Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra; Xây dựng và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ý thức làm chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ________________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LẬP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƢỜNG THPT KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Năm học 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT KỲ SƠN _________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LẬP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƢỜNG THPT KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Nhóm tác giả: Trần Thanh Vân Vũ Thị Huyền Vi Thị Hồng Thiệp Số điện thoại: 097905790, 0977848979, 0944180467 Năm học 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1 III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 V. Thời gian thực hiện .......................................................................................... 2 VI. Kết cấu đề tài................................................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 3 I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1. Khái niệm tính tự lập.............................................................................. 3 1.2. Biểu biện của tính tự lập ........................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa, vai trò của tính tự lập ............................................................... 3 1.4. Vì sao phải có tính tự lập?...................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 5 2.1. Thực trạng chung về công tác dạy - học tại Trƣờng trung học phổ thông Kỳ Sơn................................................................................................. 5 2.1.1. Thuận lợi ......................................................................................... 5 2.1.2. Khó khăn ......................................................................................... 5 2.2. Thực trạng về việc phát huy tính tự lập cho học sinh nói chung tại Trƣờng trung học phổ thông Kỳ Sơn ............................................................ 5 2.3. Thực trạng về việc phát huy tính tự lập cho học sinh nói chung tại Trƣờng trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm ........... 6 2.4. Thực trạng về nhu cầu của học sinh mong muốn đƣợc nâng cao tính tự lập....................................................................................................... 6 2.5. Khảo sát thực trạng ................................................................................ 7 II. GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LẬP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ......................................................................... 8 1. Nhóm biện pháp của cán bộ quản lý ............................................................. 8 1.1. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai các biện pháp nâng cao tính tự lập cho học sinh đến từng cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm ......................................................................... 8 1.2. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế ............................................................................................... 9 1.3. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh ..................................................................................... 10
- 1.4. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội ở địa phƣơng ................................................................. 11 1.5. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua xây dựng nội quy lớp học, trƣờng học............................................................................................ 12 2. Nhóm biện pháp của giáo viên chủ nhiệm .................................................. 13 2.1. Chia sẻ với học sinh về vai trò của tính tự lập, biểu hiện của tính tự lập .................................................................................................... 13 2.2. Tổ chức các hoạt động khoá, sinh hoạt lớp với chủ đề: Tính tự lập - Tƣơng lai của mỗi chúng ta ...................................................................... 15 2.3. Rèn kỹ năng tự lập từ tƣ duy, suy nghĩ, hành động, việc làm. Hãy bắt đầu tính tự lập cho học trò từ sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học ............................................................................. 16 2.4. Xây dựng tập thể lớp, xây dựng môi trƣờng học tập mang tính tự lập cao ...... 17 2.4.1. Phát huy tính cảm thông, chia sẻ, lắng nghe giữa thầy và trò nhằm phát huy tính tự tin, tự lập cho học sinh ........................................ 17 2.4.2.Xây dựng lớp học dân chủ, thân thiện thông qua việc thực hiện các nội qui lớp học .......................................................................... 19 2.4.3.Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua việc bầu ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ phù hợp cho học sinh ................................. 21 2.4.4.Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua việc đổi mới hình thức, nội dung tiết sinh hoạt lớp .............................................................. 26 2.5. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trƣờng ..... 30 2.5.1. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học phổ thông Kỳ Sơn ............................................................................. 30 2.5.2. Cách thức thực hiện....................................................................... 31 2.5.3. Kết quả .......................................................................................... 31 2.6. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và giáo viên bộ môn để nâng cao ý thức tự lập cho học sinh ............................................................ 31 2.6.1. Cách thức thực hiện....................................................................... 31 2.6.2. Kết quả .......................................................................................... 32 III. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 32 1. Mục đích của khảo sát ................................................................................. 32 2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát ............................................................. 33 2.1. Nội dung của khảo sát .......................................................................... 33 2.2. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá ............................................. 33 2.3. Đối tƣợng khảo sát ............................................................................... 33 2.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .... 34 2.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất .......................................... 34 2.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................................... 35 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................................... 36
- PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 37 I. Kết luận ............................................................................................................ 37 1. Tính mới của đề tài...................................................................................... 37 2. Tính khoa học .............................................................................................. 37 3. Tính hiệu quả ............................................................................................... 37 II. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................... 38 1. Với các cấp, các ngành quản lí .................................................................... 38 2. Với giáo viên chủ nhiệm lớp ....................................................................... 38 3. Với học sinh ................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ đầy đủ Từ viết tắt 1 Giáo viên bộ môn GVBM 2 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 3 Học sinh HS 4 Phụ huynh học sinh PHHS 5 Trung học phổ thông THPT
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài N. Mandena đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để ngƣời ta có thể thay đổi cả thế giới”. Nói nhƣ vậy để thấy đƣợc vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của nhân loại. Giáo dục luôn tồn tại, vận động, thay đổi cùng sự thay đổi, phát triển, hƣng thịnh của đất nƣớc. Trong những năm trở lại đây, sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt với cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi toàn bộ cục diện về quá trình đào tạo nhân lực của tất cả các quốc gia trên thế giới. Yêu cầu về nguồn nhân lực - sản phẩm con ngƣời - sản phẩm của giáo dục cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu nhƣ trƣớc đây, việc tập trung đào tạo con ngƣời là đi sâu vào trí tuệ để phục vụ sự phát triển của xã hội thì hiện nay, một con ngƣời có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu, xu thế mới là cần hội tụ đủ ba yếu tố “Tâm - Trí - Lực”, đó là những sản phẩm con ngƣời tích cực, chủ động, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó với mọi biến chuyển, thay đổi trong cuộc sống. Bắt kịp với xu thế của thời đại, giáo dục cũng đang chuyển mình với định hƣớng: Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học để thực hiện mục tiêu “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo” của học sinh trong hoạt động làm chủ, chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học, rèn và hoàn thiện kỹ năng cho học sinh. Trong hệ thống 10 năng lực và 5 phẩm chất cần đạt của mỗi học sinh cấp trung học cơ sở, một trong những năng lực quan trọng cần hình thành cho học sinh đó là năng lực tự chủ và tự học - năng lực đƣợc hình thành nhờ kỹ năng tự lập của học sinh? Vậy, làm nhu thế nào để rèn kỹ năng tự lập cho học sinh luôn là câu hỏi trăn trở với không ít giáo viên tham gia giảng dạy các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cấp quản lý các nhà trƣờng. Nhƣ chúng ta đã thấy, phần lớn thời gian của học sinh là ở trƣờng học, nơi hàng ngày diễn ra cuộc sống thực của các em. Do vậy bắt buộc các em phải đƣợc giáo dục và rèn luyện từ trong nhà trƣờng và kết hợp giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội. Rèn tính tự lập cho học sinh là điều hết sức cần thiết cho tƣơng lai các em và cần đƣợc bắt đầu rèn luyện từ sớm, rèn luyện thƣờng xuyên. Vì từ những hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Việc rèn tính tự lập cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới kỹ năng sống mà các em cần phải rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Nhƣng rèn tính tự lập cho học sinh và đặc biệt là học sinh cấp trung học phổ thông (THPT) nhƣ thế nào cho hiệu quả, thu hút đƣợc các em luôn là vấn đề trăn trở của giáo viên chủ nhiệm. Đó cũng là lý do để bản thân tôi lựa chọn làm đề tài: “Biện pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm”. II. Mục đích nghiên cứu - Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể. 1
- - Phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra. - Xây dựng và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ý thức làm chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân. - Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhƣng vẫn thu đƣợc hiệu quả giáo dục cao. III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh (HS) dân tộc thiểu số: Thái, H’mông, Khơ mú... tại trƣờng THPT Kỳ Sơn. 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số tại trƣờng THPT Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề rèn kỹ năng tự lập cho học sinh. - Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm hiện nay, tìm hiểu về thực trạng - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện V. Thời gian thực hiện - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2021 - Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 10 năm 2022. VI. Kết cấu đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài gồm các phần: - Cơ sở của đề tài (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) - Giải pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số Trƣờng THPT Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm tính tự lập Tự lập là tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay ngƣời khác. Mỗi ngƣời đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ƣớc mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội. Ngƣời sống tự lập là những ngƣời có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vƣơn lên, những ngƣời này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vƣợt qua, rất đáng khen ngợi. Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lƣời biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng. Rèn luyện đƣợc tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác nhƣ: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vƣơn lên, kiên trì với mục tiêu… Tự lập đƣợc đánh giá là một đức tính rất tốt và cần có ở một con ngƣời. Nếu bạn học đƣợc đức tính này, nó sẽ giúp bạn trƣởng thành hơn và sẽ dần trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngƣời thân của bạn. 1.2. Biểu biện của tính tự lập Tính tự lập đƣợc biểu hiện rất đa dạng trong đời sống thực tế từ ngƣời lớn, trẻ nhỏ cho đến học sinh. Những điều đó đƣợc thể hiện hàng ngày ở ngay những hành động đời thƣờng, mà ngày nào chúng ta cũng có thể bắt gặp. Có lẽ nổi bật nhất đối với lứa tuổi học sinh, tính tự lập đƣợc thể hiện ở trong học tập khá phổ biến: - Tự lập trong việc học bài, làm bài kiểm tra. Luôn có ý thức học tập, ôn tập đàng hoàng, nghiêm túc, không sử dụng phao, tài liệu hay những thủ đoạn gian dối để đạt đƣợc những thành tích ảo trong học tập. - Tự tìm tòi nghiên cứu các bài học, những nội dung bài giảng trƣớc khi đến lớp để có thể tiếp thu tốt hơn những kiến thức giáo viên giảng giải. - Tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập mà không cần ngƣời khác phải nhắc nhở, hay ra lệnh. Ngoài ra, tính tự lập đƣợc thể hiện ở: Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đƣơng đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vƣơn lên trong học tập và cuộc sống. Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc đƣợc giao phó, giúp đỡ những ngƣời xung quanh… 1.3. Ý nghĩa, vai trò của tính tự lập Tính tự lập sẽ mang đến cho chúng ta sự độc lập trong suy nghĩ và hành 3
- động, dám làm dám đƣơng đầu với khó khăn thử thách và không quản ngại khó khăn gian khó. Việc có kế hoạch cho cuộc đời mình, đồng nghĩa với việc bạn biết trong từng giai đoạn cụ thể bạn cần làm những gì để có lợi cho bản thân của chính mình, giúp mình đạt đƣợc kế hoạch mà mình đề ra. Điều đó cũng cho thấy bạn sẽ cam kết với những điều bạn làm, chịu trách nhiệm với chính nó nếu gặp phải những điều không mong muốn. Bởi bạn đã có kế hoạch sẵn cho cuộc đời của mình, nên bạn cũng dễ dàng chấp nhận những sai sót, biết đứng lên sau vấp ngã, thử thách, chủ động vƣợt qua mọi gian khó, thử thách của cuộc đời để hƣớng về một tƣơng lai tốt đẹp hơn nữa. Những ngƣời theo lối sống tự lập thƣờng sẽ rất sáng tạo trong cuộc sống, họ sáng tạo cuộc đời của họ, họ chủ động thiết kế những dự định tong tƣơng lai sáng tạo ý nghĩa cũng nhƣ rèn luyện tốt hơn khả năng tƣ duy sáng tạo vƣợt trội. Việc sống theo lối sống tự lập đã kích thích não bộ hoạt động, chủ động suy nghĩ và đề ra những kế hoạch cuộc đời một cách tƣờng tận hơn. Hơn nữa, khi sống theo lối sống tự lập, chúng ta sẽ không cần đến sự giúp đỡ của ai cả, chúng ta sẽ tự tìm ra giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống, tự thực hiện tất cả những mong muốn cũng nhƣ kế hoạch mà mình đã đề ra trƣớc đó. Giá trị của bản thân từ đó cũng đƣợc nâng cao. Việc bản thân đề ra kế hoạch cho cuộc đời của riêng mình và quyết tâm hành động vì nó. Khi bạn thành công thì những thành quả của bạn sẽ đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng; đồng thời, giá trị con ngƣời của bạn cũng sẽ đƣợc nâng cao. Trên thế giới, trong chính cuộc sống hàng ngày chúng ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu tấm gƣơng tự lập, tự thân phát triển vƣợt qua khó khăn, gian khổ để đạt đƣợc những thành công vang dội. Những ngƣời sau dây chắc hẳn bạn đã biết đến họ hoặc đã từng nghe qua, những con ngƣời ƣu tú, có tính tự lập cao tạo lên sự thành công nhƣ: Bill Gates, Steve Job,... Đó là những minh chúng hùng hồn không thể chối cãi đƣợc về ý nghĩa của việc tự lập. Những ngƣời luôn nỗ lực cố gắng hết mình hoạch định cuộc đời mình và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đề ra là những ngƣời có khả năng thành công rất cao. 1.4. Vì sao phải có tính tự lập? Cuộc sống không hề dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách chực chờ, chỉ đợi có cơ hội là sẽ đánh ngã chúng ta không thƣơng tiếc. Bởi vậy việc tự lập chính là giúp chúng ta rèn luyện khả năng, sức chịu đựng sự dũng cảm để có thể đối mặt và vƣợt qua những khó khăn thử thách này một cách dễ dàng. Bởi vì sau cơn mƣa trời lại sáng. Sau những khó khăn thất bại sẽ là ánh hào quang rực rỡ, nhƣng để có đƣợc hào quang đó, con ngƣời phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách, gian nan vất vả. Những ngƣời ở bên cạnh ta không thể lúc nào cũng có thể tƣơng trợ, giúp đỡ cho ta trong mọi hoàn cảnh. Lúc bé khi vấp ngã, nếu có bố mẹ chúng ta sẽ khóc để đƣợc dỗ dành nhƣng nếu không có ai chúng ta sẽ học cách đứng lên để tự bƣớc đi, rồi dần dần đôi chân của chúng ta cũng cứng cáp hơn, chúng ta cũng bƣớc đi những bƣớc vững chãi hơn trong cuộc đời. Sau này con cái dù có ở bên cạnh nhƣng chúng có cuộc sống riêng, cũng có những khó khăn riêng không thể nào cùng ta giải quyết hết tất cả những gian nan của cuộc sống. Vì vậy, 4
- việc rèn luyện tính tự lập cho bản thân là điều thật sự quan trọng. Và chúng ta nên rèn luyện chúng ngay từ bé. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung về công tác dạy - học tại Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn 2.1.1. Thuận lợi Trƣờng THPT Kỳ Sơn luôn nhận đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở. Các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ dạy và học khá đầy đủ, cơ bản đáp ứng cho việc tổ chức dạy các tiết thực hành, thí nghiệm ở các phòng học bộ môn Vật lý - Công nghệ, Hóa học, Sinh học, Tin học; Tiếng Anh, Công nghệ - STEM. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trƣờng đạt chuẩn và trên chuẩn; các tổ chức Đoàn thanh niên và Công đoàn hoạt động rất hiệu quả trong các phong trào góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. 2.1.2. Khó khăn Điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân trên địa bàn thuộc vùng đồng bào khó khăn, chủ yếu là con em các đồng bào dân tộc thiểu số, trƣờng tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn, học sinh trong diện miễn giảm học phí nhiều; giao thông đi lại vừa xa, vừa khó nhất là vào mùa mƣa, nhận thức về lợi ích của việc học của học sinh và phụ huynh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, học sinh hổng kiến thức nhiều, nên ảnh hƣởng nhiều đến việc tiếp thu kiến thức và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao… của các em. Nhận thức của một số phụ huynh về việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, chƣa thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của học sinh, còn phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trƣờng… Đội ngũ giáo viên đa số tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác đặc biệt là thiếu hiểu biết về điều kiện sống, văn hóa, lối sống của học sinh phụ huynh. Đa số giáo viên (GV) ở miền xuôi lên công tác nên tƣ tƣởng không ổn định, có xu hƣớng chuyển công tác về xuôi gần gia đình. Chất lƣợng tuyển sinh đầu vào hàng năm là quá thấp so với các trƣờng THPT trong huyện và tỉnh. 2.2. Thực trạng về việc phát huy tính tự lập cho học sinh nói chung tại Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn Trƣờng THPT Kỳ Sơn là một ngôi trƣờng có bề dày lịch sử, có truyền thống dạy và học. Đội ngũ GV tâm huyết, nhiệt tình với nghề. Đa số học sinh ngoan, có ý thức tu dƣỡng học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, Trƣờng THPT Kỳ Sơn có đến hơn 97% học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số, vốn ngữ tiếng Việt chƣa phong phú và ít 5
- cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình chính của các em HS dân tộc thiểu số rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Mặt khác, HS dân tộc thiểu số còn có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc khác nhau, nhiều bạn phát âm tiếng Kinh còn chƣa rõ nên giao tiếp giữa các bạn còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy mà nhiều em học sinh còn cảm thấy tự ti, không đủ tự tin để giao tiếp với các bạn học sinh trƣờng ngoài cùng trang lứa. Do đặc thù của HS là sống xa gia đình nên đòi hỏi học sinh phải có tính tự lập cao, nhƣng số bạn làm đƣợc nhƣ vậy chƣa nhiều. Mặt khác, nhiều em HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, nhiều em cần đƣợc sự quan tâm đặc biệt từ thầy cô và gia đình. Một số HS còn chƣa ngoan, ý thức tổ chức kỉ luật và học tập còn nhiều yếu kém. Đây là những khó khăn không nhỏ để thầy cô hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. 2.3. Thực trạng về việc phát huy tính tự lập cho học sinh nói chung tại Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy có nhiều HS là con của gia đình có điều kiện, các em đƣợc gia đình cƣng chiều từ nhỏ nên rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng tự lập. Nhiều em tuy có học lức Khá, Giỏi nhƣng không biết cầm chổi quét lớp, biết lau bảng hay vệ sinh khu vực bàn học của cá nhân mình. Có một số em thì không biết tự giác học bài: trên lớp các thầy cô phải đôn đốc nhắc nhở nhiều, về nhà thì bố mẹ phải đốc thúc mới chịu học bài và chuẩn bị bài, thậm chí có em còn không biết tự giác soạn sách vở, đồ dùng học tập trƣớc khi đến lớp… Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn, quay cóp khi làm bài kiểm tra, phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập. Một số HS trong lớp rất lƣời ghi chép bài, không tích cực học tập, không chịu khó xung phong phát biểu xây dựng bài hay trong các hoạt động tập thể thì các em tuy có tham gia nhƣng tham gia với thái độ “thờ ơ, vô cảm”. Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chƣa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà nhƣ: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa… Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào ngƣời khác, thiếu khả năng tự giải quyết đƣợc các vấn đề khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống… 2.4. Thực trạng về nhu cầu của học sinh mong muốn được nâng cao tính tự lập Trƣờng THPT Kỳ Sơn chủ yếu là học sinh ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ: Thái, H’Mông, Khơ mú. Với đặc thù HS dân tộc thiểu số: Vốn ngôn ngữ Tiếng Việt chƣa phong phú và ít cơ hội giao tiếp với xã hội nên nét tính cách điển hình chính của các em HS dân tộc thiểu số rất rụt rè, ít nói và hay tự ti. Một phần là do tính cách ấy, một phần là do sự hiểu biết về kiến thức còn hạn chế, nói ra sợ sai, thầy cô và các bạn cƣời nên các em rất ngại phát biểu ý kiến trong lớp. Sự tự ti, rụt rè khiến các em ngại va chạm, không giám đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bạn xung quanh. đồng thời cũng không muốn ai động chạm đến mình. 6
- Các em HS hồn nhiên, giản dị, thật thà, chất phác. Trong quan hệ với mọi ngƣời các em rất trung thực, thƣờng nghĩ thế nào, nói thế ấy, không bao giờ có chuyện thêm bớt. Vốn rất mộc mạc chân thành nên các em muốn mọi ngƣời cũng phải sống chân thành với các em. Các em muốn mọi ngƣời tôn trọng trong mọi trƣờng hợp, không muốn ai xúc phạm đến mình. Đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi vấp phải các vấn đề khó trong học tập là các em bỏ qua, chƣa biết đọc đi, đọc lại, lật lại vấn đề để tìm hiểu, các em chƣa có thói quen kết hợp kiến thức của bài mới vơi kiến thức của bài cũ nên thƣờng không hiểu bản chất của vấn đề. Các em không phát hiện ra những vấn đề cần thắc mắc, có khi không hiểu nhƣng các em không giám hỏi thầy cô và bạn be vì sợ các bạn cƣời hoặc đánh giá mình. Các em thƣờng suy nghĩ về kiến thức xuôi chiều, dễ dãi. Khi suy xét một vấn đề hay một hiện tƣợng nào đó, các em không biết đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến, hậu quả... mà dễ dàng thừa nhận những điều ngƣời khác nói.Từ đó dẫn đến việc học sinh khó có khả năng tự học tốt. Nhƣ vậy, có thể nói rằng HS dân tộc thiểu số Trƣờng THPT Kỳ Sơn rất mong muốn đƣợc nâng cao tính tự lập. 2.5. Khảo sát thực trạng Để tìm hiểu về mức độ tự lập của HS dân tộc thiểu số tại trƣờng THPT Kỳ Sơn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát: STT Câu hỏi Có Không Em có tự mình đi học, nếu nhà gần trƣờng thì đi bộ, 1 nếu nhà xa trƣờng thì đi xe đạp, không phụ thuộc vào sự đƣa đón của cha mẹ. Em có tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra 2 không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu trong các kỳ thi. Em có tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở 3 trƣớc khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho. Ở nhà em có tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập 4 không cần ai nhắc nhở. 5 Em tự giặt quần áo, chăm sóc bản thân. Em giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa 6 chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn. 7
- STT Câu hỏi Có Không Em có biết xây dựng kế hoạch thời gian biểu học tập 7 và các công việc khác trong cuộc sống. Em hoàn thành mọi công việc ở trƣờng: trực nhật 8 lớp, đội xung kích, tham gia công tác cờ đỏ, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trƣờng... Em có khả năng tự giải quyết đƣợc các vấn đề khó 9 khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống. Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSey- 7jd8jqkRljBqIFuZhMhLAwxmk2gYUXNnkLdst7mh87lLg/ viewform Qua khảo sát, nhóm tác giả thu đƣợc kết quả: Trên 50% HS trả lời “không” tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra; không giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát; không biết xây dựng kế hoạch thời gian biểu học tập và các công việc khác trong cuộc sống; không có khả năng tự giải quyết đƣợc các vấn đề khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống. Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát huy tính tự lập cho học sinh dân tộc thiểu số Trường THPT Kỳ Sơn thông qua công tác chủ nhiệm”. II. GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TỰ LẬP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KỲ SƠN THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Nhóm biện pháp của cán bộ quản lý 1.1. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai các biện pháp nâng cao tính tự lập cho học sinh đến từng cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm công tác chủ nhiệm Việc rèn kỹ năng tự lập cho học sinh đƣợc thực hiện có hiệu quả thông qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn bởi giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và giáo viên bộ môn (GVBM) là những ngƣời gần gũi, tiếp xúc và thấu hiểu với học sinh nhất. Muốn nâng cao tính tự lập cho học sinh thì cần phải thay đổi tƣ duy nhận thức và hành động của chính ngƣời dạy. Vì vậy, tôi đã tăng cƣờng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua cách định hƣớng giáo dục từ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Vậy cách thức định hƣớng này đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? - Chia sẻ cùng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn về vai trò của việc rèn tính tự lập cho học sinh. Xây dựng nội dung rèn tính tự lập vào mục tiêu kế hoạch giáo dục nhà trƣờng, đƣa vào trong nghị quyết họp hội đồng sƣ phạm ngay 8
- từ đầu năm học. - Định hƣớng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cách thức rèn tính tự lập cho học sinh trong các tiết học bài học trong các hoạt động giáo dục. - Định hƣớng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thay đổi cách đánh giá học sinh. Bên cạnh các tiêu chí đánh giá về năng lực phẩm chất giáo viên có thể đƣa thêm tiêu chí đánh giá về kỹ năng tự lập của học sinh trong các hoạt động giáo dục. Ví dụ giáo viên có thể đƣa tiêu chí khả năng tự lập của học sinh khi đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm hoặc sản phẩm học tập của học sinh với kỹ năng tự tổ chức các hoạt động học, kỹ năng phản biện trình bày sản phẩm. - Đối với GVBM cần đƣa mục tiêu rèn tính tự lập vào phần mục tiêu cần đạt trong các tiết dạy bài dạy. Có thể đƣa vào trong phần các năng lực cần đạt. - Đối với giáo viên chủ nhiệm cần đƣa rèn tính tự lập vào trong kế hoạch hàng tháng hàng tuần ở sổ chủ nhiệm. Kết luận: - GVCN và GVBM đƣợc nâng cao hiểu biết về tính tự lập, vai trò của tính tự lập đối với HS. - GVCN, GVBM định hƣớng cách thức rèn tính tự lập cho học sinh trong các tiết học, bài học, trong các hoạt động giáo dục. - Hơn hết, chất lƣợng quản lý, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên. 1.2. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế Các hoạt động tập thể các hoạt động phong trào các buổi tọa đàm và hoạt động trải nghiệm thực tế chính là sân chơi bổ ích giúp rèn kỹ năng tự lập cho học sinh. Ở các hoạt động này học sinh sẽ phải tự tổ chức các hoạt động sinh hoạt của nhóm của lớp. Vì vậy, khả năng tự lập của các em đã đƣợc rèn luyện thông qua các hoạt động. Làm nhƣ thế nào để có thể tổ chức các hoạt động tập thể hoạt động phong trào các buổi tọa đàm và hoạt động trải nghiệm thực tế có hiệu quả. - Thứ nhất. Các hoạt động tập thể phong trào các hoạt động trải nghiệm thực tế phải đƣợc xây dựng kế hoạch bám sát với kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng, đó là một sự chuẩn bị kỹ càng để việc tổ chức các hoạt động này thành công. - Thứ hai. Tất cả các hoạt động sinh hoạt tập thể cần hƣớng vào mục tiêu quan trọng đó là đối tƣợng học sinh. Hãy đặt ra câu hỏi để tham gia hoạt động này học sinh cần phải làm gì? Cách thức tổ chức và thực hiện nhƣ thế nào? - Thứ ba. Cần phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trƣờng. Đầu tiên đó là sự phối kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách của nhà trƣờng. Tổng phụ trách sẽ là ngƣời xây dựng kế hoạch triển khai bao gồm có mục đích thời gian thực hiện, yêu cầu của quá trình tham gia hoạt động, đối tƣợng tham gia hoạt 9
- động, đánh giá kết quả của việc tổ chức hoạt động. Tiếp theo là sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để triển khai phổ biến toàn bộ kế hoạch tới tất cả các em học sinh trong nhà trƣờng. Phối kết hợp chặt chẽ với ban cán sự lớp để việc quản lý tổ chức các hoạt động đƣợc thực hiện có hiệu quả. - Thứ tư. Cần xây dựng chƣơng trình nội dung các hoạt động tập thể cụ thể. Hoạt động tập thể có thể là hoạt động đƣợc tổ chức thực hiện thƣờng xuyên một tuần một lần hoặc hai tuần một lần. Ngoài ra các hoạt động tập thể cũng có thể đƣợc tổ chức định kỳ bản sắc các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, bản sắc các ngày lễ kỷ niệm. Ngoài xa các hoạt động tập thể này còn đƣợc thực hiện và tổ chức linh hoạt khi có sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng với các chƣơng trình đặc biệt. Kết luận: Tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào, qua các buổi toạ đàm, các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực của bản thân, có kĩ năng nắm bắt nội dung nhanh hơn, có khả năng phản hồi thông tin, trực tiếp đƣợc thể nghiệm các tƣ tƣởng, cảm xúc, góp phần tích cực tham gia vào đời sống xã hội để trở thành những con ngƣời phát triển toàn diện. Đặc biệt, các em có cơ hội thể hiện bản thân để những năng lực, sở trƣờng đƣợc đánh thức và rèn luyện kỹ năng nói trƣớc đám đông, vƣợt qua đƣợc trạng thái lo lắng, hồi hộp để từ đó nâng cao tính tự lập trong cuộc sống. 1.3. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh Việc phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn tính tự lập cho học sinh rất quan trọng. Ngoài thời gian học tập ở trên trƣờng, thời gian còn lại học sinh sẽ tham gia học tập sinh hoạt ở tại gia đình. Vì vậy việc phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để rèn tính tự lập cho học sinh là một yếu tố then chốt để giúp việc rèn tính tự lập trở thành kỹ năng, trở thành thói quen của học sinh. Tuy nhiên phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng cách nào? - Thứ nhất. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng cách trao đổi chia sẻ với phụ huynh về nội quy lớp học trƣờng học. Chia sẻ trực tiếp với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh học sinh. 10
- - Thứ hai. Chia sẻ cùng phụ huynh về các cách thức rèn tính tự lập cho con nhƣ: Rèn tính tự lập thông qua hƣớng dẫn con tự học bài, tự quản lý bản thân, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, có trách nhiệm đối với các công việc của gia đình, đối với cha mẹ và các thành viên trong gia đình. - Thứ ba. Thƣờng xuyên trao đổi chia sẻ cùng với phụ huynh về tình hình học tập những biến động về tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh trong từng giai đoạn để cùng tìm hƣớng giải quyết nếu có những vấn đề nảy sinh. Kết luận: - Tính tự lập giúp các em chủ động trong học tập, có kế hoạch cụ thể và kiên trì thực hiện. - Các em không còn dựa dẫm vào cha mẹ, tự làm mọi việc có thể, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, có trách nhiệm đối với các công việc của gia đình… 1.4. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội ở địa phương Việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh là rất quan trọng. Bởi môi trƣờng xã hội chính là nền tảng cũng chính là động lực thúc đẩy học sinh trong việc rèn các năng lực phẩm chất của các em. Về phía nhà trƣờng có thể phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng để thực hiện các hoạt động cơ bản sau: - Thứ nhất. Phối hợp với các tổ chức địa phƣơng để giáo dục pháp luật cho học sinh giúp các em có hành động đúng đắn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, biết cách phòng tránh tội phạm và tránh xa các tệ nạn xã hội, hình thành nhân cách thái độ và hành động đúng mực. - Thứ hai. Phối hợp trong việc giáo dục kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có thái độ hành vi tích cực để các em có thể thích nghi đƣợc với cả sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội có lối sống lành mạnh văn hóa. - Thứ ba. Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể địa phƣơng trong công tác xã hội hóa giáo dục. Tổ chức các hoạt động xã hội hóa giáo dục ở địa phƣơng giúp cho học sinh có trách nhiệm, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học, rèn kỹ năng tự lập cho học sinh đồng thời giáo dục tình yêu thƣơng, sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ và giúp đỡ những ngƣời xung quanh. Ví dụ: - Trƣờng THPT Kỳ Sơn, Công an huyện Kỳ Sơn, Công an thị trấn Mƣờng Xén đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền nhƣ: Tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tuyên truyền về phòng chống tác hại và những hệ lụy của thuốc lá thế hệ mới... - Trƣờng THPT Kỳ Sơn, Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An và Huyện đoàn Kỳ Sơn phối hợp tổ chức: “Hoạt động kỹ năng sống cho học 11
- sinh trên địa bàn khó khăn”. - Trƣờng THPT Kỳ Sơn, Tòa án nhân huyện Kỳ Sơn, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kỳ Sơn và Huyện Đoàn Kỳ Sơn đã phối hợp tổ chức phiên tòa giả định với Chủ đề “Tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống bạo lực học đường”. Kết luận: - Các em có hành động đúng đắn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, biết cách phòng tránh tội phạm và tránh xa các tệ nạn xã hội, hình thành nhân cách thái độ và hành động đúng mực - Học sinh có thái độ hành vi tích cực để các em có thể thích nghi đƣợc với cả sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội có lối sống lành mạnh. - Tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học đƣợc tăng lên, đồng thời giáo dục cho HS về tình yêu thƣơng, sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ và giúp đỡ những ngƣời xung quanh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội ở địa phương 1.5. Phát huy tính tự lập cho học sinh thông qua xây dựng nội quy lớp học, trường học Việc xây dựng và tuân thủ theo nội quy sẽ duy trì tốt cho học sinh kết quả học tập kết quả rèn luyện và thói quen về kỷ luật có đạo đức, văn hóa cho các em. Bên cạnh đó việc xây dựng nội quy lớp học, trƣờng học còn tạo đƣợc một môi 12
- trƣờng học tập tốt, tăng cƣờng việc học hỏi giữa các học sinh. Một môi trƣờng lớp học, trƣờng học an toàn, hạnh phúc, học sinh chỉ cần tập trung vào việc học khi tuân thủ đúng nội quy. Nội quy lớp học trƣờng học còn giúp học sinh tập trung vào việc học và tuân thủ đúng đắn những quy định đƣa ra của nhà trƣờng. Trong hệ thống các nội quy của trƣờng học tôi xây dựng một số nội quy định hƣớng vào việc rèn kỹ năng tự lập cho học sinh nhƣ: Kết luận: - Học sinh tập trung vào việc học và tuân thủ đúng đắn những quy định đƣa ra của nhà trƣờng. - Tạo đƣợc một môi trƣờng học tập tốt, tăng cƣờng việc học hỏi giữa các học sinh, HS đi học đúng giờ, có ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trƣờng… 2. Nhóm biện pháp của giáo viên chủ nhiệm 2.1. Chia sẻ với học sinh về vai trò của tính tự lập, biểu hiện của tính tự lập Muốn giáo dục học sinh tính tự lập đầu tiên ngƣời giáo viên chủ nhiệm cần phải chia sẻ với học sinh về vai trò của tính tự lập, biểu hiện của tính tự lập. Giáo viên sẽ chia sẻ với học sinh bằng cách nào? - Thứ nhất. Hãy trò chuyện chia sẻ trực tiếp với học sinh. Để học sinh tham gia thảo luận về vai trò của tính tự lập biểu hiện của tính tự lập. - Thứ hai. Giáo viên có thể chia sẻ về tính tự lập thông qua những trải nghiệm của chính bản thân mình. Học sinh thƣờng rất thích đƣợc nghe những câu chuyện kể về cuộc sống của giáo viên chủ nhiệm. Hãy lựa chọn những câu chuyện 13
- về tính tự lập để có thể biến nó thành tấm gƣơng, định hƣớng cho học sinh. - Thứ ba. Chia sẻ cho học sinh các video hình ảnh các câu chuyện về tính tự lập. Từ đó cho học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về các tấm gƣơng trong video, hình ảnh đó. - Thứ tư. Cho học sinh tự tìm hiểu và giới thiệu về các tấm gƣơng tính tự lập ở địa phƣơng, trong lớp học, trong trƣờng học. Học sinh có thể tự chia sẻ về những biểu hiện tính tự lập của chính bản thân mình. Từ đó giáo viên tổng kết để xây dựng lên một tiêu chí chung về tính tự lập đối với cả học sinh cấp THPT. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 410 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 68 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
28 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn