Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là nghiên cứu một số biện pháp nhằm gắn việc giảng dạy Lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương. Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương mình, về công lao của những người đi trước, qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học lịch sử ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh
- S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM Đề tài: BIỆN PHÁP GẮN DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH MÔN: LỊCH SỬ
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM Đề tài: BIỆN PHÁP GẮN DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VỚI THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Lĩnh vực (môn ) : Lịch sử Họ và tên : Phạm Thị Kính Tổ : Khoa học xã hội Năm thực hiện : 2020 - 2021 Số điện thoại : 0375 938 126 Diễn Châu, tháng 3 năm 2021
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................... 2 II. NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 3 1.1. Khái nệm về địa phương. ................................................................................. 3 1.2. Khái niệm về đạo đức. ..................................................................................... 3 1.3. Một số quan điểm về gắn thực tiễn địa phương trong dạy học. ........................ 4 1.4. Ý nghĩa của việc gắn thực tiễn địa phương vào dạy học Lịch sử tại trường trung học phổ thông nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. ..................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 5 2.1. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................................... 5 2.1.1 Thuận lợi ....................................................................................................... 5 2.1.2. Khó khăn ...................................................................................................... 5 3. Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu. ............................................................................................ 7 3.1. Gắn thực tiễn địa phương với bài lịch sử nội khóa. .......................................... 7 3.1.1. Sử dụng nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương gắn với bài học nội khóa. .......................................................................................................... 7 3.1.2. Sử dụng tư liệu về văn bia ở địa phương gắn với bài học nội khóa. ............ 11 3.1.3. Sử dụng phong trào Cách mạng 1930 - 1931 ở địa phương gắn với bài học nội khóa ............................................................................................................... 16 3.1.4. Sử dụng di tích lịch sử ở địa phương gắn với bài học nội khóa ................... 19 3.1.5. Sử dụng tư liệu về nhân vật lịch sử ở địa phương gắn với bài học nội khóa ......... 23 3.2. Gắn thực tiễn địa phương thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ...... 29 3.2.1. Cuộc thi/hội thi ........................................................................................... 29 3.2.2. Tham quan, dã ngoại .................................................................................. 32 3.2.3. Hoạt động nhân đạo .................................................................................... 33 4. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................... 35 4.1. Mục đích thực nghiệm: .................................................................................. 35 4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 35
- 4.3. Giáo án thực nghiệm .................................................................................... 36 4.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 44 4.5. Kết quả thực nghiệm. .................................................................................... 46 III. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 47 1. KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 47 2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 47 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.THPT : Trung học phổ thông 2.CNXH : Chủ nghĩa xã hội 3. GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo 4.CNTT : Công nghệ thông tin 5. NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục 6. HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 7. LNTT : Làng nghề truyền thống. 8. BGH : Ban giám hiệu 9. SGĐT- GDTrH : Giáo dục đào tạo - Giáo dục trung học 10. DTLS : Di tích lịch sử 11. UBTW MTTQ : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 12. UBND : Ủy ban nhân dân
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự tác động xấu của nền văn hóa ngoại lai đang “công phá”dữ dội nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT. Xã hội đang phải đối diện với tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và phạm tội, đáng lo ngại nhất là trong lớp trẻ vấn đề tiêu cực trong thi cử, vấn đề bạo lực học đường ngày một gia tăng, văn hóa học đường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình hình đó đặt nền giáo dục Việt Nam phải đi đúng hướng nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó mỗi môn học ở trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Ở trường THPT môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Trong xu hướng đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, dạy học gắn với liên hệ thực tiễn trở thành một yêu cầu bắt buộc nhằm chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. Luật giáo dục năm 2005 quy định nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Sở GD&ĐT Nghệ An ban hành công văn số 1784/SGĐT- GDTrH về việc gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương ở các môn học. Nghị quyết 29 - NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống địa phương chính là hướng tiếp cận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay một cách thiết thực nhất. Nhà văn Ê-ren-bua từng nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu tổ quốc”, với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử tôi mong muốn học sinh của mình cũng bắt đầu từ “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương” tạo nên “lòng yêu tổ quốc”. Quê hương huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nơi tôi trực tiếp giảng dạy - một trong những vùng đất “địa linh nhân kiệt” có bề 1
- dày truyền thống văn hóa - lịch sử. Nơi đây mỗi tên đất, tên làng đều ghi dấu bao chiến công hiển hách, đều vang vọng khí thế anh linh, bất khuất của tiền nhân. Những đóng góp của địa phương Diễn Châu cho đất nước liên quan đến nhiều bài học trong chương trình lịch sử dân tộc ở khối THPT. Nhằm giúp học sinh hiểu hơn về quê hương - nơi các em được sinh ra và lớn lên, củng cố, bổ sung và làm phong phú, cụ thể hóa những kiến thức lịch sử mà các em được học và vận dụng hiểu biết đó vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề lịch sử địa phương, có ý thức bảo tồn vàphát huy những giá trị vật chất và tinh thần mà cha ông để lại. Qua đó cũng góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, tôn kính những con người có công với đất nước, tôn trọng sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc, phát huy lòng yêu lao động, trách nhiệm của công dân đối với làng xóm, quê hương và đất nước. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng học tập, đổi mới phương pháp dạy học để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh từ “đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp” chính vì thế tôi chọn đề tài: “Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu một số biện pháp nhằm gắn việc giảng dạy Lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương. Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương mình, về công lao của những người đi trước, qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học lịch sử ở trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp gắn giảng dạy lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh bằng thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu. Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê. Điều tra thực tế: Khảo sát thực tế ở địa phương huyện Diễn Châu về làng nghề, các di tích lịch sử, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của một số nhân vật lịch sử như : Hoàng Tá Thốn, Phùng Chí Kiên... để thấy được công lao của những nhân vật lịch sử này đối với địa phương huyện Diễn Châu nói riêng và trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung từ đó đề ra các biện pháp sư phạm phù hợp. 5. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu các biện pháp gắn dạy học một số bài Lịch sử THPT (phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12) với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An). 2
- II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái nệm về địa phương. Theo từ điện Tiếng Việt thì thuật ngữ “địa phương” được hiểu là “những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác nhau trong cả nước”. Như vậy, địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác của đất nước, là một bộ phận cấu thành đất nước. Địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp. Với nghĩa khái quát trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt đối với các vùng khác. Ví dụ: Miền Nam, Miền bắc, Miền Trung. ...Hay nói theo cách đơn giản: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. 1.2. Khái niệm về đạo đức. Theo M.M.Roodentan, đạo đức là một trong những hình thái xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội, hoặc của các giai cấp biểu hiện dưới hình thức, những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và thành hình một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh tấm gương của quần chúng, của thói quen, phong tục, dư luận xã hội... Từ đó ta có thể hiểu: Đạo đức của học sinh THPT là một phẩm chất quan trọng trong nhân cách của học sinh, nó phản ánh mức độ chiếm lĩnh một cách đầy đủ và đúng đắn những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó học sinh tự giác đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình trong các quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức Xã hội Chủ Nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội ... giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống. 3
- 1.3. Một số quan điểm về gắn thực tiễn địa phương trong dạy học. Tác giả Nguyễn Bá Kim trong cuốn “Hoạt động trong hoạt động và bằng hoạt động” nhận định “Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự hình thành và phát triển của lý luận xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; lý luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực tiễn”. Như vậy, xét đến cùng mọi nghiên cứu của khoa học đều xuất phát từ thực tiễn, trong thực tiễn và vì thực tiễn. Với ý nghĩa đó, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong dạy học phải xác định thực tiễn là đích, bằng cách nào cũng phải tiến đến đích và phải xác định rằng: “Dạy tốt là khi giảng bài phải gắn liền với thực tiễn, làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng điều mình đã học vào công tác thực tiễn được”. Để nội dung bài học được thực tiễn hóa và thực tiễn đi vào kiến thức bài học một cách tự nhiên, đòi hỏi vai trò của mỗi giáo viên, cụ thể là khả năng lựa chọn kiến thức, thời điểm, hình thức, đặc biệt là khả năng sử dụng phương pháp dạy học để lôi cuốn, khuyến khích sự tham gia. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn trong tác phẩm “Tuyển tập các tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam” nhận định: “không nên đi theo con đường sao chép lí luận ở đâu đó rồi nhồi cho người học, vì học như vậy là kiểu học sách vở. Nên theo con đường có một lí luận hướng dẫn ban đầu rồi bắt tay hoạt động thực tiễn, dùng thực tiễn này mà củng cố lí luận, kế thừa có phê phán lí luận của người khác, rồi lại hoạt động thực tiễn, cứ thế theo mối quan hệ qua lại giữa lí luận và thực tiễn mà đi lên”. Như vậy, từ rất lâu, việc liên hệ thực tế trong dạy học đã được các nhà giáo dục quan tâm và phân tích. Dù trong nghiên cứu hay dạy học, gốc rễ vẫn là thực tiễn, đây chính là nguyên tắc mà trong dạy học cần bám sát và thực hiện. Liên hệ thực tế địa phương là việc sử dụng các bối cảnh, tư liệu… của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảng trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá, các hoạt động trại nghiệm cho học sinh. Nói một cách khác, một vấn đề cụ thể của địa phương sẽ để tiến hành các hoạt động học tập trong các bài học nội khóa và ngoại khóa. 1.4. Ý nghĩa của việc gắn thực tiễn địa phương vào dạy học Lịch sử tại trường trung học phổ thông nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Dạy học từ thực tế là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu của thực tế địa phương đưa vào bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề của địa phương ấy, cách dạy này mang lại hiệu quả cao cho học sinh: Thứ nhất: Dạy lịch sử ở trường THPT gắn với thực tiễn địa phương nơi các em sinh sống sẽ làm tăng giá trị thực tiễn cho bài học, làm sâu sắc thêm nội dung bài giảng, qua đó cũng góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, tôn kính những con người có công với đất nước, tôn trọng sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc, phát huy lòng yêu lao động, trách nhiệm của công dân đối với làng xóm, quê hương và đất nước. 4
- Thứ hai: Việc dạy lịch sử ở trường THPT gắn với thực tiễn địa phương còn giúp phát triển trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ của học sinh. Nhìn vào bất cứ hình ảnh trực quan nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung lại quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa bằng chính tư duy của mình, sẽ tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh đã qua, hoặc có khả năng liên hệ thực tế đến đời sống, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa của con người trên địa bàn sinh sống. Thứ ba: Việc đưa các vấn đề lịch sử ở địa phương để lồng ghép vào chương trình giảng dạy chính là quá trình nhằm củng cố và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề diễn ra xung quanh mình, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất các vấn đề đang xảy ra ở địa phương. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi và khó khăn 2.1.1 Thuận lợi - Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, nhiều giáo viên trong trường, đặc biệt là giáo viên trong nhóm lịch sử có nhiều ý kiến đóng góp, cung cấp tài liệu và thử nghiệm trong tiết dạy của mình. - Đa số học sinh trong trường tích cực, thích thú khi nhắc đến địa bàn nơi các em sinh sống vào trong giờ dạy, có thái độ hợp tác với nhau trong quá trình học tập. - Nhiều học sinh phát huy được năng lực của mình trong các hoạt động thực tế, tự tin hơn, tích cực hơn và yêu bộ môn nhiều hơn. - Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu trong quá trình sử dụng CNTT vào giảng dạy, rèn cho học sinh thao tác sử sụng công nghệ thông tin trong học tập. 2.1.2. Khó khăn - Về phía giáo viên. + Tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. + Nội dung bài học dài, mà giáo viên phải truyền đạt hết nội dung kiến thức cơ bản nên một số nội dung có khả năng liên hệ thực tiễn địa phương nhưng không thực hiện được. + Trong một bài học lại có rất nhiều nội dung có khả năng liên hệ thực tiễn, do đó giáo viên không biết chọn nội dung nào bỏ nội dung nào. 5
- + Kiến thức thực tiễn địa phương của học sinh còn ít gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức ý đồ dạy học, nhiều lúc giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụtại thực tiễn địa phương để minh họa nội dung bài học nhưng do thiếu kiến thức thực tiễn nên học sinh không thực hiện được, vì vậy giáo viên đành phải cung cấp kiến thức thực tiễn cho các em. + Việc áp dụng phương pháp mới của giáo viên dạy còn gặp một số khó khăn nhất định vì ít khi được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, chủ yếu là tự học, tự tìm kiếm còn có phần còn lúng lúng khi thực hiện. + Chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực địa, dạy học gắn với các di sản, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn gặp nhiều cản trở vì thời tiết, vấn đề giao thông,do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí, dịch bệnh Covid19. + Các tiết dạy lịch sử địa phương chưa thực sự được đầu tư do tâm lí thi cái gì thì học cái đó, chứ không phải học để biết, để làm và để vận dụng. - Về phía học sinh: + Phần lớn các em đang ở tuổi vị thành niên, chưa nhận thấy hết vai trò và ý nghĩa của việc học tập, chưa hiểu biết nhiều về các hoạt động xã hội, một số ở xa nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ít nhiều kéo học sinh vào mạng xã hội, say mê với trò chơi game, facebook , zalo... đã phần nào dẫn đến việc lơ là, thiếu ý thức chuẩn bị bài của các em khi ở nhà. + Xuất phát từ quan niệm cho rằng môn Lịch sử là “môn học phụ”, học sinh học lịch sử theo cách đối phó, học một cách thụ động. Thời gian học trên lớp chủ yếu “lắng nghe, ghi chép” từ đó dẫn đến sự nhàm chán mỗi khi đến giờ học bộ môn lịch sử, vì theo cách này, bản thân các em không được tự mình tham gia các hoạt động của quá trình nhận thức. Việc dạy học gắn liền với thực tiễn mặc dù không còn mới nhưng trong tư tưởng của học sinh lối học hàn lâm, truyền thống vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều. + Học sinh không đồng đều, nhiều em thành thạo máy tính nhưng nhiều em gia đình khó khăn nên máy tính, điện thoại thông minh không có để truy cập tìm kiếm tư liệu và trình độ công nghệ thông tin chưa cao Hiện nay, ngành giáo dục đứng trước cơ hội tốt và cũng nhiều thách thức khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Trong đó, nhà trường và giáo viên được trao quyền chủ động nhiều hơn về thực hiện nội dung giảng dạy trong kế hoạch giáo dục của từng trường. Hơn thế nữa, nội dung giáo dục địa phương do nhà trường lựa chọn sẽ được đưa vào giảng dạy và chiếm tỷ lệ tương đối cao so với hiện hành. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục gắn kết thực tiễn cũng là thách thức đối với giáo viên khi chưa từng làm, chưa dám làm và không muốn làm. Cốt lõi vẫn là cái tâm và tầm của mỗi giáo viên chúng ta. 6
- 3. Biện pháp gắn dạy học lịch sử ở trường THPT với thực tiễn địa phương trên địa bàn huyện Diễn Châu. 3.1. Gắn thực tiễn địa phương với bài lịch sử nội khóa. 3.1.1. Sử dụng nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương gắn với bài học nội khóa. Nghề thủ công là những nghề dùng tay và cả trí óc nữa tác động vào các nguyên vật liệu như: Đá, đất, kim khí, gỗ để làm ra những công cụ dùng trong cuộc sống. Công cụ này có thể là những đồ hàng ngày cho con người, cho gia đình; có thể là những dụng cụ dùng trong sản xuất nông nghiệp, trong săn bắt, đánh cá, chăn nuôi, học hành, đi lại, làm nhà cửa, trang sức...Nghề thủ công có thể một người, một gia đình hay một số người, một số gia đình làm nghề gì đó trong một làng nào đó, bên cạnh nghề chính là nông nghiệp. Còn làng nghề là làng ấy tuy có làm trồng trọt, chăn nuôi và nhiều nghề phụ...song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp và chủ yếu sống bằng nghề đó. Họ có phường, có ông trùm, phó cả. Mặt hàng của họ đã là những sản phẩm hàng hóa được trao đổi buôn bán ở nhiều vùng, ở đô thị... những làng ấy ít nhiều đã trở thành địa danh của một làng nghề cổ truyền, được nhiều người biết đến, đã đi vào ca dao, tục ngữ, trở thành di sản văn hóa dân gian. Làng nghề truyền thống là nét nổi bật trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi tới hải đảo, mỗi vùng miền đều có các làng nghề thủ công. Làng nghề thủ công gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ở đó in đậm những dấu ấn trong quá trình phát triển của cư dân địa phương, tạo ra những sắc thái văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, góp phần làm phong phú cũng như bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, làng nghề truyền thống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, ở những vùng miền khác nhau có những làng nghề khác nhau do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, nguồn tài nguyên khoáng sản song các làng nghề đều có đặc điểm chung là bắt nguồn từ sự sáng tạo của cư dân địa phương. Vì vậy, sử dụng nghề, làng nghề truyền thống ở địa phương vào dạy học lịch sử ở trường THPT có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Sử dụng nghề, làng nghề thủ công ở địa phương khi dạy mục 2. Phát triển thủ công nghiệp - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV. (Lịch sử 10) Sau khi tìm hiểu xong những nội dung của lịch sử dân tộc, tôi chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau: + Nhóm 1: Liệt kê những nghề, làng nghề thủ công ở Diễn Châu. Sưu tầm thơ, ca, về làng nghề đó. 7
- + Nhóm 2: Ở các xã phía Nam huyện Diễn Châu nghề thủ công nổi tiếng được nhắc đến nhiều là nghề gì? Giới thiệu những nét cơ bản về nghề thủ công đó? + Nhóm 3: Nêu cảm nghĩ của em về nghề thủ công rèn sắt ở Nho Lâm. Theo emcần làm gì để bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống trong giai đoạn hiện nay? Với thời gian một tuần lễ, sau khi được giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh đã tiến hành tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin. Báo cáo kết quả trong tiết tự chọn với chủ đề “Tìm hiểu về nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Diễn Châu”. Ảnh: Học sinh trình bày về nghề, làng nghề truyền thống ở Diễn Châu. Ảnh: Lò rèn ở Nho Lâm vào năm (1935 - 1936) và học sinh trình bày về nghề rèn Nho Lâm Qua phần trình bày của các nhóm, học sinh đều lĩnh hội được những điểm cơ bản về nghề, làng nghề truyền thống ở Diễn Châu: - Là địa phương có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: Bắc Diễn Châu có làm trống Kẻ Si (Diễn Kỷ); Tây Tháp (Diễn Tháp): đúc đồng; Phượng Lịch (Diễn Hoa): Dệt vải. Nam Diễn Châu: Nho Lâm (Diễn Thọ): rèn sắt; Phú Hậu (Diễn Tân): Dệt Chiếu. Tây (Tây Bắc) Diễn Châu: Vân Tập, Trung Phường (Diễn Minh): Nung vôi; Tràng Thân (Diễn Phúc): Mộc. Đông Diễn Châu: Thanh Bích, Trang Thung (Diễn Ngọc, Diễn Bích): Đóng thuyền; Vạn Phần (Diễn Vạn): Nước mắm… 8
- - Hiểu được sâu sắc hơn về nghề rèn ở Nho Lâm. Từ khi sinh ra làng Nho Lâm đã có nghề luyện quặng sắt mà bà con gọi là quánh. Ngày xưa những người luyện quánh (quặng) phải tổ chức thành phường, gọi là phường quánh hay là phường Lò Hông. Phường thờ ông Cao Lỗ, người đã truyền cho họ nghề này. Quy trình sản xuất của nghề rèn như sau: Công đoạn đầu tiên là đi lấy nguyên liệu (quánh), quánh được lấy từ các động quánh hay truông quánh, thuộc địa phận xã Quả Trình, phía Bắc của huyện Nghi Lộc - Nghệ An. Đường đi gần hai chục cây số, đèo cao đường ốc, đi lại vất vả, nên khó đào, phải dùng cuốc chim, xà beng, ra sức mà đào mới có thể moi lên được. Moi quánh lên rồi, còn phải sàng cho sạch, mới đổ vào bao tải, rồi chiều tối, kẻ gánh bộ (đàn bà), kẻ đẩy xa cút kít (đàn ông) cũng có người dùng thuyền, dọc theo kênh Sắt, chở về nhà. Tiếp đến là đi lấy nhiên liệu (than), những người đi lấy quánh đã cực nhọc như vậy, những người đi lấy than cũng lam lũ không kém. Bởi than luyện sắt phải là than gỗ chắc như lim, sến, táu, v.v... Nên những người đi làm than để luyện sắt phải lặn lội hàng chục đường đi, luồn lách hết rừng này núi nọ, có khi hàng tuần, mới kiếm được một xe than. Đến công đoạn trực tiếp luyện quặng (luyện sắt). Thợ lò hông không những phải cố sức khoẻ mà còn phải có kỹ thuật tốt nữa. So với sức lửa của lò rèn, sức lửa của lò hông nóng nhiều hơn. Khi quặng và than bỏ vào lò hông rồi, người thụt bễ phải ra sức kéo bễ để đưa gió vào lò. Sau một thời gian nhất định, quặng đã tan hết, xỉ ngừng chảy, sắt đã hoàn nguyên trong lò, tích tụ thành khối gọi là hòn chai hay hòn gói, Châu âu gọi là sắt xốp. Muốn làm sạch xỉ và biến nó thành sắt đặc hơn, sắt mới lấy ở lò ra đang còn rực đỏ người ta phải rèn đập thực lực. Để tránh tàn lửa bắn vào người, cháy da cháy thịt, người thợ lò hông thường đội nón nan chóp nhỏ, đi dép quai bằng da bò mộc. Cuối cùng là rèn công cụ: Rèn công cụ là khâu cuối cùng để chế tạo những hòn “chai” thành phẩm. Rèn được sản xuất theo lò, quá trình sản xuất diễn ra nhiều khâu liên tục, phức tạp, đòi hỏi thợ phải có chuyên môn giỏi, nhanh mắt, nhanh tay. Công cụ sản xuất của một lò rèn thông thường gồm có: các loại đe, hệ thống thổi gió, các loại kìm, búa, kéo, dao, một số dũa. Lò rèn Nho Lâm hoàn toàn sử dụng nguyên liệu là sắt (hòn chai) của các lò hông luyện ra. Ngoài chai là nguyên liệu chính, muốn công cụ rèn được tốt, bền, cứng và sắc, người ta còn phải sản xuất gang, thép dùng pha chế vào sắt. Lò rèn ở Nho Lâm đã đạt được nhiệt độ cao, các thợ rèn chỉ cần nhìn vào ngọn lửa của lò khi nung là biết công cụ của mình đã đủ độ chín chưa. Có 5 màu lửa, biểu hiện nhiệt độ lò khác nhau: màu đỏ tím, đỏ màu đồng đỏ, đỏ vàng, đỏ trắng bạc, đỏ trắng toát lên hoa lửa. Mỗi loại công cụ được nung ở nhiệt độ thích hợp với từng loại công cụ đó. 9
- Phương pháp hàn, lót thép, gang của thợ ở đây cũng rất tinh xảo, đạt kĩ thuật cao, bền, chắc và đẹp. Trên cơ sở một số quy tắc chung, mỗi lò rèn còn có những mánh khóe kĩ thuật riêng, mang tính “gia truyền” nên đã tạo nên tính đa dạng ngay cả trong mỗi bước sản xuất của nghề rèn Nho Lâm. Nghề luyện quặng sắt cùng với nghề rèn sắt ở Nho Lâm đã cung cấp cho thị trường Bắc Nghệ An và một phần nào cả Trung Châu Thanh Hóa, cả miền núi và miền xuôi, những dao, cuốc, bàn vét, lưỡi hái đẹp, bền, sắc mà mọi người đều biết tới. Ngày nay, mặc dù nghề rèn ở Nho Lâm đã mai một chỉ còn lại trong ký ức của lớp người lớn tuổi nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau trên mảnh đất này. Qua việc tìm hiểu về nghề rèn sắt ở Nho Lâm, học sinh biết được nguồn gốc, ông tổ của nghề rèn là ai, biết được quy trình làm ra một sản phẩm trải qua các công đoạn từ lấy nguyên liệu (quặng), nhiên liệu (than) đến việc luyện quặng (luyện sắt) và rèn công cụ. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em nêu lên cảm nghĩ của bản thân về nghề rèn ở Nho Lâm - là một nghề cực nhọc, đầy gian khổ, vất vả, gian nan “Nho Lâm than quánh nặng nề/ sức em đương được thì về Nho Lâm”, nhưng thể hiện sự thông minh, khéo léo, sáng tạo của những người thợ thủ công. Nghề rèn còn góp phần tạo dựng nên truyền thống văn hóa tốt đẹp cho vùng quê nơi đây: đó là truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động và sản xuất, truyền thống hiếu học. Những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương, những công trình kiến trúc (nhà Thánh, nhà thờ họ Cao đại tôn…) đều có liên quan đến nghề rèn. Qua đó giúp các em hiểu được giá trị của lao động, yêu lao động, cần cù, luôn biết phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh, biết đồng cảm, chia sẻ nỗi vất vả của người lao động; luôn biết lắng nghe, quan sát, học hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tự hào, yêu mến quê hương, ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương. Các em liên hệ đến hiện nay, việc bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống không những là gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Việc khôi phục nghề rèn Nho Lâm cũng mang ý nghĩa như thế, nhất là trong điều kiện hiện nay, xã Diễn Thọ - trung tâm của làng Nho Lâm xưa đa số nông dân không có nghề phụ để kiếm sống. Để có thể khôi phục được nghề rèn Nho Lâm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các hộ gia đình làm nghề rèn trong các vấn đề: chuyển đổi sản phẩm về mặt mẫu mã chủng loại và chất lượng; vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và nguồn nhân lực; vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm...Đồng thời, việc khôi phục nghề rèn Nho Lâm cũng cần chú ý đến việc đề ra những chủ trương, chính sách nhằm hạn chế ô nhiêm môi trường làng nghề một vấn đề báo động chung cho các làng nghề hiện nay - đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiệm nguồn nước; chú ý đến cả vấn đề văn hóa làng và văn hóa làng nghề như: phục dựng lại một số công trình kiến trúc, một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến nghề rèn. 10
- 3.1.2. Sử dụng tư liệu về văn bia ở địa phương gắn với bài học nội khóa. Văn bia là một thể loại đặc biệt của văn học, thuộc dạng văn hóa bác học và tất nhiên, đó là văn hóa phi vật thể. Một tác phẩm (bài văn bia) thường ra đời sau một hoàn cảnh, một sự kiện nhất định. Không ai sáng tác một câu chuyện tưởng tượng để khắc vào bia. Những bài văn bia thường được viết ra nhân một sự việc có thật, về một người thực, cảnh thực. Văn bia không chỉ là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho mỗi giai đoạn lịch sử mà còn là nguồn tư liệu quý báu và đa dạng để chúng ta tìm hiểu về quá khứ của cha ông. Bia có thể làm bằng gỗ, bằng đồng nhưng phần lớn là bằng đá. Văn bia thường rất ngắn gọn, có thể dùng tản văn, có thể dùng văn biền ngẫu, hoặc phối hợp biền ngẫu, tản văn với văn vần. Nguồn gốc văn bia có từ rất xưa, nhưng bắt đầu hình thành như một thể loại văn học từ đời Hán. Tác phẩm văn bia cơ bản là thành phần của một công trình văn hóa, xã hội. “Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Đó là một cách nói. Lời nói thì gió bay. Cái gì diễn ra lúc ban đầu, bao giờ dư luận xã hội cũng sôi nổi, ồn ào, ba ngày sau đã lui vào dĩ vãng và không còn biết chính xác ra sao nữa. Nhưng nếu ghi vào bia thì sự việc vẫn còn đó, con người vẫn còn đó. Tuổi thọ của tác phẩm văn bia thường gắn liền với cơ sở vật chất tạo điều kiện cho nó ra đời. Cho nên văn bia cùng với bia bao giờ cũng là một biểu tượng về lòng công đức, về mối từ tâm, muốn làm việc tốt cho đời và sự thực đã làm việc tốt cho đời. nói khác đi, đó là biểu tượng của lòng vị tha, của tấm gương nhân ái. Tóm lại, đó là biểu tượng văn hóa. Sử dụng tư liệu về văn bia ở địa phương khi dạy mục 1.Giáo dục. Ở phần II - Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật. Bài: 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV.( Lịch sử 10) Sau khi học xong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở các thế kỉ X - XV. Trong phần hướng dẫn học sinh tự học tôi yêu cầu học sinh đọc trước bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV. Ở nội dung giáo dục, tôi nhấn mạnh sự kiện năm 1484, nhà nước dựng bia ghi tên tiến sĩ. Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về dựng bia tiên sĩ, tác dụng của việc dựng bia và liên hệ thực tiễn địa phương với các câu hỏi: 1. Dòng họ nào ở Diễn Châu có tiến sĩ được lưu danh trên tấm bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). 2. Tìm hiểu một số văn bia tiêu biểu về dòng họ khoa bảng trên quê hương Diễn Châu. Tác dụng của việc dựng văn bia tại quê hương em là gì? 3. Qua việc tìm hiểu một số văn bia trên quê hương em có nhận xét gì? theo em thế hệ trẻ hôm nay đã phát huy truyền thống khoa bảng của dòng họ như thế nào? 11
- Ảnh: Em Cao Phương Lan – HS lớp 10 A1 giới thiệu chung về Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội Sau quá trình chuẩn bị bài ở nhà học sinh có cái nhìn khái quát về việc dựng bia tiến sĩ, tác dụng của việc dựng bia trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nêu được trong 82 văn bia đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi 1.307 người đỗ tiến sỹ trong các kỳ thi tuyển triều Lê và Mạc thì dòng họ Ngô Diễn Kỷ (Diễn Châu) có 5 tiến sỹ được ghi danh tại 4 tấm bia. Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tiễn việc dựng bia trên địa bàn huyền Diễn Châu bằng cách kết hợp máy chiếu và bài thuyết trình học sinh đã làm rõ được việc dựng bia ở Diễn Châu: Theo sử sách thì việc xây dựng văn bia, nhà thánh ở Diễn Châu có từ khoảng thế kỷ XIV nhằm xướng danh và tôn vinh những bậc hiền tài, nêu gương khoa bảng. Nhờ vậy 7 tổng ở Diễn Châu đều xây dựng được nhà thánh và văn bia gọi là nhà thánh tổng, bên cạnh đó nhiều làng cũng dựng nhà thánh nhằm phát huy sự học. Tuy nhiên với sự tàn phá của chiến tranh, nhiều nhà thánh, văn bia, đình làng bị mất đi. Những năm gần đây, với việc phục hồi các giá trị truyền thống, Diễn Châu đã đẩy mạnh việc tạo dựng văn bia, nhà thánh lưu danh muôn đời. Qua đó đã có 5 nhà thánh, 8 đình làng đã được khôi phục. Đặc biệt gần 40 văn bia ghi danh khoa bảng đã được tập hợp, dịch thuật, được các địa phương, dòng họ giữ gìn cẩn thận tiêu biểu: 12
- Bia tại nhà Thánh làng Văn Tập, xã Diễn Bình (Diễn Châu) - Làng Văn Tập, xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu là vùng đất có truyền thống khoa bảng nổi tiếng của Nghệ An các thế hệ sĩ tử của làng nối tiếp nhau đậu đạt, làm rạng rỡ quê hương. Hai danh bia đề danh khắc sâu vào đá tên tuổi 18 danh nhân đỗ đạt đặt tại vị trí trang trọng tại nhà Văn thánh được những người đỗ đạt của làng xây dựng đến nay đã tròn 300 năm tuổi. Những tấm bia này là một biểu trưng, một lời khuyến học hùng hồn cho những kẻ sỉ và cả những học sinh hôm nay.“…Thân hào sĩ phu làng ta cùng nhau góp tiền khắc bia. Đại khoa một vị, hương tiến ba vị, hiệu sinh, sinh đồ, tú tài mười bốn vị. Chẳng phải nói trước cho tên tuổi còn mãi mà để làm sáng tỏ việc trước truyền lại cho đời sau. Khiến cho người xem bia cũng phải ngước trông cái ý sùng chuộng đức hạnh của người xưa”. Bia văn hội sỹ hội Nho Lâm tại UBND xã Diễn Thọ (Diễn Châu). Nho Lâm (Diễn Thọ, Diễn Châu) làng quê “khoa bảng” nổi tiếng được sánh ngang với nhiều vùng đất học của cả nước như Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu), Văn Lâm (Ninh Bình), Kim Bảng (Nam Sách, Hải Dương). Minh chứng rõ ràng nhất là tấm bia đá cổ được dựng từ hơn 300 năm trước gọi là Bia văn hội sỹ hội Nho Lâm và nay vẫn đang được đặt trang trọng ở sân chính UBND xã. Trên tấm bia khắc rõ tên của hơn 300 người con trong làng đỗ đạt dưới triều Nguyễn và triều Lê, văn bia có đoạn: “Văn hiến xã ta có từ xưa. Đời Lê Vĩnh Hựu (1735 - 1740) đã chọn đất và làm đền ở đây. Các bậc tiền bối đã bỏ tiền ra mua và làm. Từ đó đến nay liên tiếp ghi tên những người đậu đạt, mở ra sự 13
- mong mỏi cho dân trong châu ta… khắc tên vào đá truyền lại về sau không bao giờ mất…” Sổ “Văn hội xã Nho Lâm” thống kê, làng Nho Lâm có 1 vị đỗ đại khoa Hoàng giáp (tiến sỹ), có 315 vị đỗ trung khoa, trong đó có 6 vị đậu phó bảng, 19 người đậu hương cống, cử nhân và 290 vị đậu hiệu sinh, sinh đồ, tú tài. Đó là còn chưa kể hàng trăm người khác có học vấn uyên thâm, giỏi văn chương, làm thầy thuốc, thầy đồ dạy học không tham gia thi cử hoặc chưa đỗ đạt. Tấm bia bằng gỗ quý của dòng họ Cao ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu) Tấm văn bia bằng gỗ quý giá của dòng họ Cao ở xã Diễn Thịnh. Đây có thể nói là tấm bia lớn nhất, tuy làm bằng chất liệu gỗ, trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn còn mới nguyên, chữ và hoa văn còn sắc nét. Trong bia có đoạn viết: “Năm Thành Thái thứ nhất, triều đình mở lễ mừng thọ Thái Hoàng, Thái Hậu, nhân đại lễ, triều đình tổ chức ban phong cho gia đình quan lại có công”. Theo trướng thì Cao Xuân Dục (1843 - 1923) người làng Thịnh Mỹ, tổng Cao Xá (nay là xã Diễn Thịnh - Diễn Châu), đậu Cử nhân năm 1876 làm quan đến Thượng thư bộ Học, chủ khảo nhiều khoa thi Hương; ông là nhà giáo dục, nhà sử học xuất sắc, là 1 trong 2 người ở Bắc Kỳ được sắc phong. Sau khi nhận được sắc phong 100 quan lại Bắc Kỳ làm bức trướng chúc mừng gia đình cụ đã nhận được vinh hạnh rất lớn, đồng thời ca ngợi công lao, thể hiện sự đồng lòng ủng hộ với những việc làm vì nước vì dân của Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục. Cùng với rất nhiều tư liệu viết về cụ thì văn bia này với những bút tích săc sảo của người xưa càng tỏa sáng thêm công đức, trí tuệ của nhà văn hóa lớn thời cận đại - Cao Xuân Dục. Phiên bản bia Tiến sĩ Văn Miếu Hà Nội, Hoàng Giáp Ngô Trí Hòa, Tiến sỹ Ngô Trí Tri, Tiến sĩ Ngô Công Trạc (bên trái), Tiến sĩ Ngô Sỹ Vinh, Tiến sĩ Ngô Hưng Giáo (bên phải) dựng tại đền thờ họ Ngô 14
- Dòng họ Ngô ở Diễn Kỹ (Diễn Châu) với 5 đỗ tiến sĩ: Người đỗ đại khoa đầu tiên của dòng họ Ngô Lý Trai cụ Ngô Trí Tri (SN 1535) và con trai Ngô Trí Hòa đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn năm 1592 đời vua Lê Thế Tông. Trong đó, cụ Ngô Trí Tri đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, Con trai ông là Ngô Trí Hòa đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) năm 28 tuổi. Trường hợp Phụ tử đồng khoa (hai cha con cùng đỗ một khoa) được xem là lần đầu tiên trong lịch sử khoa bảng của nước nhà. Tại khoa thi năm Bính tuất Phúc thái thứ 4 (1646), người con ruột thứ 2 của cụ Ngô Trí Hòa là Ngô Trí Vinh cũng đỗ Đệ tam giáp Tiến sỹ. Tiếp đó, năm Giáp tuất chính hòa thứ 15 (1694), cụ Ngô Công Trạc đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ và Ngô Hưng Giáo đỗ Tiến sỹ năm 1710. Dòng họ Ngô Lý trai đã trở thành dòng họ công thần với 5 đời liên tiếp đỗ Tiến sỹ và làm quan to trong triều. Trong đó, cụ Ngô Trí Tri làm Giám sát ngự sử rồi làm quan đến chức Lễ bộ Tả Thị Lang. Còn cụ Ngô Trí Hòa (con cụ Tri) làm đến chức Thượng thu bộ Hộ kiêm Tế tửu Quốc tử giám rồi lên đến Thiếu bảo, tước Phú Xuân hầu. Với tâm nguyện ghi nhớ công ơn tiên tổ nên dòng họ đã đề xuất và được Bộ Văn hóa Thông tin cho phép sao chép 4 tấm bia tại Văn Miếu có tên người đỗ đạt của dòng họ về đặt tại đền thờ. Bia được tạo bằng đá xanh đặt trên lưng rùa, một bên nguyên bản chữ hán, một bên được phiên dịch ghi rõ tên tuổi, thứ bậc đỗ đạt, công tích các cụ Tổ một cách cụ thể, giúp con cháu dễ hiểu, dễ nhớ. Đây là những pho “sử đá” thể hiện văn hóa giáo dục và là niềm tự hào truyền thống hiếu học của dòng họ. Việc dựng bia tại quê hương Diễn Châu có tác dụng rất lớn: + Là những pho “sử đá” thể hiện văn hóa giáo dục hết sức đề cao, tôn trọng người tri thức, ghi nhớ công lao của cha ông. + Là biểu trưng, là lời khuyến học hùng hồn để động viên, cổ vũ con cháu noi gương học tập. Qua việc tìm hiểu về một số văn bia tiêu biểu trên quê hương giúp các em hiểu được văn bia là gì, ý nghĩa của việc dựng bia trên quê hương mình. Biết được một số văn bia tiêu biểu của các dòng họ khoa bảng trên đất Diễn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em rút ra nhận xét: Diễn Châu - vùng đất hiếu học, có truyền thống khoa bảng vào loại nhất trong lịch sử khoa bảng tỉnh Nghệ An thời phong kiến. Nổi tiếng nhất là dòng họ Ngô Lý Trai ở Diễn Kỷ - dòng họ tiểu biểu đã có nhiều nhân tài đóng góp cho sự phồn vinh của quê hương, đất nước. Với những con người có tài, có đức “văn võ song toàn” Ngô Trí Hòa, Ngô Trí Tri đã để lại cho thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp, truyền thống khổ học, hiếu học của quê hương “Sáng khoai, trưa khoai, khoai ba bữa/ cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”. Giáo viên hướng học sinh liên hệ ngày nay, kế thừa truyền thống của các bậc tiền bối, dòng họ khoa bảng Ngô Lý Trai trong những năm qua các thế hệ con cháu của dòng họ đã và đang ra sức phấn đấu đóng góp sức mình trong công cuộc xây 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 34 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 47 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p | 47 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12
50 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn