intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là việc nâng cao chất lượng đại trà là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bên cạnh đó phong trào học sinh giỏi các cấp một mặt nó là tiêu chí quyết định để cấp trên căn cứ xếp loại thi đua cho nhà trường, mặt khác theo tôi đây cũng là tiêu chí để nhà trường khẳng định với nhân dân trong huyện về chất lượng giáo dục – đào tạo. Chúng ta đều biết “sản phẩm” của ngành giáo dục là tạo ra con người. Nếu “sản phẩm” đó ngày càng được nâng dần về chất lượng thì đó là một nguồn nhân lực quan trọng và hữu ích cho xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

  1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông CNH, HĐH Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở PHHS Phụ huynh học sinh HSG Học sinh giỏi QG Quốc gia 1
  2. MỤC LỤC I. Cơ sở công nhận sáng kiến……….……………………………………… 1 II. Tác giả sáng kiến..………..……………………………………………... 1 III. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng..…………….……………………….. 3.1. Tên sáng kiến………………………………………………………….. 1 3.2. Lĩnh vực áp dụng…………………………………………………........ 1 IV. Nội dung sáng kiến…………………………………………………….. 4.1. Giải pháp cũ thường làm..……………………………………………. 1 4.1.1. Lựa chọn đối tượng ôn luyện…………………………………… 2 4.1.2. Phân công giáo viên ôn luyện..………………..………………… 3 4.1.3. Thời gian ôn luyện……..………………………………………... 3 4.1.4. Chính sách khuyến khích giáo viên và học sinh………………... 4 4.2. Giải pháp mới cải tiến……………………….………………………… 5 4.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tì m giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ…………………………... 5 4.2.2. Cách thức tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, tính mới của giải pháp……….……………………………………………………………….. 7 4.2.3. Nội dung giải pháp mới…………..……………………………… 7 4.2.3.1. Xây dựng nguồn nhân lực……………………………………… 7 4.2.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi…………………... 11 4.2.3.3. Xây dựng chính sách khích lệ giáo viên và học sinh..…………. 13 4.2.3.4. Xây dựng truyền thống nhà trường……………………………. 14 V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được………………………..… 15 5.1. Hiệu quả kinh tế……………………………………………………….. 15 5.2. Hiệu quả xã hội……….……………………………………………….. 16 VI. Điều kiện và khả năng áp dụng…….………………………………….. 18 2
  3. 6.1. Điều kiện áp dụng………………………………………………........... 18 6.2. Khả năng áp dụng……………………………………………………… 19 PHỤ LỤC………………………………………………………………….. SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GIÁO DỤC I. Cơ sở công nhận sáng kiến: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình II. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Lê Thị Lan Anh Chức vụ: Phó hiệu trưởng Học vị: Thạc sĩ Quản lí giáo dục Địa chỉ: Trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Email: leanhksa@gmail.com Số điện thoại: 0972680376 III.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: 3.1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”. 3.2. Lĩnh vực áp dụng: - Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác Quản lí giáo dục. 3
  4. - Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đưa ra các biện pháp quản lí phù hợp trong công tác chỉ đạo ôn luyện học sinh giỏi nhằm phát huy hết năng lực của giáo viên và học sinh để đạt hiệu quả cao nhất. VI. Nội dung sáng kiến: 4.1. Giải pháp cũ thường làm: Trường THPT Kim sơn A nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là trường thuộc một huyện vùng biển của tỉnh, người dân trong huyện trên 50% là theo đạo Thiên chúa giáo. Nghề chủ yếu trong vùng là thủ công nghiệp, là m ruộng và buôn bán. Chính môi trường kinh tế của huyện đã tạo nên con người Kim Sơn năng động. Học sinh trong huyện đều có xu hướng học tập để vào các trường Đại học thuộc lĩnh vực kinh tế để ra trường có công việc phù hợp với bản thân. Đến nay trường THPT Kim Sơn A đã 54 tuổi và có một vị thế quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện, cũng như của tỉnh Ninh Bình. Nhìn lạ i phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Kim Sơn A từ 5 năm trước đây, thời điểm mà đội ngũ giáo viên đến 70% có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và 30% giáo viên vừa mới ra trường chập chững bước vào nghề, với đối tượng học sinh không thay đổi – đều là con người vùng biển Kim Sơn(ở đây chúng ta không bàn đến học sinh 5 năm về trước không giỏi bằng học sinh bây giờ, bởi đó là phép toán so sánh khập khiễng), thế nhưng kết quả của phong trào học sinh giỏi chưa tương xứng với bề dày lịch sử của nhà trường. Với một thời gian dài quản lí, tìm hiểu tôi mới thấy các giải pháp cũ thường là m trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi bên cạnh có những ưu điểm thì cũng còn nhiều điểm tồn tại cần phải cải tiến đột phá. Cụ thể những giải pháp cũ thường làm là: 4.1.1. Lựa chọn đối tượng ôn luyện: 4
  5. Đối tượng học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi được lựa chọn là những em nổi trội nhất ở các môn trong toàn khối lớp. Sau đó học sinh làm việc cùng các giáo viên được phân công ôn luyện. * Ưu điểm: - Vẫn chọn được cơ bản đúng đối tượng mong muốn cho từng môn học. * Tồn tại: - Học sinh lựa chọn chưa được trải qua các kỳ thi sát hạch, các kì thi định hướng của nhà trường(ví dụ như kì thi học sinh giỏi cấp trường…), hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người tuyển chọn, nên không thể tránh khỏi đôi lúc có tính cục bộ. - Do các em bản thân ở rải rác các lớp trong toàn khối, nên kiến thức nền tảng trang bị cho các em ở mỗi lớp với mỗi thầy giáo, cô giáo dạy sẽ khác nhau về cách tiếp cận, điều này sẽ khó cho giáo viên ôn luyện khi là m việc với các em, vì phải mất một khoảng thời gian không nhỏ để tìm hiểu từng học sinh một, sau đó mới ra được phương pháp làm việc chung. 4.1.2. Phân công giáo viên ôn luyện: Đội ngũ giáo viên ôn luyện các đội tuyển học sinh giỏi là những giáo viên giỏi có nhiều năm kinh nghiệm dạy học và thường chỉ cố định cho một nhóm giáo viên đó ở các năm mà không có sự thay đổi. * Ưu điểm: - Các thầy giáo, cô giáo dạy các đội tuyển đều là những giáo viên giỏi có kinh nghiệm dạy học và ôn luyện. - Giáo viên dạy kế thừa được kinh nghiệm và tài liệu ôn luyện của những năm trước. * Tồn tại: 5
  6. - Tính cạnh tranh của các giáo viên trong nhóm không cao(thậm trí không có) vì vậy người giáo viên ôn luyện khó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm khi bị thất bại. - Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi có năng lực, ít( thậm trí là không) có cơ hội giao nhiệ m vụ ôn luyện để phát huy khả năng và năng lực của mình. 4.1.3. Thời gian ôn luyện: Thường thì căn cứ vào kế hoạch tổ chức các kì thi học sinh giỏi của cấp trê n nhà trường mới tiến hành xây dựng và triển khai ôn luyện. Thời gian ôn luyện được thực hiện theo thời khóa biểu của nhà trường, dưới sự giá m sát và chấ m công của Ban giá m hiệu. Rõ ràng nếu quản lí như trên làm cho giáo viên và học sinh ôn luyện sẽ bị thiếu tính chủ động, không kích thích được tính tự giác, rất dễ dẫn đến sự thiếu nhiệt tình của cả thầy và trò mà chỉ là m việc để cho Ban giám hiệu chấm công cho đủ, sẽ khó ra được hiệu quả thực sự của thầy và trò. 4.1.4. Chính sách khuyến khích giáo viên và học sinh: Đối với học sinh thì không có chính sách khuyến khích gì khác ngoài khe n thưởng theo quy định Đối với giáo viên chế độ chi trả phụ thuộc vào mức chi tiêu nội bộ của nhà trường và tổng số tiết dạy được qua chấm công của nhà quản lí, cùng với các mức khen thưởng theo quy định còn quá thấp so với công sức của giáo viên bỏ ra. * Ưu điểm: - Thực hiện đúng quy định tài chính. * Tồn tại: - Chưa khích lệ được học sinh trong quá trình ôn tập, dẫn đến việc lựa chọn đội tuyển, đặc biệt là những đội tuyển liên quan đến các môn khoa học xã hội hết sức khó khăn(do xu hướng học sinh và cha mẹ học sinh định hướng các em học thiên lệch về các môn khoa học tự nhiên). 6
  7. - Không kích thích được trách nhiệm của giáo viên trong vấn đề ôn luyện phải ra được hiệu quả(tức là không có mục đích ôn luyện thì phải cố gắng hết sức để có giải). Bởi vì, nếu chỉ chi trả thù lao dạy cho giáo viên dựa trên số tiết giáo viên dạy được qua bảng chấm công thì nhà quản lí mới giám sát được giáo viên dạy về mặt chuyên cần mà chưa giám sát và khích lệ thường xuyên về chất lượng của từng tiết dạy đó. Trên đây là những giải pháp cơ bản nhất trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Kim Sơn A những năm trước đây. Mỗi một giải pháp tuy nó đều chứa đựng những ưu việt chúng ta cần phải quan tâ m để kế thừa, nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế những tồn tại của từng giải pháp làm kìm hãm và không phát huy được hết năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán, cũng như chưa khích lệ học sinh tham gia các đội tuyển. Từ đó dẫn đến hiệu quả của phong trào ôn luyện chưa xứng tầm với bề dày lịch sử của nhà trường. 4.2. Giải pháp mới cải tiến: 4.2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp mới và cải tiến giải pháp cũ Dân tộc Việt Na m vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Truyền thống ấy xuất phát từ truyền thống hiếu học có từ lâu đời. Bởi ngàn xưa, ông cha chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của sự học. Học để thành tài, để vinh hiển dòng họ và để giúp ích đất nước. Ngày nay, dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, Giáo dục và Đào tạo được xe m là “quốc sách hàng đầu”. Việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” càng được quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nhiệ m vụ cơ bản của Đảng về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới. Nước ta đang trong giai đoạn CNH, HĐH, nên rất cần một lực lượng tri thức và chất xá m lớn. Tại đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 là “chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và 7
  8. phát triển nhanh bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hộ i giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra các quan điểm sau: mở rộng dân chủ, phát huy tố i đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Chính vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng để phục vụ cho đất nước không phải chờ học sinh bước vào bậc Đại học mới chăm lo, phát triển mà ngay từ khi các em còn đang ở bậc phổ thông nói chung và cấp học THPT nói riêng, nhiệm vụ của nhà trường phải phát hiện và bồi dưỡng, ươm những hạt giống tốt để sau này các em có thể trở thành những người tài giỏi phục vụ cho bản thân, gia đình và đất nước. Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng, học sinh cần phải học kiến thức phổ thông một cách toàn diện, nhưng đối với các e m có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong các báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng đã nêu “nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức nâng cao, từ đó có điều kiện để phát huy tối đa năng khiếu của bản thân trong những môn học yêu thích. Đồng thời qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng giúp cho giáo viên có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Hiện nay, trong một năm học ở các trường THPT diễn ra rất nhiều kỳ thi liên quan đến vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên, có thể kể ra như sau: - Thi học sinh giỏi văn hóa; - Thi Violympic Toán trên Internet; 8
  9. - Thi học sinh giỏi giải Toán trên máy tính cầm tay; - Thi Violympic Tiếng Anh trên Internet; - Hội thi TDTT, Giáo dục quốc phòng; - Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn… Như vậy, chúng ta có thể thấy với công việc giảng dạy và học tập của học sinh theo quy định chương trình đã lấy đi công sức và thời gian không ít của thầy và trò, cộng với việc ôn luyện và tham gia các kì thi nói trên với mục tiêu phải đe m lại hiệu quả đã trở thành một “bài toán khó” trong công tác chỉ đạo, quản lí cho lãnh đạo các nhà trường. Vì lẽ đó, trong 5 năm vừa qua kế thừa, cải tiến, sáng tạo và áp dụng một số giải pháp sau tại trường THPT Kim Sơn A, tôi thấy rõ được tính ưu việt của nó đã đem lại hiệu quả lớn trong công tác chỉ đạo. 4.2.2. Cách thức tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, tính mới của giải pháp 4.2.2.1 Cách thức tiến hành: - Kế thừa những ưu điể m của giải pháp cũ, tiếp cận với các kinh nghiệ m tốt đã có trong thực tế. - Vận dụng chỉ đạo tại trường THPT Kim Sơn A. - Thông qua kết quả trong phong trào học sinh giỏi của nhà trường theo từng năm, tiến hành rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung để thực hiện cho năm tới 4.2.2.2 Thời gian tạo ra các giải pháp: Từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 -2015 4.2.2.3 Tính mới của giải pháp: - Căn cứ vào kết quả phân hóa đối tượng học sinh để phân công giảng dạy phù hợp với việc phân công giáo viên ôn luyện các đội tuyển; - Quy trình lựa chọn, thành lập đội tuyển; - Quá trình ôn luyện, bồi dưỡng học sinh; - Các thức quản lí, chi trả cho giáo viên ôn luyện. 9
  10. 4.2.3. Nội dung của giải pháp mới: 4.2.3.1 Xây dựng nguồn nhân lực: a) Xây dựng đội ngũ học sinh - Phân hóa đối tượng học sinh: Đây là giải pháp mang tính đột phá của trường THPT Kim Sơn A. Ngay từ khi học sinh bước chân vào trường THPT Kim Sơn A, các e m sẽ được tha m gia ôn tập lại những kiến thức ở cấp THCS, với các môn học cơ bản dưới sự dẫn dắt của các thầy giáo, cô giáo cấp THPT. Với mục đích giúp cho các em hệ thống lại kiến thức đã học; làm quen, thích nghi dần với phương pháp và cách là m việc của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Sau đó nhà trường tổ chức khảo sát nguyện vọng của học sinh về lĩnh vực môn học mà mình yêu thích và có nhu cầu nghiên cứu sâu. Cuối cùng, nhà trường tổ chức thi khảo sát đầu năm và dựa vào kết quả thi khảo sát đầu nă m; kết quả thi tuyển sinh lớp 10, căn cứ vào nguyện vọng của học sinh để phân hóa các lớp học trong một khối đảm bảo các tiêu chí sau: + Trong một lớp, học sinh đồng đều về trình độ nhận thức; + Trong một lớp, học sinh có cùng chung một nguyện vọng nghiên cứu sâu hơ n về một lĩnh vực khoa học; + Đảm bảo sĩ số trên một lớp học. Quy trình phân hóa học sinh được lặp lại sau mỗi một năm học. - Tuyển chọn học sinh trong đội tuyển: Đây là giải pháp có tính quyết định cao. Vì công tác bồi dưỡng nhân tài là một quá trình lâu dài và liên tục thì mới đem lại hiệu quả cao nhất, nên việc phát hiện, định hướng ngay từ đầu cấp học là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, để có được nguồn nhân lực cho các kì thi học sinh giỏi thì từng nă m học lớp 10 và lớp 11 nhà trường đều tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp trường qua các bước sau: Bước 1: Căn cứ vào cơ sở học sinh đăng kí thi các môn dựa trên: + Nguyện vọng của học sinh: Thông qua sở thích và năng lực học sinh; 10
  11. + Điều kiện để được dự thi của nhà trường( Phụ lục 1) Bước 2: Kết quả của kì thi là một kênh thông tin quan trọng cho các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh lựa chọn, định hướng, bồi dưỡng học sinh hàng ngày trên lớp qua những nội dung nâng cao của bài giảng. Đây là lực lượng nòng cốt để chúng ta bồi dưỡng thường xuyên trên lớp và khảo sát loại dần ở từng giai đoạn cho đến giai đoạn cuối cùng ra đội tuyển chính thức. - Nuôi dưỡng đội ngũ học sinh lựa chọn: Đây là giải pháp quan trọng, bởi không thể có ngay được một đội tuyển học sinh giỏi mà ta không bồi dưỡng các em thường xuyên. Khi đã tuyển chọn rồi thì chúng ta phải cố gắng giữ lực lượng ổn định về mặt kiến thức, cũng như tư tưởng của học sinh và thậm trí là cả phụ huynh học sinh nữa(sở dĩ tôi nói như thế là vì, hiện nay học sinh của chúng ta có xu hướng tập chung học để cố gắng thi đỗ vào trường đại học mình dự định và các em nghĩ việc vào một đội tuyển học sinh giỏi rất dễ bị ảnh hưởng đến mục đích chung của mình và ngay chính bố mẹ các em cũng cùng chung suy nghĩ, nên thực tế có những lúc giáo viên của chúng ta vừa ôn luyện kiến thức cho các em vừa phải là m công tác cho cả học sinh và phụ huynh học sinh để cho các em yên tâm ôn luyện). Vì vậy, nhà trường cần phải có biện pháp nuôi dưỡng thật tốt để cho các em và cha mẹ các em nhận thức rõ, được vào các đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường là niềm vinh dự, tự hào của các em và gia đình các em; các em cũng phải hiểu rõ được trách nhiệ m của mình là cần phải đóng góp công sức để cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường xây dựng thương hiệu nhà trường. Cụ thể: + Khi ở trong đội tuyển học sinh giỏi thì về mặt kiến thức môn học đó các em được các thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để nghiên cứu sâu, rộng hơn các bạn khác, và cơ hộ i thi các môn học này ở các kì thi được điể m tối đa là cao; + Vào đội tuyển các em phải tập trung sâu, nên một số công việc khác như lao động, trực nhật được ưu ái hơn so với các bạn; 11
  12. + Trong đội tuyển chính thức các em được miễn một số các khoản tiền thuộc phạm vi của nhà trường quyết định như tiền học thêm… + Khi đi thi có giải các em có cơ hội kết nạp Đảng viên ở trong trường; được khen thưởng; được nhận học bổng của các hội(như hội khuyến học; học bổng Nguyễn Công Trứ; giải thưởng Đinh Bộ Lĩnh…) b) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán “ Muốn có học sinh giỏi, trước hết phải có thầy giỏi” đây là chân lí không thể thay đổi, chính vì thế nhà trường luôn phải chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết, yêu nghề, say mê công việc, đồng thời tạo điều kiện cho họ được bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về lí luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Vì đây là bộ phận tinh hoa của nhà trường, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển nhà trường, giúp nhà trường đi vào trạng thái phát triển bền vững. Ngoài các biện pháp như dự giờ, thao giảng, hội giảng, kiể m tra nội bộ thì trường THPT Kim Sơn A còn thực hiện các giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng đội ngũ về mặt chuyên môn và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trong các đội tuyển: + Phân công giảng dạy trong năm học, trong khối học(sau khi đã phân hóa học sinh) gắn liền với mục đích phân công giáo viên ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi. Đây là một giải pháp vô cùng quan trọng sau giải pháp đột phá(là phân loại học sinh), bởi vì sau khi phân hóa học sinh và đã khoanh vùng được lực lượng học sinh là nòng cốt cho chọn đội tuyển học sinh giỏi thì việc phân công giáo viên vừa ôn luyện và vừa giảng dạy ở lớp có nhóm đối tượng học sinh đó sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có cơ hội thường xuyên làm việc với nhau hàng giờ trên lớp học và kiến thức chuyên sâu của các thầy giáo, cô giáo bồi dưỡng cho các em được trang bị dần dần, sẽ mang tính bền vững cao hơn là dạy dồn một lúc. Chỉ đến khi vào giai đoạn cuối của thời gian ôn luyện thì thầy và trò với tách ra để tập trung cao độ hơn và đi vào luyện dạng đề thi. 12
  13. + Đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn như thường xuyên tổ chức các hoạt động hội giảng, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tự học, tự rèn luyện, tự đúc rút kinh nghiệ m để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằ m phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Đây là giải pháp nhằ m tránh tính cục bộ của cá nhân giáo viên(sự cục bộ sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của giáo viên, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhóm chuyên môn). Giải pháp này sẽ giúp tất cả giáo viên phải cố gắng, phải lao động và tất cả giáo viên có cơ hội như nhau để thử sức vào các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, cũng như cơ hội để tha m gia ôn luyện các đội tuyển. + Thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn của tất cả giáo viên trong tổ, từ đó tạo động lực cho giáo viên có hướng tự học, tự nghiên cứu, đồng thời thông qua hoạt động này giúp cho các tổ chuyên môn tạo nguồn để dự thi giáo viên có giờ dạy giỏi các cấp và là cơ sở để giao nhiệ m vụ ôn luyên đội tuyển. Như chúng ta đã biết, đối với những giáo viên được phân công giảng dạy, ôn luyện học sinh giỏi thì mất rất nhiều thời gian và trí tuệ. Chính vì vậy, nhà trường phải thường xuyên khơi dậy niề m tự hào của giáo viên khi được nhận trách nhiệm dạy ôn luyên đội tuyển và xác định đây là nhiệ m vụ vô cùng quan trọng vì kết quả của nó sẽ phản ánh vị thế của nhà trường so với các trường bạn, phản ánh uy tín của giáo viên trong nhà trường, trong phụ huynh học sinh. Tuy vậy đối với giáo viên thì chất lượng giáo dục và kết quả học sinh giỏi các cấp là thước đo chính xác nhất để đánh giá năng lực của giáo viên. Từ đó tạo cho mỗi giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng có sự đam mê, đầu tư hết sức vào công việc để đem lại hiệu quả cao nhất. Việc phân công giáo viên từng bộ môn, từng khối phải có kế hoạch sớm từ những năm đầu để ổn định và chuyên sâu. Nhà trường nên phân công giáo viên cố định việc dạy bồi dưỡng theo khối để tích lũy kinh nghiệm, sau đó thì thực hiện phân công luân phiên để tránh tình trạng lối mòn trong giảng dạy, đồng 13
  14. thời giúp giáo viên có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chương trình toàn cấp học của môn mình và rút kinh nghiệm kịp thời. 4.2.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm Ban giá m hiệu phải xác định phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệ m vụ trọng tâ m của nhà trường, từ đó hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường một cách cụ thể về việc phân công giảng dạy, về thời gian bồi dưỡng, về công tác quản lí, về tài chính. a) Về khung thời gian bồi dưỡng - Thời gian bồi dưỡng thường xuyên: Sau khi phân hóa học sinh, lựa chọn lực lượng nòng cốt thì việc thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện ngay trên lớp học, trong các giờ học hàng ngày. - Thời gian bồi dưỡng “cấp tốc”: Được tổ chức và thực hiện trước thời gian tổ chức kì thi do các cấp chỉ đạo khoảng 2 đến 3 tháng, tùy vào mức độ chuyên sâu của từng kì thi và từng môn học. Giai đoạn này là giáo viên và học sinh tách ra khỏi tập thể lớp để làm việc cùng nhau. Giáo viên sẽ bổ sung những kiến thức còn thiếu cho học sinh để đảm bảo tính toàn diện của chương trình thi. Có thể nói giáo viên trong giai đoạn này phải làm việc cật lực và có tính định hướng quan trọng, quyết định đến hiệu quả của kì thi. Học sinh cũng cần phải tập trung tối đa và chuyên sâu cho môn ôn luyện. Do vậy thời gian biểu làm việc của thầy và trò trong giai đoạn này cũng hết sức linh hoạt, không thể bị bó buộc bởi một thời khóa biểu cố định nào. b) Về công tác quản lí - Việc phân công giảng dạy hàng năm trùng với việc phân công ôn luyện là giải pháp quản lí hữu hiệu nhất, vô hình chung việc ôn luyện học sinh giỏi được diễn ra thường xuyên, liên tục hàng ngày ở trên lớp cho đến khi có kế hoạch tổ chức thi. - Tổ chức các kì thi học sinh giỏi cấp trường là giải pháp quản lí giúp cho giáo viên có cơ sở tìm nguồn và định hướng sớm cho học sinh. 14
  15. - Trong giai đoạn ôn luyện “cấp tốc” Ban giá m hiệu nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin để có biện pháp điều chỉnh kịp thời: + Đối với giáo viên ôn luyện: Cần tìm hiểu xe m họ gặp khó khăn gì và mong muố n gì để tạo điều kiện thuận lợi cho thầy giáo, cô giáo tập trung sâu vào là m việc. + Đối với học sinh: Thông qua giáo viên chủ nhiệ m và qua trao đổi trực tiếp với học sinh để thăm dò ý kiến, nguyện vọng của các em, cùng với những khó khăn các em đang gặp phải để giúp các em vượt qua. + Đối với phụ huynh học sinh: Thông qua hội nghị PHHS tuyên truyền sâu rộng để cha mẹ hiểu rằng khi các em được vào đội tuyển và đạt được thành tích ở một môn nào đó cũng đều quan trọng vì đó là một trong những yếu tố định hướng cho con em họ sau này. c) Về công tác tài chính Phát huy quyền tự chủ về mặt tài chính và phải thấy rõ được tầm quan trọng của phong trào học sinh giỏi trong nhà trường để trong quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần chú trọng: - Mức chi cho công tác ôn luyện của giáo viên. - Mức khen thưởng cho giáo viên và học sinh khi có giải để ghi nhận thành tích của thầy và trò. - Huy động thêm nguồn lực từ PHHS, các tổ chức khác để khen thưởng cho học sinh và giáo viên (Phụ lục 2) 4.2.3.3. Xây dựng chính sách khích lệ giáo viên và học sinh: a) Đối với học sinh: Khi học sinh tha m gia trong đội tuyển học sinh giỏi các em được hưởng những quyền lợi sau: - Được tích lũy kiến thức sâu, rộng hơn; - Được miễn học phí học thê m; 15
  16. - Học sinh đạt giải cao là tiêu chí để xét kết nạp Đảng viên trong trường; - Được vinh danh và khen, thưởng trong các hội nghị của nhà trường và các cấp khác. b) Đối với giáo viên: Các thầy giáo, cô giáo tha m gia ôn luyện đội tuyển được hưởng những quyền lợi sau: - Khi các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh có giải được vinh danh và khen thưởng tại nhà trường và các cấp khác; - Hiệu quả của đội tuyển các thầy giáo, cô giáo đảm nhiệ m là một tiêu chí quan trọng để xét duyệt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; - Mức kinh phí chi trả cho giáo viên ôn luyện căn cứ vào hiệu quả ôn luyện: (Phụ lục 3) 4.2.3.4. Xây dựng truyền thống nhà trường: Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, khích lệ được cả thầy và trò cần phải xây dựng truyền thống của nhà trường và thường xuyên tuyên truyền trong các hội nghị như ở các buổi chào cờ, họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học sinh để khích lệ cả học sinh và giáo viên năm sau phải cố gắng giữ vững và đạt hiệu quả cao hơn năm trước. Đây cũng là giải pháp gián tiếp tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ giáo viên, cũng như trong học sinh, cụ thể là: - Công bố kịp thời những thành tích đạt được của các đội tuyển dưới buổi chào cờ, trong các hội nghị và tuyên dương, khích lệ thầy và trò. - Là m bảng tuyên dương học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi để ghi tên những học sinh và giáo viên đạt được thành tích từ khi thành lập trường. Ngoài ra phải làm cho học sinh, giáo viên thấy được vinh dự lớn lao khi bản thân các em đạt được những thành tích trong các kì thi học sinh giỏi và giáo viên có học sinh giỏi trong các kì thi. 16
  17. - Thành lập trang webside của nhà trường, tổ chức viết bài, đăng bài về truyề n thống nhà trường và những tấm gương học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi để khích lệ và động viên cả thầy và trò. Ý nghĩa của các giải pháp mới: Với các trường THPT việc nâng cao chất lượng đại trà là một trong những nhiệ m vụ trọng tâm, bên cạnh đó phong trào học sinh giỏi các cấp một mặt nó là tiêu chí quyết định để cấp trên căn cứ xếp loại thi đua cho nhà trường, mặt khác theo tôi đây cũng là tiêu chí để nhà trường khẳng định với nhân dân trong huyện về chất lượng giáo dục – đào tạo. Chúng ta đều biết “sản phẩm” của ngành giáo dục là tạo ra con người. Nếu “sản phẩm” đó ngày càng được nâng dần về chất lượng thì đó là một nguồn nhân lực quan trọng và hữu ích cho xã hội. Chính vì vậy, mà những năm gần đây các cấp quản lí giáo dục càng chú trọng hơn vào việc nâng dần chất lượng giáo dục, đặc biệt là phong trào mũi nhọn như phong trào học sinh giỏi. V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được: 5.1. Hiệu quả kinh tế: Khi áp dụng các giải pháp trên trong công tác quản lí nó đã thúc đẩy được phong trào học sinh giỏi của trường THPT Kim Sơn A ngày một hiệu quả và kè m theo đó là các hoạt động khác của nhà trường cũng mạnh lên. Một bài toán kinh tế ta tính được, ví dụ như năm học 2013 -2014: - Đối với tập thể trường THPT Kim Sơn A: + Nhận cờ xuất sắc trong phong trào học sinh giỏi được thưởng: 1.000.000đ + Nhận cờ xuất sắc của tỉnh được thưởng: 17.825.000đ + Nhận cờ của Thủ tướng chính phủ được thưởng: 28.175.000đ - Đối với học sinh được giải: Tổng tiền thưởng là 98.000.000đ - Đối với giáo viên có học sinh đạt giải: Tổng tiền giải thưởng là 77.250.000 17
  18. Ngoài ra, khi phòng trào học sinh giỏi của nhà trường mạnh lên điều này khẳng định đội ngũ giáo viên nhà trường có năng lực thực sự và kho tài liệu các thầy giáo, cô giáo ôn luyện cho các em khẳng định là có chất lượng cao, cần phải phổ biến rộng rãi cho cả giáo viên và học sinh tham khảo để tích lũy kiến thức. Giả sử mỗi một bộ môn biên tập tài liệu đó thành một cuốn sách dày 100 trang. Hình thức phổ biến là phô tô cho giáo viên và học sinh với mức tiền phô tô là 20.000/cuốn. Căn cứ vào số lượng giáo viên từng bộ môn và số học sinh trong toàn trường chúng ta có bảng tổng hợp để tính ra tổng số tiền chúng ta có thể thu được (coi như tiền bản quyền là miễn phí) như sau: TT Môn Số giáo viên Số học sinh Thành tiền 1 Toán học 14 1282 25.920.000 2 Vật lí 9 1282 25.820.000 3 Hóa học 8 1282 25.800.000 4 Sinh học 3 1282 25.700.000 5 Ngữ Văn 7 1282 25.780.000 6 Lịch sử 4 1282 25.720.000 7 Địa lí 4 1282 25.720.000 8 Tiếng Anh 10 1282 25.840.000 Tổng 59 10.265 206.480.000 Khi áp dụng các giải pháp nêu trên trong toàn tỉnh với số lượng 27 trường thì lượng tiền mang lại còn lớn hơn nhiều. 5.2. Hiệu quả xã hội: Khi chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường hàng nă m được nâng lên và giữ vững thì sẽ kích thích niềm say mê học tập của tất cả học sinh trong toàn trường. Từ đó giúp cho chất lượng đại trà sẽ được nâng lên và từng bước khẳng định vị thế thương hiệu của nhà trường. Thật vậy, đối với trường THPT Kim Sơn A sau 5 năm áp dụng các giải pháp trên, mặc dù kết quả từng nă m có sự thay đối về 18
  19. số lượng nhưng về phong trào mũi nhọn này vẫn được duy trì và giữ vững nhiều năm liên tục làm cơ sở cho việc kích thích học sinh say mê học tập, từ đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đại trà. Khi nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ giúp cho Sở Giáo dục và Đào tạo có một lực lượng học sinh giỏi vững mạnh để làm nguồn lựa chọn thi cấp quốc gia. Trước khi áp dụng các giải pháp nói trên kết quả phong trào học sinh giỏi của nhà trường là: STT Năm học Số giải HSG tỉnh,QG Xếp thứ tự trong tỉnh 1 2009 - 2010 29 4 Nhưng trong 5 năm vừa qua áp dụng các giải pháp đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào thông qua các bảng tổng hợp số liệu sau: - Kết quả Phong trào Học sinh giỏi: STT Năm học Số giải HSG tỉnh,QG Xếp thứ tự trong tỉnh 1 2010 - 2011 33 2 2 2011 - 2012 47 2 3 2012 - 2013 82 1 4 2013-2014 102 Cờ Xuất sắc 5 2014 -2015 127 Cờ Nhất ( Giải thích_ Phụ lục 6) - Kết quả thi Tốt nghiệp THPT: Số học sinh Số học sinh Đạt tỷ lệ STT Năm học dự thi đỗ TN đỗ TN (%) 1 2009 - 2010 517 516 99.81% 2 2010 - 2011 531 531 100% 3 2011 - 2012 505 505 100% 4 2012 - 2013 470 470 100% 19
  20. 2013 -2014 447 446 99.78% - Kết quả thi Đại học, Cao đẳng: Tỷ lệ đỗ Đại học, Xếp thứ tự Xếp thứ tự STT Năm học Cao đẳng trong tỉnh quốc gia 1 2009 - 2010 61,2% 4 228/2700 2 2010 - 2011 86,7% 3 155/2700 3 2011 - 2012 90,4% 4 145/2700 4 2012 -2013 95,6% 2 65/2700(Top 100) 5 2013 - 2014 94.3% 2 84/2830(Top 100) Từ kết quả trên, trường THPT Kim Sơn A hiện nay là “địa chỉ đỏ” trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Kim Sơn và của cả tỉnh Ninh Bình. Chính vì thế mà quy mô phát triển của nhà trường luôn bền vững. Điều này thể hiện qua các bảng thống kê dưới đây: - Về quy mô và kế hoạch phát triển: Số lớp Số học Số học Kế hoạch STT Năm học sinh đầu sinh cuối Công lập Bán công thực hiện năm năm 1 2010 - 2011 33 0 1586 1591 100,3% 2 2011 - 2012 33 0 1455 1457 100,1% 3 2012 - 2013 33 0 1371 1373 100,1% 4 2013-2014 33 0 1298 1301 100,1% 5 2014 -2015 33 0 1245 1233 99.04% - Chất lượng giáo dục đạo đức: STT Năm học Loại Tốt, Khá Loại TB 1 2010 - 2011 99,26% 0,74% 2 2011 - 2012 99,34% 0,66% 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2