intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy học môn Công nghệ 11 phần Động cơ đốt trong

Chia sẻ: Nguyễn Đức Hiển | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Biện pháp nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy học môn Công nghệ 11 phần Động cơ đốt trong" nhằm tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống của động cơ đốt trong. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy học môn Công nghệ 11 phần Động cơ đốt trong

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy  học môn công nghệ 11 phần Động cơ đốt trong.  Họ và tên tác giả: VŨ THỊ HƯƠNG GIANG Mã số:………… 1. Tình trạng giải pháp đã biết. 1.1. Thực tiễn vấn đề Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ  11 các bài từ   25  đến bài 30 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban nhìn   chung là phù hợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt  được. Khi trình bày nguyên lý hoạt động  ở  trong phần này kiến thức đều là  trừu tượng, vì không nhìn thấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do   vậy khiến học sinh khó tiếp thu bài.  Đối với trường phổ  thông việc đầu tư  cho môn học này còn ít. Hiện   nay trong tình hình thực tế   ở  trường THPT  mô hình, tranh vẽ  của chương  trình phân ban Công nghệ 11 có nhưng ít và không đầy đủ đặc biệt là mô hình  động vì vậy rất khó khăn cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng   dạy.  Hiện nay với trường THPT số 2 Sa Pa có điều kiện thuận lợi là có máy  chiếu đa năng, máy tính sách tay, máy chiếu vật thể, có các phòng chuyên   dùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử   và 1 cán bộ  thiết bị  hỗ  trợ  cho việc dạy lưu động ở  các lớp nên việc ứng dụng công nghệ  thông tin với  bài giảng là rất thuận lợi. Nhưng với 1 trường THPT chỉ có 4 bộ thiết bị như 
  2. vậy là ít chưa đáp  ứng được với yêu cầu thực tế  của công tác giảng dạy vì  còn nhiều tiết trùng nhau không thực hiện được, Vì vậy cần phải trang bị  thêm thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy   thuộc vùng núi, kinh tế khó khăn. Trình độ nhận thức các em không đồng đều,  các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu vực   còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương pháp  dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy  nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát các hình   động sẽ  có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học,  giúp cho các em được hình thành các khái niệm kỹ  thuật và tiếp thu bộ  môn  khoa học kỹ thuật này. Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ  kiến thức  trọng tâm theo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng ta  không lựa chọn phù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ  đồ  sẽ  gặp rất nhiều khó khăn và trìu tượng. Chính vì vậy việc  ứng dụng  Công nghệ thông tin vào bài dạy các em sẽ hiểu ngay được quá trình biến đổi  năng lượng, đường đi của các hệ thống như thế nào chính là điều kiện để các   em tiếp thu bài nhanh nhất, giúp cho các em nắm bắt ngay được các yêu cầu   trọng tâm đặt ra của bài. * Phương pháp đặc trưng của bộ môn: ­ Công nghệ  là môn học mang tính thực tiễn. Dạy Công nghệ  để  học  sinh lĩnh hội kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp  hoá ­ hiện đại hoá đất nước. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành  phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn.  1.2.   Ưu   khuyết   điểm   của   giải   pháp   đã,   đang   được   áp   dụng   tại   trường       Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng 
  3. dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và  mô hình trực quan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn  nhiều hạn chế làm cho học sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của  các hệ thống.  Dùng  phương  pháp   thuyết  trình,  chỉ   tập  trung  vào   hình  vẽ   SGK  sẽ  không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học   sinh khó hiểu gần như là áp đặt. Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề.  Không  hiểu   được   quá   trình   chuyển  động   của  các   hệ   thống   như   thế   nào,  Không hiểu được sự  biến đổi năng lượng trong quá trình tiếp cận với kiến  thức kỹ thuật. * Ưu điểm:  Cách dạy cũ có  ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị  dạy  học ở mức độ cao, dễ thực hiện.   * Hạn chế: ­ Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như  là áp đặt, chưa thấy được bản  chất cụ thể. ­ Học sinh hầu hết chỉ học vẹt chưa liên hệ  được thực tế  về  cấu tạo,  nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.  ­ Hầu hết các tiết học học sinh không hứng thú và không chủ động tìm   hiểu kiến thức.  ­ Học sinh vẫn còn mơ  hồ  khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt   việc khó tưởng tượng quá trình hoạt động của các hệ thống. ­ Đối với giáo viên giảng phần này sẽ  thấy rất khó dạy cho học sinh  hiểu bài. Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận   dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới  phương pháp dạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy phần  các Hệ  thống của động cơ  đốt trong giúp cho các em học sinh tiếp cận cấu  
  4. tạo, nguyên lý của các hệ thống này một cách đơn giản và rõ ràng hơn. 2. Nội dung của giải pháp:  2.1. Mục đích của giải pháp Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những  giải pháp nhằm phát huy tốt việc  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giảng  dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống của động cơ đốt trong   được tốt hơn. Với môn Công nghệ  11 phần động cơ  đốt trong gắn liền các   khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, của các hệ thống.  Một bước rất quan trọng để hình thành khái niệm và nguyên lý hoạt động của   các hệ thống là dẫn dắt học sinh đi từ  tư  duy trừu tượng đến trực quan sinh   động. ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng là  rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh   tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát huy tính  tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Làm cơ sở để giảng dạy các bài tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt  động các hệ thống của động cơ đốt trong. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài   nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công   nghệ. * Đề xuất một số giải pháp mới :  ­ Sử  dụng các trò chơi trên Powerpoint phục vụ  cho việc giảng dạy   phần cấu tạo của một số cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.  ­ Học sinh quan sát hình  ảnh để  hình thành khái niệm về  từng chi tiết   cũng như cấu tạo chung của các hệ thống.  ­ Sử  dụng bài giảng Powerpoint để  minh họa nguyên lí làm việc của  các cơ cấu, hệ thống trong động cơ đốt trong.  ­ Cho học sinh quan sát video mô phỏng hoạt động của các hệ thống để  nắm được nguyên lý hoạt động. ­ Học sinh tự làm đồ dùng học tập phần động cơ đốt trong 
  5. 2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp   đã, đang được áp dụng.   Các biện pháp tôi đã thực hiện góp phần vào việc đổi mới phương   pháp dạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung  tâm và hưởng  ứng phong trào của ngành đó là ứng dụng công nghệ  thông tin  trong giảng dạy cụ  thể  là những giờ  dạy truyền thống đang được thay thế  bằng giáo án điện tử. Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn   kỹ  thuật khô khan, trừu tượng nhằm thay đổi về  nhận thức của các em học  sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kỹ thuật này. ­ Đặc thù của môn Công nghệ hiện nay lượng kiến thức trong một tiết   học tương đối ngắn, trong tiết học việc liên hệ kiến thức với thực tế là điều   vô cùng quan trọng. Do đó việc sử  dụng Powerpoint trong giảng dạy là vô  cùng cần thiết.  ­ Các giải pháp giúp học sinh chủ động, tích trong các tiết học từ đó góp  phần nâng cao chất lượng bộ môn.  ­ Học sinh chủ  động tìm hiểu được những công nghệ  mới, những cải  tiến của động cơ đốt trong so với trước đây.  2.3. Nội dung của giải pháp 2.3.1. Giải pháp 1: Sử  dụng các trò chơi Powerpoint cho phần tìm   hiểu cấu tạo của hệ thống trong động cơ đốt trong  2.3.1.1 Mục tiêu của giải pháp: ­ Tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh chủ  động tìm hiểu kiến  thức.  ­ Học sinh nắm được cấu tạo, nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ thống  2.3.1.2. Nguyên tắc: ­ Không chiếm quá thời gian nội dung của bài.  ­ Không được sai lệch với nội dung của mỗi bài học. 2.3.1.3. Phương pháp sử dụng:
  6. ­ Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, hoàn thành các nội dung theo  yêu cầu  ­ Sử dụng các hình ảnh thực tế của các chi tiết trong hệ thống  ­ Sử  dụng các trò chơi để  tăng hứng thú cho học sinh, tăng tính cạnh   tranh giữa các nhóm 2.3.1.4. Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: ­ Thông qua giải pháp đã tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải  quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi, tạo tâm lý thoải mái cho   học sinh khi tiếp thu  kiến thức mới. Các em có hứng thú và tâm thế  tốt khi  tìm hiểu những nội dung tiếp theo của bài.  ­ Giúp các em hình thành kiến một cách thoải mái, tự nhiên, không gò ép   mà hiệu quả đồng thời học sinh liên hệ bài học và thực tế dễ dàng hơn.  2.3.1.5. Các bước thực hiện  ­ Phần tìm hiểu cấu tạo của hệ thống diễn ra trong  khoảng thời gian 15  đến 20 phút trên 1 tiết học tùy nội dung từng bài.  + Bước 1: Giáo viên căn cứ  vào nội dung kiến thức của bài, chọn trò  chơi phù hợp, giới thiệu trò chơi. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng từng  nhóm, quy định rõ thời gian tìm hiểu.  Ví dụ trong bài “ Hệ thống bôi trơn” giáo viên xây dựng trò chơi “Ngôi   sao may mắn” trên phần mềm powerpoint. Cách chơi : trên màn hình chính có  7 ngôi sao tương  ứng với 7 chi tiết chính trong hệ  thống bôi trơn. Lần lượt   mỗi nhóm sẽ  cử  đại diện lên chọn ngôi sao, khi chọn ngôi sao sẽ  xuất hiện  hình ảnh của chi tiết tương ứng. Nhiệm vụ của nhóm là tìm ra tên cho tiết đó  và cho biết công dụng của chi tiết. Trường hợp nhóm biết tên cho tiết GV có   thể  gợi ý cho thành 1 thành viên trong nhóm để  thành viên đó gợi ý cho các  thành viên còn lại trả  lời. Nếu nhóm lên chọn không trả  lời được các nhóm  còn lại có quyền trả  lời. Trước khi tham gia trò chơi các nhóm có 5 phút để  tìm hiểu trước các thông tin.  Trong bài “ Hệ thống đánh lửa” giáo viên cũng chia lớp thành các nhóm 
  7. tùy vào số lượng học sinh của lớp. GV sẽ chiếu hình ảnh về 1 chi tiết của hệ  thống đánh lửa sau đó yêu cầu các nhóm trong vòng 1 phút 30 giây tìm được   tên chi tiết. Nhóm nào tìm được đúng và nhanh nhất tên chi tiết sẽ dành được  điểm.  Trò chơi bài “Hệ thống bôi trơn” Trò chơi bài “Hệ thống đánh lửa” + Bước 2: Các nhóm thảo luận, tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu. Có  thể sử dụng điện thoại di động để tra thông tin.  + Bước 3: Các nhóm tham gia trò chơi như đã được phổ biến.  + Bước 4: Nhận xét, đánh giá ­ cả  lớp cùng quan sát, thảo luận, đánh  giá về kết quả sau khi kết thúc trò chơi + Bước 5:  Giáo viên hệ  thống lại kiến thức, nêu lại tên chi tiết, hình  ảnh và cồng dụng của chi tiết trong hệ thống.  2.3.2. Giải pháp  2:  Sử  dụng Powerpoint để  mô tả  chuyển động của   hệ thống, hỗ trợ dạy phần nguyên lí làm việc của các cơ  cấu, hệ  thống   trong động cơ đốt trong  2.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp:
  8. ­ Giúp học sinh dễ  hiểu hơn phần nguyên làm việc của các cơ  cấu, hệ  thống trong động cơ đốt trong. ­ Giảm bớt tính trừu tượng của bài học 2.3.2.2. Nguyên tắc: ­ Nội dung kiến thức chính xác, khoa học.  ­ Đưa nội dung liên hệ thực tế vào tích hợp.          2.3.2.3. Phương pháp sử dụng: Sau khi học xong phần cấu tạo của hệ  thống giáo viên cho học sinh   quan sát chuyển động của hệ  thống bôi trơn trong từng trường hợp bằng  phần mềm Powerpoint. Học sinh quan sát các chuyển động trong từng trường   hợp từ đó đưa ra nguyên lí làm việc của cơ cấu hoặc hệ thống 2.3.2.4. Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp Năng lực quan sát của học sinh được phát huy, giảm đánh kể  tính trừu  tượng của bài học.  2.3.2.5. Ví dụ minh họa: Khi dạy bài hệ  thống bôi trơn khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ  thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức.  Trường hợp 1 khi nhiệt độ dầu bôi trơn bình thường: Giáo viên dùng sơ  đồ  khối có các mũi tên tạo hiệu  ứng chuyển  động cho học sinh quan sát   đường đi của dầu bôi trơn trong trường hợp làm việc bình thường. Học sinh   sẽ  dễ  dàng nhận biết ngay được đường đi của dầu bôi trơn và chỉ  ra được  nguyên lý làm việc của hệ thống không thấy có gì khó khăn. Bơm dầu hút dầu từ các te đẩy qua bầu lọc, khi nhiệt độ  dầu bôi trơn  còn thấp dầu khó đi qua két làm mát vì vậy van nhiệt mở  để  dầu đi đến  đường dầu chính, đến bôi trơn cho các bề mặt ma sát sau đó trở về các te. 
  9. Mô phỏng 1 Chuyển động của hệ thống  trường hợp làm việc bình   thường. Giáo viên tiếp tục trình chiếu chuyển động thứ  2 trong trường hợp dầu   bôi trơn có nhiệt độ  vượt quá giới hạn cho phép. Lúc này học sinh quan sát  chuyển động của hiệu ứng trình chiếu trên Powerpoint sẽ thấy được khi dầu  nóng quá giới hạn cho phép van 2 sẽ đóng lại và dầu đi qua két được làm mát  trước khi đưa đến các bề mặt ma sát rồi trở về các te.  Chuyển động 2 được thể hiện như sau: Bơm dầu hút dầu từ các te qua  bơm đẩy vào bầu lọc, lúc này nhiệt độ dầu cao lên loãng van 2 đóng lại toàn   bộ dầu đi qua két làm mát được quạt gió làm mát rồi đến đường dầu chính để  đi bôi trơn cho các bề mặt ma sát rồi trở về các te.
  10. Mô phỏng 2 Chuyển động của hệ thống trường hợp dầu quá nóng. Mô phỏng 3 Chuyển động của hệ thống trường hợp áp suất dầu đường   ống cao. Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động 3: Trường hợp hệ thống  bị quá tải do áp xuất dầu trong đường ống tăng lên để bảo vệ cho các thiết bị  thì van an toàn mở đưa dầu trở về trước bơm. Khi quan sát chuyển động Học 
  11. sinh sẽ thấy ngay được van 1 mở dầu đi tắt về các te. Hoạt động được diễn   ra theo sơ đồ sau: Giáo viên cho học sinh quan sát một lần nữa toàn bộ 3 trường hợp xảy   ra trong quá trình hoạt động của hệ  thống bôi trơn cưỡng bức để  học sinh  nắm chắc được nguyên lý hoạt động của hệ thống.  Kết luận: ­   Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ  làm việc, dầu bôi  trơn được Bơm dầu hút từ Các te qua bầu lọc, qua van nhiệt đến đường dầu   chính để bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về các te. ­ Trường hợp nếu nhiệt  độ  dầu vượt quá giới hạn định trước, van   nhiệt đóng lại dầu sẽ  chuyển qua két làm mát, được làm mát trước khi chảy   vào đường dầu chính. ­ Trường hợp áp suất dầu trên các đường  ống vượt quá mức cho phép,   van an toàn sẽ  mở  để  1 phần dầu chảy về trước bơm dầu đảm bảo an toàn  cho hệ thống. 2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng video trong giảng dạy công nghệ  2.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp: ­ Tăng khả năng quan sát, tổng hợp kiến thức của học sinh ­ Cung cấp cho học sinh những nội dung kiến thức gẫn gũi với thực tế.  2.3.3.2. Nguyên tắc: ­ Video được sử dụng phải ngắn gọn, cô đọng kiến thức. Không nên sử  dụng những video quá dài làm học sinh mất tập trung gây nhàm chán.  ­ Nên sử các video quay cơ cấu, hệ thống trên các động cơ  quen thuộc  với học sinh như  động cơ  xe máy, động cơ  ô tô…..để  học sinh dễ  liên hệ  thực tế.  2.3.3.3. Phương pháp sử dụng: ­  Trước khi vào tìm hiểu nội dung của bài học, giáo viên cho học sinh  quan sát video giới thiệu về cơ cấu hoặc hệ thống trong bài học để học sinh  hình dung cơ bản được cấu tạo hoặc nguyên lí làm việc của cơ cấu hệ thống. 
  12. ­ Sau khi xem xong video giáo viên có thể cho học sinh hoạt động theo   nhóm kết hợp với kiến thức sách giáo khoa trình bày cấu tạo, nguyên lí làm  việc của hệ thống được đề cập trong bài học.  2.3.3.4. Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: ­ Phương pháp tăng khả năng quan sát, liên hệ với thực tế.  ­ Thúc đẩy khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức. ­ Rèn luyện khả năng thuyết trình, tự tin trước đám đông.  2.3.3.5. Ví dụ minh họa  ­ Khi dạy bài  “Hệ  thống khởi động” trong phần hệ  thống khởi động  bằng động cơ điện, Giáo viên cho học sinh quan sát video về cấu tạo, nguyên  lí làm việc phần khởi động bằng động động cơ điện trên xe máy.  ­ Sau khi quan sát xong video giáo viên chia lớp làm 4 nhóm yêu cầu dựa  vào phần video kết hợp với kiến thức thực tế, kiến thức trong sách giáo khoa   các nhóm trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng   động cơ điện ra giấy A2.  ­ Khi hoàn thiện sản phẩm hoạt động nhóm yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại   diện lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.  ­ Giáo viên, học sinh cùng tổng kết lại nội dung kiến thức khi các nhóm  thuyết trình xong.  2.3.4. Giải pháp 4: Học sinh tự làm đồ dùng học tập   2.3.4.1. Mục tiêu của giải pháp: ­ Tăng khả năng quan sát của học sinh.  ­ Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ.  ­ Có thể vận dụng kiến thức phần vẽ kĩ thuật vào việc thiết kế đồ dùng   học tập. 2.3.4.2. Nguyên tắc: ­ Các đồ  dùng được làm từ  những vật dụng dễ  kiếm, gần gũi trong đời  sống như : bìa, nhựa, giấy vụn, đất sét.... ­ Giáo viên dự kiến thời gian đảm bảo học sinh có đủ  thời gian để  hoàn 
  13. thiện sản phẩm.  ­ Các đồ đùng được làm phải đảm bảo tính thẩm mĩ, dễ  di chuyển, bảo   quản.  2.3.4.3. Phương pháp sử dụng: ­   GV sẽ  giao nhiệm vụ  cho các nhóm hoặc cá nhân làm đồ  dùng học   tập trước bài dạy ít nhất 1 tuần. ­ Các chi tiết trong bài học phải đơn giản, dễ  làm, không nên yêu cầu   học sinh làm những chi tiết quá phức tạp.  2.3.4.4 Tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của giải pháp: ­ Phương pháp tăng khả năng quan sát, tính cẩn thận của học sinh  ­ Rèn kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh ­ Có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học qua việc thiết kế  đồ dùng  ­ Qua việc làm đồ  dung học sinh biết được đặc điểm cấu tạo của các   chi tiết.  2.3.4.5. Ví dụ minh họa  Khi dạy bài “ Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền” giáo viên chia lớp làm  3 nhóm : Nhóm 1 làm mô hình của pit­ tông, nhóm 2 làm mô hình của thanh  truyền – nhóm 3 làm mô hình của trục khuỷu. Vào tiết “ Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền” giáo viên sẽ yêu cầu lần  lượt các nhóm trình bày và giới thiệu đồ  dùng học tập của nhóm, đồng thời  đưa ra nội dung kiến thức của bài Tổng kết từng hoạt động giáo viên, học sinh sẽ cùng nhận xét, tổng kết  lại nội dung kiến thức.          2.4. Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp          ­ Ưu điểm Các phương pháp này gây chú ý và hứng thú cho học sinh. Việc sử dụng  các biện pháp trên giúp học sinh liên hệ kiến thức bài học với thực tế dễ dàng  hơn từ đó các em nhận biết được vai trò của môn Công nghệ trong đời sống. 
  14. Việc sử  dụng các trò chơi, video, làm đồ  dùng học tập tạo tâm thế  thoải mái giúp học sinh hình thành kiến thức nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn.   Việc thuyết trình, làm việc nhóm  giúp HS khắc phục được tính nhút  nhát, e ngại, rụt rè khi xuất hiện trước đám đông để các em trở nên tự tin hơn,  mạnh dạn và trưởng thành hơn. Việc tự làm đồ dùng học tập giúp các em tìm  ra năng khiếu của bản thân, thỏa sức thể hiện khả năng sáng tạo của mình.           ­ Hạn chế           Nếu không kiểm soát và phân bố tốt thời gian thì dễ dẫn đến thiếu thời   gian để hoàn thành tiết dạy Nếu GV không bao quát, quản lý lớp tốt trong  các hoạt động chơi trò  chơi thì trật tự lớp học rất dễ bị phá vỡ, lớp học trở nên mất trật tự, ồn ào.  Một số biện pháp nếu không có sự hỗ trợ của máy chiếu, máy tính rất  khó để đạt được hiệu quả mong muốn.  2.5.  Những  điều kiện cần có để  các biện pháp đạt hiệu quả  cao   nhất  ­ Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò. * Đối với học sinh :  ­ Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên ( Đọc trước nội  dung  theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra). ­ Phải đầu tư  thời gian nhất định để  trau rồi kiến thức qua các tư  liệu   tham khảo (Giáo viên giới thiệu). ­ Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực , sáng tạo trong tư duy  của mình dưới sự hướng dẫn của thầy. * Đối với giáo viên: ­ Trong tiết học cần căn chỉnh thời gian hợp lí cho các hoạt động, quan  sát, giúp đỡ, đánh giá đến từng học sinh trong tiết học.  ­ Phải đầu tư soạn giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ  nguồn tư  liệu  và kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
  15. ­ Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực  của học sinh. ­ Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu  giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng  các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án.  3. Khả năng áp dụng của giải pháp.          3.1. Ở phạm vi môn học:           + Biện pháp có thể áp dụng cho từng bài học có nội dung phù hợp với   đặc thù của phương pháp ở chương trình công nghệ 11, 12          + Biện pháp áp dụng hiệu quả nhất đối với chương trình công nghệ 11  chương 5 : Đại cương về động cơ đốt trong.           3.2. Ở phạm vi trường học:            + Biện pháp có thể áp dụng vào dạy học ở tất cả các lớp học, trường   học trong và ngoài tỉnh Lào Cai          3.3. Ở phạm vi đối tượng dạy học:           + Biện pháp có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh (Theo đặc   thù dân tộc, theo vùng miền và theo đối tượng trong lớp) 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp  dụng giải pháp.  ­ Theo ý kiến của nhà trường, giáo viên đã áp dụng . Học kỳ II vừa qua các biện pháp đã được áp dụng trong dạy học các bài  23, 24, 25, 29, 30 công nghệ  11 học sinh tham gia  xây dựng bài rất hiệu quả  và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, lôi cuốn hầu hết tất cả  học sinh tham gia. Chất lượng bộ môn được nâng cao.  Nhà trường yêu cầu giáo viên giảng dạy thực hiện giải pháp phù hợp  với từng bài học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.  ­ Theo ý kiến của tác giả. + Trước khi áp dụng biện pháp:
  16.            Bảng 1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Công nghệ 11  phần ĐCĐT (Đơn vị tính %) Không  Rất hứng  Hứng  Bình  Lớp Ít hứng  hứng  thú thú thường thú thú Lớp 11a1 9 20,1 35 26 9,9 Lớp 11a2  8 22,5 32 29 8,5 Tổng  8,5 21,3 33,5 27,5 9,2 Khi chưa áp dụng biện pháp, qua điều tra cho thấy mức độ rất hứng thú  và hứng thú trong tiết học thường thấp và mức độ bình thường, ít hứng thú và  không hứng thú cao hơn (Được thể hiện qua bẳng điều tra trên)       Bảng 2. Mức độ hiểu bài của học sinh đối với môn Công nghệ 11 khi chưa sử   dụng các phương pháp nâng cao hứng thú cho học sinh                                                                        (đơn vị tính %) Mức độ % Lớp Không hiểu  Rất hiểu bài Hiểu bài Bình thường bài Lớp 11a1 12 28,5 53 6,5 Lớp 11a2 11 30 47,3 11,7 Tổng 11,5 29,3 50,2 9,1 Khi chưa thực hiện biện pháp mức độ rất hiểu bài và hiểu bài của học   sinh thường thập, mức độ bình thường và không hiểu bài thường chiếm tỉ lệ  cao  + Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp: Bảng 3. Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Công nghệ 11 phần   ĐCĐT (Đơn vị tính %) Lớp Rất hứng  Hứng  Bình  Không 
  17. Ít hứng  hứng  thú thú thường thú thú Lớp 11a1 30,7 55,1 10,9 3,3 0 Lớp 11a2 29,4 52,2 13,5 4,9 0 Tổng  30,1 53,7 12,2 4,0 0 Kết thúc điều tra cho thấy, sau thực nghiệm hầu hết các em học sinh  đều hứng thú với môn học, cụ  thể: Mức độ  rất hứng thú của 2 lớp sau khi  thực nghiệm chiếm tới 30,1%, hứng thú chiếm 53,7%, mức độ  bình thường  chỉ chiếm 12,2%, mức độ ít hứng thú chiếm 4,0% và không hứng thú không có  lựa chọn nào từ phía các em học sinh ở các lớp thực nghiệm này. ­ Mức độ hiểu bài của học sinh trong học tập môn Công nghệ 11 Sau khi dạy thực nghiệm, tôi cho các em làm bài kiểm tra để  đánh giá  kết quả học tập môn CN 11 kết quả như sau  Bảng 4. Mức độ hiểu bài của học sinh đối với môn CN 11 phần ĐCĐT khí sử dụng các phương pháp nâng cao hứng thú cho học sinh                                                                        (đơn vị tính %) Mức độ % Lớp Không hiểu  Rất hiểu bài Hiểu bài Bình thường bài 11a1 40,1 50,4 9,5 0 11a2 42,3 53,2 4,5 0 Tổng 41,2 51,8 7 0 Qua kết quả  được thể  hiện  ở  bảng 4 ta thấy được v iệc giáo viên sử  dụng phương pháp dạy học tích cực này đã tạo ra môi trường học tập thuận   lợi để học sinh phát huy hết năng lực của mình như: sự  chủ  động,  khả năng  quan sát, liên hệ  giữa bài học và thực tế,  tích cực, tự giác, sáng tạo, và khả  năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập, từ đó khiến các em yêu thích 
  18. môn CN, có ý thức tìm hiểu về môn học này và nâng cao mức độ hiểu bài. Ngoài việc sử  dụng phiếu điều tra tôi đã trực tiếp trao đổi với các em   học sinh và nhận được câu trả lời với những tiết học môn công nghệ áp dụng   các biện pháp dạy học mới các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức   mới và nhận thấy môn Công nghệ  rất gần gũi với cuộc sống chứ không còn  trừu tượng khó hiểu như trước kia.  5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Tham  gia dự giờ ­ Nguyễn Đức Hiển ­ Phó hiệu trưởng nhà trường, chỉ đạo chuyên môn.  ­ Nguyễn Quốc Chung : Tổ  trưởng chuyên môn tổ  Sinh – Hóa – CN –  TD ­GDQP ­ Nguyễn Thị Hải Yến : Tổ phó chuyên môn tổ Sinh – Hóa – CN – TD ­  GDQP 6. Tài liệu kèm theo gồm: Không Nhận xét của tổ chức, cá nhân đã áp dụng  Sa Pa. ngày 02 tháng 05 năm  2022 sáng kiến lần đầu và ký tên, đóng dấu  Người báo cáo (Ký ghi rõ họ tên) Vũ Thị Hương Giang 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2