Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua chủ đề Hóa học vô cơ 12
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tổ chức các hoạt động tự học môn Hóa học cho học sinh. Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học chủ đề hóa học vô cơ lớp 12 nhằm hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua chủ đề Hóa học vô cơ 12
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA CHỦ ĐỀ HÓA HỌC VÔ CƠ 12 LĨNH VỰC: HÓA HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA CHỦ ĐỀ HÓA HỌC VÔ CƠ 12
- LĨNH VỰC: HÓA HỌC Họ và tên : Phạm Lâm Tùng 0941 545 115 Trần Thị Vân 0972 083 218 Tổ : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2020 2021 NĂM HỌC: 2020 2021 MỤC LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tốc độ phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải trang bị cho mình tri thức, năng lực và phẩm chất cần thiết như: tính linh hoạt, năng động, tự chủ, khả năng thích ứng và sáng tạo. Điều này đòi hỏi con người phải không ngừng học tập – học tập suốt đời để nhanh chóng tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới. Với bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu chấm dứt như hiện nay thì việc trang bị cho học sinh các năng lực học tập để thích nghi với những biến cố, thay đổi môi trường học tập có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc có vị trí rất quan trọng. Chương trình Hóa học lớp 12 THPT nói chung và phần hóa học vô cơ nói riêng chứa lượng thông tin kiến thức khá lớn, có rất nhiều nội dung quan trọng. Trước các điều kiện học tập đa dạng, nguồn tài liệu tham khảo phong phú như hiện nay, việc tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên vừa đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 chưa thể kiểm soát được. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua chủ đề Hóa học vô cơ 12” nhằm góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức các hoạt động tự học môn Hóa học cho học sinh. Thi ết k ế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học chủ đề hóa học vô cơ lớp 12 nhằm hình thành và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động tự học môn hóa học cho học sinh. Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh tự học chủ đề hóa vô cơ lớp 12 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở THPT. Đối tượng tác động: Học sinh một số trường THPT ở Nghi Lộc 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu cơ sở lý luận về năng lực tự học và các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Tìm hiểu thực trạng quá trình tự học của học sinh. Tổ chức hoạt động tự học môn hóa học cho học sinh của giáo viên ở trườ ng THPT. Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh tự học chủ đề hóa vô cơ lớp 12 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Chủ đề hóa học vô cơ lớp 12. Địa bàn thực nghiệm: Một số trường THPT trên địa bàn Nghi Lộc. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 /2020 6. Giả thuyết khoa học Nếu việc tổ chức hoạt động tự học và thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học đảm bảo được mục đích, yêu cầu về nội dung và chất lượng đồng thời sử dụng tài liệu một cách hợp lý sẽ góp phần bồi dưỡng và phát huy năng lực tự học cho học sinh, nâng cao hiệu quả quá trình dạy học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra cơ bản. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tự học 1.1.1. Quan niệm về tự học Đến nay, còn có nhiều quan niệm về tự học, chẳng hạn như:
- Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là người học luôn là chủ thể nhận thức, tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Đặc điểm cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác và kiên trì cao, sự tích cực, độc lập và sáng tạo của HS tự mình thực hiện việc học. Xét về có hay không có sự trợ giúp từ các yếu tố bên ngoài, tự học có hai mức độ: tự học hoàn toàn và tự học có hướng dẫn. Quá trình tự học thường được diễn ra theo các giai đoạn: * Giai đoạn I. Tự nghiên cứu + Bước 1. Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự học. + Bước 2. Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ đề. + Bước 3. Hệ thống hoá kiến thức. Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có. * Giai đoạn II. Tự thể hiện và hợp tác Tự học theo cách đã nêu ở giai đoạn I tuy kiến thức có hệ thống, nhưng còn mang tính chủ quan, những nhầm lẫn, thiếu sót nếu có sẽ không dễ gì được tự phát hiện ra. Vì thế cần phải qua giai đoạn II, nhằm chuyển sản phẩm (kiến thức, kĩ năng,…) chủ quan thành khách quan. Tức là cần phải xã hội hoá sản phẩm học tập. Giai đoạn này được thực hiện qua các bước: + Bước 4. Tự thể hiện. + Bước 5. Thảo luận.
- * Giai đoạn III. Tự điều chỉnh + Bước 6. Tự đánh giá. + Bước 7. Tự điều chỉnh. Tuy nhiên, đến đây vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “Mục đích học để làm gì?”, mà chỉ trả lời được khi HS sử dụng kiến thức vào các tình huống học tập và đời sống. Vì vậy, cần có thêm giai đoạn vận dụng. * Giai đoạn IV. Vận dụng kiến thức + Bước 8. Vận dụng kiến thức. 1.1.2. Vị trí, vai trò của tự học Tự học được xem là một mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Rèn luyện kĩ năng tự học là phương thức tốt nhất để tạo ra động lực cho HS trong quá trình học tập. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời. 1.1.3. Những thành tố cơ bản của tự học Muốn tự học, mỗi người cần thiết phải có được bốn thành tố cơ bản, là: a. Động cơ học tập Trong rất nhiều động cơ học tập của HS, ta có thể tách thành hai nhóm cơ bản: Các động cơ hứng thú nhận thức. Các động cơ trách nhiệm trong học tập.
- b. Học tập có kế hoạch HS cần xác định mục tiêu học tập của mình theo năm yếu tố sau đây: Cụ thể và rõ ràng: Càng chi tiết càng dễ thực hiện. Đo lường được: Mục tiêu có thể đo lường và đánh giá được một cách rõ ràng Có thách thức: Mục tiêu phải cho thấy người học cần phải nỗ lực và có kỉ luật mới có thể đạt được. Thực tế: Có khả năng đạt được đối với HS đó. Có thời gian để hoàn thành: Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành cụ thể. c. Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh kiến thức Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Theo đó, nó thường bao gồm các hoạt động như: Tiếp nhận, thu thập thông tin. Xử lí thông tin. Trao đổi, phổ biến thông tin. Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 1.2. Tự học có hướng dẫn 1.2.1. Tài liệu hỗ trợ tự học a. Khái niệm
- Tự học có hướng dẫn là hình thức tự học mà người học có thể tự chiếm lĩnh kiến thức trên cơ sở tài liệu hỗ trợ tự học hoặc có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Tài liệu hỗ trợ tự học được biên soạn bao gồm cả nội dung, cách xây dựng kiến thức và kiểm tra kết quả. Tài liệu này giúp cho HS có thể dễ dàng trong việc tự học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá được kết quả của mình. Tài liệu hỗ trợ tự học là phương tiện vật chất mang lượng thông tin đã được xử lý nhằm đảm bảo cho người học có khả năng tự chiếm lĩnh tri thức được chứa đựng trong nó. Do đó, hiệu quả quá trình tự học của HS không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu hỗ trợ tự học mà còn phụ thuộc vào nội lực bản thân của HS và việc GV sử dụng tài liệu như thế nào để hướ ng dẫn HS tự học trong quá trình dạy. b. Đặc điểm của tài liệu hỗ trợ tự học Tài liệu hỗ trợ tự học cần đáp ứng những yêu cầu như: + Nêu mục tiêu cần đạt được rõ ràng và cụ thể để học sinh sau khi học có thể căn cứ vào đó để tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học. + Nội dung kiến thức được chia thành nhiều kiến thức nhỏ phù hợp với trình độ nhận thức của người học. + Cần có những hướng dẫn để người học tự giải quyết vấn đề, chỗ nào cần chấp nhận, chỗ nào cần làm rõ, phần hướng dẫn kiến thức cần bổ sung. + Có phần kiểm tra để người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình. + Hình thức trình bày của tài liệu được đảm bảo về tính mỹ thuật. Nếu tài liệu được thiết kế dễ nhìn, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của HS thông qua kênh nhìn thì sẽ góp phần không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động học tập nói chung và tự học nói riêng. 1.2.2. Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tự học Cốt lõi của việc học là tự học. Nội lực của HS đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng của quá trình tự học. Tuy nhiên, tự học không có
- nghĩa là học một mình mà học trong sự hợp tác với các bạn, trong môi trường xã hội, dưới sự hướng dẫn của người thầy. Nếu không có sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, quá trình HS tự mình tìm tòi, khám phá tri thức sẽ gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và dễ nản chí. Sự hướng dẫn của GV giúp HS rút ngắn thời gian trong việc “thử, sai, sửa” trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; kích thích HS chăm chú lắng nghe, động não, biết đặt câu hỏi và rèn luyện tư duy, tự giải quyết vấn đề. Do đó, vai trò của GV là cung cấp kinh nghiệm, hướng dẫn, sửa chữa kịp thời những sai sót của HS về mặt kiến thức. Thông qua hoạt động dạy của mình, GV còn hình thành và rèn luyện kĩ năng tự học của HS, gây hứng thú và tạo niềm tin vào khả năng tự học ở HS. 1.3. Tổng quan về phần hóa học vô cơ lớp 12 THPT 1.3.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phần hóa vô cơ THPT Hóa học vô cơ cùng với hóa học đại cương và hóa học hữu cơ tạo thành một hệ thống kiến thức toàn vẹn của chương trình hóa học phổ thông; đáp ứng được mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản, hiện đại và thiết thực cho HS để giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Các kiến thức phần hóa học vô cơ là một trong những nội dung không thể thiếu được trong chương trình hóa học phổ thông. Khi nghiên cứu hóa học vô cơ, HS có được kiến thức cơ bản, toàn diện, có nhận thức đúng về thế giới tự nhiên, vai trò của hóa học với sự phát triển xã hội. Từ đó có nhân sinh quan sống đúng đắn, thể hiện thái độ tích cực của mình đối với trách nhiệm học tập hóa học với tự nhiên, môi trường. 1.3.2. Nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 12 THPT Chương trình hóa học 12 chuẩn : 2 tiết/ 35 tuần = 70 tiết Phần trọng tâm hóa vô cơ lớp 12 THPT được nghiên cứu trong học kì II của chương trình.
- Bảng 1.1. Nội dung chương trình hóa học vô cơ lớp 12 Bà Tên bài Ghi chú i CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 25 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 26 thổ Nhôm và hợp chất của nhôm 27 Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kiểm thổ và hợp 28 chất của chúng Luyện tập: Nhôm và hợp chất của nhôm 29 Thực hành: Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng 30 CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG Sắt 31
- Bà Tên bài Ghi chú i Hợp chất của sắt 32 Hợp kim của sắt 33 Crom và hợp chất của crom 34 Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất 37 Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất 38 của chúng Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp 39 chất của sắt, crom 1.4. Thực trạng hoạt động tự học môn hóa học của học sinh THPT 1.4.1. Mục đích và đối tượng điều tra a. Mục đích điều tra Tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học và rèn luyện các kĩ năng tự học bộ môn hóa học của HS ở trường THPT. b. Đối tượng điều tra
- Chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến của 17 GV bộ môn Hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Bảng 1.2. Số GV các trường THPT được tham khảo ý kiến STT Tên trường Số GV 1 THPT Nghi Lộc 5 5 2 THPT Nghi Lộc 2 5 3 THPT Nguyễn Duy Trinh 7 Chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến của 458 HS tham gia thực nghiệm ở một số trường THPT tại huyện Nghi Lộc Bảng 1.3. Số HS các trường được tham khảo ý kiến STT Tên trường Số HS THPT Nghi Lộc 5 150 1 THPT Nghi Lộc 2 145 2 THPT Nguyễn Duy Trinh 163 3 1.4.2. Nội dung điều tra Chúng tôi tiến hành nội dung điều tra theo 2 phiếu: phiếu điều tra GV và phiếu điều tra HS (phụ lục II). Phiếu điều tra giáo viên: chúng tôi sử dụng 6 câu hỏi về các vấn đề:
- + Tìm hiểu quan niệm của GV về tự học: tác dụng của việc tự học, mức độ phù hợp của trình độ HS đến việc tự học, những khó khăn của HS trong việc tự học. + Tìm hiểu về các biện pháp hướng dẫn HS tự học của GV. + Đánh giá của GV về sự cần thiết phải thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học phần hóa học vô cơ lớp 12. Phiếu điều tra HS: chúng tôi sử dụng 7 câu hỏi về các vấn đề: + Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học, vai trò của tự học. + Tìm hiểu về thời gian và cách tự học của HS. + Tìm hiểu về những khó khăn của HS trong quá trình tự học. 1.4.3. Kết quả điều tra a. Kết quả điều tra từ HS Về số lượng phiếu tham khảo ý kiến Bảng 1.4. Số lượng phiếu tham khảo ý kiến GV và HS Đối tượng điều tra Số phiếu phát ra Số phiếu thu vào Tỉ lệ Giáo viên 17 16 94,1% Học sinh 458 455 99,3% 1.0.0 Nhận thức của HS về vấn đề tự học Bảng 1.5. Hoạt động được HS quan tâm để đạt kết quả học tập tốt
- Hoạt động được HS quan tâm Số Tỉ lệ % Xếp lượng hạng Việc học tập chính khóa trên lớp là đủ 147 32,3 3 Việc hoc phụ đạo hoặc bồi dưỡng tại 188 41,3 2 trường Việc học thêm tại trung tâm hoặc nhà GV 207 45,5 1 Việc tự học dưới sự hướng dẫn của GV 146 32,0 4 Nhận xét: Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy khá đông các em HS biết được giờ học chính khóa trên lớp là chưa đủ, nhưng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học đến kết quả học tập. Đa số HS đầu tư thời gian vào việc học thêm, học phụ đạo và bồi dưỡng tại trường hơn là tự học ở nhà.
- Bảng 1.6. Ý kiến của HS về lý do phải tự học STT Lý do tự học của HS Số Tỉ lệ lượng % Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức 236 51,7 1 Giúp HS hiểu và nhớ bài lâu hơn 346 75,8 2 Rèn luyện tính tự giác, kiên trì và có trách nhiệm 345 75,8 3 Kích thích hứng thú và động cơ học tập đúng đắn 172 37,8 4 Phát huy tính tích cực, tự lập của HS 251 55,1 5 Mở rộng và nâng cao kiến thức 188 41,3 6 Ngoài ra, một số ý kiến cho r ằng: Tự học giúp cho HS học giỏi 1.0.1 hơn. Tự học giúp HS tự kiểm tra đánh giá đượ c khả năng của bản thân và cố gắng phấn đấu hơn. 1.0.1.512.1 Nhận xét: Đa số HS biết được vai trò của tự học nhưng với tỉ lệ chưa cao. Do chưa nắm được tầm quan trọng của việc tự học nên sự đầu tư về thời gian và công sức vào quá trình tự học của HS vẫn còn ở mức thấp. Bảng 1.7. Thời gian HS dành cho việc tự học môn hóa học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 47 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền phần quy luật hoán vị gen - Sinh học 12 cơ bản
24 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 12 THPT
21 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT khi dạy học chuyên đề Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
34 p | 6 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể bằng cách dựng mặt phẳng cơ sở
26 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước cho đội tuyển Bơi trường THPT Trần Hưng Đạo - tỉnh Ninh Bình
36 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia phần Thí nghiệm Cơ - Nhiệt
35 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn