intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:67

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khơi dậy niềm say mê khám phá và tăng cường tầm quan trọng của môn Tin học bằng cách giới thiệu những ứng dụng và tiềm năng của môn học này, giáo viên có thể thu hút được số lượng học sinh tham gia vào đội tuyển HSG. Quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho học sinh trong đội tuyển từ lớp 10, để các em có thể làm quen sớm với việc ôn thi học sinh giỏi môn Tin học và cố gắng phấn đấu hết sức để đạt được kết quả như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG PTDTNT THPT NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN Lĩnh vực: Tin học Tác giả: 1. Phan Thị Hồng Hải 0918661286 2. Nguyễn Tất Hùng 0912999496 3. Nguyễn Cao Quân 0906337666 Năm thực hiện: 2023 – 2024
  2. MỤC LỤC
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO Viết tắt Viết đầy đủ HĐ Hoạt động BD HSG Bồi dưỡng học sinh giỏi GV Giáo viên HS Học sinh CSVC Cơ sở vật chất THPT Trung học phổ thông DTNT Dân tộc nội trú NQC Nguyễn Quốc Cường NHN Nguyễn Huy Nhật GD & ĐT Giáo Dục và Đào Tạo
  4. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thân Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Tiếp nối truyền thống ấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, luôn xác định “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới. Đảng ta cũng khẳng định: “Nhân tài không phải sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu”. Do đó, xây dựng chiến lược quốc gia và chương trình quốc gia về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài đã trở thành một ưu tiên quan trọng của Đảng. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có rất nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là chú trọng tiếp tục xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn; khuyến khích và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong học tập; các học sinh có năng khiếu được học với chương trình nâng cao phù hợp với năng lực và nguyện vọng của các em; chính vì vậy mà có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Hằng năm, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nghệ An đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT. Kì thi này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học. Đồng thời, kết quả của cuộc thi này cũng là một căn cứ, một kênh thông tin quan trọng để Sở Giáo Dục và Đào Tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế, Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An luôn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được coi là mũi nhọn và trọng tâm của nhà trường. Nó có tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kích thích tinh thần học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và xây dựng uy tín, thương hiệu của nhà trường, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Với sự tìm hiểu, thảo luận và trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong và ngoài trường, cùng với những kinh nghiệm thực tế trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở khối 12 trong nhiều năm học, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An” nhằm đóng góp một phần nhỏ trong 4
  5. việc nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của biện pháp này là giúp cho giáo viên có cái nhìn tổng quát và nâng cao hiệu quả công tác ôn thi học sinh giỏi môn Tin học khối THPT. Cụ thể, mục đích nghiên cứu bao gồm: Khơi dậy niềm say mê khám phá và tăng cường tầm quan trọng của môn Tin học bằng cách giới thiệu những ứng dụng và tiềm năng của môn học này, giáo viên có thể thu hút được số lượng học sinh tham gia vào đội tuyển HSG. Quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho học sinh trong đội tuyển từ lớp 10, để các em có thể làm quen sớm với việc ôn thi học sinh giỏi môn Tin học và cố gắng phấn đấu hết sức để đạt được kết quả như mong muốn. Đẩy mạnh công tác dạy học và ôn thi học sinh giỏi môn Tin học, hướng đến đạt kết quả cao trong các cuộc thi HSG tỉnh và thi tin học trẻ các cấp. Giáo viên sẽ tập trung phát triển các phương pháp dạy học hiệu quả, cung cấp tài liệu và bài tập phù hợp để học sinh có thể đạt được thành tích cao trong môn học này. Kết nối các khóa học sinh và phối hợp với gia đình và nhà trường. Qua đó, giáo viên có thể đồng hành cùng học sinh trong quá trình ôn luyện, hỗ trợ và khuyến khích họ vượt qua những thử thách khó khăn trong quá trình ôn luyện. Tạo điều kiện trải nghiệm và cọ xát với các cuộc thi, điều này giúp học sinh bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng thi cử, từ đó nâng cao khả năng đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi môn Tin học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác bồi dưỡng HSG. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề gặp phải trong công tác BD HSG ở Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An. Hệ thống một số biện pháp chính giúp quản lý và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh giỏi khối 10, khối 11, khối 12 của Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An. 5
  6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về công tác bồi dưỡng HSG tại trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An trong khoảng thời gian từ năm học 2020 đến nay, kiểm nghiệm qua các kì thi HSG tỉnh năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022, 2022 - 2023, 2023 - 2024. Thời gian viết và hoàn thiện: năm học 2023-2024. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí luận Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan… Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kết kinh nghiệm của các giáo viên bồi dưỡng ở các đơn vị khác nhau trong tỉnh, khảo nghiệm … Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu thực trạng công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG của giáo viên hiện nay, tôi đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng. Phương pháp điều tra: Tôi đã tìm hiểu hiệu quả các giải pháp đưa ra thông qua hệ thống các câu hỏi, các phiếu khảo sát xin ý kiến các GV và HS nhằm thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm dạy và học của bản thân, đồng nghiệp, học sinh trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại Trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An. 6. Tính mới Đã có rất nhiều phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học được nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thông qua việc tham gia các chương trình, cuộc thi hay dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Thứ nhất, việc tham gia các hoạt động như cuộc thi, dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành và làm quen với các công nghệ mới trong môi trường thực tế. Thay vì chỉ học lý thuyết trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế, tìm hiểu và làm việc với các công nghệ tiên tiến. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng thực hành và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực Tin học. Thứ hai, các hoạt động này cũng giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề. Khi tham gia các cuộc thi hay dự án, học sinh phải 6
  7. đối mặt với các vấn đề thực tế và tìm ra các giải pháp sáng tạo. Điều này khuyến khích các em suy nghĩ độc lập, tìm hiểu sâu hơn và áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Qua quá trình này, học sinh phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực Tin học. Thứ ba, phương pháp này cũng giúp giảm áp lực đối với giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. Thay vì chỉ dựa vào giáo viên để truyền đạt kiến thức, học sinh được khuyến khích tự tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó giảm áp lực cho giáo viên. Hơn nữa, các hoạt động như cuộc thi hay dự án cũng đòi hỏi sự tự quản lý và động viên từ phía học sinh, giúp các em trở thành người chủ động trong quá trình học tập và phát triển. Tổng thể, phương pháp này thông qua việc tham gia các chương trình, cuộc thi hay dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Nó không chỉ rèn luyện kỹ năng và giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, mà còn giảm áp lực cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. 7. Đóng góp của SKKN Sáng kiến góp phần phát triển nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An. Đề tài sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập. 7
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Năng lực, tài năng, năng khiếu Năng lực: Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân ở mỗi con người, tạo điều kiện quy định tốc độ và sự sâu sắc trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng đặc biệt để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành một hoạt động nhất định một cách xuất sắc. Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng): Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động của con người. Người có năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng. Năng khiếu: Là “mầm mống” của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai. Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Năng khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh – di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu có ở một người. 1.2. Các giai đoạn phát triển của một tài năng - Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học: (từ lúc người mẹ mang thai đến lúc đứa trẻ ra đời). Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh (hoặc thui chột) mầm mống ban đầu tài năng của mỗi con người. - Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh – xã hội: (Bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho tới lúc đứa trẻ trưởng thành). Đây là giai đoạn nảy sinh, bộc lộ, phát triển và xác lập năng lực. - Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội: đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trong thực tiễn, mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể. 1.3. Học sinh giỏi tài năng, học sinh giỏi THPT - Học sinh giỏi tài năng : Là những học sinh có khả năng vượt trội trong một hoặc nhiều lĩnh vực nhất định, không chỉ trong học tập mà còn trong các lĩnh vực như nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, khoa học, kỹ thuật, vv. Học sinh tài năng thường có khả năng sáng tạo và xuất sắc, có tầm nhìn độc đáo và khả năng thể hiện bản thân ở một lĩnh vực cụ thể. Các em có thể đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực bản thân có tài năng đặc biệt và được công nhận, đánh giá cao bởi cộng đồng. - Học sinh giỏi THPT: HSG về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở 8
  9. từng lớp và cả cấp THPT. Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày. 1.4. Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi - Theo Từ điển Giáo dục học năm 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”. - Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để tự học, tự bồi dưỡng. 1.5. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG được thể hiện qua báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VI: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ...” 1.6. Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Mục đích của việc bồi dưỡng HSG được quy định rõ ràng trong Điều 2 - Quy chế thi HSG chính là: “Động viên, khích lệ những học sinh học giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đặc điểm tình hình của trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An. Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là nơi “Tạo nguồn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cao của từng dân tộc” cho các huyện miền núi, cho tỉnh nhà. Năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên, Trường chính thức khai giảng với 05 lớp học gồm 150 em học sinh. Những năm đầu thành lập nhà trường vừa phải mượn trường cơ sở vật chất của trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An để học tập và sinh hoạt vừa phải xây dựng nhà trường, đến năm 2014 trường mới về đúng cơ sở của trường. Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là một loại hình trường đặc biệt. Đặc biệt vì mục tiêu nhiệm vụ của trường, đặc biệt vì đối tượng là học sinh 9
  10. dân tộc thiểu số, đặc biệt vì các em phải sống xa quê hương, làng bản, gia đình, từ mọi miền núi cao của miền Tây xứ Nghệ về sống tập trung trong trường nội trú giữa thành phố để học hành, rèn luyện. Những năm đầu mới thành lập được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo và các cấp, ngành; thầy và trò nhà trường đã vượt muôn vàn khó khăn để cùng nhau dạy và học góp phần xây dựng nên một trường Dân tộc nội trú vững mạnh về chất lượng, khang trang về vật chất, khẳng định được vị thế của mình là một trong những trường đứng đầu trong hệ thống các trường THPT Dân tộc nội trú trên toàn quốc và các trường THPT trong tỉnh. Ở đây các em phải sống xa nhà mọi hoạt động từ học tập đến sinh hoạt ngày ngày đều do các em tự lập. Vì thế cán bộ giáo viên của trường vừa thực hiện nhiệm vụ người thầy, người cô, vừa gánh vác trách nhiệm như người cha, người mẹ, tổ chức nuôi dạy học sinh một cách tốt nhất, lấy tiêu chí “Trường là nhà - Thầy cô là cha mẹ - Bạn bè là anh em” để giáo dục các em. Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trong những ngôi trường có chất lượng tốt nhất của giáo dục dân tộc và miền núi. Trong năm học 2023 - 2024 nhà trường có 18 lớp với gần 700 học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên – nhân viên gồm: 4 Cán bộ quản lí, 43 giáo viên giảng dạy và 27 nhân viên khác. Tỉ lệ giáo viên/lớp đảm bảo theo định biên và yêu cầu giảng dạy. Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, nhất trí năng động, sáng tạo và có tầm nhìn khoa học. Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công tác tổ chức, triển khai kịp thời, kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng cao của Cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, nhiệt tình, yêu thương học sinh như con. Chất lượng học tập của các em năm sau cao hơn năm trước (Kết quả thi Tốt nghệp THPT Quốc gia: Điểm trung bình: hai năm liên tục 2019 và 2020 đứng thứ 4 toàn tỉnh, gần đây nhất là năm 2021,2022,2023 đứng thứ 2 toàn tỉnh; Kết quả học sinh giỏi tỉnh hàng năm đều đứng tốp 10 các trường THPT ở bảng A).Đời sống các em học sinh ngày càng được nâng cao, bữa ăn được cải thiện, không chỉ no mà đảm bảo về dinh dưỡng. Trường có khuôn viên rộng với tổng diện tích trên 50.000 m2, có hệ thống tường rào được xây kiên cố, có khu hiệu bộ, các phòng học, phòng chức năng được bố trí hợp lý, cảnh quan hài hòa với ao cá, nhà sàn, các sân bóng chuyền, vườn hoa… tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện. 2.1.1. Thuận lợi. Học sinh sống tập trung trong khuôn viên nhà trường, rất thuận lợi cho việc triển khai học tập và các hoạt động giáo dục. Các em ngoan ngoãn, ý thức tổ chức kỉ luật cao, tính cách thật thà, chăm chỉ, dễ mến. Theo quy định của nhà trường học sinh toàn trường các em tập trung học tập ngày 2 buổi sáng - chiều, các buổi tối học sinh tự học trên lớp với sự quản lí giám sát của bộ phận trực đêm. Điện thoại 10
  11. di động và mạng Internet sử dụng dưới sự điều hành giám sát của giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên. Ngoài giờ học và tự học, các em giải trí chủ yếu bằng thể thao, sinh hoạt tập thể và đọc sách báo. Thông tin các em được cập nhật thường xuyên qua các loại báo giấy, được đọc hằng ngày và đọc tập trung theo đơn vị lớp vào các buổi sinh hoạt đầu giờ và phát thanh tối thứ 7. Ngoài ra, các em được nhà trường tổ chức học võ, học bơi, tổ chức các lớp tiếng anh do giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Với môi trường học tập và sinh hoạt gần như khép kín, học sinh nhà trường có điều kiện rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như hình thành phát triển phẩm chất, năng lực. 2.1.2. Khó khăn. Hầu hết các em là con em dân tộc thiểu số, đến từ những vùng miền khó khăn, thiếu thốn. Các em đi xa nhà, chưa quen với cuộc sống tập thể, ngại giao tiếp, tự ti, khó hòa đồng. Một số em dè dặt trong bày tỏ tâm tư nguyện vọng, tiếp thu kiến thức và kĩ năng đào tạo một cách thụ động. Điều kiện gia đình các em đa phần còn nhiều khó khăn, sách vở và tư liệu phục vụ học tập không thể tự trang bị mà phụ thuộc vào nguồn có sẵn từ thư viện nhà trường. Lối sống tập thể, nội trú góp phần quan trọng trong việc tập trung học tập và tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhưng cũng khá tù túng và gò bó với một số em học sinh chưa thích nghi kịp thời với môi trường, vì thế thời gian đầu không tránh khỏi hiện tượng các em buồn chán, nản chí, muốn quay về với gia đình. Để khắc phục điều này, nhà trường và các tổ chức, thầy cô giáo đã rất quan tâm, áp dụng nhiều cách thức mềm mỏng, linh hoạt, khích lệ, động viên để các em có thêm động lực và quyết tâm vượt khó yên tâm học tập và rèn luyện. 2.2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An - Học sinh giỏi của trường: Hằng năm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Nghệ An, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai khảo sát để lựa chọn đội tuyển dự thi cấp tỉnh và phân công giáo viên bồi dưỡng. Đối với khối 10 và 11 hàng năm nhà trường đều tổ chức thi để khảo sát chất lượng vào tháng 4. - Về nội dung bồi dưỡng: Nhà trường chưa xây dựng được nội dung chương trình dành riêng cho HSG nên mỗi GV tham gia bồi dưỡng HSG phải tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên để nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của HS dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ năng học và làm bài của HS, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh. - Thực trạng điều kiện CSVC đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng HSG: Sách tham khảo, tài liệu trong thư viện còn chưa đầy đủ, cần được tăng cường đầu tư cho sách, tài liệu, đặc biệt là các tài liệu nâng cao phù hợp với đối tượng HSG. CSVC lớp học thiếu, các phòng học hiện nay cơ bản chỉ đủ cho dạy học chính 11
  12. khóa và ôn thi tốt nghiệp. Thiết bị dạy học chưa tốt, có nhiều đồ dùng chưa có hoặc không đảm bảo chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của bồi dưỡng HSG. - Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội: Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội giúp nhà trường về thiết bị, tài liệu giảng dạy, thay bảng mới, thay quạt, mua máy chiếu, lập quỹ khuyến học khen thưởng cho HS đạt giải trong các kì thi. - Về chế độ chính sách: Nhà trường đã có những biện pháp khen thưởng, động viên GV và HS có kết quả cao trong các kỳ thi các cấp, có chế độ thanh toán cho giáo viên dạy tối đa 35 tiết 1 đội tuyển dự thi cấp tỉnh và nhiều chế độ hỗ trợ khác. 2.2.1. Thuận lợi. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và ở trường PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An nói riêng hiện nay có thế thấy có rất nhiều thuận lợi: Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo sát sao tới công tác bồi dưỡng HSG của trường, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của trường. Sự đầu tư về đội ngũ, về CSVC luôn được củng cố thường xuyên. Sự quan tâm đó cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cha mẹ HS, HS trong các trường. Được nhân dân, các đoàn thể ủng hộ tạo điều kiện, GV và HS càng thấy được niềm tự hào và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường, đó chính là công tác bồi dưỡng HSG. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG. Đặc biệt có nhiều em học sinh muốn tham gia thi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến môn học. Nhận thức của phụ huynh, học sinh đã có nhiều thay đổi đối với môn học trong những năm gần đây: vai trò của môn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Có nhiều phụ huynh đã có chiều hướng tích cực theo xã hội (không ép con học theo văn, toán .. mà tùy khả năng tiếp cận của con, cũng như những HS ngành công nghệ thông tin ra dễ tìm được việc làm, lương cao, nên phụ huynh đã cho con em theo học Tin học cũng như cho theo đội tuyển học sinh giỏi Tin học). Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên, Ban giám hiệu các trường THPT đã rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây được coi là chất lượng mũi nhọn để xây dựng thương hiệu của nhà trường, vì vậy, lãnh đạo nhà trường đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát kịp thời, có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG. Nhà trường đã có sự quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng như có chế độ thưởng cho giáo viên và học sinh ngoài quy định thưởng của tỉnh. 12
  13. Chuyên môn nhà trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ hè trước khi năm học mới bắt đầu. Khi vào năm học để tránh lịch chồng chéo nhà trường đã cố định, ưu tiên buổi học bồi dưỡng cho tất cả các môn vào chiều thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần. Đó là một động lực để giáo viên và học sinh thấy mình có trách nhiệm hơn với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.2.2. Khó khăn. Trong công tác bồi dưỡng HSG của một số trường thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: - Công tác xây dựng kế hoạch học tập chưa được GV và HS quan tâm, việc kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn đối với công tác này còn có phần xem nhẹ. - Các giáo viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và tìm kiếm tài liệu tự sưu tầm để bồi dưỡng học sinh. Điều này làm cho việc bồi dưỡng trở thành một công việc khó khăn đối với nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên chưa từng thành công trong công tác này. Họ cảm thấy mình như "người đi trong đêm" vì không xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho học sinh.Điều đáng tiếc là những học sinh yêu thích môn học và có tố chất đặc biệt không được giáo viên bồi dưỡng đúng mức. Họ không biết phải ôn luyện theo tài liệu nào, dẫn đến kết quả thi rất thấp và cảm thấy chán nản, thậm chí từ bỏ. Việc thiếu tài liệu bồi dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều giáo viên ngại tham gia vào công tác bồi dưỡng, vì họ phải tìm kiếm tài liệu và xây dựng nội dung từ đầu. - Điều kiện CSVC phục vụ cho việc nâng cao hơn nữa trình độ của HSG hiện nay còn chưa đáp ứng. Việc tạo điều kiện cho GV có điều kiện để tham gia các lớp bồi dưỡng còn chưa phù hợp. - GV chưa có phương pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để lựa chọn, phát hiện HSG. Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để. - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh. - Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn chưa nhiều, chưa động viên được người dạy. - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG. 13
  14. - Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau. Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi Đại học, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi Đại học sau khi thi HSG. - Bên cạnh đó nội dung bồi dưỡng thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. Học sinh một số không yên tâm khi tham gia lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung ở trên lớp. Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, công đoàn… đó là một thực tế do Ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Khó khăn lớn nhất là tất cả học sinh đều ở nội trú tại trường và nhiều em không có máy tính cá nhân. Môn Tin học đòi hỏi sử dụng máy tính là công cụ trực tiếp để học sinh luyện tập các dạng bài tập. Điều này đặt ra một thách thức đối với giáo viên bồi dưỡng Tin học, bởi họ cần nghĩ cách để các em có được công cụ học tập càng sớm càng tốt. Có những lúc giáo viên phải chia sẻ máy tính của mình để học sinh sử dụng và hoàn thành bài tập. Trước những thực trạng chung của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và thấy được tính cấp bách của nó, đầu năm học 2020-2021, tôi đã điều tra 1 số trường trên địa bàn Tỉnh Nghệ An với 172 GV BDHSG và 150 học sinh tham gia bồi dưỡng để biết được nhận thức của GV BDHSG và học sinh về vai trò của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như năng lực học đội tuyển ở các em học sinh. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung câu hỏi như sau: Mức độ đánh giá Tần số Tỷ lệ (%) TTB ĐLC - Không quan trọng 0 0 - Ít quan trọng 1 0.6 4.61 0.524 - Khá quan trọng 0 0 - Quan trọng 64 37.2 - Rất quan trọng 107 62.2 Tổng 172 100 Bảng 1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của HĐ BDHSG 14
  15. Ghi chú: TTB: trị trung bình ; ĐLC: độ lệch chuẩn Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, có đến 171 GV được khảo sát đánh giá HĐ BDHSG ở trường THPT là “Quan trọng” và “Rất quan trọng” chiếm tỷ lệ 99.4%. Tuy nhiên, vẫn còn 0.6% đối tượng khảo sát cho rằng HĐ BDHSG môn Tin học là “Ít quan trọng”. Với trung bình đạt 4.61, cho thấy đội ngũ GV đánh giá tầm quan trọng của HĐ BD HSG môn TH ở mức “Rất quan trọng”. Hơn nữa, với ĐLC tương đối thấp (0.524) cho thấy đánh giá của đội ngũ GV khá tập trung. Bảng 2 cho thấy GV đã nhận thức khá đầy đủ về mục đích của HĐ BD HSG TT Mục đích của BDHSG SL Tần số Tỷ lệ (%) 1 Động viên, khích lệ học sinh của trường. 172 123 71.5 Động viên, khích lệ giáo viên nâng cao trình 2 172 128 74.4 độ. Góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao 3 172 110 64.0 chất lượng dạy và học. Góp phần thúc đẩy việc cải tiến công tác quản 4 172 47 27.3 lý. 5 Góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. 172 136 79.7 6 Đáp ứng tiêu chí thi đua của ngành. 172 85 49.4 Bảng 2. Nhận thức của GV về mục đích hoạt động BDHSG Bảng 3 cho thấy, về động cơ tham gia đội tuyển học sinh giỏi (HSG), cơ bản HSG có động cơ học tập đúng đắn, thể hiện qua số liệu: 90.0% ý kiến muốn mở rộng kiến thức; 49.3% ý kiến muốn được khen thưởng, có học bổng; 46.7% ý kiến muốn có thành tích cao trong các kỳ thi; 45.3% ý kiến muốn có được ưu tiên để xét tuyển, thi tuyển vào đại học. Bên cạnh đó, vẫn còn có 13.3% ý kiến HS tham gia đội tuyển với lý do không tích cực muốn được ưu tiên về điểm số trong các bài kiểm tra của các môn khác. Với nội dung khảo sát về ảnh hưởng của việc học BDHSG tới việc học tập nói chung, đa số HSG có ý kiến cho rằng việc học BDHSG có ảnh hưởng tốt, thể hiện qua các số liệu: 74,0% ý kiến cho rằng việc học BDHSG giúp các em có điều kiện tìm hiểu sâu rộng kiến thức một môn học; 66% ý kiến cho rằng học BDHSG giúp phát huy năng lực học tập, năng khiếu của cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng việc học BDHSG mất nhiều thời gian và công sức cho việc học tập (18,0%) và 22.1% cho rằng tham gia vào các đội tuyển HSG thì sẽ học lệch, có thể thi trượt đại học. 15
  16. TT Nội dung SL Tần số Tỷ lệ % 1 Lý do HS tham gia đội tuyển 1.1 Muốn mở rộng kiến thức. 150 135 90.0 1.2 Muốn có thành tích cao trong các kỳ thi. 150 70 46.7 1.3 Muốn được khen thưởng, có học bổng. 150 74 49.3 1.4 Muốn có được ưu tiên để xét tuyển, thi tuyển vào 150 68 45.3 đại học. 1.5 Muốn được ưu tiên về điểm số trong các bài kiểm 150 20 13.3 tra của các môn khác. 2 Ảnh hưởng của việc học BDHSG 2.1 Phát huy năng lực học tập, năng khiếu của cá nhân. 150 99 66.0 2.2 Có điều kiện tìm hiểu sâu rộng kiến thức một môn 150 111 74.0 học. 2.3 Mất nhiều thời gian và công sức cho việc học tập. 150 28 18.7 2.4 Học lệch, có thể thi trượt đại học. 150 33 22.0 Bảng 3. Nhận thức của HS về HĐ BDHSG Như vậy, hầu hết GV đều nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng và mục đích của HĐ BDHSG trong nhà trường. Đa số HS có động cơ đúng đắn khi tham gia các đội tuyển HSG và hầu hết các gia đình HS đều quan tâm đến việc học BDHSG. Bên cạnh đó, vẫn còn GV, HS chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về HĐ BDHSG còn cho rằng hoạt động này “Ít quan trọng” và còn vì mục đích chạy theo thành tích hoặc đáp ứng các tiêu chí thi đua; một số ít HS còn xác định động cơ học tập chưa đúng đắn (vào đội tuyển để được ưu tiên về điểm số); nhiều học sinh cảm thấy áp lực về mặt thời gian, còn học lệch, chưa phát triển toàn diện và cũng có những gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học BDHSG. Trước thực trạng trên, đòi hỏi GV phải có biện pháp nâng cao hơn nữa nhận thức của HS về công tác BDHSG, đồng thời, cần có biện pháp để giảm áp lực cho HS về mặt thời gian. 16
  17. CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN 1. Biện pháp 1 : Nêu cao tinh thần, kiến thức hiểu biết của người giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi”, nói thế không có nghĩa là cứ có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên, qua đó muốn khẳng định rằng, vai trò của người thầy trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG là hết sức quan trọng. Vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó tôi cũng cho rằng giáo viên phải là người có lập trường tư tưởng vững vàng, phải xác định tư tưởng cho mình và tâm huyết với công việc bồi dưỡng HSG này. Chúng ta cần phải thường xuyên tìm tòi các đầu sách - tư liệu, kiến thức nâng cao trên các diễn đàn giáo dục trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào có các chuyên đề hay (ưu tiên sách do nhà xuất bản giáo dục phát hành), khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…Nắm vững phương châm dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ. Thực tế dạy học ngày nay gặp rất nhiều rào cản, mà những rào cản đó xuất phát từ nhiều phía: có thể là do chương trình quá nặng, do giáo viên dạy kém nhiệt tình, tâm huyết, hoặc do xu hướng, thực trạng của nền kinh tế thị trường đã khiến nhiều gia đình định hướng cho con em họ không theo những môn không thi đại học...trước khá nhiều bất lợi như thế, người giáo viên phải làm thế nào để dạy tốt môn tin và khiến học sinh yêu thích, say mê? Đó là câu hỏi làm trăn trở mỗi trái tim, đánh động lương tâm nghề nghiệp của biết bao thầy cô. Cá nhân tôi nhận thấy, muốn làm cho học sinh yêu thích môn Tin học, nhất là trong thời điểm nhạy cảm này, điều trước tiên là người giáo viên phải luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và thổi bùng ngọn lửa ấy vào các em học sinh. Người giáo viên phải thật sự yêu môn học và xem việc giảng dạy là trách nhiệm, sứ mệnh cao cả, vinh quang.Bởi vì việc thầy cô yêu nghề sẽ là tiền đề tốt nhất để động viên, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh; đó cũng là động lực để thầy cô cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí, phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả, làm cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của lập trình. Thật vậy, kinh nghiệm quí giá này tôi rút ra được sau năm học 2020 – 2023. 17
  18. Nói một cách khách quan, chất lượng học sinh miền núi bao giờ cũng có những hạn chế nhất định so với học sinh miền xuôi. Vì thế mà trong các kì thi, nhất là thi học sinh giỏi toàn tỉnh thường không có giải hoặc giải không cao. Từ những ngày đầu thành lập trường, đội tuyển tin của trường rất ít vì không có nguồn từ trước đó. Khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi không cho thi mà trực tiếp chọn luôn 01 học sinh (căn cứ vào kết quả và năng lực của các em trên lớp). Có thể nói là tôi đã “bắt cóc” em vào đội tuyển.Tôi hướng dẫn cho học sinh tự học, tôi đã dạy một số chuyên đề nhưng cũng không hết được vấn đề cơ bản. Tôi cũng không tự tin là học sinh của mình có thể đạt giải, vì từ trước tới thời điểm đó chưa có một học sinh nào đạt giải học sinh giỏi tỉnh môn tin. Hơn nữa tôi nghĩ “Học sinh của mình xuất phát điểm rất thấp, có dạy thì cũng không thể tiến bộ vượt bậc được, làm sao có thể đọ sức được với những học sinh miền xuôi giỏi giang, thông minh nhanh nhẹn lại học ngày học đêm?”. Vì thế, nhiều lúc lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của tôi không còn nữa. Kết quả năm đó không em nào đạt giải. Đến năm học 2020 - 2021, tôi tiếp tục dạy lớp 12 và có nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển. Năm đó tôi chỉ chọn học sinh Lê Thanh Thương là dân tộc Thổ. Tôi đã động viên em rất nhiều để khích lệ tinh thần, và cô trò đều cố gắng (phần vì trách nhiệm nặng nề, phần vì trong thâm tâm tôi vẫn mong học sinh của mình có thể đạt giải). Có khi học sinh phải học cả ban đêm đến 3 giờ. Tôi giao bài tập cho em lập trình rồi đọc, sửa tay, có đêm thức trắng vì cô trò quyết tâm tìm ra được ý tưởng cho bài toán chưa giải quyết được. Kết quả năm đó em Thanh Thương đạt giải khuyến khích cấp tỉnh. Là học sinh đầu tiên sau 10 năm thành lập trường đậu HSG tỉnh môn Tin. Niềm vui vỡ oà trong tôi. Tôi nhận ra rằng không có gì là không thể, nếu mình nhiệt tình, biết động viên học sinh và luôn khát khao chiến thắng thì sẽ góp phần quan trọng đem lại thành công. Dù rằng kết quả còn vô cùng khiêm tốn nhưng nó là động lực giúp tôi bước tiếp hành trình gian nan của mình. Ngày nay, ngày càng nhiều những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới ra đời, các thầy cô giáo có thể tham khảo nhiều cách thức khác nhau và áp dụng vào công tác giảng dạy. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi nữa thì thầy cô cũng chỉ thành công khi chủ động được kiến thức và thật sự tâm huyết với nghề. 3. Biện pháp 2: Tìm kiếm, tiếp cận, tuyển chọn thành lập học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi Có thể nói rằng, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Bởi thầy cô là những người chỉ đường, truyền nhiệt lửa và đam mê. Với đặc thù của phụ huynh, học sinh miền núi khó khăn, họ vẫn cho rằng tin học chưa thực sự cần thiết, xem tin học là một môn phụ. Thế nên, để khơi dậy truyền hứng thú cho học trò, chúng ta cần bắt đầu từ người thầy. Giáo viên chỉ rõ tính áp dụng thực tế, lợi ích thiết thực và sự quan trọng của tin học trong thời đại công nghệ số ngày nay đến học sinh. Khi ý thức rõ sự cần thiết và vai trò của tin học; 18
  19. các em sẽ tự khơi dậy khao khát tìm tòi, học hỏi, khám phá sự thú vị của tin học. “Đam mê, hào hứng” chính là bước đệm đầu tiên và quan trọng nhất. Để bồi dưỡng, phát triển niềm đam mê cùng khao khát chinh phục mục tiêu cao đối với môn tin; khơi màu thôi chưa đủ; thầy cô còn phải đồng hành cùng các em; không chỉ là người hướng dẫn để đưa ra định hướng mà còn trở thành người bạn đề cùng phân tích, tìm tòi, tìm ra cách giải quyết cho những bài toán, đề bài gặp phải. Học tin, thi tin nhưng không chỉ chuyên chú một mình tin học. Tôi nghĩ, bất kì một lĩnh vực nào đều hấp dẫn học sinh từ tính áp dụng thực tế. Thực tiễn cuộc sống xung quanh vừa là nơi để vận dụng tin học, vừa là mảnh đất khơi nguồn sáng tạo từ các vấn đề bình thường nhất. Vì vậy, hãy để học sinh kết nối tin với các vấn đề thực tiễn, dùng tin để giải quyết các môn học tự nhiên, tạo lập chương trình hoạt động câu lạc bộ trong trường học; xây dựng phần mềm mượn trả sách ở thư viện hoàn toàn tự động … Không chỉ thiết thực, gần gủi việc làm này còn từng bước góp phần hình thành và bồi sưỡng sự sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Bởi ngoài kĩ năng ghi nhớ, hai kĩ năng vừa nêu trên là điều không thể thiếu trong tố chất của một học sinh giỏi tin học. Hiểu được tâm lý học sinh giỏi tin học nói chung, học sinh trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An nói riêng; nhiều khi các em còn e dè, ngại ngùng, chưa dám tự tin thể hiện bản thân, chưa mạnh dạn tự đăng kí tham gia đội tuyển. Nên, giáo viên có trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng cần theo dõi sát sao, nắm bắt cụ thể tình hình, tạo dựng tổ chức các hoạt động, trải nghiệm, bài test để các em có cơ hội bộc lộ tài năng của mình từ đó phát hiện ra những nhân tố tiềm năng, tố chất và khích lệ những học sinh ấy thử sức, tham gia để phát triển mình. Trong quá trình chọn lọc học sinh giỏi, giáo viên cần tập trung vào các lớp có nhiều học sinh khá giỏi của trường, đồng thời tìm những học sinh có tâm huyết, đam mê, niềm tin và bản lĩnh. Ngoài kỹ năng nhớ tốt, học sinh cần có tư duy sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Việc học tốt môn Toán và Tiếng Anh cũng rất quan trọng trong quá trình tuyển chọn. Sau khi đã tìm được nguồn học sinh, giáo viên có thể động viên họ tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và tiến hành quan sát, bồi dưỡng. Việc thành lập đội tuyển thường diễn ra sau học kỳ I của lớp 10 và danh sách đội tuyển chính thức được chốt vào cuối học kỳ II. 4. Biện pháp 3: Xây dựng phương pháp, kế hoạch giảng dạy phù hợp Trước đây, giáo viên chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên truyền đạt tri thức, học sinh học thụ động. Thời gian học chủ yếu của học sinh là ở các tiết học trực tiếp trên lớp. Học sinh không dành nhiều thời gian ở nhà, ít có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Học sinh cố gắng hoàn thành được các bài tập giáo viên giao trên lớp, không tự tìm hiểu thêm các tài liệu khác để tìm tòi, nâng cao kiến thức cho bản thân. 19
  20. Do thời gian dạy trực tiếp không nhiều, học sinh lại thiếu kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, nên trong mỗi tiết dạy giáo viên phải có kế hoạch dạy khá nặng kiến thức, đảm bảo dạy qua hết các chuyên đề cho học sinh đi thi. Chính vì vậy nhiều chuyên đề dạy không được kỹ lưỡng, học sinh chưa kịp ngấm kiến thức đã phải chuyển chuyên đề khác. Chương trình học dồn nặng gây ra khá nhiều áp lực cho học sinh. Nắm được những nhược điểm trên, tôi đã thực hiện những đề tài mới, xây dựng phương pháp và kế hoạch giảng dạy phù hợp hơn. 4.1. Về phương pháp Dạy học theo phương pháp mới, giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Ngoài dạy trên lớp có thể dạy online, hoặc hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu qua video bài giảng, qua tài liệu sách tham khảo, làm bài trên các trang web uy tín. Xây dựng lộ trình học hợp lí. Dạy từ kiến thức cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy, dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện tập các dạng tổng quát. Trong mỗi bài tập cần đưa ra nhiều câu với mức độ từ dễ đến khó và câu nhỏ nên có tính vận dụng vào thực tế để các em thấy rõ được khả năng ứng dụng bài toán vào thực tế từ đó thấy được tầm quan trọng của bài toán, đồng thời cũng là 1 cách để học sinh nhận dạng đề. Sau mỗi bài tập nâng cao giáo viên cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn. Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh từ đó có đề tài khắc phục những phần học sinh còn yếu. Giáo viên tạo môi trường học tập thoải mái, không để học sinh tâm lý trọng thi cử, không nặng thành tích đối với học sinh dẫn đến học sinh bị áp lực từ nhiều phía, mất đi động lực theo đuổi môn học. 4.2. Cung cấp tài liệu cho học sinh - Để tiến bộ nhanh và có được kết quả tốt nhất, học sinh ngoài học các giờ trên lớp thì việc cung cấp tài liệu chuẩn cho học sinh tự học, tự nghiên cứu cũng rất quan trọng. - Do sách tham khảo môn Tin học không nhiều, tài liệu trên mạng nhiều nhưng số lượng tài liệu thật sự chất lượng lại ít. Vì vậy, giáo viên cần hỗ trợ học sinh để học sinh có được những tài liệu tốt nhất. Một số tài liệu tham khảo hay như: Sách “Giải thuật và lập trình” của thầy Lê Minh Hoàng; “Lập trình C++ thật là đơn giản” và “Lập trình C++ cấu trúc dữ liệu nâng cao” và của thầy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2