Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy Chiếc thuyền ngoài xa theo định hướng đổi mới phương pháp
lượt xem 4
download
Dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp như trên đã thực sự đem lại nhiều chuyển biến tích cực về hứng thú học, năng lực tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh trong giờ Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy Chiếc thuyền ngoài xa theo định hướng đổi mới phương pháp
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI DẠY “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP (Dành cho đối tượng học sinh lớp chuyên chọn)
- Năm học 2013 2014 A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Thực trạng dạy học văn Hiện nay, vấn đề chất lượng dạy học, giáo dục nói chung và dạy học văn nói riêng vẫn đang thu hút nhiều sự quan tâm của các gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Sự thiếu mặn mà của học sinh với bộ môn Ngữ văn, cũng như các bộ môn xã hội khác, cùng với tình trạng đáng báo động về sự xuống cấp của đạo đức, tư tưởng, lối sống ở giới trẻ đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ lớn lao hơn đối với nghành giáo dục, đặc biệt đối với những người giảng dạy bộ môn Ngữ văn – bộ môn có nhiều ưu thế trong việc cảm hóa, bồi dưỡng, định hướng giáo dục về đời sống tâm hồn, về tư tưởng, lối sống... Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng trên? a. Nguyên nhân khách quan Đã có nhiều cách lí giải và nhiều nguyên nhân khác nhau. Đứng từ góc độ của giáo viên đứng lớp, hiệu quả giảng dạy và giáo dục bộ môn Ngữ văn (và cũng là đối với nền giáo dục nói chung) đang trực tiếp chịu tác động của những yếu tố khách quan sau: Sức hút từ những công nghệ giải trí, phương tiện truyền thông (văn hóa nghe nhìn lên ngôi, văn hóa đọc suy giảm). Triết lí bộ môn chưa thỏa đáng dẫn tới những bất cập trong chương trình và sách giáo khoa nhất là bất cập trong sự lựa chọn, khai thác văn bản văn học (“hay”, “tiêu biểu”, “phù hợp đối tượng và mục tiêu giáo dục” là các tiêu chí lựa chọn văn bản cần được ưu tiên thỏa đáng hơn) Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học vẫn đang nặng về lí thuyết, chủ trương; chưa chú ý đúng mực và tập trung nghiên cứu về những phương án, giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của hoạt động dạy học hiện thời . Ví dụ như: trở ngại từ sự nặng nề, quá tải trong chương trình dạy học; bất cập trong những quy định chuẩn mực truyền thống về kiến thức, thời gian, ti ến trình dạy học,... đối với mỗi tiết học, bài học; số lượng học sinh trong mỗi lớp; trang thiết bị dạy học; v...v... Tư duy đổi mới chưa thông suốt, chưa có cái nhìn tổng thể, sát thực,... nên chưa có nhiều chuyển biến trong thực tế hành động và hiệu quả. Công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học của cán bộ quản lí vẫn đang nặng về chuẩn mực, triết lí dạy học truyền thống:
- Nặng về thành tích thi cử, điểm số, chưa chú trọng đúng mực về hiệu quả của giờ dạy, bài học và quá trình giáo dục đối với sự tiến bộ về năng lực tư duy, nhận thức và những chuyển biến về nhân cách của học sinh so với thực chất năng lực, trình độ, trạng thái vốn có ban đầu của đối tượng giáo dục. Đánh giá giờ dạy thiên về mục tiêu chấm điểm, đánh giá hoạt động và năng lực, trình độ của giáo viên; chưa tập trung vào hoạt động và sự phát triển của học sinh. Vì thế, dùng một định mức, một chuẩn mực chung về kiến thức, phương pháp, thời gian, tiến trình dạy học,... để quy định và đánh giá mọi tiết dạy, bài học – bất kể đối tượng học sinh thuộc năng lực, trình độ nào, khả năng tiếp thu đến đâu; mục tiêu, ý tưởng giảng dạy của giáo viên là gì; điều kiện giảng dạy ra sao;.... Sinh hoạt chuyên môn cũng vì thế chưa tạo được môi trường cộng tác, chia sẻ để khích lệ tinh thần trau dồi, học hỏi thúc đẩy sự tiến bộ cho mỗi giáo viên. V..v.. b. Nguyên nhân chủ quan Trước thực trạng chung, nhiều giáo viên không toàn tâm toàn chí với nghề, giảm sút niềm đam mê đối với bộ môn nên giờ học thiếu “lửa”, thiếu chất văn; ít tìm tòi, thể nghiệm về phương pháp. Người dạy chưa tiếp thu đầy đủ và thông suốt về tinh thần và giải pháp đổi mới; chưa vận dụng hợp lí, linh hoạt phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Đa số giáo viên vẫn còn làm việc độc lập, ít trao đổi, chia sẻ, cộng tác. v...v... 2. Định hướng đổi mới hiện nay “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình…” (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Giáo dục cần phải chú trọng tới sự phát triển năng lực tư duy và nhân cách của đối tượng giáo dục, coi đó là trọng tâm của mỗi giờ học, suốt cả quá trình học và cũng là trọng tâm trong cả công tác kiểm tra, đánh giá. Đối tượng giáo dục phong phú, đa dạng cho nên phương pháp, kế hoạch giảng dạy, giáo dục và kiểm tra đánh giá cũng phải đa dạng, linh hoạt. Tiếp thu yếu tố tích cực và khắc phục tận gốc những hạn chế của phương pháp dạy học, giáo dục truyền thống đồng thời bổ sung, triển khai những yếu tố ưu việt trong phương pháp hiện đại để cải tiến, nâng cao chất lượng. Hơn bao giờ hết, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
- trên là một trong những mục tiêu trọng điểm của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, đó không phải là điều dễ dàng bởi còn liên quan đến nhiều vấn đề khác có tính hệ thống còn chưa được giải quyết của nghành, của bộ môn. Giữa ngổn ngang “công trường” như thế, ta vẫn cần phải tìm và thể nghiệm những lối đi. Văn học là một bộ môn nghệ thuật giúp con người tiếp cận với các giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đã là nghệ thuật thì ưu tiên cho tính tự do sáng tạo, cho những cảm hứng, rung động thẫm mĩ. Nhưng nói như thế không có nghĩa cho rằng sản phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả của sự tuỳ tiện, dễ dãi, buông xuôi theo cảm hứng. Nó còn là kết quả của một quá trình lao động sáng tạo nghiêm túc, lao tâm khổ tứ, phải tuân thủ theo những quy luật sáng tạo nhất định. Tiếp nhận và tổ chức tiếp nhận một sản phẩm nghệ thuật nói chung cũng như một tác phẩm văn học nói riêng phải vừa đảm bảo tính nghệ thuật vừa đảm bảo tính khoa học mới đạt tới hiệu quả cao, đích xác. Mỗi giờ văn cần giúp học sinh không chỉ thấy “cây” mà còn thấy “rừng”; cần chú ý đúng mức đến vai trò hình thành nhân cách và tư cách độc giả tương lai của học sinh đối với đời sống văn học mai sau. Vì thế, theo tinh thần đổi mới, tổ chức giờ học ngữ văn cần chú trọng khai thác giá trị nhân văn trong sự hấp thụ của người học; đánh thức năng lực học sinh, nhất là năng lực suy cảm bên trong. Đề tài là một thể nghiệm trong thực tế giảng dạy nhằm đúc rút kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc; đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần đem đến cái nhìn cụ thể, sát thực hơn về thực trạng và khả năng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay – từ góc độ của giáo viên đứng lớp và qua một bài học cụ thể; trên cơ sở đặc trưng bộ môn và sự kết hợp các yếu tố tích cực của phương pháp truyền thống với hiện đại. 3. Giá trị của bài học về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một văn bản giàu giá trị thẩm mĩ nghệ thuật và có ý nghĩa xã hội nhân văn sát thực với đời sống của lứa tuổi học sinh trung học sắp bước vào đời. Tổ chức dạy học tác phẩm này sẽ đem lại nhiều điều hứng thú, nhiều rung cảm thẩm mĩ đối với học sinh đồng thời là cơ hội tích hợp nhiều kiến thức và thực nghiệm đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục qua bài học.
- B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Chuần bị các điều kiện, phương tiện cho giờ lên lớp được xem là khâu quan trọng mà giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhất. Đó cũng là khâu quyết định chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Theo định hướng “nghiên cứu bài học”, giáo viên cần tùy theo đối tượng học sinh, xác định rõ vùng phát triển gần với học sinh để lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Lấy học sinh làm trung tâm, chúng tôi quan tâm nhiều tới cơ chế tác động của quá trình dạy học tới quá trình phát triển của học sinh qua bài học; không quan tâm nhiều đến những tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như: thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Từ định hướng đó, với đối tượng dạy học – giáo dục là học sinh lớp chọn định hướng khối C, khối D và đa phần là học sinh có học lực khá, giỏi, dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng tôi đã xác định như sau: 1. Mục tiêu và nội dung bài học: a. Hình thành kiến thức mới: Giá trị thẩm mĩ và những chiêm nghiệm, triết lí về nhân sinh và nghệ thuật của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm Hiểu biết thêm về một loại tình huống: tình huống nhận thức. b. Tích hợp kiến thức, kĩ năng: Ôn tập, củng cố kiến thức cũ (liên quan đến bài học): + Giá trị và hạn chế của văn học giai đoạn 1945 – 1975, tinh thần đổi mới văn học sau 1975; + Những tác phẩm văn học có ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật đã học như “Vũ Như Tô”, “Chữ người tử tù”,... + Lí luận về bản chất, đặc trưng của văn học nghệ thuật.
- + Kiến thức lịch sử đời sống trước và sau 1975. Giáo dục, định hướng tư tưởng, lối sống: + Gợi mở nhận thức về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời. + Có thể liên hệ mở rộng bàn luận về tâm lí thần tượng thái quá, cực đoan ở giới trẻ xưa nay; gợi suy ngẫm về cách giải quyết thấu đáo các vấn đề của thực tiễn (Tùy theo hiện trạng tâm lí, tính cách, kiến thức vốn có và năng lực tiếp nhận, hứng thú tiếp nhận của đối tượng học sinh mà triển khai những nội dung trên ) Kĩ năng: tư duy lô gic, suy cảm thẩm mĩ 2. Phương pháp dạy học: a. Bám sát giá trị tư tưởng – thầm mĩ của tác phẩm, nhất là ý đồ nghệ thuật, phương thức trần thuật của tác giả để linh hoạt lựa chọn phương pháp cụ thể nhằm triển khai bài học: Triển khai nhận thức theo kết cấu đối lập tương phản Đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề ( nhằm kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo của học sinh). b. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi dẫn thảo luận kết hợp với phương pháp giảng bình của giáo viên và học sinh Hệ thống câu hỏi gợi dẫn vừa theo mạch tư duy lô gic (đi từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ dễ đến khó) đồng thời gởi mở theo quy luật tiếp nhận văn chương (đi từ những xúc cảm, trăn trở, thể nghiệm đến liên tưởng, chiêm nghiệm, nhận thức,...; từ lớp nghĩa bề nổi đến tầng nghĩa sâu xa của văn bản nghệ thuật). Kết hợp giảng bình của giáo viên và tạo cơ hội cho học sinh được giảng bình khi hứng thú. (Giảng bình vốn là phương pháp không thể thiếu để làm nên sự truyền cảm, chất văn, thổi “lửa” cho mỗi giờ học văn). c. Tổ chức giờ học theo tinh thần “nghiên cứu bài học”: Tập trung vào những vấn đề trọng điểm trong ý đồ nghệ thuật, chủ đề tư tưởng của tác phẩm; những vấn đề còn lại học sinh tự nghiên cứu thêm hoặc chuyển sang các giờ học tự chọn, học bồi dưỡng định hướng. Không quá gò ép, giới hạn về thời gian đối với bài học (để tập trung khơi gợi đến tận cùng; tạo điều kiện cho học sinh trình bày suy tưởng, chiêm nghiệm, phát huy năng lực của mình )
- Hướng dẫn từng nhóm học sinh dựa vào sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tự nghiên cứu trước một số vấn đề có tính chất tiền đề, nền tảng cho các hoạt động ở lớp. Ví dụ: + Nhóm 1: Theo anh/chị điều đáng nhớ nhất về tác giả Nguyễn Minh Châu là gì? + Nhóm 2: Với tư cách bạn đọc, theo anh/chị điều gì khiến tác phẩm được chọn đưa vào chương trình học? Điều gì nổi bật nhất? + Các nhóm cùng làm: ôn tập lại đặc điểm văn học giai đoạn 1945 1975 và sau 1975; tìm điểm giống và khác của hai bức tranh hiện thực khi chiếc thuyền ở xa và khi vào gần;... Phương pháp trên nhiều ý nghĩa tích cực: Tiết kiệm thời gian học ở lớp; rèn phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp sử dụng sách, tài liệu tham khảo; tạo tâm thế tự tin, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá và lĩnh hội trong giờ học tại lớp. Đó cũng là tiền đề để học sinh thêm hứng thú, có thể đi sâu đi xa hơn khi khám phá giá trị tác phẩm cũng như khám phá chính mình tại giờ học ở lớp. Tuy nhiên, những vấn đề gợi mở cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà cần được giáo viên nghiên cứu, chọn lọc theo định hướng khơi mở hứng thú và tạo tiền đề cho hiệu quả lĩnh hội, phát triển năng lực học sinh trong giờ học. d. Tích hợp củng cố kiến thức cũ và định hướng giáo dục tư tưởng, lối sống e. Đánh giá hoạt động nghiên cứu ở nhà và ở lớp của học sinh ngay trong các giờ học; ghi bảng những điều cốt lõi nhất và tạo nhận thức trực quan. f. Phương tiện: có thể sử dụng bảng phụ hoặc công cụ trình chiếu hỗ trợ. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Dự kiến yêu cầu cần đạt
- A. TÌM HIỂU CHUNG ? Theo em, điều đáng nhớ nhất I. Tác giả về tác giả Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Minh Châu – người mở đường gì? tinh anh, tài hoa và đi được xa nhất trên con HS trình bày kết quả nghiên cứu đường đổi mới văn học ở nhà theo những quan điểm khác (Liên hệ: 2 giai đoạn sáng tác, những phát nhau. GV phát vấn gợi mở thêm ngôn ngoài tác phẩm thể hiện tinh thần đổi và đánh giá kết quả. mới của tác giả ) II. Tác phẩm ? Với tư cách bạn đọc, theo em, 1. Tính tiêu biểu: tiêu biểu cho tinh thần điều gì nổi bật nhất khiến tác đổi mới văn học (của tác giả và cả thời đại) phẩm được chọn đưa vào chương 2. Tính luận đề: có ý nghĩa như tuyên trình? ngôn nghệ thuật của tác giả. GV đánh giá những ý kiến khác (Tác phẩm được viết ra không chỉ nhằm của học sinh: tiêu biểu cho phong chuyển tải những thông điệp về nhân sinh cách tác giả, giá trị nội dung tư mà còn nhằm chia sẻ, đối thoại, tranh biện tưởng,... về những quan niệm nghệ thuật.) GV gợi mở về biểu hiện của tinh thần đổi mới và thuyết giảng về tính luận đề trong tác phẩm Một số tác phẩm tương tự: Đôi mắt, Thảo luận ngoài lề tác phẩm: Giăng sáng,... (Nam Cao), Vũ Như Tô ? Những tác phẩm truyện tương (Nguyễn Huy Tưởng), Chữ người tử tù tự (có chuyển tải thông điệp về (Nguyễn Tuân),... nghệ thuật) mà em đã học hoặc Đặc điểm chung về hình tượng: tư cách đã đọc? và mối quan hệ giữa các hình tượng thường ? Những tác phẩm này thường được xây dựng trong mối tương quan với xây dựng thế giới hình tượng như nghệ thuật. Ví dụ: thế nào? + Tương quan hình tượng trong Chữ GV vừa gợi mở vừa thuyết trình người tử tù: sơ đồ và thực hiện ở phần bảng nháp hoặc sử dụng bảng phụ, Huấn Cao Quản ngục hoặc công cụ trình chiếu (nghệ sĩ) (người thưởng thức)
- Trục dọc: bộ ba nghệ thuật – Chữ thư pháp nghệ sĩ sáng tạo, người tri âm và (tác phẩm nghệ thuật) công trình nghệ thuật (biểu trưng + Tương quan hình tượng trong Vũ Như Tô: đỉnh cao tài năng, khát vọng) Trục ngang: nền móng hiện thực Cửu Trùng Đài nhân sinh còn quá thấp yếu, bất ổn. Vua quan Vũ Như Tô Nhân dân Đan Thiềm ? Tác phẩm được tổ chức thành 3. Kết cấu tác phẩm: mấy phần? Khái quát nội dung từng phần Trưởng phòng ? Tất cả được nhìn, ngẫm qua con mắt, tâm trí của ai? P1. Thuyền ở xa ?Cách nhìn của nghệ sĩ Phùng P2. Thuyền ở Phùng > P4. T ấm được đặt trong sự đối ứng với gần ảnh những ai? (Nghệ sĩ) (Tác phẩm NT) (Hiện thực nhân sinh) Dựa trên sơ đồ, GV gợi dẫn và Đẩu,... thuyết minh thêm về tình huống (Chánh án) nhận thức, sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật, mối quan hệ giữa các => Truyện được kể theo hành trình khám hình tượng nghệ thuật trong tác phá, phát hiện và chiêm nghiệm của nghệ sĩ phẩm nhiếp ảnh Phùng trong chuyến đi thực tế (trên cơ sở đối sánh với cách nhìn nhận, ứng xử của các nhân vật: trưởng phòng, chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài, cậu bé Phác,...). Qua đó, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi tới những suy cảm, chiêm nghiệm về nhân sinh và nghệ thuật. (Từ đây, những phát hiện, chiêm nghiệm của nghệ sĩ Phùng cũng chính là của tác giả và của người đọc.)
- Hoạt động của GV Dự kiến yêu cầu cần đạt &HS A. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT I. Những chiêm nghiệm từ chiếc thuyền ? Từ các chi tiết trong hai phần đầu của tác phẩm, Thuyền ngoài xa Thuyền vào bờ hãy khái quát sự khác biệt “Một cảnh đắt trời Đời sống con người của hai bức tranh hiện cho” Xấu xa, ác độc thực qua phát hiện của Toàn bích, tuyệt mĩ, (tột đỉnh) nghệ sĩ Phùng (khi chiếc tuyệt thiện. Dữ dội, phức tạp thuyền ở xa và khi vào Bình lặng, đơn giản Trần trụi trước mắt gần)? Phủ sương hồng HS trình bày kết quả Hiện thực qua cách nhìn nghiên cứu ở nhà. Hiện thực qua cách nhìn gần (tương ứng cách GV gợi dẫn, điều chỉnh xa (tương ứng cách nhìn nhìn nhận, phản ánh đời cảm thụ qua các chi tiết, nhận, phản ánh đời sống của nghệ sĩ: nhìn lời văn nghệ thuật trong sống của người nghệ sĩ: thẳng vào sự thật, nói rõ văn bản. đơn giản, sơ lược, lý “những điều trông ? Điều gì làm nên sự khác tưởng hóa, lãng mạn thấy”,...) biệt đó? Có phải tại hiện hóa, tô hồng hiện thực thay đổi không? Hay thực,...) tại khoảng cách địa lí? ? Chuyện “xa”, “gần” ở Chuyện “xa”, “gần” và “chiếc thuyền” không đây hàm ý điều gì? đơn giản chỉ là chiếc thuyền trong những khoảng ? Mỗi bức tranh ẩn ý cách địa lí khác nhau mà là những ẩn dụ nghệ thuật: điều gì? Chiếc thuyền: hiện thực đời sống Xa, gần: những cách nhìn (cách phản ánh) của người nghệ sĩ ? Kể cho người đọc về những phát hiện và thái Thông điệp nghệ thuật: độ cảm xúc của nghệ sĩ 1) Hiện thực không đơn giản, bình lặng, tuyệt Phùng, thực chất tác giả mĩ, toàn thiện như ta “tưởng” (từ trong lời văn nghệ muốn người đọc chiêm thuật của tác giả). Cuộc sống bề bộn, phức tạp, đầy nghiệm ra điều gì về mẫu thuẫn,... nhân sinh và nghệ thuật? 2) Đừng xa ngắm, đơn giản hóa hay lí tưởng hóa, Thay lời tác giả, hãy thử lãng mạn hóa (đừng phủ sương hồng); hãy nhìn gần, đọc lên những thông điệp nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện thực. Nếu không, đó! ngòi bút của anh sẽ không chạm tới được cái chân – HS tự khái quát thành thiện – mĩ đích thực, đủ đầy của hiện thực đời sống lời bình, tự lĩnh hội và và nghệ thuật. ghi nhớ kiến thức. GV Tương đồng quan niệm nghệ thuật của Nam gợi dẫn, điều chỉnh, bổ Cao: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,
- C. KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 1. Hiệu quả: Dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp như trên đã thực sự đem lại nhiều chuyển biến tích cực về hứng thú học, năng lực tư duy và bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh trong giờ Ngữ văn. 2. Kiểm chứng, đánh giá phương pháp: Từ hiệu quả giờ học, chúng tôi đã kiểm chứng được và đánh giá, tổng kết về ưu thế, tính tích cực của các phương pháp dạy học – giáo dục (truyền thống và hiện đại) được lựa chọn, áp dụng trong bài học như sau: Xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học, phù hợp đặc trưng bộ môn và quy luật tư duy (đi từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ dễ đến khó; đi từ những xúc cảm, trăn trở, thể nghiệm đến liên tưởng, chiêm nghiệm, nhận thức,...; từ lớp nghĩa bề nổi đến tầng nghĩa sâu xa của văn bản nghệ thuật) để gợi dẫn học sinh thảo luận, khám
- phá bài học. Mặt khác, giảng bình là phương pháp không thể thiếu để làm nên chất văn, truyền “lửa” cho mỗi giờ học văn. Vậy nên, đan xen với tổ chức thảo luận, giáo viên bình giảng và tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh tham gia bình giảng khi có thể. Tổ chức giờ học theo tinh thần “nghiên cứu bài học”: Tập trung vào cơ chế tác động của quá trình dạy học tới quá trình phát triển của học sinh qua bài học, không chú trọng sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Tập trung vào những vấn đề trọng điểm của bài học theo mục tiêu đã định; những vấn đề còn lại học sinh tự nghiên cứu thêm hoặc chuyển sang các giờ học tự chọn, học bồi dưỡng định hướng. Không quá gò ép, giới hạn về thời gian đối với tiết học, bài học Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu trước và sau bài học là phương pháp có nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, những vấn đề gợi mở cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà cần được giáo viên nghiên cứu, chọn lọc cẩn thận theo định hướng khơi mở hứng thú và tạo tiền đề cho hiệu quả lĩnh hội, phát triển năng lực học sinh trong giờ học. Tổ chức giờ học cần tiên lượng và linh hoạt ứng biến theo kết quả nghiên cứu ở nhà và ở lớp của học sinh. Tìm và đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề trong tác phẩm cũng như đời sống nhằm kích thích hứng thú học và tư duy sáng tạo của học sinh. Tích hợp là phương pháp tốt cần tích cực vận dụng bởi ưu thế giáo dục xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Ngữ văn. Tuy nhiên, tích hợp kiến thức, kĩ năng nào còn tùy thuộc vào năng lực, trình độ, tâm lí, tính cách và hứng thú tiếp nhận, chia sẻ của học sinh. Linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng sơ đồ, bản đồ tư duy; ghi bảng những điều cốt lõi nhất và tạo nhận thức trực quan tương ứng nội dung kiến thức. Phương tiện dạy học: dù truyền thống hay hiện đại cũng không nên lạm dụng, chỉ sử dụng với tính chất hỗ trợ bài học. 3. Một vài đề xuất: Chuần bị các điều kiện, phương tiện cho giờ lên lớp là khâu quan trọng, quyết định chất lượng hiệu quả giờ lên lớp nên cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vì thế, cần giảm các thủ tục
- hành chính nặng về hình thức, phân bố kế hoạch lao động hợp lí,... để giáo viên có nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu bài học. Tổ chức giờ học theo định hướng đổi mới, giáo viên cần linh hoạt và sáng tạo trong lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Tùy theo đối tượng học sinh, xác định rõ vùng phát triển gần với học sinh. Mặt khác, cần chú ý tới đặc trưng bộ môn; đặc điểm của từng bài học và từng tác phẩm cụ thể (ví dụ: thể loại, ý đồ nghệ thuật, phương thức trần thuật, thủ pháp nghệ thuật, v...v...). Theo tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức bài học cần quan tâm nhiều tới cơ chế tác động của quá trình dạy học tới quá trình phát triển của học sinh qua bài học; không quan tâm nhiều đến những tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như: thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp. Điều này cần được quán triệt trong cả công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh và từng giờ học cụ thể. Tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới, nhất là định hướng “nghiên cứu bài học” đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại; trong đó có những vấn đề sau: số lượng học sinh trong lớp quá đông; thời gian chuẩn bị, nghiên cứu bài học còn eo hẹp đối với cả giáo viên và học sinh; ... Đối với những tác phẩm hay, tiêu biểu, có giá trị phong phú, phù hợp đối tượng và mục tiêu giáo dục như “Chiếc thuyền ngoài xa” cần được ưu tiên lựa chọn, khai thác và cần được ưu tiên hơn về thời lượng để nâng cao chất lượng dạy học – giáo dục ở bậc THPT. Chúng tôi xác định: tiến trình dạy học một tác phẩm văn học ở đề tài này chỉ là một ý tưởng, một phương án dành cho đối tượng học sinh lớp chuyên/chọn định hướng khối C, D ở trường tôi. Việc giảng dạy theo ý tưởng này có sự thay đổi ở các lớp. Vì thế, tùy theo đối tượng học sinh mỗi lớp, mỗi trường, giáo viên cần điều chỉnh mức độ nội dung kiến thức, cách thức tổ chức giờ học; điều chỉnh số lượng, tính chất và mức độ của những câu hỏi gợi dẫn khám phá bài học; v...v...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 321 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 187 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn