sánh được sự cháy một - Đồ vật bằng sắt, gang, thép - Sự oxi hóa chậm có chất trong không khí và lâu ngày trong tự nhiên bị gỉ chuyển thành sự cháy được trong khí oxi không? - Sự oxi hóa chậm là sự oxi - Tại sao trong nhà máy lại hóa có tỏa nhiệt nhưng cấm để giẻ lau máy móc có không phát sáng dính đầu mỡ thành đống? Điều kiện phát sinh và các - Than củi, nến cháy cần - Đám cháy nào cũng dùng biện pháp dập tắt sự cháy nhiệt độ đốt nóng, khí oxi nước hay không? tại sao? - Dập tắt sự cháy thường - Biện pháp dập tắt sự dùng nước, chăn, vải ướt cháy ? hoặc cát - Biện pháp ngăn chặn cháy nổ ga trong gia đình và nơi công cộng? 3- Ví dụ 3: Sử dụng sơ dồ tư duy trong dạy học Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong tất cả các bài học với các mức độ và nội dung khác nhau. Về mức độ sử dụng, có thể là một phần hoặc toàn phần. Về hoạt động sử dụng, có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, luyện tập củng cố và cả hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và trong kiểm tra thường xuyên định kì. 13/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8, bản thân tôi thường sử dụng sơ đồ tư duy trong khi dạy kiến thức mới, củng cố bài hoặc cho học sinh tự vẽ sơ dồ tư duy trong các tiết luyện tập, ôn tập để các em hệ thống các kiến thức mối liên quan với nhau. Sau đây là một số ví dụ minh họa về sơ đồ tư duy mà tôi đã sử dụng trong giảng dạy Bài 36: Nước 14/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Bài 37: Axit- Bazơ- Muối 15/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh 16/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Bài 11: Bài luyện tập 2 17/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Bài 17: Bài luyện tập 3 18/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Bài 23: Bài luyện tập 4 19/24
- Sö dông mét sè kÜ thuËt d¹y häc trong gi¶ng d¹y m«n Hãa häc 8 ë tr êng THCS nh»m ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh Bài 29: Bài luyện tập 5 20/24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng mạng xã hội Zalo để liên lạc với phụ huynh học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả
10 p | 95 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở bậc học Trung học cơ sở
24 p | 75 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 47 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 162 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 11 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Webcam thay thế máy chiếu đa vật thể trong dạy học tích cực môn Sinh học ở trường Trung học cơ sở
32 p | 12 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học lớp 8 - 9
24 p | 23 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Rubric đánh giá để tăng hiệu quả các tiết nói-nghe Ngữ văn 6 tại trường THCS Việt Nam – Angiêri
10 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lý
32 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn Địa lý lớp 6
32 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn