
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn
lượt xem 6
download

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn" nhằm nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài - Xuất phát từ sự sáng tạo và đổi mới trong PPDH nhằm nâng cao chất lượng nền Giáo dục nói chung và bộ môn GDTC nói riêng, từ sự yêu thích môn học của đại đa số HS, sự phát triển sâu rộng của môn TT này ở các địa phương nói chung và địa phương nơi trường đóng nói riêng.Hiện nay, Bóng chuyền được nhiều tầng lớp nhân dân yêu thích, tham gia tập luyện hằng ngày để nâng cao sức khoẻ, là điều kiện tốt để nhiều HS có thể được học hỏi và nâng cao trình độ ngoài giờ lên lớp và cũng là cơ hội để những HS có tố chất có thể giúp đỡ những người yêu thích môn TT này. Nhiệm vụ của GV bộ môn GDTC là giúp HS có được kiến thức, kỹ năng cơ bản vững vàng để các em có thể đủ tự tin góp một phần trách nhiệm của mình vào sự phát triển phong trào Bóng chuyền ở địa phương. Trong quá trình giảng dạy Bóng chuyền ở trường THPT nói chung và trường THPT Nghi Lộc 2 nói riêng, trong điều kiện cơ sở vật chất ít nhiều còn hạn chế, sĩ số HS trên mỗi lớp khá cao, theo chương trình cũ thì mỗi tiết học có 3 nội dung nên thời lượng mà HS được tiếp xúc với bóng trong mỗi tiết học là không nhiều, chỉ khoảng 12-14 phút trên buổi ra sân. Thời gian quá ít nó hạn chế số lần được tiếp xúc với bóng nên kỹ năng động tác thiếu sự nhuần nhuyễn và không bền vững dẫn đến sai sót khá nhiều về mặt kỹ thuật là điều tất yếu vậy nên cần có biện pháp giảng dạy và luyện tập phù hợp trên lớp giúp HS hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mỗi giờ học và ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiện ở địa phương. -Trong chương trình 12 và KHDH của nhóm chuyên môn không có trò chơi, bài tập bổ trợ và phát triển thể lực chuyên môn. Trong khi đó, những động tác mới trong chương trình 12 lại khó và cần nhiều đến các tố chất thể lực để đấp ứng yêu cầu. Vậy nên cần có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng luyện tập nội dung này. - Phát hiện kịp thời và bồi dưỡng những HS có năng khiếu môn Bóng chuyền chuẩn bị tham gia HKPĐ các cấp năm học 2023-2024. - Xuất phát từ những lí do nêu trên, Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho học sinh 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho HS lớp 12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn, trong phần dạy- học bóng chuyền lớp12. 1
- 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho HS12 thông qua một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn, trong phần dạy- học phần Bóng chuyền lớp12. 5. Giả thuyết khoa học - Xây dựng và tổ chức biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho HS 12 và bồi dưỡng đội tuyển bóng chuyền nam,Nữ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận của việc dạy và học nội dung Bóng chuyền. - Điều tra thực trạng chất lượng dạy-học môn Bóng chuyền của trường THPT Nghi Lộc 2 từ khối 10 và khối 11 lên và tại một số trường lân cận. - Điều tra thực trạng thể lực của học sinh và kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt trước khi học nội dung Bóng chuyền 12. - Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất của trường và ở địa phương vùng trường đóng, bao gồm: Sân tập, thiết bị dạy-học và điều kiện tập luyện cá nhân. - Phân tích những thực trạng ở lớp 10, 11 và phân tích các kỹ thuật động tác mới cũng như các bài tập phối hợp trong chương trình môn Bóng chuyền lớp 12 để làm cơ sở xác định biện pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng luyện tập Bóng chuyền cho HS 12. - Đề xuất một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn là biện pháp nhằm khắc phục nhanh nhất những tồn tại mà HS còn vướng mắc trong các kỹ thuật động tác đã học ở chương trình lớp 10 và 11, nâng cao thể lực các tố chất vận động cũng như bổ trợ các kỹ thuật học mới nhằm nâng cao chất lượng luyện tập Bóng cho cho HS 12. - Triển khai thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 8. Tính mới của đề tài - Các bài tập và trò chơi được đúc rút trong chuyên môn và trong của cuộc sống mang lại cho HS sự gần giữa thực tiễn và thể thao học đường là biện pháp hỗ trợ tích cực trong từng nội dung của tất cả các tiết học, phát triển được các tố chất động cần thiết và tạo hứng thú thú cho HS trong quá trình tập luyện. 2
- Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận - Bóng chuyền là môn TT tập luyện và thi đấu mang tính chất đồng đội, là môn học có nhiều kỹ thuật động tác và bài tập phối hợp khá phức tạp, được giảng dạy xuyên suốt cả cấp học THPT tại trường THPT Nghi Lộc 2. Nội dung chương trình được sắp xếp tuần tự theo nguyên tắc sư phạm là đi từ đơn giản đến phức tạp, tịnh tiến theo các năm học 10, 11, 12. - Trong GDTC nói chung và Bóng chuyền nói riêng, các nội dung thường được luyện tập xuyên suốt cả 3 năm học. Vậy nên khi lựa chọn biện pháp cần dựa vào khả năng cả về trình độ và thể lực của các em thì mới mang lại hiệu quả. - Trong quá trình luyện tập các kỹ thuật động tác mới, GV cũng cần có biện pháp phù hợp để giúp HS tiếp thu và thực hiện động tác được nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua phối hợp một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn vào trong một số tiết dạy. - Trong TT nói chung và Bóng chuyền nói riêng, thể lực chuyên môn đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt tố chất sức mạnh. Trong tố chất sức mạnh thì sức mạnh nhanh được sử dụng nhiều. Khi các tố chất thể lực có đủ thì giúp người tập thực hiện động tác được dễ dàng hơn. - Vậy nên, việc phối hợp một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn vào luyện tập Bóng chuyền lớp 12 làm biện pháp giúp HS có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu môn học là điều cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn - Các văn bản chỉ đạo: Nghị quyết, công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học… - Kế hoạch hoạt động của Ban chuyên môn, tổ và nhóm chuyên môn... - Thực trạng dạy-học và luyện tập Bóng chuyền ở trường THPT nói chung và ở trường Nghi Lộc 2 nói riêng. -Thực trạng thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn trong Bóng chuyền nói riêng. - Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương vùng trường đóng. II. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUYỆN TẬP BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH 12 THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ BÀI TẬP BỔ TRỢ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN. 1. Khảo sát thực trạng về việc dạy, học tại các trường THPT lân cận. - Qua tham khảo trực tiếp với các động nghiệp thì hầu hết ít vận dụng các trò 3
- chơi và bài tập bổ trợ phat triển thể lực chuyên môn vào tập luyện do lượng thời guan cho mỗi nội dung là hơi ít. 2. Khảo sát về thực trạng dạy học tại trường THPT Nghi Lộc 2. 2.1 Cơ sở vật chất phục vụ dạy học Bóng chuyền Chất lượng Cơ sở vật chất Số lượng Tốt Trung bình Sân bóng chuyền 2 x x Quả bóng chuyền 30 x Cây bóng mát 20 x Đồng hồ bấm giây 3 x 2.2. Đội ngũ GV trường THPT Nghi Lộc 2 Trình độ chuyên môn Tuổi đời Năm công tác Số giáo 30 Dưới Tiến Thạc Đại Cao Dưới Trên Trên viên đến 10 sỹ sỹ học đẳng 30 50 10 năm 40 năm 6 0 0 6 0 0 4 2 6 0 Tỷ lệ 100 66,7 33,3 0% 0% 0% 0% 100% 0% % % % % 3. Khảo sát thực trạng ban đầu về tố chất sức mạnh và kỹ thuật cơ bản của chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt 3.1.Chọn thành phần đối tượng - Đối tượng học sinh 2 lớp: Lớp12A7 và lớp 12A9 trường THPT Nghi Lộc 2 (71 em) số lượng, thể lực, giới tính gần tương đương nhau. Chia làm 2 nhóm: *Nhóm thứ nhất: Nhóm đối chứng Lớp12A7 có 35 học sinh tập luyện bình thường theo hướng dẫn của KHDH. *Nhóm thứ hai: Nhóm thực nghiệm Lớp 12A9 có 36 học sinh Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng một số trò chơi và bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn vào tập luyện. 3.2. Khảo sát thực trạng 3.2.1: Khảo sát tố chất sức mạnh và kỹ thuật động tác Kiểm tra tố chất sức mạnh cho 2 hai lớp 12A7 và 12A9 gồm bài 2 tập: Nằm sấp co duỗi tay và bật nhảy chạm tay lên bảng đo độ cao. Kiểm tra kỹ thuật chuyên môn: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. 4
- - Lý do chọn 3 bài tập trên: Kiểm tra tố chất sức mạnh của tay và chân nhằm có biện pháp tập luyện hợp lý để đáp ứng những tố chất quan trong trong tập luyện và thi đấu Bóng chuyền. Kiểm tra động tác chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt nhằm có biện pháp sửa sai kịp thời trong quá trình ôn tập để trên cơ sở đó giúp HS học tốt động tác mới kỹ thuật chuyền bước hai. a. Khảo sát kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. - Mục đích: Để GV nắm được trình độ mà HS đã đạt được và những sai lầm còn vướng mắc để từ đó có biện pháp sửa sai kịp thời ngay trong tiết ôn tập đầu tiên về kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt nhằm giúp HS học mới về kỹ thuật chuyền bước hai được tốt hơn. - Chuẩn bị:16-18 quả bóng, 01 sân bóng chuyền, 01cò, 01 sổ ghi chép. - Phương pháp khảo sát: Kiểm tra thực hiện động tác đồng loạt. Đánh giá kỹ thuật theo 4 mức độ: Giỏi, Khá, đạt, chưa đạt. Bảng đánh giá mức độ. XẾP LOẠI Giỏi Khá Đạt (Đ) Chưa đạt (Đ) Kỹ thuật khá Kỹ thuật khá Kỹ thuật còn Kỹ thuật còn KỸ THUẬT nhuần nhuyễn ổn định sai sót ít sai sót nhiều - Cách thực hiện: Đội hình hai hàng ngang, khoảng cách người cách người khoảng 2m, hàng cách hàng 3-4m, dóng hàng ngang hàng dọc, cứ 02 em đối diện nhau thành một cặp thực hiện ôn chuyền bóng qua lại. GV di chuyển, quan sát qua từng cặp, nhận xét ngắn gọn về ưu và nhược điểm và xếp loại. Kết thúc việc quan sát và đánh giá ban đầu, GV tạm dừng tập và chỉ ra một số sai sót cơ bản nhất mà các em đang gặp phải và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. Nam lớp 12A7 thực hiện bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. 5
- Nữ lớp 12A7 thực hiện bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước m Nữ lớp 12A9 thực hiện bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. Nam lớp 12A9 thực hiện bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. 6
- b. Khảo sát tố chất sức mạnh của chân bằng bài tập bật nhảy chạm tay lên bảng đo độ cao. - Mục đích: Kiểm tra sức mạnh của chân từ đó đưa ra các bài tập và trò chơi phù hợp nhằm phát triển sức mạnh và hỗ trợ các kỹ thuật bật nhảy đập bóng, chắn bóng... - Chuẩn bị: 02 bảng đo độ cao, treo 2 bên sân Bóng chuyền, vạch cm. - Cách kiểm tra: Kiểm tra theo nhóm Nam, nữ. Đánh gía theo 4 mức độ: Giỏi, khá, Đạt(Đ), chưa đạt(CĐ) Bảng đánh giá mức độ XẾP LOẠI Chưa đạt CĐ Đạt(Đ) KHÁ Giỏi NAM < 2,40m ≥ 2,40m ≥ 2,50 ≥ 2,60m NỮ < 2,20m ≥ 2,20m ≥ 2,30 ≥ 2,40m - Cách thực hiện: Đội hình đứng thành 2 hàng dọc hai bên lưới, mặt quay về hướng bảng treo. Lần lượt từng em của mỗi hàng tạo đà bật nhảy chạm tay vào bảng treo cố định. Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần bật cao nhất. HS thực hiện lần lượt theo dòng chảy hết lượt thứ nhất xong rồi đến lượt thứ 2. GV ghi kết quả từng em và đọc to cho tất cả đều nghe để khuyến khích trò. Nhóm Nam lớp 12A7 thực hiện bài tập bật nhảy đo độ cao. Hình ảnh nữ lớp 12A7 thực hiện bài tập bật nhảy đo độ cao 7
- Nhóm nam lớp 12A9 thực hiện bài tập bật nhảy đo dộ cao. Hình ảnh Nữ 12A9 thực hiện bài tập tại chỗ bật nhảy đo độ cao. c. khảo sát sức mạnh tay qua bài tập nằm sấp co duỗi tay. - Mục đích: Kiểm tra sức mạnh của tay để lựa chọn các trò chơi và bài tập phù hợp giúp đập bóng, phát bóng, chắn bóng hiệu quả. - Chuẩn bị: Sân bóng chuyền hoặc SVĐ của trường - Đánh giá theo 4 mức độ: Giỏi (Tốt), khá, đạt, chưa đạt. - Yêu cầu: thân thẳng, hạ sâu hai tay, có găng cao, nhớ số lần mình thực hiện được và báo cao trung thực. Bảng đánh giá mức độ: XẾP LOẠI CĐ Đạt KHÁ TỐT (Giỏi) NAM < 10 lần ≥ 10 lần ≥ 15 lần ≥ 20 lần NỮ < 8 lần ≥ 8 lần ≥ 11 lần ≥ 15 lần 8
- - Cách thực hiện: Đội hình 4 hàng ngang, Thực hiện đồng loạt cả lớp, ngay sau phần khởi động.GV hô theo nhịp từ 1 cho đến khi kết thúc.(cứ 2 nhịp tính 01 lần co duỗi). HS thực hiện hết khả năng có thể thì tự dừng lại. Kết thúc bài tập, GV ghi chép kết quả, phân loại thể lực và động viên trò cố gắng tập luyện thể lực. Hình ảnh học sinh lớp 12A7 thực hiện bài tập nằm sấp co duỗi tay Hình ảnh học sinh lớp 12A9 thực hiện bài tập nằm sấp co duỗi tay 3.2.2. Kết quả thu được. BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VỀ THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY CỦA 2 NHÓM 9
- a,.Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. LỚP Sĩ số Giỏi Khá Đạt(Đ) Chưa đạt(CĐ) 35 em 8 em 11 em 12 em 4 em 12A7(ĐC) 22,9% 31,4% 34,3% 11,4% 36 em 7 em 10 em 14 em 5 12A9(TN) 19,4% 27,8% 38,9% 13,9% ( Bảng 1) b. Tố chất sức sức mạnh chân LỚP Sĩ số Giỏi Khá Đạt (Đ) Chưa đạt(CĐ) 35 em 8 em 10 em 10 em 7 em 12A7(ĐC) 22,9% 28,6% 28,6% 20% 36 em 9 em 9 em 11 em 7 em 12A9(TN) 25% 25% 30,6% 19,4% (Bảng 2) c. Tố chất sức mạnh tay TT Sĩ số Giỏi Khá Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) 8 em 12 em 9 em 6 em 12A7(ĐC) 35 em 22,9% 34,3% 25,7% 17,1% 9 em 11 em 8 em 8 em 11A9 (TN) 36 em 25% 33,6% 22,2% 22,2% (Bảng 3) BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRUNG BÌNH KHẢO SÁT VỀ TỐ CHẤT SỨC MẠNH VÀ KỸ THUẬT CỦA 2 NHÓM VÀ XẾP LOẠI TT Sĩ số Giỏi Khá Đạt (Đ) Chưa đạt (CĐ) 8 em 11 em 10,3 em 7 em 12A7(ĐC) 35 em 22,9% 31,4 % 29,4% 20% 8,3 em 10 em 11em 7 em 11A9 (TN) 36 em 23% 27,8% 30,6 % 19,4% (Bảng 4) 4. Biện pháp nâng cao chất lượng luyện tập Bóng Chuyền cho HS 12 thông qua một số Trò chơi và Bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn. - Do nội dung Bóng chuyền của khối 12 được học lồng ghép với nội dung Nhảy xa và chạy bền (3 nội dung/tiết dạy) nên thời lượng dành cho nội dung Bóng chuyền trong mỗi tiết dạy tối đa chỉ khoảng 12-14 phút và phần vận dụng chỉ khoảng 2-5 phút nên khi GV lựa chọn bài tập hay trò chơi làm biện pháp bổ trợ phát triển thể lực cần tính toán thời điểm, cách thức tổ chức cũng như số lần thực hiện sao cho phù hợp với lượng thời gian cho phép của nội dung học của mỗi tiết. 10
- - Việc lựa chọn dạng trò chơi hay bài tập làm biện pháp bổ trợ và phát triển thể lực cũng cần dựa vào nội dung học của tiết dạy đó cũng như phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và cuộc sống vùng miền để ngoài việc tập luyện trên lớp thì HS có thể thuận lợi trong việc tự rèn luyện thêm ngoài giờ lên lớp một cách hiệu quả. - Thời điểm đặt các trò chơi và bài tập còn tuỳ thuộc vào nội dung học mới hay ôn tập. Các trò chơi và bài tập thường đặt vào các thời điểm sau: cuối phần khởi động chuyên môn hoặc đầu của nội dung bóng chuyền hoặc đặt vào phần vận dụng của tiết dạy. Những bài tâp và trò chơi mang tính chất bổ trợ thì đặt ở cuối phần khởi động hoặc đầu nội dung Bóng chuyền. Còn những trò chơi bài bài tập mang tính chất thể lực thì đặt vào phần vận dụng trước khi sang nội dung chạy bền. Những bài tập và trò chơi có tác dụng bổ trợ cho cả Bóng chuyền và Nhảy xa thì có thể đặt vào hai thời điểm sau: Cuối phần khởi động chuyên môn hoặc trong phần vận dụng. - Riêng trò chơi hoặc bài tập chỉ bổ trợ ít liên quan đến Nhảy xa thì đặt vào đầu nội dung Bóng chuyền. - Để hạn chế thời gian trong khâu tổ chức trò chơi, đặc biệt là trò chơi có tổ chức thi đấu theo đội thì khi ở phần kết thúc của tiết học hôm nay, hoặc qua nhóm zalo của lớp, GV tranh thủ giới thiệu tên trò chơi, cách chơi của tiết học sau đó cũng như số lượng đội và yêu cầu cán sự lớp chia số đội, số lượng nam nữ và thể lực tương đương nhau trước khi ra sân học giờ thể dục hôm sau. - Đối tượng là HS 12 nên khi thực hiện các bài tập bổ trợ không cần phân tích sâu về động tác, GV nêu cách thực hiện ngắn gọn và nhấn mạnh khâu yêu cầu. - Trong trò chơi có thưởng và phạt, do quĩ thời gian ít nên GV cần đưa ra biện pháp phạt sao cho gọn nhẹ, không cần tốn thời gian, diện tích và khâu di chuyển. GV chỉ cần xác định trò vui là chính, trò cảm thấy xứng đáng được nhận lời khen khi thắng cuộc và xứng đáng bị phạt khi thua cuộc. 4.1: Biện pháp nhằm phát triển sự linh hoạt và sức mạnh của các khớp tay - vai thông qua các bài tập và trò chơi khởi động chuyên môn với bóng 4.1.1. Trò chơi “Đẩy bóng sang sông” - Mục đích: Nhằm phát triển sự linh hoạt khớp vai, cổ tay, ngón tay. - Thời điểm đặt bài tập: phần khởi động chuyên với dụng cụ. - Chuẩn bị: 8-10 quả bóng, 01 sân bóng chuyền, 01 còi. 02 đoạn giây dài 25, để kéo hai đường dài song song trên mặt sân Bóng chuyền với khoảng cách Nam 7m, Nữ 5m. - Cách thực hiện: Tại chỗ và di chuyển. *Tại chỗ thực hiện: Đội hình: HS đứng 2 hàng hai bên, phía sau đường giây đã được chuẩn bị sẵn trên sân. Người cách người khoảng một sải tay.Từng cặp 11
- đứng đối diện thẳng với nhau. Người thực hiện cầm bóng bằng hai tay, lật ngửa cổ tay, đặt bóng tầm dưới cổ và trước ngực, hai chân rộng bằng vai, hạ thấp trong tâm, đạp mạnh hai chân tạo lực, vươn người, đồng thời dùng sức mạnh của cổ tay và các ngón tay đẩy bóng về trước ra xa sang cho bạn hàng đối diện. Người ở hàng đối diện chuẩn bị tinh thần đón bóng và thực hiện đẩy trả bóng lại cho bạn. Chú ý: Đẩy bóng đi đúng hướng sang cho bạn hàng đối diện. * Di chuyển thực hiện: Đội hình như trên, lần lượt từng cặp (mỗi bên một em) vừa di chuyển vừa phối hợp đẩy bóng qua vạch cho nhau từ vạch xuất phát cho đến đích.(Từ vạch cuối sân bên này sang vạch cuối sân bên kia).Các cặp tự dám sát và phân thắng bại. - Thời gian: 60 giây đến 90 giây. - Số lần: 2 lần - Luật chơi: Mỗi lần bóng không qua sông bị tính một lỗi.Trong mỗi cặp, ai bị lỗi nhiều hơn thì người đó thua cuộc. - Thưởng, phạt: GV dành lời khen cho bạn thắng cuộc.Bạn thua cuộc sẽ bị phạt đứng lên ngồi xuống 3 nhịp. HS nam lớp 12A9 thực hiện trò chơi tại chỗ “Đẩy bóng qua sông” HS nam lớp 12A9 thực hiện bài tập phối hợp di chuyển đẩy bóng qua sông 12
- Nhóm HS nữ lớp 12A9 thực hiện trò chơi” tại chỗ đẩy bóng qua sông” HS nữ lớp 12A9 thực hiện trò chơi” phối hợp di chuyển đẩy bóng qua sông” 4.1.2. Bài tập ném bóng qua lưới sang sân đối diện . - Mục đích: Phát triển sự linh hoạt cũng như sức mạnh của khớp vai, cổ tay, ngón tay. - Thời điểm đặt bài tập: Cuối phần khởi động chuyên với dụng cụ. - Chuẩn bị: 8-10 quả bóng, 01 sân bóng chuyền, 01 còi. - Cách thực hiện: Mỗi bên sân là một hàng ngang, đứng sau đường biên ngang, người cách người 1,5m. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, xoay thân trên về bên chân thuận, chùng gối, lưng hướng lưới, tay cầm bóng đưa ra sau. Nghe lệnh thì đạp mạnh chân sau, chuyển trọng tâm sang chân trước đồng thời lật thân, chuyển vai và ném bóng về trước qua lưới sang sân đối diện. Hàng bên này thực hiện xong thì đến lượt hàng bên kia thực hiện, cứ lân phiên như thế cho đến khi kết thúc. - Thời gian: 1 phút 13
- HS nữ lớp 12A9 thực hiện động tác ném bóng qua lưới sang sân đối diện HS nam lớp 12A9 thực hiện động tác ném bóng qua lưới sang sân đối diện 4.1.3.Bài tập đập bóng xuống đất bằng tay thuận. - Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh cổ tay thuận và tăng cảm giác về phát bóng và đập bóng. - Thời điểm đặt bài tập: Cuối phần khởi động chuyên - Chuẩn bị: 8-10 quả bóng, 01 sân Bóng chuyền - Cách thực hiện: Đội hình 2 hàng ngang, đứng sau đường biên dọc 2 bên sân, khoảng cách 1,5m/ em. Từng cặp đối diện đứng song song với nhau. Người thực hiện tung bóng trước mặt lên cao khoảng 1m, kết hợp vung tay thuận ra sau, lên cao và đập bóng xuống đất trước mặt. Bóng đập xuống đất đi ra phía trước sang hàng đối diện. Bạn cùng cặp đối diện nhặt bóng lên và thực hiện đập bóng trả lại cho bạn hàng bên này. Bài tập cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi kết thúc. - Thời gian: 1 phút 14
- Hình ảnh Nam lớp 12A9 đập bóng xuống đất bằng tay thuận Hình ảnh Nữ lớp 12A9 đập bóng xuống đất bừng tay thuận 4.2. Biện pháp phát triển tố chất vận động mềm dẻo và khéo thông qua một số trò chơi và bài tập di chuyển. - Sự di chuyển nhanh để đón các đường bóng tấn công bất ngờ của đối phương cũng như phát triển các tố chất mềm dẻo và khéo léo trong tập luyện và thi đấu Bóng chuyền là rất cần thiết. 4.2.1 Bài tập di chuyển ngang khu vực 3m. -Thời điểm: Đưa vào cuối phần khởi động của các tiết dạy có nội dung thi đấu. - Chuẩn bị: 1 sân bóng chuyền, 1 còi, 01 đồng hồ bấm giây. - Phương pháp tổ chức: Có thể tổ chức dưới dạng bài tập bình thường và cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi. - Cách thực hiện: * Dưới dạng bài tập: Đội hình hàng ngang đứng một bên sân và sau vạch 3m.Chuẩn bị: vai hướng lưới, hít một hơi thật sâu, hạ thấp trọng tâm. Nghe lệnh còi của GV, từng hàng thứ nhất thực hiện di chuyển ngang bước lướt từ vạch 3m sân bên này lên chạm tay vào vạch giữa sân rồi tiếp tục di chuyển ngang quay về chạm tay vào vạch xuất phát ban đầu sau đó lại tiếp tục di chuyển ngang qua vạch giữa sân chui qua lưới sang chạm một tay vào vạch 3m bên kia sân 15
- rồi lại tiếp tục di chuyển ngang quay về chạm tay vào vạch giữa sân rồi tiếp tục di chuyển ngang quay sang chạm tay vào vạch 3m của sân bên kia và kết thúc đợt chạy. Hàng thứ nhất kết thúc bài tập thì đứng ở sân bên kia và hàng thứ hai tiếp tục. Khi quay lượt về thì hàng thứ nhất của lần trước thực hiện trước. * Cách thực hiện dưới dạng trò chơi: Đội hình và cách thực hiện cũng như trên. Nhưng tính thời gian thực hiện. - Trường hợp phạm qui: Xuất phát chạm vạch, xuất phát sớm hơn lệnh. - Luật: Đội nào có người phạm qui thì đội đó thua cuộc. Nếu không có đội nào phạm qui thì đội có người về sau cùng có thời gian cao hơn thì đội đó thua cuộc. - Thời gian: 2 phút - Số lần: 2 lần HS nữ lớp 12A9 thực hiện bài tập di chuyển ngang khu vực 3m Hình ảnh HS nam lớp 12A9 thực hiện bài tập di chuyển ngang khu vực 3m 16
- 4.2.2. Bài tập di chuyển tiến- lùi khu vực 3m. - Thời điểm: Đặt vào cuối phần khởi động - Chuẩn bị: 01 sân bóng chuyền, 01còi - Cách thực hiện: Đứng đội hình 2 hàng ngang sau vạch 3m của một bên sân, thực hiện từng hàng. TTCB: mặt hướng lưới, hít thở sâu. Nghe lệnh còi xuất phát thì hạ thấp trọng tâm, đổ người về trước chạy tiến lên chạm tay vào vạch giữa sân, rồi lại chạy lùi về hết vạch 3m và chạm tay vào vạch. Tiếp theo chạy tiến qua vạch giữa sân sang chạm tay xuống vạch 3m của sân bên kia rồi chạy lùi về vạch giữa sân và chạm tay vào vạch rồi tiếp tục chạy tiến lên vạch 3m của sân bên kia rồi kết thúc đợt di chuyển. Khi cả hai hàng lần lượt thực hiện xong lần thứ nhất sang phía sân bên kia thì lần thứ hai lại thực hiện từ bên sân kia về.(Lưu ý: hàng nào đi trước thì về trước) - Thời gian:1-1,5 phút - Số lần: 2-3 lần Nhóm HS nữ lớp 12A9 thực hiện bài tập di chuyển tiến lùi khu vực 3m Nhóm HS nam lớp 12A9 thực hiện bài tập di chuyển tiến lùi khu vực 3m 4.3. Một số Trò chơi và Bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh. Trong Bóng chuyền, SMN, bột phát rất cần thiết và SMB cũng rất quan 17
- trọng. VĐV có đủ các loại SM thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của giờ học bóng hoặc trận đấu. 4.3.1.Trò chơi “ Đi bằng 2 tay”. - Mục đích: phát triển sức mạnh vùng cơ, xương tay- ngực, hỗ trợ động tác đập bóng, chắn bóng và phát bóng với lực mạnh. - Thời điểm đặt bài tập: Vào phần vận dụng chung cho cả lớp trước khi sang nội dung chạy bền. - Chuẩn bị: Sân bóng chuyền hoặc mặt sân bằng phẳng - Cách thực hiện: Chia lớp thành 6 đội nam- nữ tương đương nhau về thể lực, mỗi đội 6 em (tương đương 3 cặp). Chuẩn bị: đứng sau đường biên dọc sân Bóng chuyền. Người đi tay nằm sấp chống hai tay xuống đất sau vạch xuất phát, bạn cùng cặp ôm chặt lấy hai chân của bạn mình (ôm vào phần cuối đùi sát đầu gối) Khi có lệnh xuất phát, cặp thứ nhất của mội đội bắt đầu đi từ vạch xuất phát (đường biên dọc bên này) sang đến đích (đường biên dọc bên kia) thì nhanh chóng đổi nhiệm vụ để quay về. Cặp thứ nhất mỗi đội về đến nơi (2 tay qua vạch) thì cặp số hai của mỗi đội xuất phát và cứ như thế cho đến khi cặp thứ 3 về đến đích. GV làm trọng, giám sát chung. 2 đội một cặp đấu tự giám sát lẫn nhau. - Trường hợp phạm qui: Xuất phát tay chạm vạch, hoặc xuất phát sớm, hoặc chưa qua đích đã đổi nhiệm vụ. - Luật chơi: Đội phạm luật thua cuộc. Nếu không có đội phạm luật thì đội có cặp về sau cùng thua cuộc. - Thưởng, phạt: GV dành lời khen cho 3 đội thắng. Đội thua cuộc phải thực hiện động tác đứng lên, ngồi xuống 5 nhịp (nam), 3 nhịp (nữ). - Thời gian:3 phút - Số lần: 2 lần - Phương pháp tổ chức: GV hướng dẫn và làm TT chung.Các cặp đấu tự giám sát nhau và phân thắng bại. Hình ảnh lớp 12A9 thực hiện trò chơi: “Đi bằng hai tay” 18
- 4.3.2.Trò chơi “ Bật xa tiếp sức” - Nhằm giúp phát triển SM chân, tạo điều kiện bật nhảy mạnh và nhanh bột phát trong Nhảy xa và Bóng chuyền. - Thời điểm đặt bài tập: Vào phần vận dụng chung cho cả lớp trước khi sang phần chạy bền. - Chuẩn bị: Sân VĐV, mặt sân bằng phẳng, vôi bột, 8 quả bóng chuyền. - Cách chơi: Chia 4 đội có số lượng nam, nữ bằng nhau và tương đương về thể lực. Chuẩn bị: Đứng sau vạc xuất phát, có lệnh xuất phát thì người đầu tiên của mỗi đội bật xa liên tục bằng 2 chân lên đến đích, vòng qua quả bóng rồi tiếp tục bật quay về chạm vào tay người thứ hai của đội mình. Khi người thứ hai đã chạm được vào tay người thứ nhất thì xuất phát và cứ lần lượt như thế cho đến hết. - Trường hợp phạm qui:Nếu xuất phát sớm hoặc không vòng qua đích thì bị coi là phạm qui. - Luật chơi: Đội có người phạm qui sẽ thua cuộc. Nếu không có đội phạm qui thì đội có người về sau cùng thua cuộc. - Thưởng phạt: GV dành lời khen cho 3 đội thắng và đội thua sẽ phải nằm sấp co duỗi tay 5 nhịp (nam), 3 nhịp (nữ) - Thời gian: 2-3 phút - Số lần: 2 lần Hình ảnh lớp 12A9 thực hiện trò chơi “Bật xa tiếp sức” 4.3.3. Bài tập Nhảy giây tập thể. - Mục đích: Tăng SM chân, tạo điều kiện cho bật nhảy mạnh và nhanh bột phát trong Nhảy xa và Bóng chuyền. - Thời điểm đặt bài tập: vào phần vận dụng 19
- - Chuẩn bị: 6 cái giây dài 6- 8m - Cách thực hiện: Chia 6 nhóm, mỗi nhóm 5-6 bạn. Mỗi nhóm một cái giây.(2 bạn phục vụ, khoảng 30” đổi phục vụ một lần), GV chia vị trí với khoảng cách giữa các nhóm tối thiểu cả chiều ngang và dọc là 5-6m. Khi ổn định vị trí xong, GV lệnh cho tất cả thực hiện và kết thúc theo tín hiệu còi. - Thời gian:2-3 phút. Hình ảnh lớp 12A9 thực hiện bài tập nhảy giây tập thể 4.3.4. Bài tập Bật nhảy chạm và đập tay vào tán lá cây trên cao. - Mục đich: Phát triển SM chân nhằm hỗ trợ bật nhảy trong Nhảy xa và Bóng chuyền. - Thời điểm đặt bài tập: đặt vào cuối phần khởi động chuyên trước khi chia nhóm tập luyện. - Chuẩn bị: Vài ba cây bóng mát gần khu vực lớp tập trung khởi động, chọn các tán lá cây có độ cao phù hợp với sức bật của đa số HS. - Cách thực hiện: Chia HS thành các nhóm nhỏ khoảng 3 em (các em trong mỗi nhóm có chiều cao tương đương nhau và chọn vị trí của tán lá có độ cao phù hợp) nhóm đứng thành một hàng dọc, cách dưới tán lá khoảng 1 - 1,5m. Lần lượt từng em tạo đà (một vài bước) bật nhảy kết hợp vung tay thuận chạm vào tán lá cố định trên cao đã được qui định cho nhóm mình. Chú ý hoãn sung khi tiếp đất.Thực hiện xong thì vòng ra sau cuối hàng chờ đến lượt tiếp theo. Bài tập cứ như thế cho đến khi kết thúc. Với bài tập này, HS có thể bật cao đập tay thuận vào tán lá cây khi học kỹ thuật đập bóng. - Thời gian: khoảng 1 phút - Số lần: 5-6 lần 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p |
419 |
45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p |
129 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p |
54 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p |
39 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p |
44 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p |
63 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p |
72 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p |
28 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p |
39 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p |
37 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p |
35 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p |
17 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p |
41 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p |
14 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài 6 Giáo dục công dân 12
47 p |
56 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p |
17 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12
50 p |
42 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p |
56 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
