Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả về dạy học trực tuyến môn thể dục Trung học Phổ thông
lượt xem 5
download
Đề tài "Biện pháp nâng cao hiệu quả về dạy học trực tuyến môn thể dục Trung học Phổ thông" được thực hiện thông qua việc nghiên cứu kỹ càng đặc điểm của học sinh tại đơn vị, thực trạng học tập trực tuyến môn thể dục của học sinh tại trường THPT Hà Huy Tập, căn cứ vào đặc điểm của hoạt động học trực tuyến từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy môn thể dục tại đơn vị thực hiện. Các biện pháp được nêu trong đề tài nhằm hạn chế và tìm ra phương án triển khai giảng dạy trực tuyến môn thể dục hiệu quả, phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả về dạy học trực tuyến môn thể dục Trung học Phổ thông
- SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN THỂ DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ===== ===== SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN THỂ DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tên tác giả : Nguyễn Trung Hiếu Tổ bộ môn : Khoa học xã hội Năm thực hiện : 2021 2022 Số điện thoại : 0963114889
- MỤC LỤC
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luyện tập thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nhất là với thế hệ trẻ, các em học sinh trung học phổ thông , công tác này càng cần được chú trọng. Luyện tập thể dục thể thao giúp các em học sinh rèn luyện thể chất, sức khoẻ khoẻ mạnh, từ đó tạo tiền đề cho công tác rèn luyện tri thức, trí tuệ. Không chỉ vậy, luyện tập thể dục thể thao là tiền đề giúp các em có sức khỏe tốt, phục vụ tốt cho công cuộc chinh phục đỉnh cao tri thức hay thực hiện các hoạt động cống hiến cho đất nước, cho xã hội về sau này. Môn thể dục là một môn học cần thiết được đưa vào chương trình giáo dục tại Việt Nam từ lớp một đến hết đại học. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động này. Chính vì vậy, các nhà trường cần không ngừng phát triển công tác này, đưa ra những phương hướng giáo dục phù hợp để đẩy mạnh và phát triển công tác này. Trong hai năm vừa qua, đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống xã hội nói chung cũng như ngành giáo dục của chúng ta nói riêng, khiến chúng ta phải gánh chịu những hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của virút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, trong tình hình học tập trực tuyến, công tác rèn luyện tập thể dục thể thao của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đặc thù của môn thể dục là cần giảng dạy trực tiếp, nên trong thời gian học trực tuyến, giáo viên chỉ
- có thể hướng dẫn các em học sinh rèn luyện thông qua các phần mềm học online mà đơn vị trường đã chỉ đạo. Giờ đây, giáo viên và các em học sinh chỉ có thể tiếp xúc với nhau thông qua các phần mềm học tập trực tuyến, giáo viên không thể trực tiếp giám sát các em. Thêm vào đó, không gian hẹp và không đủ dụng cụ học tập cũng là một rào cản lớn đối với việc giảng dạy trực tuyến môn thể dục. Ngoài ra, việc ngồi trước màn hình máy tính trong một thời gian dài cũng khiến các em học sinh mỏi mắt, dễ nhàm chán và không tập trung vào các tiết học. Các nhà trường chủ yếu tổ chức cho học sinh học tập các môn văn hoá, môn thể dục được áp dụng hình thức học trực tuyến cuối cùng, cộng với sự khác biệt lớn về phương thức học tập khiến cả giáo viên và các em học sinh đều vô cùng bỡ ngỡ. Việc này dẫn đến hiện tượng các thầy cô còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy, chưa thể áp dụng hiệu quả, còn gặp nhiều vướng mắc. Từ đó không tránh khỏi những sai sót, vướng mắc trong quá trình học tập, dẫn đến học tập không hiệu quả. Hiểu được thực trạng đó, tôi luôn đau đáu làm sao để có thể tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, cải thiện chất lượng rèn luyện thể dục thể thao của các em học sinh. Bởi vậy tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: ”Biện pháp nâng cao hiệu quả về dạy học trực tuyến môn thể dục Trung học Phổ thông” để nghiên cứu trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Tính mới của đề tài Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu kỹ càng đặc điểm của học sinh tại đơn vị, thực trạng học tập trực tuyến môn thể dục của học sinh tại trường THPT Hà Huy Tập, căn cứ vào đặc điểm của hoạt động học trực tuyến từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy môn thể dục tại đơn vị thực hiện. Các biện pháp được nêu trong đề tài nhằm hạn chế và tìm ra phương án triển khai giảng dạy trực tuyến môn thể dục hiệu quả, phù hợp. Thêm vào đó, các biện pháp được nêu trong sáng kiến này đều nhằm xây dựng một tiết học thể dục thoải mái, thư giãn cho các em học sinh. Không chỉ chú trọng đến công tác rèn luyện thể chất, các biện pháp này còn giúp các em học sinh rèn luyện cả trí tuệ, nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ̉ ưng kinh nghi Chia se nh ̃ ẹm giup giao vien nâng cao hi ̂ ́ ́ ̂ ệu quả trong dạy và học trực tuyến môn thể dục THPT bằng việc sử dụng một số phương pháp nhằm dạy hiệu quả trực tuyến môn thể dục cấp 3.
- 4. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 10 ̣ ̂ Cac cong cu, cong ngh ́ ̂ ệ hô tr ̃ ợ day hoc online ̣ ̣ ̛ ̛ ́ ́ ận, quan li hoc sinh va day hoc online Phuong phap tiêp c ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ̂ ̀ ứng ở goc đ Chuyen đê đ ́ ộ một giao vien s ́ ̂ ử dung cong ngh ̣ ̂ ệ phuc phu cho ̣ ̣ ̂ ́ ̉ ̣ ực tuyến lớp 10 môn thể dục, khong đi sau nghien c cong tac giang day tr ̂ ̂ ̂ ưu tinh ́ ́ cong ngh ̂ ệ cung nhu nh ̃ ̛ ững tac đ ́ ộng xa h ̃ ội khac. ́ ́ ạn, quan li hoc sinh va day hoc tr Cach tiêp c ́ ̂ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ực tuyến bằng các phương pháp hiệu quả của giáo viên bộ môn thể dục. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dung nhom phuong phap nghien c ̣ ́ ̛ ̛ ́ ̂ ứu thực tiên: ̃ ̛ ̛ ́ ̉ + Phuong phap tông kêt kinh nghi ́ ệm GD. ̛ ̛ ̂ ưu cac san phâm hoat đ + Phuong phap nghien c ́ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ộng. ̛ ̛ ̉ + Phuong phap khao nghi ́ ẹm, th ̂ ử nghiẹm. ̂
- II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Đức trí thể mỹ từ lâu đã là tôn chỉ trong quá trình đào tạo của ngành giáo dục. Phát triển đầy đủ về cả đức trí thể mỹ là tiêu chí được đặt lên hàng đầu trong bất kỳ chương trình giáo dục nào mà bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Điều này đã được chú trọng từ các cấp học dưới: tiểu học trung học cơ sở, đặc biệt tại cấp trung học phổ thông, công tác này càng cần được chú trọng. Các em học sinh được rèn luyện đầy đủ về cả đức trí thể mỹ, xây dựng con người lý tưởng, phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nước sau này. Đức Nhân đức, trí trí tuệ, thể chất chất, mỹ thẩm mỹ. Có thể nói đây là những mặt hình thành nên con người. Trong chương trình giáo dục, các em được tiếp nhận chương trình đào tạo kết hợp song song với quá trình phát triển trí tuệ là quá trình rèn luyện thể chất, phát triển nhân đức và trau dồi trí thẩm mỹ. Có như vậy các em mới có thể tự tin trở thành chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Học tập là quá trình nhận thức khách quan lôgic đi từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng rồi tác động ngược trở lại khách quan tạo ra sự thay đổi trong ý thức và hàng động của con người. Giáo dục là quy trình được tổ chức để thực hiện mục đích học tập, quy trình đó được hiện theo những nguyên lí của nhận thức và các bước của tư duy. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), d ạy h ọc tr ực tuy ến là hoạt động nhằm hỗ trợ hoặc thay th ế d ạy h ọc tr ực ti ếp t ại c ơ s ở giáo dụ c phổ thông thực hiện một phần ho ặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chươ ng trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ hoặc thay th ế dạy h ọc tr ực ti ếp bài học hoặc ch ủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Mô hình dạy học mới đượ c áp dụng tiêu biểu là “đào tạo trực tuyến” là một trong những gi ải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thi ết trong h ọc t ập, gi ảng d ạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học và những mặt tích cực mà phươ ng pháp này mang l ại trong quá trình giảng dạy và học tập. Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. Dạy học online qua mạng Internet là một hình thức nhằm thực hiện mục
- đích của giáo dục. Việc học online qua mạng Internet đảm bảo nguyên tắc cơ bản của quá trình nhận thức trong giáo dục. Bên cạnh đó việc học online còn có nhiều ưu điểm phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, tạo nền tảng cho học sinh có các kĩ năng học lên các bậc học cao hơn. Do chịu ảnh hưởng nghiêm trong từ dịch bệnh Covid19, bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị trường tổ chức học tập trực tuyến tại nhà. Giờ đây thay vì học tập trực tiếp tại trường, được giao tiếp cùng thầy cô và bạn bè, các em sẽ tiến hành học tập ở nhà thông qua chiếc màn hình máy tính khô khốc. Học trực tuyến chính là việc giáo viên tổ chức các lớp học thông qua các phần mềm hỗ trợ như Zoom hay Microsoft Team, giáo viên cùng học sinh sẽ tiến hành các hoạt động giảng dạy thông qua các nền tảng này, chia sẻ âm thanh và hình ảnh cũng như dữ liệu. Qua nhiều năm học tập, phương pháp giảng dạy đối với các môn học đang dần được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của môn học, cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh, phù hợp trong giai đoạn mới, tình hình mới học tập trực tuyến. Đặc biệt, đối với môn thể dục khối lớp 10, các em học sinh cần có kỹ năng điền kinh đồng thời chơi được các môn thể thao theo chủ đề, rèn luyện kỹ năng bật xa, chạy, nhảy... Cụ thể trong chương trình học tập của lớp 10 bao gồm: Tiết 1 – 18 Bài: Thể dục nhịp điệu – chạy ngắn Tiết 19 – 22 Bài: Học theo chủ đề: Kỹ thuật bóng chuyền Tiết 23 – 30 Bài: Nhảy cao – chạy bền Tiết 31 – 36 Bài: Ôn tập cuối kỳ Tiết 37 – 48 Bài: Cầu lông chạy bền Tiết 49 – 53 Bài: Học theo chủ đề: Kỹ thuật đá cầu Tiết 54 – 64 Bài: TTTC: Bóng đá – chạy bền Tiết 65 – 70 Bài: Ôn tập cuối kỳ Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho người giáo viên là cần phải đưa ra giải pháp thực hiện tốt công tác giảng dạy môn thể dục trực tuyến để có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, chủ đề của chương trình học, lại vừa nâng cao công tác giải dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Việc dạy học online không phải là mới mẻ trong giáo dục, nhưng đối với giáo dục tại Nghệ An nói chung và giáo dục trường THPT Hà Huy Tập nói riêng cũng chưa được chú trọng trước khi có đại dịch Covid 19 xuất hiện. Hiện nay việc dạy học online qua mạng internet đã được phổ biến rộng rãi nhưng về bản chất còn nhiều khó khăn và hiệu quả đem lại chưa thực sự cao. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả về
- dạy học trực tuyến môn thể dục THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm. 2. Cơ sở thực tiễn Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn cụ thể trong công tác giảng dạy trực tuyến môn thể dục tại trường THPT Hà Huy Tập như sau: * Thuận lợi: Về phía nhà trường Nhà trườ ng sát sao với công tác giảng dạy tr ực tuy ến t ại tr ường, đã đư a ra những ch ỉ đạo chung, cụ thể để giáo viên tiến hành giảng dạy trực tuyến đối với các môn học. Đồng thời, nhà trườ ng cũng tạo điều kiện để giáo viên học hỏi, trau d ồi các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết trong giai đoạn học tập tr ực tuy ến. Đối với môn thể dục, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, đưa ra những chỉ đạo trực tiếp đối với giáo viên giảng dạy, giao nhiệm vụ cụ thể cho môn học để giáo viên có thể hoàn thành tốt. Về phía giáo viên Giáo viên năng động, tâm huyết với nghề, tận tụy vì học sinh. Giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong lĩnh vực này. Giáo viên sáng tạo, không ngại thay đổi, không ngừng tìm tòi tìm ra phương pháp học tập mới phù hợp hơn với tình hình mới. Về phía học sinh Các em học sinh chăm ngoan, lễ phép tôn trọng thầy cô. Các em đã trưởng thành, có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao phó đồng thời có thái độ học tập tốt. Về phía phụ huynh Phụ huynh học sinh không ngừng ủng hộ các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác của con em mình, luôn quan tâm đến việc học tập của các con cũng như đầu tư cho quá trình học tập. * Khó khăn: Môn thể dục là môn học cần có sự giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Khi chuyển sang hình thức học trực tuyến, giáo viên không thể trực tiếp giám sát và chỉ bảo các em có thể dễ dẫn đến những sai sót. Đồng thời, học tập trực tuyến gây cản trở lớn đối với việc tổ chức các hoạt động phối hợp, giảng dạy các môn thể thao trong chương trình học của môn giáo dục, các em học sinh không thể kết hợp với nhau, đáp ứng yêu cầu của chương trình học.
- Về phía học sinh Các em học sinh chủ yếu tập trung vào các môn văn hóa, thường bỏ rơi môn thể dục. Học sinh thường rèn luyện các môn học chính như toán, văn,... các môn học phục vụ cho kỳ thi THPT nên còn lơ là, không quan tâm nhiều đến môn thể dục. Thêm vào đó, các em học sinh sau khi học tập thời gian dài trước màn hình máy tính dễ sinh ra cảm giác chán nản, khó tập trung trong học tập. Về phía phụ huynh Phụ huynh học sinh thường dành nhiều sự quan tâm hơn đối với các môn văn hóa, không nhìn thấy tầm quan trọng của môn thể dục, thường yêu cầu các em rèn luyện nhiều hơn về trí tuệ. Để hiểu rõ hơn về thực trạng tổ chức học trực tuyến môn thể dục trước khi áp dụng sáng kiến tại lớp 10A1, tôi đã thực hiện một khảo sát về thái độ của các em trong việc tổ chức học trực tuyến môn thể dục. Kết quả chi tiết được thể hiện trong bảng dưới đây: Lý do Số lượng Tỷ lệ Số học sinh không hoàn thành bài tập 25/43 58% được giao Số học sinh ngủ quên trong giờ 18/43 42% Số học sinh tham gia các hoạt động 11/43 26% trong giờ Số học sinh không tương tác trong 26/43 61% giờ Qua bảng kết quả trên có thể thấy, số lượng học sinh không hoàn thiện nhiệm vụ được giao lên đến 25 học sinh (chiếm 58%), số học sinh ngủ quên trong giờ là 18 học sinh (chiếm 42%), số học sinh tham gia các hoạt động trong giờ chỉ có 11 học sinh (chiếm 26%), số học sinh không tương tác trong giờ lên đến 26 học sinh (chiếm 61%). Có thể thấy các em học sinh không quá yêu thích môn thể dục khi học trực tuyến và thường sinh ra tâm lý chán nản, không tập trung. Vậy nên cần phải có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả về dạy học môn thể dục trung học phổ thông. * Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT:
- Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: + Thời kì từ 1518 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên + Thời kì từ 1825 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượ ng, nó đượ c giới hạn ở hai m ặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưở ng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưở ng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho r ằng: Khi nghiên cứu tuổi thanh nên thì cần phải kết hợp v ới quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hộ i nên sự phát triển của tr ẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh h ơn và sự tăng trưở ng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trướ c, nên tuổi dậy thì bắt đầu và kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm. Vì vậy, tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác…) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp, thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt đượ c sự trưở ng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bướ c vào thời kì phát triển bình thườ ng, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của ngườ i trưở ng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với ngườ i lớn. Các em có thể làm những công việc nặng của ng ười l ớn. Ho ạt độ ng trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Kh ả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời ph ức t ạp h ơn. T ư duy ngôn ngữ và những phẩm ch ất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như
- hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao độ ng, vui chơi…) Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi chọn đề tài trên làm sáng kiến kinh nghiệm. 3. Các bước tiến hành giải pháp nghiên cứu Biện pháp 1: Giáo viên luôn giữ vững tâm thế tích cực và tăng cường tương tác với học sinh để nâng cao hứng thú luyện tập thể thao Mục tiêu của giải pháp: Tạo không gian học tập vui vẻ, thoải mái để học sinh chú tâm hơn đến tiết học. Xây dựng nguồn năng lượng tích cực từ phía giáo viên và lan tỏa đến học sinh, tiết học, để tiết học trở nên thú vị hơn, đồng thời nâng cao tính tương tác giữa giáo viên với học sinh để các em nâng cao hứng thú luyện tập thể dục thể thao và quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động trong giờ, chủ động rèn luyện cơ thể. Việc này cũng giúp xây dựng lớp học hạnh phúc, nâng cao hiệu quả học tập môn thể dục trực tuyến. Nội dung của giải pháp: Trong quá trình giảng dạy, để có thể giúp nâng cao tinh thần tích cực của các em học sinh trong quá trình học tập tôi đã thực hiện hai hoạt động chính: giữ vững tâm thế tích cực, nhiệt tình và xây dựng các biện pháp học tập tích cực để nâng cao hứng thú học tập và luyện tập cho học sinh. * Giáo viên luôn giữ vững tâm thế tích cực, nhiệt tình Để có thể xây dựng được lớp học tích cực, hiệu quả cao thì trước hết, bản thân người giáo viên cần là người tích cực, giữ được tâm thế lạc quan, vui vẻ từ đó lan tỏa nguồn năng lượng này đến học sinh. Trong một tiết học, người giáo viên có vai trò cực kỳ quan trọng, là người hướng dẫn, người truyền đạt kiến thức, truyền lửa cho học sinh. Chính vì vậy, bản thân người giáo viên cần chuẩn bị tốt tinh thần, thái độ học tập lạc quan, tích cực, vui vẻ, làm gương cho học sinh, hướng dẫn các em tiếp xúc với kiến thức mới, các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao được hướng dẫn trong bài. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần nhiệt tình hướng dẫn và khích lệ các em học sinh, biểu hiện tốt, không chê bai các em khi chưa hoàn thành mà thay vào đó động viên để các em cố gắng thực hiện tốt các hoạt động trong giờ.
- Vì đặc thù của môn thể dục là thực hiện các chuỗi động tác. Khi học tập online, các em cần nhìn giáo viên và tập lại trước camera một mình nên dễ sinh ra tâm lý ngại, xấu hổ, không thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy cô. Vậy nên giáo viên cần nhiệt tình hướng dẫn chi tiết các động tác, các hoạt động, cộng với việc khích lệ và đôn đốc các em để các em tự tin hơn, thực hiện đúng và thực hiện tốt động tác, hoạt động được nhắc đến trong tiết học thể dục trực tuyến. Trước khi thực hiện, giáo viên có thể làm mẫu trước, chỉ cho các em những điểm cần lưu ý để các em thực hiện đúng động tác hơn. Sau đó giáo viên tiến hành tổ chức để các em làm theo sau khi đã nhìn giáo viên làm mẫu. Hình ảnh minh họa giáo viên làm mẫu động tác Ngoài việc tận tâm nhắc nhở và hướng dẫn, động viên các em, giáo viên cần cởi mở chia sẻ, thường xuyên hỏi thăm tình hình học tập, sức khỏe của các em học sinh mỗi đầu giờ học, chia sẻ chân thành từ đó xây dựng không khí học tập thoải mái để các em thư giãn, giảm bớt căng thẳng do các tiết học trước. Giáo viên có thể hỏi về các hoạt động mà học sinh thực hiện trong mùa dịch tại nhà, gợi ý các bộ môn thể dục thể thao mà các em có thể chơi tại nhà, không cần không gian quá lớn để rèn luyện thêm về cả thể chất và trí tuệ. Sau một ngày dài học tập qua màn hình máy tính, giáo viên cần hướng dẫn và xây dựng tiết học trở thành tiết học thư giãn, để các em cảm thấy thoải mái khi tham gia ti ết h ọc, t ừ đó tăng thêm sự yêu thích, hứng thú của học sinh khi tham gia ti ết h ọc này. Môn thể dục có lợi thế khác với các môn
- học khác là bao gồm các hoạt động vận động, học sinh đượ c hoạt động nhiều, không chỉ ngồi trước màn hình máy tính. Vậy nên giáo viên có thể dễ dàng tạo không khí hứng khởi cho các em học sinh, chỉ cần tạo d ựng các hoạt động khuấy động, rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giữa các bạn học sinh trong lớp. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh, giúp gắn kết lớp học. Có thể nói, giáo viên là nòng cốt trong mỗi tiết học, người giáo viên tích cực, lạc quan, năng động, hứng thú mới có thể xây dựng một tiết học tích cực, lạc quan, năng động và truyền tải điều đó đến học sinh, kích thích tinh thần yêu thích môn học, tiết học của các em. * Có các biện pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập và luyện tập cho học sinh, tăng cường tương tác trong lớp học. Ngoài việc người giáo viên cần tự trau dồi cho mình các kỹ năng cần thiết, cần có những biện pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao hứng thú học tập và luyện tập cho học sinh, tăng cường sự tương tác trong lớp học giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Khi các em có nhiều hoạt động trong lớp, sự tương tác trong lớp học tăng cao đồng nghĩa với việc các em sẽ sôi nổi và năng động hơn khi tham gia các hoạt động được tổ chức trong tiết học. Cho học sinh nghe nhạc đầu tiết học Tôi luôn cố gắng tạo tâm lý thoải mái cho các em khi bắt đầu vào tiết học. Vì chỉ khi thư giãn và thả lỏng thoải mái các em mới có thể chuẩn bị tốt cho các hoạt động rèn luyện thể chất và tinh thần. Tôi đã tìm kiếm các video ca nhạc, các bài nhảy dân vũ vui tươi chủ đề quê hương đất nước, chủ đề tuổi học trò, chủ đề phòng chống dịch,... dài từ 3 đến 5 phút để các em xem vào đầu giờ sau khi đã hỏi thăm về tình hình của các em để khuấy động không khí. Việc này vừa giúp các em giải tỏa căng thẳng trong ngày, tập trung và ổn định tập thể đồng thời tuyên truyền về những giá trị nhân văn, giá trị đạo đức tốt đẹp, giáo dục nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện về cả trí thể mỹ, đặc biệt tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, để các em học sinh có thể tự bảo vệ mình và gia đình trong giai đoạn dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Lồng ghép xem video ca nhạc vào các hoạt động khởi động và thả lỏng Bên cạnh đó, trong tiết học, tôi cũng lồng ghép các hoạt động nghe nhạc trong phần bài tập khởi động hoặc thả lỏng. Giữa các bài tập, tôi cũng cho các em xem các video ca nhạc giải trí để các em hào hứng hơn và tích cực hơn, hoàn thiện tốt phần bài tập khởi động, đồng thời cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, thả lỏng khi hoàn thành các bài tập và kết thúc tiết học. Việc kết hợp âm nhạc trong tiết học cũng giúp các em học sinh hào hứng hơn, là động lực giúp các em học sinh ngày càng tiến bộ và hăng hái hơn.
- Hình ảnh bài hát được phát trong phần khởi động (Nguồn: https://youtu.be/QGIiph4E76Y) Tổ chức các cuộc thi nhỏ giữa các thành viên trong lớp để tăng hứng thú Ngoài việc kết hợp âm nhạc và tổ chức các hoạt động khởi động thư giãn đầu giờ, tôi cũng đã nghiên cứu và xây dựng các cuộc thi nhỏ giữa các thành viên trong lớp. Khác với trước đây khi học trực tiếp, có thể dễ dàng tổ chức cho các em chơi các trò chơi vận động theo đội nhóm, tập thể nhằm rèn luyện thể dục thể thao. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số trò chơi khác phù hợp hơn với hoàn cảnh học tập trực tuyến. Ví dụ như một số hoạt động thi đua cá nhân,.... Ví dụ khi dạy học phần thể dục nhịp điệu, tôi đã tổ chức cho các em học sinh cuộc thi quay video bài tập thể dục nhịp điệu đã được học. Các em học sinh sẽ quay video lại và gửi lên nhóm lớp. Sau đó tôi cùng cả lớp sẽ xem các video và chọn ra học sinh nhảy đẹp nhất. 3 học sinh có video nhảy nhận được nhiều lượt bình chọn nhất sẽ giành chiến thắng, các em sẽ được tuyên dương trước lớp và được cộng điểm. Tạo hứng khởi cho học sinh trong giờ thể dục là một hoạt động quan trọng. Như vậy, các em học sinh có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt các hoạt động này. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để khắc phục các hạn chế của việc học thể dục trực tuyến. Điểm mới của biện pháp: Biện pháp áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cùng với các biện pháp phù hợp để nâng cao hứng thú của học sinh khi học trực tuyến dựa trên đặc thù của hoạt động học tập này. Đồng thời, biện pháp chú ý phát triển “nguồn phát” của tiết học giáo viên, người giáo viên cần xây dựng tâm thế chủ động, lạc quan và truyền tải điều đó đến các em học sinh trong lớp, thay đổi không khí học tập và lớp học vui vẻ, thú vị.
- Biện pháp 2: Thống nhất nội quy của lớp học trực tuyến môn thể dục Mục đích của biện pháp: Biện pháp đượ c xây dựng nhằm đưa ra những yêu cầu, quy đị nh cụ thể, là thướ c đo đánh giá các hoạt động, điểm số của các em học sinh trong gi ờ học thể dục. Đồng thời thông qua các nội quy này cũng là mục tiêu để các em phấn đấu và rèn luyện trong quá trình học tập môn học này. Việc đư a ra các nội quy h ọc tập tr ực tuy ến môn thể dục là cần thiết nhằm siết ch ặt k ỷ cươ ng, kỷ luật trong l ớp h ọc. Nội dung của biện pháp: Ngay từ khi bắt đầu vào năm học, tôi và các em học sinh cũng đã thống nhất xây dựng nội quy lớp học nhằm đảm bảo các tiết học diễn ra trôi chảy, nghiêm túc và hiệu quả. Các em học sinh cũng hết sức đồng tình. Tôi chú trọng việc xây dựng lớp học thoải mái, thư giãn nhưng vẫn cần có kỷ luật, kỷ cương cụ thể. Các kỷ cương và nội dung này không gò bó các em, được xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện và thống nhất của cả học sinh và giáo viên. Tôi cùng các em đã cùng thảo luận và xây dựng các tiêu chí trong nội quy như một cam kết giữa giáo viên và học sinh. Như vậy các em học sinh cũng sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện và tuân thủ theo các quy định đó. Nội quy tiết thể dục lớp học trực tuyến bao gồm các nội dung cụ thể sau: Thời gian, các hoạt động trong lớp học Các em học sinh cần vào lớp trước 5 phút khi tiết học bắt đầu. Cần đảm bảo các dụng cụ học tập, ngồi ngay ngắn trước camera và tắt mic khi giáo viên chưa yêu cầu phát biểu. Trong lớp học, các em cần nghiêm túc thực hiện theo các chỉ dẫn của giáo viên. Khi có ý kiến phát biểu lựa chọn biểu tượng giơ tay trong ứng dụng và đợi giáo viên mời phát biểu. Học sinh cần ngồi đợi giáo viên hướng dẫn sau đó mới bắt đầu thực hiện lại theo những gì giáo viên đã hướng dẫn. - Trang phục và dụng cụ khi tham gia học tập Khi tham gia lớp học, học sinh cần mặc trang phục th ể dục, th ể thao tho ải mái, không bó sát, không quá ngắn. Các bạn nữ không mặc váy, nên mặc các trang phục rộng, thoải mái dễ hoạt động. Tiếp đó, học sinh cũng cần chuẩn bị các dụng cụ học tập như giáo viên đã yêu cầu. Ví dụ như dây nhảy, vợt, cầu lông,.... Trước khi tiết học bắt đầu, ban
- cán sự lớp sẽ tiến hành kiểm tra dụng cụ học tập của cả lớp và báo cáo lại với giáo viên. - Yêu cầu về không gian học tập Về không gian học tập, học sinh cần lựa chọn những không gian rộng, dễ thực hiện các động tác. Thêm vào đó, không gian học tập cũng cần có đủ ánh sáng, đặt camera ở vị trí thích hợp để giáo viên có thể dễ dàng quan sát toàn bộ thân người. - Yêu cầu về bài tập giao về nhà Khi được giao nhiệm vụ, bài tập về nhà, học sinh cần nghiêm túc thực hiện, quay video lại và nộp lên nhóm lớp hoặc nộp theo yêu cầu của giáo viên. Thông qua các yêu cầu này, tôi cũng đã quy định cụ thể hơn về các cơ chế cộng trừ điểm của các em học sinh để các em có thể hiểu rõ và thực hiện nội quy đã được đề ra nghiêm túc. Ví dụ học sinh vào lớp muộn sẽ bị trừ 5 điểm thi đua, học sinh không gửi bài tập về nhà sẽ cần làm bù và bị trừ 10 điểm thi đua,... Nội quy lớp học giúp các em học sinh có thể dễ dàng thực hiện và tham gia lớp học m ột cách nghiêm túc. Vẫn trên tinh thần xây dựng một tiết học thoải mái cho các em học sinh, tuy nhiên cũng cần xây dựng nội quy cụ th ể để các em nghiêm túc, xây dựng kỷ cươ ng lớp học, ngăn chặn tình trạng các em quá thoải mái dẫn đến xa rời kiến thức, thi ếu t ập trung và thiếu tôn trọng giáo viên trong giờ h ọc. Điểm mới của biện pháp: Biện pháp tập trung xây dựng nội quy lớp học thể dục như một cam kết giữa học sinh và giáo viên. Điều này giúp các em xây dựng một lớp học kỷ luật và trật tự hơn, đảm bảo các công tác tổ chức lớp học, đồng thời cũng đảm bảo rằng các em nghiêm túc rèn luyện thể dục thể thao trong tiết học và thực hiện các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao tại nhà. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với tình hình học trực tuyến Mục tiêu của biện pháp: Biện pháp nhằm đưa ra phương hướng giảng dạy phù hợp với tình hình học trực tuyến thông qua phân tích sự khác biệt giữa học tập thể dục trực tuyến và trực tiếp đồng thời căn cứ vào đặc điểm của chương trình học tập môn thể dục, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp, kế hoạch giảng dạy phù hợp để
- đảm bảo hiệu quả giảng dạy môn thể dục nói chung và công tác rèn luyện thể dục, thể thao nói riêng. Nội dung của biện pháp: Tôi đã tiến hành tìm hiểu về tình hình học tập môn thể dục cũng như những yêu cầu cụ thể của lãnh đạo nhà trườ ng về học tập môn thể dụ c tại đơn vị. Theo như ch ỉ đạo, nhà trườ ng không đư a ra yêu cầu quá lớ n đối vớ i môn thể dục. Mục tiêu lớn nhất của môn học này là tạ o không gian cho các em học sinh vận động, rèn luyện thân thể, cân bằng giữa học tập và rèn luyện sức khỏe, tránh những ảnh hưở ng x ấu lên cơ thể sau thời gian dài ngồi trướ c màn hình máy vi tính. Vì vậy, giáo viên cũng cần xây dựng bài giảng phù hợp, không nên đặt nặng vào chất lượ ng mà chất chú trọng việc xây dựng không gian thư giãn, khích lệ các em tích cực luyện t ập. Có vậy mới có thể đạt đượ c yêu cầu và nhiệm vụ mà môn học đề ra. Đặc biệt tại cấp trung học phổ thông, khối lượng kiến thức các em cần tiếp thu rất nhiều, càng lên các lớp cao, ngoài thời gian học tập trực tuyến thông qua màn hình máy tính, các em còn cần tự học để trau dồi kiến thức. Chính vì vậy, hoạt động rèn luyện thể dục thể thao càng bị thu hẹp, rút ngắn thời gian. Giáo viên cần tận dụng tốt thời gian học thể dục trên lớp, hỗ trợ các em rèn luyện thân thể và sức khỏe sau thời gian dài học tập căng thẳng. Thiết kế nội dung dạy học phù hợp với việc học cá nhân tại nhà và thiếu không gian. Trước hết, tôi đã chú trọng chuẩn bị kiến thức, cũng như thiết kế lại các bài giảng sao cho phù hợp với việc cá nhân hóa không gian học tập tại nhà, điều kiện học tập thiếu không gian, dụng cụ cũng như những sự chỉ bảo cụ thể từ giáo viên. Đồng thời cũng thiết kế lại các hoạt động cần thực hiện trong các tiết học sao cho phù hợp với tình hình học tập trực tuyến. Tuy đã học trực tuyến được một thời gian nhưng trong môn thể dục còn nhiều vướng mắc, tôi đã tìm hiểu và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế những điều này, hoàn thiện phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho các em học sinh trung học phổ thông. Cụ thể, tôi đã thực hiện các hoạt động như sau: + Do học tập trực tuyến, để hạn chế những ảnh hưởng xấu từ bức xạ máy tính đến sức khỏe mắt của học sinh, thời gian các tiết học được cắt ngắn đi, tôi đã căn cứ đánh giá mức độ quan trọng của các hoạt động trong tiết học, bỏ, thay thế, xây dựng lại dung lượng kiến thức các hoạt động sao cho phù hợp với thời lượng của tiết dạy.
- + Để đảm bảo thời gian của các tiết học sao cho phù hợp với hình thức học trực tuyến, tôi đã gửi trước các video hướng dẫn luyện tập tại nhà để các em có thể xem và luyện tập trước. Sau đó khi lên lớp, tôi chỉ cần hướng dẫn nhanh và tập trung sửa lỗi động tác cho từng học sinh. Như vậy, hiệu quả rèn luyện sẽ tăng lên, đồng thời, các em cũng có thể tự luyện tập thêm tại nhà nếu có thời gian rảnh. + Để khắc phục tình trạng các em không thể giao tiếp trực tiếp hay phối hợp với nhau, tôi đã nghiên cứu và thay các bài tập cần sự phối hợp bằng các bài luyện tập cá nhân để bổ trợ kỹ thuật sau đó phần phối hợp sẽ yêu cầu các em quay video luyện tập với các thành viên trong gia đình và nộp lại trong nhóm lớp. Ví dụ như môn cầu lông, trong giờ lên lớp, tôi chủ yếu hướng dẫn các em các động tác khi chưa có cầu như phát cầu, đón cầu một bước, đón cầu hai bước,.. và điều chỉnh để các em có thể thực hiện đúng kỹ thuật. Sau đó tôi đã yêu cầu các em luyện tập tại nhà phát và đón đỡ cầu qua lại với người thân, quay video lại và nộp cho giáo viên. + Ngoài ra, vì học tập online nên các môn học yêu cầu sự không gian rộng như đá bóng hay các môn học yêu cầu có dụ cụ đặc biệt như nhảy cao, nhảy xa, nhảy hố cát,... không thể thực hiện được. Thay vào đó, tôi đã lên kế hoạch dạy các bài tập rèn luyện tập thể lực, kỹ thuật bổ trợ để các em có thể tự thực hiện tại nhà và thực hiện trực tiếp trong lớp học. Ví dụ như thể dục nhịp điệu, nâng cơ đùi, đứng lên ngồi xuống, chống đẩy, gập bụng,... các bài tập bổ trợ này sẽ giúp các em phát triển thể lực cũng như kỹ năng cần thiết cho các bài tập đó có thể hoàn thiện lại sau khi trở lại lớp học. Việc xây dựng kế hoạch học tập mới phù hợp với điều kiện học tập trực tuyến là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập mà còn có tính quyết định đến công tác tổ chức học tập trực tuyến môn thể dục. Điểm mới của biện pháp: Biện pháp đã phân tích và đưa ra những thay đổi cụ thể dựa trên đặc điểm của môn học, chương trình học cũng như đặc điểm của hoạt động giảng dạy trực tuyến. Thông qua đó, xây dựng các thay đổi phù hợp, đúng đắn, chính xác, phù hợp với tình hình chung của hoạt động giảng dạy, đảm bảo công tác giảng dạy trực tuyến môn thể dục nói riêng và hoạt động rèn luyện thể dục thể thao của học sinh trung học phổ thông nói chung. Biện pháp 4: Chuẩn bị bài giảng điện tử và video trực quan sinh động để tăng hứng thú học tập cho học sinh Mục tiêu của biện pháp:
- Bài giảng điện tử và các video trực quan là những yếu tố quan trọng và đặc trưng trong hoạt động trực tuyến. Xây dựng bài giảng điện tử sinh động, video trực quan giúp học sinh tăng hứng thú học tập, chủ động tham gia các hoạt động trong giờ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh. Nội dung của biện pháp: Đối với các tiết học lý thuyết trên lớp, thay vì đọc lý thuyết để học sinh ghi nhớ và chép lại vào vở như trên lớp học trực tiếp, tôi đã chú trọng hơn đến khâu thiết kế bài giảng điện tử. Tôi tham khảo các tiêu chí cụ thể khi xây dựng bài giảng điện tử để có thể tạo ra bài giảng gọn, phù hợp và vẫn thu hút được các em học sinh. Vì nếu giảng dạy như hình thức truyền thống, các em rất dễ bị xao nhãng, không tập trung vào tiết học, thêm vào đó giáo viên cũng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình giảng dạy. Thiết kế bài giảng sinh động trực quan Tôi đã xây dựng và tìm hiểu các điểm cần chú ý về màu sắc, bố cục khi thiết kế bài giảng điện tử để có được bài giảng điện tử chất lượng nhất. Về các yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử, tôi đã tìm và xây dựng một số điểm chú ý khi làm bài giảng điện tử như sau tạo nên một slide đẹp mắt và thu hút học sinh: - Về font chữ trong slide: Khi thi ết k ế m ột slide, tôi sử dụ ng m ột font chữ khác cho đề mục để làm nổi bật đề mụ c. Có thể áp dụ ng các kiểu chữ nghệ thuật có định dạng sẵn trong ph ần m ềm powerpoint ho ặc s ử d ụng các font chữ m ới, ấn tượ ng h ơn. V ới các font chữ thườ ng, tôi thườ ng chọn các font chữ dễ đọc, dễ hiểu. - Về cỡ chữ: Cỡ chữ trong slide cần vừa đủ để đảm bảo học sinh có thể nhìn rõ nội dung trên màn chiếu, cỡ chữ không nhỏ hơn 28. Các đầu mục nên có cỡ chữ lớn hơn so với các phần nội dung bên trong. - Về màu sắc trong slide: Với một slide chỉ nên sử dụng từ 2 3 màu để tránh không gây rối mắt, khó nhìn. Màu nền và màu của chữ nên có sự tương phản với nhau để thể hiện rõ nội dung. - Về hình ảnh minh họa: Việc sử dụng các hình ảnh minh họa trong slide luôn được ưu tiên, tuy nhiên cần lựa chọn những hình ảnh phù hợp với nội dung. Đặc biệt, nên chọn những hình ảnh có độ phân giải lớn, khi kéo ảnh không để ảnh bị biến dạng. - Sử dụng các thiết kế có sẵn: nên hạn chế sử dụng các thiết kế, bố cục có sẵn. Việc này sẽ khiến bài giảng điện tử mất đi tính sáng tạo, nhàm chán.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 37 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài 6 Giáo dục công dân 12
47 p | 54 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12
50 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn