intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học" được hoàn thành với các biện pháp như: Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin; Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc; Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN – GDTX HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học” Tác giả sáng kiến : Đường Thị Huệ Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Hồ sơ gồm có: 1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến Yên Lạc, năm 2022
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Yên Lạc Tên tôi là : Đường Thị Huệ Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Điện thoại : 0915 257 427 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Yên Lạc xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học” (Có báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Yên Lạc, ngày 20 tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC NGƯỜI NỘP ĐƠN Đường Thị Huệ
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN-GDTX YÊN LẠC QUA ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC. Vĩnh Phúc, năm 2022
  4. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa VD Ví dụ VBVH Văn bản văn học GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên GDTX Giáo dục thường xuyên
  5. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu .................................................................................................... 1 2. Tên sáng kiến ................................................................................................... 2 3. Tác giả sáng kiến ............................................................................................. 2 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: ................................................................. 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ........................................................................... 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ........................... 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ......................................................................... 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 2 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 2 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 3 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ................................................. 4 1. Thuận lợi ...................................................................................................... 4 2. Khó khăn ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ...................... 5 1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua đọc hiểu tác phẩm văn học .............................................................................................................. 5 1.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin.............................. 5 1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc .................................... 7 1.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp .............................................. 9 1.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề .............................. 11 1.5. Biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác, thảo luận nhóm .. 15 1.6. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự nhận thức ..................................... 16 2. Kết quả thực nghiệm, đánh giá kết quả thực nghiệm ........................... 19 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 20 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không ................................. 20 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ............................................ 20 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). ............................... 21 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ........................................................................................................ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 23
  6. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Hiện nay nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, do đó học sinh cần được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để bắt kịp với bước đi của thời đại. Cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển của internet đang “kéo” một bộ phận không nhỏ học sinh vào thế giới “ảo”, đến với thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, lối sống khiến cho “bệnh vô cảm” gia tăng. Vì thế, chúng ta cần một nền giáo dục không còn những giáo điều lí thuyết khô khan nặng nề nữa mà thay vào đó là những bài học sinh động, thực chất để phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường THPT cũng nhằm hướng tới mục đích đó. Trong quá trình dạy học, giáo dục, bên cạnh việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn như kĩ năng soạn thảo văn bản trong môn Ngữ văn, kĩ năng sử dụng bản đồ trong môn Địa lí, kĩ năng làm thí nghiệm trong môn Hoá học, kĩ năng tính toán... các kĩ năng sống khác như tìm kiếm và xử lí thông tin; phân tích đổi chiếu; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; giao tiếp ứng xử với người khác; quản lí thời gian; kiềm chế cảm xúc; đặt mục tiêu... cũng luôn được hình thành, đôi khi một cách không chủ định. Tuy nhiên, những kĩ năng này, được hiểu là mục tiêu ẩn của quá trình giáo dục, lại là những thứ người học cần phải có, cần sử dụng để giải quyết các tình huống của cuộc sống. Điều đó cho thấy giáo dục kĩ năng sống là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo. Kĩ năng sống đã được đưa vào nhà trường để giáo dục cho học sinh trung học phổ thông từ hơn 10 năm nay; tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa cao. Do đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống phù hợp với những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và con đường phù hợp hơn. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mổi quan hệ, các tình huống hằng ngày, tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT đạt hiệu quả cao nhất thì bộ môn Ngữ văn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Với đặc
  7. 2 trưng môn học của mình, cùng với việc hình thành được các năng lực, phẩm chất cần thiết cho người học thì bộ môn Ngữ văn sẽ giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết để từ đó học sinh có khả năng xử lí, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, với vai trò là một giáo viên Ngữ văn tôi xin đưa ra đề tài: Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học. 2. Tên sáng kiến Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Yên Lạc qua đọc hiểu tác phẩm văn học. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Đường Thị Huệ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc. Số điện thoại: 0915257427 E-mail: huegdtxyenlac@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Đường Thị Huệ Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chức vụ: Giáo viên. Số điện thoại: 0915257427 E-mail: huegdtxyenlac@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12 BT THPT 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Học kì I, năm học 2021 - 2022 7. Mô tả bản chất của sáng kiến CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lí bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có nhiều kỹ năng sống, nhưng người ta thường nhắc đến những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng
  8. 3 giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng bộc lộ cảm xúc, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tự nhân thức, kỹ năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống…Các kỹ năng này không hoàn toàn tác rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.Với học sinh hiện nay, việc trang bị kỹ năng sống là vô cùng cần thiết. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả? Kỹ năng sống chỉ được hình thành khi các em được tương tác với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Trong khi đó, tác phẩm văn học có nguồn gốc từ cuộc sống, đối tượng phản ánh của văn học là cuộc sống “Tác phẩm văn học tuy phải hiện diện thành văn bản, quyển sách nhưng không đơn giản chỉ là quyển sách, là văn bản nghệ thuật mà là sự kết tinh của của một quan hệ xã hội nhiều mặt”. Như vậy, tác phẩm văn học chính là “môi trường” tối ưu để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Quá trình học sinh tiếp cận tác phẩm văn học, cùng tác giả, nhân vật giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra trong tác phẩm cũng là quá trình hình thành kỹ năng sống cơ bản. 2. Cơ sở thực tiễn Học sinh cấp THPT là một lực lượng đông đảo, góp phần lớn vào sự nghiệp học tập, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Nhưng trên thực tế việc hiểu biết của các em về kỹ năng sống vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó, do quá tập trung vào các môn học tự nhiên nên nhiều em tự biến mình thành “cái máy tính đã được lập trình” thiếu đi những kỹ năng ứng xử xã hội cơ bản: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bộc lộ cảm xúc, kỹ năng ứng xử linh hoạt trước các tình huống trong cuộc sống. Dẫn đến nhiều sinh viên ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp. Giáo dục kỹ năng sống qua việc đọc hiểu tác phẩm văn học giúp các em có thể làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, ứng phó linh hoạt với các tình huống trong cuộc sống. Có như vậy các em mới đạt được mục đích, ước mơ của mình.
  9. 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường THPT được tiến hành thông qua các môn học khác nhau, thông qua việc dạy học , qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này (qua các đợt tập huấn tích hợp một số mặt giáo dục khác). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống. 2. Khó khăn Sự quan tâm của GV về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện. Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về kĩ năng sống, không có GV chuyên trách, cán bộ quản lý, GV còn gặp nhiều khó khăn Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức kĩ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các môn học; Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS.
  10. 5 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua đọc hiểu tác phẩm văn học 1.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin 1.1.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin bằng việc tìm kiếm thông tin nhà văn và tác phẩm từ tiểu dẫn và các nguồn tư liệu khác. Thực tế trong dạy học tác phẩm văn học, việc khai thác thông tin về nhà văn đôi khi chưa được chú trọng, giáo viên chỉ đơn thuần cho học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK. Điều này tạo nên một lối mòn trong tư duy, sự nhàm chán từ khi bắt đầu bài học. Do đó, chúng ta cần có biện pháp tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, khai thác chính xác thông tin về nhà văn từ phần tiểu dẫn và các nguồn tư liệu khác. Đối với giờ học tác phẩm văn chương, thời lượng để giáo viên, học sinh khai thác thông tin về nhà văn là không nhiều chỉ có thể chiếm từ 3 -5 phút, do đó cần có những biện pháp tạo hứng thú, hoạt động của học sinh nhanh nhất. Giáo viên nên để học sinh chủ động khai thác thông tin, song giáo viên phải là người định hướng giúp học sinh tìm hiểu các thông tin chính yếu về nhà văn có liên quan đến văn bản, tạo cơ sở hiểu sâu sắc hơn tác phẩm văn học cần học. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Đến lớp, giáo viên sẽ phân chia lớp thành những nhóm nhỏ sau đó yêu cầu mỗi nhóm hãy cùng nhau thảo luận và ghi ra các thông tin mình biết về tác giả, giới hạn thời gian cuộc thi chỉ nên từ 3 đến 5 phút. Biện pháp này đòi hỏi học sinh tập trung cao độ và tạo bước đầu rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm.Sử dụng biện pháp tạo cuộc thi sẽ đem đến sự thi đua giữa các học sinh giúp không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh chủ động trong việc tìm kiếm, chọn lọc thông tin. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tiến hành biện pháp “phỏng vấn”. Biện pháp này giúp giáo viên định hướng các thông tin trọng điểm cho học sinh, tạo bầu không khí bình đẳng dân chủ, tạo điều kiện để học sinh bước đầu rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông. VD1: Khi dạy học “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương - GV: Nếu em là đại sứ văn học của quốc gia, khi một người khách nước ngoài yêu văn học Việt Nam, muốn tìm hiểu về “Bà chúa thơ Nôm”, em sẽ giới thiệu với họ những gì? - HS: ( Đặt mình vào vị trí của một đại sứ văn học). Nếu em là đại sứ văn học của quốc gia, trước hết em rất vui và tự hào khi thấy nền văn học nước nhà
  11. 6 được nhiều bạn đọc yêu mến. Em sẽ tự hào giới thiệu với họ về “Bà chúa thơ Nôm” như sau… Việc giới thiệu tác giả nên có sự tham gia hỗ trợ của những phương tiện kĩ thuật hiện đại góp phần giúp học sinh ấn tượng mạnh và tìm thông tin nhanh hơn, đồng thời rút ngắn thời gian cho phần tìm hiểu tác giả. Đặc biệt, khi dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài, việc giúp học sinh hiểu hơn về các nhà văn nhà thơ như: Sếch-Xpia, Puskin…lại càng cần có sự tham gia của các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Bởi lẽ, với học sinh không chỉ có khoảng cách thời gian khi tiếp nhận mà còn có khoảng cách văn hóa, địa lí. VD: Khi dạy học đoạn trích “Tình yêu và thù hận” điều đầu tiên giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ đó là: Sếch-Xpia là “Người khổng lồ” của nước Anh và nhân loại thời phục hưng. Vậy thời phục hưng là thời kì như thế nào? Tư liệu SGK vẫn còn chưa nhiều do đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin cơ bản về thời phục hưng từ các nguồn tư liệu khác. Ngoài ra giáo viên có thể kết hợp cho học sinh xem một số kiệt tác hội họa của thời phục hưng, xem trích đoạn vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”. 1.1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin qua việc tìm kiếm thông tin trong tác phẩm Giáo viên xây dựng hệ thống các câu hỏi tập trung vào thông điệp thẩm mĩ của tác phẩm để bắt buộc học sinh phải đọc tác phẩm, tìm chi tiết tiêu biểu, tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. - Đối với các tác phẩm tự sự, giáo viên có thể có những câu hỏi sau: + Em hãy tóm tắt sự kiện chính diễn ra trong truyện? Truyện có mấy nhân vật. Theo em đâu là nhân vật chính? + Em thích nhân vật ( hay chi tiết) nào trong truyện? Nhân vật đó có đăc điểm gì khiến em thích? + Chi tiết nào được lặp đi lặp lại trong tác phẩm? Ý nghĩa của chi tiết đó? VD: Khi đọc hiểu tác phẩm “Hai đứa trẻ” GV: Chi tiết nghệ thuật nào được lặp đi lặp lại trong tác phẩm? Ý nghĩa của chi tiết ấy? HS: Đọc tác phẩm nhiều lần, thống kê chi tiết để có câu trả lời: + Chi tiết được lặp đi lặp đi lặp lại trong tác phẩm và chi tiết bóng tối và ánh sáng. Trong đó, chi tiết bóng tối xuất hiện nhiều hơn, đậm đặc. Tác phẩm mở ra với khung cảnh ngày tàn, ánh sáng,bóng tối tranh chấp rồi khép lại bằng một “Đêm tịnh mịch và đầy bóng tối”.
  12. 7 Ánh sáng Bóng tối - Khe sáng - Tối trên con đường thăm thẳm ra sông - Vệt sáng - Tối con đường qua chợ về nhà - Chấm lửa nhỏ bếp lửa - Các con ngõ ngập đầy bóng tối - Ánh sáng đom đóm - Ánh sáng ngọn đèn chị Tý ( lặp 7 lần) => Bóng tối lấn át ánh sáng biến phố huyện thành một căn hầm hun hút ngột ngạt đến tắc thở. - Đối với tác phẩm trữ tình, có dung lượng ngắn để học sinh có thể tìm được thông tin thẩm mĩ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà với các câu hỏi như: + Em hãy đọc thầm văn bản 2 lần, đọc thành tiếng 3 lần cho biết cảm nhận chung? + Trong bài thơ nhân vật trừ tình muốn bộc lộ tâm sự gì? + Hình ảnh nào, từ ngữ nào được xem là “nhãn tự”? Việc tìm kiếm thông tin chọn lọc, chính xác về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, các thông tin thẩm mĩ trong tác phẩm tạo nên tâm thế tiếp nhận hứng thú ban đầu cho học sinh để vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó giáo dục cho học sinh kỹ năng tìm kiếm thông tin cho những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc 1.2.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc bằng lời giới thiệu ấn tượng Môn văn là môn học mang đậm chất nghệ thuật. Do đó, lời giới thiệu hay, truyền cảm sẽ có tác dụng lôi cuốn người đọc. Giáo viên tạo một lời giới thiệu hay là cần thiết, nhưng việc học sinh tự dẫn dắt giới thiệu bài mới lại càng cầm thiết hơn. Qua việc giới thiệu bài,học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc. Giáo viên có thể gợi dẫn cho học sinh cách vào bài như: trực tiếp giới thiệu vị trí của nhà văn, tác phẩm, so sánh với các tác giả, tác phẩm khác, gợi dẫn từ quê hương nhà văn.... Dù lựa chọn cách nào thì lời vào bài phải đảm bảo các yêu cầu sau: Chân thực, tự nhiên, có sự liên kết với bài học trước, không quá xa lạ, cầu kì, sáo rỗng nhưng vẫn giàu cảm xúc, đậm chất văn chương. VD: Học sinh Lê Thị Thúy Hà lớp 12A1 đã có lời dẫn vào bài “Ông già và biển cả” ( Hê Minh Uê) như sau: “Mọi tác phẩm văn học chân chính đều hướng tới giá trị cao cả khẳng định và ngợi ca con người. Nếu ở “Một con người ra đời” MacximGorki khẳng định sự tồn tại của con người ở bước khởi điểm thì Hê- minh- uê không chỉ có vậy mà
  13. 8 ông còn khẳng định ngợi ca phẩm chất cũng như tâm hồn con người qua lao động. Từ thất bại này đến thất bại khác nhưng con người vẫn không bi quan thất vọng mà sẵn sàng sống nốt những ngày còn lại đối mặt với khó khăn thử thách để chờ đợi những vinh quang sẽ tới với hi vọng và lòng tin chưa bao giờ nguội lạnh. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua đoạn trích “Ông già và biển cả” (Hê-minh- uê). 1.2.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc qua việc trả lời những câu hỏi định hướng cảm xúc Giáo viên cần tạo ra hệ thống câu hỏi định hướng cảm xúc để học sinh có thể rung động trước niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau... mà tác phẩm phản ánh. Hơn nữa mục đích của đọc hiểu tác phẩm văn học không chỉ là tác động đến nhận thức, cách viết, diễn đạt của học sinh mà quan trọng hơn là tác động đến tâm hồn, tình cảm của các em, hướng các em đến cái Chân – Thiện – Mĩ, vươn tới phần người. Các câu hỏi cảm xúc có thể áp dụng như: + Cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm? + Điều xúc động nhất của em khi học về tác phẩm? + Chi tiết nào trong tác phẩm làm em ấn tượng nhất? + Nếu phải chọn một hình ảnh để nhớ về tác phẩm em sẽ chọn hình ảnh nào? + Em thấy trong tác phẩm nhân vật nào khổ nhất? đáng thương nhất? vì sao? + Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn miêu tả cử chỉ, tâm trạng nhân vật …? Trên đây chỉ là một số câu hỏi định hướng cảm xúc cho học sinh, thực tế có thể có nhiều câu hỏi khác và cũng tùy từng tác phẩm văn học giáo viên sử dụng câu hỏi phù hợp. Điều quan trọng, học sinh tự lắng nghe rung động của của tâm hồn mình và nói lên rung động đó. Từ đó, kỹ năng bộc lộ cảm xúc được hình thành. 1.2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc bằng việc tạo dựng lời bình đậm chất văn để khơi gợi cảm xúc ở học sinh từ đó rèn luyện kỹ năng bộc lộ cảm xúc Nghệ thuật bình văn có một sức mạnh đặc biệt quan trọng trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học ở nhà trường, nó đem đến hứng thú,màu sắc văn học rõ rệt, tác động trực tiếp đến cảm xúc của các em. Tuy nhiên, trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên nên có biện pháp giúp các em bình thơ văn. Cả giáo viên và học sinh cùng tham gia giảng bình sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. VD: Khi dạy học bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương.
  14. 9 GV: Hai câu luận thể hiện con người khát vọng trong Hồ Xuân Hương thì hai câu kết là con người cô đơn Hồ Xuân Hương. Khát vọng của nàng có thể sánh cùng chân mây, mặt đất, hồng nhan ấy không ngại ngần đặt mình ngang tầm với nước với non. Nhưng tiếc thay tiềm lực để Hồ Xuân Hương thực thi khát vọng đó chỉ là một tuổi xuân bên vực tàn phai, môt cái tôi cô đơn bất lực. Thế nên bài thơ kết thúc thật buồn, thật trớ trêu bằng hình ảnh người đàn bà tù túng bức bối trong dòng thời gian lặng lẽ, cay đắng nhìn hương sắc đời mình mai một tàn phai. Bài thơ kết thúc để lại trong em cảm xúc gì về tâm sự của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương ? HS: Bộc lộ cảm xúc: Bài thơ nói rõ con người cô đơn trong Hồ Xuân Hương với những khát khao không bao giờ được đáp lại. Bởi vì trong xã hội phong kiến rộng lớn ấy không có một trái tim nào chở được khát vọng tình yêu của nàng. Đó bi kịch lớn nhất đời của Hồ Xuân Hương. Nhưng đó cũng là mạch nguồn sáng tạo của hồn thơ Hồ Xuân Hương. Dù sống xa hàng thế kỉ nhưng em vẫn tin rằng dưới lòng đất sâu kia một trái tim vẫn không thôi thổn thức và trong dòng chung của văn học Việt Nam một hồn thơ không thôi dậy sóng. Trái tim ấy, hồn thơ ấy tên gọi Xuân Hương. 1.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếp nối môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, môn Ngữ văn ở THCS và THPT được xem là môn học duy nhất giúp cho thế hệ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, GV cần chú ý phát triển năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ trong nhà trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…) Để tạo lập được các
  15. 10 văn bản trên, học sinh phải biết tạo lập ý, sắp xếp ý thành dàn bài, và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Điều này không dễ chút nào, bởi trong thực tế vẫn còn có những sinh viên khi ra trường không viết nổi một cái đơn xin việc! Nhiều sinh viên còn lúng túng trong việc trình bày qua điểm, ý tưởng của bản thân trước những vấn đề trong công việc và cuộc sống. Xem thế mới biết, việc rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở bậc học THCS và THPT là cần thiết đến thế nào. Và đó chính là vai trò và nhiệm vụ của môn Ngữ văn. 1.3.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua cách giao tiếp của nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả Mỗi văn bản văn học đều ghi dấu sự kĩ lưỡng, cẩn trọng, tinh tế trong việc lựa chọn ngôn từ của nhà văn. Vì vậy, khi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản văn học GV cần cho HS phát hiện và nhận xét về tính chính xác, khả năng biểu đạt cao trong cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, từ đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân. GV cũng có thể cho HS đặt mình vào tình huống giao tiếp cụ thể của nhân vật để rèn luyện kỹ năng giao tiếp. VD1: Khi dạy đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” GV đặt câu hỏi: - Em hãy chỉ ra tính chất lịch thiệp, thận trọng, khôn ngoan trong lời nói của nhân vật Pê-nê-lốp? - Em hãy chỉ ra tính chất nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ trong lời nói của Tê-lê-mác? Nếu em là Tê-lê-mác em sẽ nói gì với mẹ của mình? VD2: Khi dạy bài “ca dao hài hước” GV đặt câu hỏi: - Cô gái đã đáp lại lời thách cưới của chàng trai như thế nào? Em hãy chỉ ra sự tinh tế, khéo léo, thông minh trong lời nói của cô gái? VD3: Khi dạy đoạn trích “Trao duyên” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) - GV: Mười hai câu đầu, sự kết hợp hài hoà cách nói trang nhã với cách nói giản dị đã cho thấy sự thông minh, khôn khéo thấu tình đạt lí của Thúy Kiều ngay trong tình huống bi kịch nhất. Các em thảo luận theo nhóm ( 1 bàn 4 học sinh 1 nhóm) chỉ ra các yếu tố trang nhã, các yếu tố giản dị và giá trị biểu cảm của các yếu tố này trong lời nói của Thúy Kiều. Từ việc làm trên các em sẽ rút ra được bài học giao tiếp khi nào cần dùng cách nói trang nhã, khi nào cần dùng yếu tố giản dị, thành ngữ giàu sức biểu cảm để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
  16. 11 1.3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tạo dựng các cuộc phỏng vấn Hình thức này giúp HS tạo tâm thế thoải mái khi trả lời câu hỏi. GV có thể phỏng vấn HS hay các HS có thể phỏng vấn nhau. Hình thức của các câu hỏi phỏng vấn như: “Bạn hãy cho biết..”, “Bạn có thể cho biết ý kiến cá nhân..”, “theo ý kiến cá nhân của bạn…” Ngoài ra, GV nên tổ chức lớp học như hình thức của các cuộc phỏng vấn báo chí, có thể cho HS đóng vai nhà văn đề GV và các HS khác phỏng vấn. Điều này sẽ tạo ra sự mới lạ và quan trọng hơn sẽ giúp HS, GV tương tác với nhà văn hiểu về nhà văn nhiều hơn. VD: Khi dạy truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành cuộc phỏng vấn như sau: - Một HS đóng vai trò người dẫn, giới thiệu ( MC); 1 HS đóng vai trò tác giả, các HS khác và GV sẽ đặt câu hỏi, trong cuộc phỏng vấn “nhà văn” do HS đóng hoàn toàn có thể hỏi lại độc giả. Kết thúc cuộc phỏng vấn, GV là người nhận xét, đánh giá cho điểm và nhấn mạnh những ý quan trọng. Hình thức tổ chức phỏng vấn có thể áp dụng trong nhiều giờ học THPT là sự kết hợp của nhiều biện pháp, nhằm giúp HS có sự trao đổi, đối thoại dân chủ. Điều này giúp cho giờ học không trở nên khô khan, nhàm chán. Đặc biệt HS có thể rèn kỹ năng giao tiếp. 1.3.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng việc viết thu hoạch cá nhân Trước khi kết thúc bài học, GV yêu cầu HS về nhà viết bài thu hoạch ghi lại những kinh nghiệm sống, cảm xúc, bài học mà mình có được sau bài học. Hình thức này không phải là mới, ở Mỹ gọi là sổ nhật biên học tập. Tôi cho rằng hình thức này có tính thực tiễn trong rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tự nhận thức. GV nên tạo sự tự do cho HS, không nên qui định số trang, số dòng. Hình thức trình bày để các em bộc lộ hết suy nghĩ, tình cảm riêng của mình và tính bí mật và sự tôn trọng cũng cần được thực hiện. 1.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề Để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho HS, GV cần áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề do V.Ôkôn xây dựng đã phát huy hiệu quả nhất định trong dạy học VBVH, hạt nhân của phương pháp này là tình huống có vấn đề. Đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết, đòi hỏi phải giải quyết. GV cần đưa HS đến với những tình huống có vấn đề như:
  17. 12 - Phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội dung và nghệ thuật. - Phát hiện và lí giải những vấn đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm. - Phát hiện và đánh giá những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết. 1.4.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề qua hệ thống câu hỏi phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa văn bản Câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy đọc hiểu văn bản văn học nói riêng có vai trò cực kì quan trọng, được xem như linh hồn của tiết học. Các nhà giáo dục của chương trình dạy học cho tương lai của Intel nhấn mạnh vai trò của việc đặt câu hỏi: “Đặt câu hỏi là trọng tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút các em vào cuộc thảo luận hiệu quả”. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS, GV có thể dựa theo hệ thống Thang Năng Lực của Bloom đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng bởi tính khoa học cũng như độ tin cậy của nó. Thang này có 6 mức độ được sắp xếp từ thấp đến cao trong quá trình nhận thức của người học. Có thể tóm lược như sau:
  18. 13 Mức độ (Level) Hành vi của nhận thức (Cognitive behaviors) 1. Biết Biết, hiểu cơ sở lập luận, thuật ngữ, khái niệm, nguyên (Knowledge) tắc, hoặc lý thuyết 2. Hiểu Hiểu, giải thích, so sánh và đối chiếu, làm sáng tỏ (Comprehension) 3. Vận dụng Ứng dụng kiến thức vào tình huống mới, để giải quyết (Application) vấn đề 4. Phân tích Xác định được hình thái cấu trúc của sự vật, xác định (Analysis) các bộ phận, mối quan hệ, nguyên tắc tổ chức Tạo ra một vật, tổng hợp các ý tưởng nhằm đưa ra một 5. Tổng hợp giải pháp, đề xuất một kế hoạch hoạt động, thành lập (Synthesis) một hệ thống phân loại mới... 6. Đánh giá Đánh giá về chất lượng của sự vật dựa trên giá trị, điều (Valuation) kiện cần và đủ, logic, hoặc công dụng Trong quá trình phân tích, lí giải vấn đề để có cái nhìn thấu đáo, GV sử dụng biện pháp so sánh, đối chiếu. Điều này cho HS thấy được để hiểu rõ vấn đề giải quyết vấn đề cần đặt vấn đề trong một hệ thống, trong sự so sánh, đối chiếu. Tuy nhiên GV nên lưu ý không nên quá “lạm dụng” biện pháp này bởi nếu chúng ta so sánh quá nhiều sẽ làm loãng bài học. Vì vậy phải lựa chọn kĩ càng đối tượng so sánh đến đối tượng được so sánh làm sao để đối tượng được đưa ra so sánh không xa lạ với HS. Có rất nhiều so sánh, tôi xin đưa ra một số cách so sánh, có khả năng áp dụng vào nhiều giờ học THPT như sau: + So sánh với các sáng tác cùng đề tài, chủ đề. VD: Nhằm giúp học sinh thấy rõ nét độc đáo mới mẻ trong thơ của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Giáo viên đặt câu hỏi so sánh thấy rõ sự khác biệt trong hoàn cảnh sáng tác, thế giới nghệ thuật, quan niệm về thời gian, cung bậc cảm xúc trong thơ của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Xuân Diệu Hàn Mặc Tử - Đứng trên đỉnh cao của - Đứng trên miệng vực cái Hoàn cảnh sáng tác tuổi trẻ để làm thơ chết để làm thơ - Không mùa, không niềm - Thế giới nức xuân tình trăng ý nhạc là lãnh cung, Thế giới nghệ thuật đầy ánh sáng, niềm trăng, địa ngục lạnh lẽo, cô đơn ý nhạc, tình yêu hạnh phúc khổ hạnh
  19. 14 Quan niệm thời Nghiệm sinh Gắn với cái chết cận kề gian Cung bậc cảm xúc Đắm say Đau thương cao nhất + So sánh các chi tiết trong tác phẩm VD: Phần tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao phải so sánh sự khác biệt của Chí trước và sau khi ở tù, trước và sau khi gặp thị Nở’ ... + So sánh giữa hình tượng nguyên mẫu với hình tượng trong tác phẩm VD: So sánh hình trượng Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” với hình tượng nhân vật Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân). + So sánh các chi tiết nghệ thuật được vận dụng sáng tạo với chi tiết gốc. VD: Khi đọc hiểu thơ Tố Hữu, Nguyễn Bính cần so sánh với ca dao, đọc hiểu thơ Huy Cận cần so sánh với thơ Đường. Tóm lại, hệ thống câu hỏi phân tích, lí giải sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về vấn đề trong văn bản văn học từ đó giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Qua đó, các em rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 1.4.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề từ việc giải quyết vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học Nhà văn là người “chắt lọc” những vấn đề trong cuộc sống rồi phản ánh nó trong tác phẩm để người đọc suy ngẫm tìm cách giải quyết. Do đó, để giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, giáo viên cần dẫn dắt học sinh nhập tâm vào tác phẩm cùng nhân vật, tác giả, giải quyết những vấn đề trong tác phẩm VD1: Khi đọc hiểu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh Châu) GV: Nếu em là vị Chánh án Đẩu em sẽ đưa ra cách giải quyết như thế nào cho vấn đề “bạo hành” trong gia đình người đàn bà hàng chài? - Nếu em là người đàn bà hàng chài em có chấp nhận lời đề nghị của Chánh án Đẩu không? Vì sao?
  20. 15 - Nếu em là Phác em sẽ ứng xử như thế nào trước cảnh “bạo hành” trong gia đình mình? VD2: Khi dạy tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao - GV: Nếu có một phiên tòa xét xử Chí Phèo em được chọn làm luật sư em sẽ nói gì để biện hộ cho Chí Phèo? - GV: Nếu em là chủ tọa phiên tòa em có xử trắng án cho Chí Phèo không? vì sao? 1.4.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề từ việc khái quát hóa vấn đề bằng bản đồ tư duy (mind map), sơ đồ (graph) Việc hướng dẫn học sinh khái quát hóa vấn đề bằng bản đồ tư duy (mind map), sơ đồ ( graph) rất cần thiết cho giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề. Bởi vì, trong sơ đồ tư duy graph học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc mô hình tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó, cùng với việc hình thành được kiến thức, các kỹ năng tư duy ( đặc biệt kỹ năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển. 1.5. Biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác, thảo luận nhóm Đây là một kỹ năng rất cần thiết trong xã hội hiện đại phát triển như ngày nay. Bởi vì, xã hội càng phát triển thì khối lượng công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian càng nhiều, sự phức tạp của nó cũng tăng lên, dẫn tới một người khó có thể giải quyết được. Đối với giờ đọc hiểu tác phẩm văn học hình thức làm việc nhóm sẽ tạo ra sự tương tác mạnh mẽ giữa các học sinh và giáo viên, học sinh với học sinh, tạo bầu không khí đối thoại sôi nổi. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này cũng cần phối hợp với các biện pháp khác và không phải giờ học nào cũng thảo luận nhóm. Chúng ta chỉ áp dụng hình thức thảo luận nhóm khi giải quyết những vấn đề thực sự có khối lượng kiến thức lớn, phức tạp mà một người khó giải quyết. 1.5.1. Yêu cầu khi áp dụng biện pháp thảo luận nhóm Thứ nhất: Vấn đề được đưa ra thảo luận có thể tạo được sự hứng thú, có độ mở nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Thứ hai: Giáo viên thực hiện đúng quy định về thời gian thảo luận Thứ ba: Giáo viên gợi ý, định hướng các ý kiến tranh luận vào một phương án tối ưu, để tránh tồn tại các ý kiến trái chiều, mâu thuẫn găy gắt. Thứ tư: Giáo viên cần nhận xét rút kinh nghiệm về tình thần làm việc, cách thức làm việc, hiệu quả công việc của mỗi nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2