Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Nguyễn Quang Diêu
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho giáo viên, nhân viên có môi trường thi đua lành mạnh để phát triển. Từ đó có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường. Nhận thấy đây có thể là giải pháp bản lề trong các giải pháp tiếp theo giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường dần nâng cao, tạo niềm tin cho lãnh đạo địa phương, nhân dân, đặc biệt tạo nên thương hiệu thu hút học sinh tham gia học tập tại trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Nguyễn Quang Diêu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TRONG ĐỘI NGŨ ĐẠT HIỆU QUẢ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU Lĩnh vực: Quản lý Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Hữu Tình Chức vụ: Hiệu trưởng Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu Số điện thoại: 0946457113 Email: nguyentinhnqd@gmail.com NĂM HỌC 2019 - 2020
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TRONG ĐỘI NGŨ ĐẠT HIỆU QUẢ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU Lĩnh vực: Quản lý Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Hữu Tình Chức vụ: Hiệu trưởng Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu Số điện thoại: 0946457113 Email: nguyentinhnqd@gmail.com NĂM HỌC 2019 - 2020
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: Nguyễn Hữu Tình 2. Chức vụ: Hiệu trưởng 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Quản lý nhà trường 5. Tên sáng kiến: Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Nguyễn Quang Diêu 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Quản lý. 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Ngay từ những năm đầu thành lập, phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ vô cùng hạn chế. Đội ngũ giáo viên chủ yếu tập trung chăm lo chuyên môn, hoạt động giảng dạy, ít quan tâm tới việc đăng ký thi đua lập thành tích. Với lại BGH nhà trường cũng chưa chú ý đến việc phát động phong trào thi đua cho đội ngũ tham gia, có chăng thì cũng vài giáo viên tham gia theo tính tự phát, nên cũng không mặn mà, có cũng được, không có cũng không sao. Từ đó, kết quả thi đua của trường, của tổ chuyên môn, cũng như của đội ngũ không đạt kết quả cao. Trường thì được sở Giáo dục công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn cá nhân chỉ dừng lại danh hiệu Lao động Tiên tiến. Còn thành tích cao thì không có. Do đó, nhà trường chưa tạo ra phong trào chung để tạo động lực cho đội ngũ phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Do vậy chất lượng giáo dục nhà trường trong những năm đầu rất thấp so với những trường trong cùng nhóm thi đua do Sở Giáo dục quy định. Đứng trước thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp so với yêu cầu, phong trào thi đua thiếu động lực, kết quả thi đua chưa tương xứng với quy mô phát triển của trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới. Với trách nhiệm người quản lý, bản thân luôn suy nghĩ về nhiều giải pháp tổ chức hiệu quả phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xét thấy, điều kiện thuận lợi của đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, có điều kiện thực hiện tốt các phong trào nhà trường; đồng thời công nghệ thông tin ngày càng phát triển là điều kiện tạo động lực cho đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Với lại, trong hoàn cảnh toàn ngành giáo dục đang quyết tâm đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà, đặc biệt thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nếu không tạo điều kiện, động lực cho đội ngũ phát triển thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, lỗi thời, không đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới sắp tới. Trước thời cơ đó, lãnh đạo nhà trường nhận thấy, chỉ có phát động phong trào thi đua lập thành tích mới mong nâng cao được chất lượng giáo dục nhà trường, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn góp phần đạt mục tiêu của kế hoạch chiến lược đã đề ra “Trường đạt chuẩn quốc gia”, “đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục”. Để kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, lôi kéo được nhiều giáo viên, nhân viên tham gia, BGH nhà trường cần phải xây dựng bộ Quy chế thi đua khen thưởng 1
- cụ thể, đặc biệt là cụ thể hoá Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ thành Quy chế riêng của nhà trường trong việc đánh giá, phân loại viên chức vào cuối năm học. Mục đích tạo sự công bằng, công tâm trong đánh giá phân loại để tiến tới xét thi đua thành tích cao và xét nâng lương trước thời hạn hàng năm. Và tất cả giáo viên, nhân viên phải tham gia thi đua lập thành tích. Từ việc ban hành các quy chế cụ thể, rõ ràng, công bằng, khách quan đã kích thích phong trào thị đua đạt hiệu quả trong những năm qua, cụ thể như: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; viết sáng kiến, cải tiến; làm đồ dùng dạy học; phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi; các phong trào thi đua khác. Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho giáo viên, nhân viên có môi trường thi đua lành mạnh để phát triển. Từ đó có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường. Nhận thấy đây có thể là giải pháp bản lề trong các giải pháp tiếp theo giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường dần nâng cao, tạo niềm tin cho lãnh đạo địa phương, nhân dân, đặc biệt tạo nên thương hiệu thu hút học sinh tham gia học tập tại trường. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến - Thời gian áp dụng: Từ năm học 2011 - 2012 đến nay. - Địa điểm áp dụng: tại Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. - Công việc áp dụng: Xây dựng phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến thực hiện manh lại tính khả thi cao, đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện cần thiết ở bất kỳ đơn vị nào, cụ thể: - Sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường và phải kiên quyết. Bởi vì bàn đến vấn đề thi đua đội ngũ rất ngán ngại, có xu hướng an nhàn; - Sự quyết tâm của Công đoàn nhà trường và các tổ chuyên môn trong việc vận động, tuyên truyền để đội ngũ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của phong trào thi đua. - Sự tận tâm, nhiệt huyết của giáo viên, nhân viên, đặc biệt phải có lòng tự trọng cao. - Tổ chức khen thưởng kịp thời và nhân rộng những cá nhân điển hình tiên tiến. * Trên thực tế trong những năm gần đây, sáng kiến mang tính khả thi rất cao và đã đem đến kết quả cho mỗi cá nhân nói riêng, kết quả của nhà trường nói chung. 10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu 11. Kết quả đạt được Với những giải pháp đã thực hiện trong những năm qua, có thể khẳng định phong trào thi đua của nhà trường đã phát huy được rất nhiều hiệu quả, cụ thể: phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, thiết kế bài giảng Elearning,..và nhiều phong trào khác. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung cho nhà trường, giúp nhà trường đạt được nhiều thành tích quan trọng, tạo được niềm tin cho lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, đặc biệt là quần chúng nhân dân trên địa bàn, nên trong những năm qua số lượng học sinh đăng ký tuyển sinh vào trường ngày càng đông hơn. Hiện nay, phong trào thi đua trong nhà trường đã dần dần đi vào hoạt động nền nếp, có hiệu quả, góp phần tạo nên môi trường thật sự lành mạnh, an toàn, nơi khơi gợi ý thức tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, nhân viên; không khí làm việc, sinh hoạt trở 2
- nên nhộn nhịp, sôi động. Tập thể đoàn kết thống nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ trường giao, không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo trong công tác thi đua khen thưởng. Bởi vì công tác này đã có quy chế cụ thể rõ ràng. Cuối mỗi năm căn cứ vào quy chế để xét. Kết quả xét, đội ngũ rất đồng tình ủng hộ. * Những thành tích của trường từ năm học 2011 – 2012 đến nay - Trường liên tục 08 năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc. - Năm học 2013 – 2014 trường vinh dự có 01 học sinh đạt danh hiệu thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT - Năm học 2013 – 2014, trường Đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc nhất trong khối trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang; được Sở GD & ĐT An Giang công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ I. Năm học 2016 – 2017 và năm học 2018 - 2019 được UBND tỉnh tặng Bằng khen cho đơn vị xuất sắc. Năm học 2017 – 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” năm học 2017 – 2018.. - Đảng bộ 05 năm liền được Thị ủy Tân Châu công nhận danh hiệu Trong sạch vững mạnh tiêu biểu, đặc biệt năm 2014, Đảng ủy nhà trường được Tỉnh ủy An Giang tặng Cờ thi đua cho đơn vị liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền (2011 - 2014). Từ năm 2014 đến nay, Đảng bộ tiếp tục được Thị ủy Tân Châu công nhận danh hiệu thi đua Trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Tân Châu, ngày 18 tháng 12 năm 2019 Tác giả Nguyễn Hữu Tình 3
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NỘI DUNG CNTT Công nghệ thông tin PPDH Phương pháp dạy học ĐMPP Đổi mới phương pháp CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên HS Học sinh ĐH,CĐ Đại học, Cao đẳng CBVC Cán bộ viên chức SKKN Sáng kiến kinh nghiệm GVDG Giáo viên dạy giỏi ĐDDH Đồ dùng dạy học THPT Trung học phổ thông LĐTT Lao động Tiên tiến CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở BK Bằng khen HSG Học sinh giỏi THTN Thực hành thí nghiệm
- MTCT Máy tính cầm tay NCKHKT Nghiên cứu khoa học kỹ thuật TTCM Tổ trưởng chuyên môn PPCT Phân phối chương trình TDTT Thể dục thể thao CNDT Cội nguồn dân tộc NĐ56 Nghị định số 56 của Thủ tướng Chính phủ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU 1 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, ngày 27/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày 31/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội 4 vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; 5 Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục. Quyết định số 87/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân 6 dân (UBND) tỉnh An Giang ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều lệ trường trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- 7 BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng. 8 Hướng dẫn số 42/HD-SGDĐT ngày 29/11/2018 của Sở GD&ĐT An Giang về việc Hướng dẫn công tác thi đua, Khen thưởng năm học 2018 – 2019. 9 Quy chế đánh giá, phân loại đối với công chức, viên chức,người lao động Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 10 Quy chế thi đua, khen thưởng của Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. 11 Các kế hoạch năm học của trường THPT Nguyễn Quang Diêu qua các năm học. 12 Các báo cáo sơ, tổng kết của trường THPT Nguyễn Quang Diêu qua các năm học. 13 Các quyết định khen thưởng của Bộ Giáo dục; của UBND tỉnh An Giang; của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang qua các năm học.
- MỤC LỤC SÁNG KIẾN A-PHẦN SÁNG KIẾN I- Sơ lược lý lịch tác giả ..................................................................................................... 1 II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị .............................................................................. 1 1- Số liệu .............................................................................................................................. 1 1.1. Số liệu học sinh ............................................................................................................ 1 1.2. Số liệu giáo viên, nhân viên ........................................................................................ 1 1.3. Số liệu phòng học bộ môn ........................................................................................... 1 2. Thuận lợi: ....................................................................................................................... 2 3. Khó khăn......................................................................................................................... 2 III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến ................................................................................ 3 1. Thực trạng về phong trào thi đua của nhà trường trước khi áp dụng sáng kiến .... 3 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ............................................................................ 6 3. Nội dung sáng kiến (thời gian thực hiện năm học 2011 – 2012 đến năm học 2018 – 2019) .................................................................................................................................... 7 3.1. Tăng cường nhận thức của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ....... 7 3.2. Biện pháp xây dựng quy chế đánh giá, phân loại viên chức cuối năm theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ và quy chế thi đua khen thưởng trong nhà trường .................................................................................................................................. 8 3.2.1. Quy chế đánh giá, phân loại viên chức theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ .......................................................................................................................... 9 3.2.2. Quy chế xét thi đua khen thưởng ........................................................................ 13 3.3. Biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua .................................................................. 14 3.3.1. Hội thi giáo viên dạy giỏi ....................................................................................... 14 3.3.2. Hội thi viết sáng kiến, cải tiến và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .... 15 3.3.3. Hội thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng Elearning, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hội thi khác do Sở Giáo dục tổ chức ........................................................... 16 IV- Hiệu quả đạt được ..................................................................................................... 18 V- Mức độ ảnh hưởng...................................................................................................... 21 VI- Kết luận ...................................................................................................................... 21 B-PHẦN PHỤ LỤC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN QUANG DIÊU Tân Châu, ngày 18 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO Sáng kiến về biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Nguyễn Quang Diêu I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Hữu Tình Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 20/10/1981 - Nơi thường trú: Ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu - Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học - Lĩnh vực công tác: Quản lý chung các mặt công tác trong nhà trường II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 1. Số liệu 1.1. Số liệu học sinh năm học 2019 - 2020 KH giao Thực hiện Tỷ lệ Khối 10 301 295 98,01% Khối 11 340 333 97,94% Khối 12 260 258 99,23% Toàn trường 901 886 98,34% 1.2. Số liệu giáo viên, nhân viên Ngữ văn Toán Lý Hóa Sinh 5 7 6 5 4 Ngoại ngữ Lịch sử Địa lý GDCD Tin học 5 2 2 3 4 Thể dục GDQP KTCN KTNN Thư viện 3 2 1 0 1 Văn Thư Thiết bị Y tế Kế toán Bảo vệ 1 1 1 1 2 1.3. Số liệu phòng học, phòng bộ môn - Phòng học: có 16 phòng. - Phòng bộ môn: 06 phòng, gồm: 02 phòng Tin (50 máy), 01 phòng Lab, 01 phòng Sinh, 01 phòng Lý, 01 phòng Hóa. 1
- 2. Thuận lợi - Nhà trường có khối đoàn kết nội bộ rất tốt, thuận lợi rất lớn trong mọi hoạt động. - Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, được đào tạo chính quy, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề; có ý thức xây dựng đoàn kết nội bộ; có lòng tự trong nghề nghiệp cao; có tinh thần học hỏi để vươn lên trong công tác, giảng dạy và quản lý học sinh. Chất lượng chuyên môn ngày càng được ổn định; hầu hết giáo viên có trình độ Tin học khá, thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đổi mới PPDH. - BGH trẻ có ý thức trách nhiệm cao, luôn gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, nhạy bén với việc tiếp cận các phương pháp quản lý hiện đại, tạo sự tin tưởng trong đội ngũ và uy tín đối với lãnh đạo và nhân dân địa phương; có tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm đối với công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - CSVC nhà trường khá đầy đủ, các khối công trình cơ bản đáp ứng cho hoạt động giáo dục. Cảnh quan sư phạm khang trang, xanh – sạch – đẹp, tạo môi trường thân thiện cho HS đến trường sinh hoạt và học tập. Các trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ, tạo điều kiện giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, minh họa bài giảng cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ khi tiếp thu kiến thức bài học. - Học sinh của trường đa số là con em của vùng nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề nông, có đạo đức tốt, biết vâng lời thầy cô, chưa có biểu hiện của việc vi phạm các tệ nạn xã hội, có ý thức học tập để vươn lên. - Đảng bộ và các đoàn thể nhà trường luôn được xây dựng vững mạnh. Trong nhiều năm qua Đảng bộ trường luôn đạt Trong sạch Vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn và Đoàn trường được công nhận vững mạnh, xuất sắc. - Chất lượng giáo dục nhà trường hàng năm đều tăng dần lên. Kết quả tốt nghiệp, đỗ vào CĐ, ĐH khá cao, tạo tâm lý phấn khởi trong đội ngũ, sự phấn đấu trong học sinh. - Xác lập được uy tín đối với ngành, các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. - Nhà trường đóng trên địa bàn khu dân cư, cách xa trục lộ chính nên hạn chế rất lớn tình trạng ùn tắt, tai nạn giao thông xảy ra khi học sinh tan trường. 3. Khó khăn - Đội ngũ GV đa số trẻ, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn chưa nhiều, chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh, từ đó ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và giáo dục đạo đức, cũng như tiếp cận với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục. - BGH đều trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chưa tạo được nhiều đột phá, sáng tạo trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ và chất lượng giáo dục mũi nhọn. - Cơ sở vật chất nhà trường hiện nay đang có dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt các thiết bị phòng bộ môn, thư viện, hầu hết đã lỗi thời, có thiết bị hư hỏng nặng không sửa chữa được, cần có kế hoạch thay mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong điều kiện đổi mới giáo dục sắp tới. 2
- - Một bộ phận học sinh chưa ngoan, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, không vâng lời thầy cô, thiếu ý chí phấn đấu trong học tập, cũng như tự học tìm tòi kiến thức. Gia đình học sinh thiếu sự phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục toàn diện, thường khoán trắng cho nhà trường. - Nhà trường đóng trên địa bàn nông thôn, có khá nhiều học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ đó tìm ẩn nguy cơ bỏ học rất cao. Công tác xã hội hóa chưa đủ mạnh để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Cấp ủy Đảng, chính quyền, Đoàn thể trong nhà trường chưa thật sự nhạy bén trong việc lãnh đạo, điều hành, quản lý đội ngũ để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới hiện nay. * Tên sáng kiến: Sáng kiến về việc thúc đẩy phong trào thi đua lập thành tích đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Nguyễn Quang Diêu. * Lĩnh vực: Quản lý. III- Mục đích yêu cầu của đề tài sáng kiến - Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong việc chăm lo sự nghiệp “Trồng người”, vì tương lai của con em, gia đình và đất nước. - Tạo môi trường thi đua thân thiện để thu hút đội ngũ hăng say học tập và nghiên cứu tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Động viên đội ngũ cán bộ viên chức (CBVC) năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua “dạy tốt”, “học tốt”, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vững mạnh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học. - Phát hiện nhân tố mới, các tập thể tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong đội ngũ CBVC, các mô hình, công việc mới có tác động sâu sắc đến hiệu quả quản lý và giảng dạy, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua của trường trong giai đoạn tới. - Nguyên tắc thi đua: trên tinh thần tự nguyện, tự giác, dân chủ, công bằng, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét và đề nghị các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua. Chỉ xét tặng danh hiệu thi đua cho các tập thể, cá nhân có đăng ký thi đua. Không đăng ký thi đua không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua. 1. Thực trạng về phong trào thi đua của nhà trường trước khi áp dụng sáng kiến Ngay từ những năm đầu thành lập, phong trào thi đua lập thành tích trong đội ngũ vô cùng hạn chế. Đội ngũ giáo viên chủ yếu tập trung chăm lo chuyên môn, hoạt động giảng dạy, ít quan tâm tới việc đăng ký thi đua lập thành tích. Với lại BGH nhà trường cũng chưa chú ý đến việc phát động phong trào thi đua cho đội ngũ tham gia, có chăng thì cũng vài giáo viên tham gia theo tính tự phát, nên cũng không mặn mà, có cũng được, không có cũng không sao. Từ đó, kết quả thi đua của trường, của tổ chuyên môn, cũng như của đội ngũ không đạt kết quả cao. Trường thì được sở Giáo dục công 3
- nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn cá nhân chỉ dừng lại danh hiệu Lao động Tiên tiến. Còn thành tích cao thì không có. Tất cả kết quả đó xuất phát từ những nguyên nhân: Thứ nhất, Trường mới thành lập chưa có cơ sở vật chất riêng, chủ yếu mượn tạm các trường học lân cận để hoạt động và giảng dạy. Việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh như thế diễn ra từ năm học 2006 – 2007 cho đến năm học 2009 – 2010 trường mới có cơ sở riêng. Thứ hai, hầu hết đội ngũ giáo viên, nhân viên đều mới tốt nghiệp ra trường, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nên phần lớn đầu tư cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Từ đó xuất hiện quan điểm chưa có kinh nghiệm thì làm sao có sáng kiến để tham gia thi đua. Thứ ba, chất lượng học sinh đầu vào thấp, hầu hết đều là học sinh trung bình và yếu, ý thức học tập kém; tỷ lệ bỏ học cao, vi phạm nội quy ngày càng nhiều. Môi trường xã hội bên ngoài ngày càng nhiều những tụ điểm thiếu lành mạnh luôn luôn rình rập và lôi kéo các em tham gia. Thứ tư, lãnh đạo nhà trường do ai cũng mới, chưa am hiểu nhiều về công tác thi đua, nên chưa chủ động phát động phong trào thi đua rộng rãi. Có chăng thì vận động một vài giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi đồ dùng dạy học,... Không có quy chế thi đua khen thưởng, nên cuối năm xét chủ yếu theo cảm tính nhiều hơn. Do giáo viên không quan tâm đến công tác thi đua, nên cuối năm ai được xét cũng mặc kệ, không có khiếu nại gì. Thứ năm, một số giáo viên rất có năng lực, có phấn đấu, có nhiều sáng kiến mới trong việc thực hiện kế hoạch nhà trường, nhưng lại rất ngại viết sáng kiến, ngại thi đua và cho rằng đó là hình thức, không có ý nghĩa, bệnh thành tích. Thứ sáu, công tác xét nâng lương trước thời hạn cũng rất nhẹ nhàng, có chỉ tiêu theo quy định nhưng không đò hỏi điều kiện cao, rất nhẹ nhàng, miễn có lao động tiên tiến là được. Từ đó cũng không tạo động lực để giáo viên tham gia thi đua. Thứ bảy, do chế độ tiền lương rất thấp, một bộ phận giáo viên phải tạo điều kiện làm thêm bên ngoài, nên không có thời gian đầu tư chuyên môn, không quan tâm đến công tác thi đua. Do đó, nhà trường chưa tạo ra phong trào chung để tạo động lực cho đội ngũ phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Do vậy chất lượng giáo dục nhà trường trong những năm đầu rất thấp so với những trường trong cùng nhóm thi đua do Sở Giáo dục quy định. Kết quả thi đua trong những năm đầu: 1.1. Chất lượng giáo dục Bên cạnh đó tỉ lệ học sinh giỏi, khá thấp và học sinh yếu, kém cao: 2006 – 2007– 2010- Năm học 2008 –2009 2009–2010 2007 2008 2011 Giỏi, Khá 26.2% 36.9% 29.5% 38.7% 38,1% Yếu, kém 22.53% 10% 25.7% 11.2% 15% 4
- 1.2. Hiệu quả đào tạo 2009- 2010- Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2010 2011 Tỷ lệ: % Chưa Chưa 69.06% 71.31% 67.06% 1.3. Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và CĐ-ĐH 2010- Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2011 Tốt nghiệp 80.51% 88.8% 83.33% 94.83% 97,63% THPT Đỗ CĐ – ĐH Chưa 36.9% 41.9% 56.96% 58,2% 1.4. Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh 2006 – 2007 – 2008 – 2009 – 2010 – Năm học 2007 2008 2009 2010 2011 HSG văn hóa 0 0 0 0 04 HSG thí nghiệm 0 04 03 05 07 TH HSG máy tính 0 01 02 01 03 cầm tay 1.5. Thành tích của giáo viên ĐDD SKK SKK ĐDD LĐT GVD GVD H CS CST N cấp N H T/Tổ Năm học G cấp G cấp cấp TĐ Đ cấp trườn cấp cấp LĐT trường tỉnh trườ CS tỉnh g tỉnh tỉnh T ng 2006 – 2007 05 01 2007 – 2008 09 2008 – 2009 16 2009 – 2010 14 08 02 02 22 05 2010 – 2011 11 11 26/1 06 1.6. Kết quả khen thưởng của giáo viên Năm học BK Tỉnh BK Bộ BK Chính phủ 2006 – 2007 0 0 0 2007 – 2008 0 0 0 2008 – 2009 0 0 0 2009 – 2010 0 0 0 2010 – 2011 01 0 0 5
- 1.7. Kết quả khen thưởng của Trường Cờ thi Tập thể Tập thể BK Chính Năm học đua BK Tỉnh BK Bộ phủ LĐTT LĐTT tỉnh 2006 – 2007 0 0 0 0 0 0 2007 – 2008 0 0 0 0 0 0 2008 – 2009 0 0 0 0 0 0 2009 – 2010 0 0 0 0 0 0 2010 – 2011 0 0 0 0 0 0 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Đứng trước thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp so với yêu cầu, phong trào thi đua thiếu động lực, kết quả thi đua chưa tương xứng với quy mô phát triển của trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới. Với trách nhiệm người quản lý, bản thân luôn suy nghĩ về nhiều giải pháp tổ chức hiệu quả phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xét thấy, điều kiện thuận lợi của đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, có điều kiện thực hiện tốt các phong trào nhà trường; đồng thời công nghệ thông tin ngày càng phát triển là điều kiện tạo động lực cho đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Với lại, trong hoàn cảnh toàn ngành giáo dục đang quyết tâm đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà, đặc biệt thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nếu không tạo điều kiện, động lực cho đội ngũ phát triển, thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, lỗi thời, không đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới sắp tới. Trước thời cơ đó, lãnh đạo nhà trường nhận thấy, chỉ có phát động phong trào thi đua lập thành tích mới mong nâng cao được chất lượng giáo dục nhà trường, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn góp phần đạt mục tiêu của kế hoạch chiến lược đã đề ra “Trường đạt chuẩn quốc gia”, “đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục”. Để kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đạt hiệu quả, lôi kéo được nhiều giáo viên, nhân viên tham gia, BGH nhà trường cần phải xây dựng bộ Quy chế thi đua khen thưởng cụ thể, đặc biệt là cụ thể hoá Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ thành Quy chế riêng của nhà trường trong việc đánh giá, phân loại viên chức vào cuối năm học. Mục đích tạo sự công bằng, công tâm trong đánh giá phân loại để tiến tới xét thi đua thành tích cao và xét nâng lương trước thời hạn hàng năm. Và tất cả giáo viên, nhân viên phải tham gia thi đua lập thành tích. Như vậy có thể sẽ góp phần trước mắt giúp cho giáo viên, nhân viên có môi trường thi đua lành mạnh để phát triển. Từ đó có thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho nhà trường. Nhận thấy đây có thể là giải pháp bản lề trong các giải pháp tiếp theo giúp cho chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường dần nâng cao, tạo niềm tin cho lãnh đạo địa phương, nhân dân, đặc biệt tạo nên thương hiệu thu hút học sinh tham gia học tập tại trường. Như vậy, qua giải pháp đã làm tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu, chúng tôi kiểm nghiệm, phân tích lại những giải pháp đã làm để tiếp tục vận dụng vào công tác quản lý trong những năm tiếp theo, nhất là thời kỳ chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 6
- 3. Nội dung sáng kiến (thời gian thực hiện năm học 2011 – 2012 đến năm học 2018 – 2019) 3.1. Tăng cường nhận thức của tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường Mục đích giúp cho giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ vai trò và ý nghĩa của phong trào thi đua của nhà trường để tranh thủ sự đồng tình, đặc biệt huy động ý thức nêu gương của đảng viên, nhất là những đảng viên giữ chức vụ. Đồng thời phối hợp với Công đoàn và Đoàn Thanh niên cùng phát động phong trào thi đua lập thành tích trong lực lượng đoàn viên giáo viên. Nếu được cả 03 tổ chức phối hợp nhuần nhuyễn và thêm sự lãnh chỉ đạo quyết tâm của Đảng uỷ, thì chắc chắn phong trào thi đua của nhà trường nói chung sẽ tiến bộ trong thời gian ngắn, giúp nhà trường đat được các chỉ tiêu đề ra. 3.1.1. Tăng cường nhận thức của giáo viên, nhân viên Giáo viên, nhân viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo nhà trường phân công. Để tổ chức thực hiện phong trào thi đua trong nhà trường đạt hiệu quả, người giáo viên, nhân viên cần được quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa phong trào, đặc biệt biết được quyền lợi cá nhân góp phần làm nên quyền lợi của tập thể. Bằng việc được phổ biến, học tập, nghiên cứu, nắm chắc vai trò và ý nghĩa của phong trào thi đua; biết cách tổ chức thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Qua đó, giáo viên có điều kiện trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, sở trường, sở đoản; đồng thời còn tạo điều kiện cho giáo viên trong nhà trường thi đua lập thành tích. BGH nhà trường mạnh dạn tác động vào lòng tự trọng nghề nghiệp giáo viên, nhân viên mới mong tìm được sự đột phá trong việc phát triển nhà trường, đặc biệt nhà trường toàn là giáo viên trẻ, hầu hết mới ra trường dạy một vài năm, có lòng nhiệt huyết, lòng tự trọng nghề nghiệp rất cao. Trường mới thành lập, nhằm tạo thương hiệu và uy tín để thu hút học sinh tham gia học tập, phát triển quy mô trường lớp, chỉ có tạo ra được phong trào thi đua lập thành tích thì mới mong đạt được mục đích giáo dục của nhà trường. 3.1.2. Cách thức thực hiện Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường tổ chức quán triệt chủ trương này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường thông qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm. Qua đó tác động đến toàn thể đội ngũ về ý nghĩa của việc tổ chức các phong trào thi đua, cụ thể: - Thứ nhất, mỗi cá nhân tham gia thi đua, trước tiên đó là trách nhiệm của người đảng viên là phải nêu gương đi đầu. Tiếp theo, đáp ứng quyền lợi của cá nhân, có động lực để nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; lập được thành tích và được xét thi đua (Lao động Tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, xét Bằng khen của tỉnh, của Bộ,…), có thành tích được xét nâng lương trước thời hạn, tăng thêm uy tín của mình trong ngành giáo dục, được phụ huynh học sinh tín nhiệm, được lãnh đạo nhà trường đưa vào quy hoạch đào tạo chuyên môn cao, quy hoạch vào cán bộ quản lý, cấp uỷ đảng,…chắc chắn đối với những cá nhân không thi đua, bản thân mình sẽ có quyền lợi hơn rất nhiều. - Thứ hai, nhiều cá nhân tham gia phong trào thi đua đạt hiệu quả cao thì góp phần tạo nên tập thể vững mạnh, chất lượng cao, nâng cao được chất lượng giáo dục 7
- cho nhà trường, giúp nhà trường được xét tập thể Lao động Tiên tiến, Lao động Xuất sắc, được xét Bằng khen của tỉnh, của Bộ, của Thủ tướng Chính phủ,…xét Cờ thi đua của tỉnh, Bộ,…Trường thực hiện được mục tiêu “đạt chuẩn quốc gia”,…khi đó nhà trường đã xác lập được uy tín và thương hiệu đối với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương và nhân dân trên địa bàn. - Như vậy, ý thức thi đua của mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn cho sự phát triển nhà trường. Bác Hồ từng nói “Thi đua là yêu nước, muốn yêu nước thì phải thi đua”. Do đó phong trào thi đua đã được sự đồng thuận rất cao của đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường và được Công đoàn nhà trường thống nhất trong phiên Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, có ký kết giao ước thi đua. 3.2. Biện pháp xây dựng quy chế đánh giá, phân loại viên chức cuối năm theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ và quy chế thi đua khen thưởng trong nhà trường Việc ban hành quy chế đánh giá, phân loại viên chức cuối năm và quy chế thi đua, khen thưởng cụ thể, rõ ràng, minh bạch, công bằng sẽ là nguồn kích thích rất lớn đối với đội ngũ trong phong trào thi đua ở nhà trường, cụ thể: Trong những năm gần đây, công tác đánh giá, phân loại viên chức cuối năm theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xét thi đua khen thưởng, đặc biệt xét thi đua cao, nhà trường gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ lý do: - Đối với công tác đánh giá, phân loại cuối năm: Viên chức muốn được phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong các tiêu chí, thì tiêu chí sáng kiến đạt giải do cấp thẩm quyền phê duyệt là tiêu chí quan trọng. Trong khi đó, số lượng viên chức trong nhà trường đạt sáng kiến rất nhiều, hàng năm khoảng 70%, có khi lên đến 90%, bên cạnh đó các tiêu chí khác đều thực hiện rất tốt. Như vậy nếu đánh giá phân loại thì đều đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hết thì trở thành hiện tượng. Như thế thì bản thân người cán bộ quản lý nhận thấy rất khó. Nếu hạn chế lại, thì phải có chỉ tiêu, nếu có chỉ tiêu thì phải bỏ phiếu kín, mà bỏ phiếu kín thì không đúng, bởi vì đánh giá, phân loại cuối năm phải do Thủ trưởng đơn vị đánh giá, phân loại. Do đó sẽ không phù hợp. Như vậy, phải nghiêm khắc trong chấm sáng kiến, mà đội ngũ nhà trường đều trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm, kiến thức tương đương nhau, nhưng phải chấm cho nhau (chủ yếu các tổ trưởng và BGH). Nếu chấm không đạt (chấm khó) thì lại không phục, dẫn đến khiếu nại. Mà nếu làm thế này, thì vô tình triệt tiêu phong trào viết sáng kiến của đội ngũ (do bất mãn). Trong khí đó phong trào viết sáng kiến vô cùng quan trọng trong sự phát triển đội ngũ nói riêng, sự phát triển của nhà trường nói chung. - Đối với công tác xét thi đua khen thưởng: Nguyên ngân do phong trào thi đua của nhà trường trở nên thường xuyên và đạt được rất nhiều kết quả, giúp nhà trường đạt mục tiêu đề ra, trường đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1. Khi đó rất nhiều giáo viên đạt kết quả trong thi đua rất cao, cụ thể đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở, đồ dùng dạy học cấp tỉnh, bồi dưỡng HSG đạt rất nhiều giải, ...trong khi đó, xét Chiến sĩ thi đua thì có giới hạn bởi chỉ tiêu 15% trong số viên chức đạt danh hiệu Lao động Tiên tiến. Cho nên khi xét thi đua, Hội đồng thi đua chủ yếu biểu quyết bằng phiếu kín để chọn. Tuy nhiên, cũng mang tính cảm tính thương, ghét – thích hoặc không thích, thành viên trong hội đồng thì bênh vực cho tổ viên của mình,...Từ đó dẫn 8
- đến tình trạng người có thành tích nhiều thì không đạt, người có thành tích ít thì đạt, rồi dẫn đến khiếu nại, gây mất đoàn kết nội bộ. Trước tình hình đó, để giữ vững phong trào thi đua của nhà trường và tránh những trường hợp viên chức khiếu nại, nguy cơ gây mất đoàn kết nội bộ, lãnh đạo nhà trường đã bắt tay vào việc xây dựng cụ thể hoá một cách chi tiết Quy chế đánh giá, phân loại viên chức và quy chế xét thi đua khen thưởng vào cuối năm. Và quy chế này, sẽ được thông qua toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường thông qua Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, xem như là Nghị quyết về thi đua khen thưởng. Cuối năm căn cứ vào Quy chế này để thực hiện, đảm bảo tính công khai. Trong những năm gần đây, từ khi thực hiện Quy chế này đã phát huy được rất nhiều kết quả, khích lệ được tinh thần thi đua lập thành tích của tập thể (có quy chế kèm theo ở phần phụ lục). 3.2.1. Quy chế đánh giá, phân loại viên chức theo Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ Nội dung quy chế chỉ tập trung vào những điểm mới được cụ thể hoá ra từ Nghị định 56 của Thủ tướng Chính phủ (trích từ Điều 9 và Điều 10 của quy chế). Như vậy viên chức tham gia đánh giá phân loại hoàn thành xuất sắc phải đảm bảo các tiêu chí sau đây: Điều 9. Nội dung đánh giá viên chức và người lao động Việc đánh giá viên chức, người lao động được thực hiện theo các nội dung sau đây: Tiêu chí 1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; Chất lượng giảng dạy cuối năm học của cá nhân (căn cứ vào HS Khá - giỏi và HS yếu - kém): lấy bình quân môn. Chọn 01 trong 02 phương án: Phương án 01: trong năm học 2019 - 2020 khối 10 (10A5,6,7 tính bình quân riêng, lý do 03 lớp này Tiếng Anh hệ 10 năm, đều là những HS giỏi), các lớp còn lại tính bình quân chung; khối 11 (11A7,8 tính bình quân riêng, lý do 02 lớp này Tiếng Anh hệ 10 năm, đều là những HS giỏi), Khối 12 tính bình quân theo nhóm thi đua (Tự nhiên – Xã hội). Phương án 02: sử dụng chỉ tiêu đăng ký đầu năm được BGH phê duyệt (dựa vào kế hoạch cá nhân). Như vậy khi tổ chức xét, tổ trưởng căn cứ vào phương án có lợi cho giáo viên. * HSG - Khá: Kết quả giảng dạy của giáo viên có HSG – khá từ dưới 2% đến trên bình quân môn 3% hoặc so với đăng ký đầu năm (đạt); từ trên 3% trở lên so với bình quân môn hoặc đăng ký đầu năm (vượt); trường hợp còn lại (chưa đạt). * HS yếu - kém: - Kết quả giảng dạy của giáo viên có tỷ lệ HS yếu – kém dưới bình quân môn hoặc đăng ký đầu năm (vượt), bằng bình quân môn hoặc đăng ký đầu năm (đạt), còn lại (chưa đạt). 9
- - Cách xét: Vượt + vượt/đạt = vượt; vượt + chưa đạt = đạt; đạt + đạt = đạt; đạt + chưa đạt = chưa đạt. Tiêu chí 2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; a) Phẩm chất chính trị, lối sống tác phong, đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo (TTCM khi xét Vượt/đạt/chưa đạt phải đánh giá thật kỹ nội dung này, cần thiết thì bỏ phiếu tín nhiệm). b) Ý thức tổ chức kỷ luật và thực hiện quy chế chuyên môn (phải có minh chứng – TTCM phải có sổ ghi nhận, cuối năm BGH sẽ cung cấp danh sách GV, NV vi phạm quy định cho từng tổ riêng biệt để xét): (Trường hợp sau đây được xem là vi phạm: lên lớp trễ, bỏ tiết, cắt tiết, tự ý đổi tiết, vắng sinh hoạt dưới cờ, vắng họp, vắng dự giờ,……không báo BGH và không có lý do chính đáng; lên lớp không có bài soạn, dạy không đúng với PPCT, dạy ký sổ đầu bài trễ, BGH kiểm tra ghi nhận, vào điểm trễ so với kế hoạch, hồ sơ cá nhân không đầy đủ khi kiểm tra, …..) - Không vi phạm hoặc nếu có thì không quá 01 lần, cá nhân có khắc phục tốt sau 01 lần vi phạm (xét vượt). - Vi phạm từ 02 lần, cá nhân có khắc phục tốt sau 02 lần vi phạm (xét đạt). - Vi phạm từ 03 lần, cá nhân có khắc phục tốt sau 03 lần vi phạm (không đạt). Trường hợp trên 03 lần thì không được tham gia xét Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mặc dù các tiêu chí khác đều đạt mức độ vượt. c) Cách xét: Vượt + vượt/đạt = vượt; vượt + chưa đạt = đạt; đạt + đạt = đạt; đạt + chưa đạt = chưa đạt. Tiêu chí 3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động; Tổ chuyên môn tiến hành thảo luận, đánh giá mức độ giáo viên trong việc thể hiện tinh thần trách nhiệm, xây dựng đoàn kết nội bộ và tinh thần phối hợp trong công việc được giao của tổ chuyên môn, đoàn thể và thực hiện quy tắc ứng xử (nếu cần lấy ý kiến bằng phiếu kín) để xét vượt, đạt, chưa đạt. Tiêu chí 4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức, người lao động; 4.1. Thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp: a) Căn cứ vào điểm thi đua bình quân năm của các lớp chủ nhiệm + số lần đạt cờ luân lưu để tính: Vượt/đạt/chưa đạt. + Trường hợp bằng bình quân (đạt); từ trên bình quân trở lên (vượt); + Trường hợp dưới bình quân + ít nhất 01 lần đạt cờ trở lên (đạt); + Trường hợp còn lại (chưa đạt). b) Căn cứ vào chất lượng: Chọn 01 trong 02 phương án: 10
- - Phương án 01: trong năm học 2019 - 2020 khối 10 (10A5,6,7 tính bình quân riêng, lý do 03 lớp này Tiếng Anh hệ 10 năm, đều là những HS giỏi), các lớp còn lại tính bình quân chung; khối 11 (11A7,8 tính bình quân riêng, lý do 02 lớp này Tiếng Anh hệ 10 năm, đều là những HS giỏi), Khối 12 tính bình quân theo nhóm thi đua (Tự nhiên – Xã hội). - Phương án 02: sử dụng chỉ tiêu đăng ký đầu năm được BGH phê duyệt (căn cứ vào kế hoạch cá nhân). Như vậy khi tổ chức xét, tổ trưởng căn cứ vào phương án có lợi cho giáo viên. b1. Học lực căn cứ vào tỉ lệ HSG – khá: Giáo viên có kết quả chủ nhiệm tỷ lệ HSG – Khá bằng hoặc dưới 2% so với bình quân hoặc đăng ký đầu năm (đạt); cao hơn từ 2% trở lên (vượt); còn lại (chưa đạt). b2. Học lực căn cứ vào tỉ lệ Yếu – kém: Giáo viên có kết quả chủ nhiệm tỷ lệ HS Yếu – kém thấp hơn so với bình quân hoặc đăng ký đầu năm (vượt), bằng (đạt), còn lại (không đạt). Tính nội dung (b1), (b2) là nội dung khống chế: Cách xét (b1) và (b2): Vượt + vượt/đạt = vượt; vượt + chưa đạt = đạt; đạt + đạt = đạt; đạt + chưa đạt = chưa đạt. * Cách xét chung: Lấy kết quả xét (b1,b2) + a: Vượt (b1,b2) + vượt/đạt (a) = vượt; vượt (b1,b2) + chưa đạt (a) = đạt; Đạt (b1,b2) + vượt/đạt/chưa đạt (a) = đạt; Chưa đạt (b1,b2) + vượt/đạt/chưa đạt (a) = chưa đạt. * Lưu ý: Trường hợp GV không tham gia chủ nhiệm, thì khi xét lấy hiệu quả kiêm nhiệm khác được BGH phân công và phải được BGH nhà trường tặng giấy khen đột xuất khi có thành tích vượt trội (xét Vượt). Trường hợp chỉ hoàn thành nhiệm vụ (xét Đạt). Trường hợp còn lại (chưa đạt). Trường hợp GV không có nhiệm vụ kiêm khác thì không tính nội dung này. 4.2. Tham gia các hoạt động phong trào trong nhà trường: - Cá nhân có tham gia đầy đủ và tích cực nổi trội theo phân công, được lãnh đạo nhà trường tặng giấy khen: vượt - Cá nhân có tham gia đầy đủ theo phân công, nhưng chưa thể hiện mặt tích cực: đạt. - Cá nhân có tham gia, nhưng không đầy đủ theo phân công, thì tùy từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể: đạt hoặc không đạt (khi xét cần phải cân nhắc thật kỹ). 4.3. Đánh giá chung: (4.1+ 4.2): Vượt + vượt/đạt = vượt; vượt + chưa đạt = đạt; đạt + đạt = đạt; đạt + chưa đạt = chưa đạt. Tiêu chí 5. Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận. 5.1. Sáng kiến, đề án, công trình khoa học: 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 413 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao ở chương trình THPT
47 p | 127 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 40 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận năng lực ở trường Trung học phổ thông Mường Luân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
28 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài 6 Giáo dục công dân 12
47 p | 56 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12
50 p | 39 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác kênh hình sách giáo khoa Sinh học 12, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ ôn thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia
17 p | 49 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn