Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học bài Ôn tập Văn học Dân Gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn: Chọn một hình thức trong phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nhằm đưa ra một giải pháp tối ưu phục vụ giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giúp học sinh vun đắp tình yêu, niềm tự hào đối với những giá trị tinh thần của nền văn học dân gian, tiếp thu và ứng dụng những tri thức dân gian vào trong đời sống con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học bài Ôn tập Văn học Dân Gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY HỌC BÀI “ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM” BẰNG HÌNH THỨC SÂN KHẤU HÓA Lĩnh vực: Ngữ Văn
- Hà Tĩnh, tháng 9/ 2019
- MỤC LỤC NHỮNG TỪ NGỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT TT Từ ngữ được viết tắt Viết tắt 1 Giáo dục – Đào tạo GDĐT 2 Giáo viên GV 3 Học sinh HS 4 Trung học phổ thông THPT 5 Sách giáo khoa SGK 6 Phương pháp dạy học PPDH 7 Thực nghiệm TN 8 Đối chứng ĐC 9 Hoạt động trải nghiệm HĐTN
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là đường lối quan điểm chỉ đạo giáo dục của Nhà Nước. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản như: Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28; Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI; nghị quyết 88/2014/QH13; Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể (công bố vào tháng 7/2017)… Các văn bản đều hướng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt chú trọng tính vận dụng thực hành, xây dựng hoạt động trải nghiệm… Vì vậy, hiện nay tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học đã và đang trở thành một phương pháp dạy học khá phổ biến ở các trường học. 1.2 Theo công văn số 791/HDBGDĐT ngày 25/6/2013 quy định cho phép các trường chủ động xây dựng chương trình dạy học phù hợp với đối tượng HS và năng lực HS. Giáo viên có thể lựa chọn những nội dung kiến thức phù hợp để dạy học cho HS; chủ động lựa chọn cách thức tổ chức dạy học hợp lí nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đã mạnh dạn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam với mục tiêu chú trọng phát huy phẩm chất, năng lực cho HS. Bài ôn tập văn học nhìn chung là tiết học để học sinh tổng kết, hệ thống hóa kiến thức, giáo viên không thể dành trọn tiết học này cho việc thuyết giảng của mình cũng không thể gọi hết em này sang em khác hay chỉ chỉ định những em phát biểu trả lời theo hệ thống câu hỏi SGK một cách máy móc. Làm thế nào để tạo được hứng thú thật sự và phát huy được phẩm chất, năng lực của học sinh trong các tiết ôn tập là điều mà giáo viên thường trăn trở. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong mỗi tiết học để đưa ra phương pháp phù hợp trong quá trình dạy học tiết ôn tập trong chương trình SGK Ngữ Văn. Đề tài “Dạy học bài Ôn tập Văn học Dân Gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa” là tâm huyết của chúng tôi trong hoạt 4
- động đổi mới phương pháp dạy học nhiều năm qua, sau khi thực hiện có hiệu quả tốt chúng tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẽ cùng đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn: Chọn một hình thức trong phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS nhằm đưa ra một giải pháp tối ưu phục vụ giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giúp học sinh vun đắp tình yêu, niềm tự hào đối với những giá trị tinh thần của nền văn học dân gian, tiếp thu và ứng dụng những tri thức dân gian vào trong đời sống con người… 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài hệ thống hóa kiến thức sang dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đối tượng cụ thể: Bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 – Nxb GD Đề tài tập trung nghiên cứu cách vận dụng hình thức sân khấu hóa của phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (ở SGK ngữ văn 10) có thể tổ chức hình thức dạy học này trong từng lớp học hoặc tập trung ở sân trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lí luận về dạy học theo phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức sân khấu hóa. Đánh giá thực trạng việc dạy học tiết Ôn tập văn học lâu nay và các yếu tố cần đổi mới phương pháp. Đưa ra được giải pháp phù hợp khi dạy học tiết Ôn tập văn học nói chung và ôn tập văn học dân gian nói riêng. 5
- 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa… các tài liệu lí luận và các văn bản pháp quy. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tổng kết kinh nghiệm, trò chuyện. 6. Dự báo về những đóng góp mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Đề xuất những phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới hình thức sân khấu hóa mà người dạy có thể áp dụng trong những điều kiện như thời gian tổ chức ngắn, quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn,.. nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu ngành giáo dục đã đề ra. 6
- PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, là một khái niệm xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT. Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, HĐTNST trở thành một nội dung học tập được cấu trúc độc lập trong kế hoạch giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo TS. Ngô Thị Tuyên, trong bài “ Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (http//congnghegiaoduc.vn) quan niệm: “HĐTNST là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có…”. Và chỉ rõ mục đích của hoạt động này là “ hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại”. Với bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông, để hình thành các năng lực chung, năng lực chuyên biệt chúng tôi đã vận dụng các dạng HĐTNST trong dạy học như: tham quan những danh thắng, lăng tẩm, sưu tầm văn học địa phương, câu lạc bộ sáng tác văn học, trại sáng tác văn học, tìm hiểu các thể loại dân ca, kịch, tuồng, chèo… và các hình thức biểu diễn hay sân khấu hóa… đều được xem là cơ hội để người học có dịp hóa thân, tham gia trực tiếp vào các hoạt động có chủ điểm gắn liền với hoạt động giáo dục môn học. Thực hiện được các HĐTN là cơ hội phát triển tâm lý nhận thức của học sinh, cải thiện các kỹ năng sống, biến quan tâm chia sẻ thành phẩm chất yêu thương, trân trọng. 7
- Cũng bàn về vấn đề này, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã khẳng định rằng: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình . Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng cuả các nhà giáo dục, thầy cô, phụ huynh là chỉ hỗ trợ giám sát; học sinh chủ động trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động tích cực. Nét nổi bật của hoạt động trải nghiệm là thực hiện mục tiêu “chủ yếu phát triển phẩm chất” so với mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ. 1.1.2 Hình thức sân khấu hóa Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hình thức giao lưu, Hình thức hoạt động nhóm; Hình thức cuộc thi; Hình thức sân khấu hóa; Hình thức trò chơi; Hình thức tham quan; Hình thức câu lạc bộ… Với đề tài này chúng tôi đi sâu vào hình thức sân khấu hóa. Sân khấu hóa là hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt theo chủ đề được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng dàn cảnh và biểu diễn. Sân khấu hóa có thể mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Sân khấu hóa là hình thức giúp học sinh phát huy được tư duy và trí tưởng tượng phong phú cùng những năng lực, sở trường, khả năng nhận thức, khả năng diễn xuất... Nó phù hợp với mục tiêu hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp. Từ việc văn nghệ hóa nội dung học tập học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, tiếp nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc, cảm xúc và có kỹ năng sống ngày càng tốt hơn. Ngoài ra hình thức này cũng đem đến cho học sinh một không gian học tập sinh động, hấp dẫn và hứng thú đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo và giao tiếp cho người học. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 8
- 1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực cho người học. Nghĩa là từ chỗ người dạy chỉ quan tâm đến việc “HS học được cái gì” thì bây giờ người dạy phải chú ý xem “ HS đã vận dụng được cái gì qua việc học?”. Để làm được điều này, người giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động của người học. Thúc đẩy ý thức tự học, tự nghiên cứu (tìm hiểu sách giáo khoa, thu thập tài liệu, ghi chép thông tin…) trên cơ sở trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Mỗi giáo viên có thể lựa chọn linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện hoạt động dạy học nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng phương pháp dạy học phải gắn chặt với hình thức dạy học. Đặc biệt, với những tiết ôn tập văn học trong chương trình Ngữ văn cần có phương pháp dạy học hợp lí kết hợp với khâu tổ chức các hoạt động lên lớp linh hoạt để nâng cao hứng thú cho cả người dạy và người học. Dù dạy học tiết đọc hiểu văn bản, tiết thực hành/luyện tập hay tiết ôn tập thì chúng ta cũng phải đảm bảo hình thành những năng lực, phẩm chất cần có cho HS. Xác định rõ được điều này sẽ định hướng cho chúng ta có phương pháp, hình thức dạy học hợp lí cho từng tiết học, mang lại hiệu quả giáo dục cao, đạt được mục tiêu của chương trình GD mới. 1.2.2 Tiết Ôn tập văn học là tiết học thiên về tổng kết, hệ thống hóa kiến thức. Trong SGK Ngữ văn 10, tiết “ Ôn tập văn học dân gian Việt Nam” cũng vậy. Mục tiêu của bài học là cũng cố, hệ thống hóa các tri thức đã học về văn học dân gian Việt Nam: đặc trưng, các thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (đoạn trích); Biết vận dụng đặc trưng thể loại của văn học dân gian để phân tích các văn bản cụ thể. Cấu trúc chương trình dạy học theo Sgk cũng được chia thành hai phần: I – Nội dung ôn tập; II Bài tập vận dụng; III Các hình thức hoạt động ngoài giờ học. Tuy nhiên, khi dạy học tiết học này mà giáo viên chỉ biết yêu cầu học sinh nhắc lại tất cả các kiến thức đã được học, lên bảng kẻ và điền các nội dung yêu cầu trong các bảng biểu thì thật tẻ nhạt và nhàm chán. HS sẽ không 9
- thể có hứng thú với những tiết học theo phương pháp như vậy. Chúng ta cần xác định đúng mục đích của bài ôn tập là vừa giúp học sinh biết khái quát, hệ thống lại các kiến thức đã học một cách khoa học, cụ thể, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh đối chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kĩ năng nhất định, phẩm chất cần có cho học sinh. Vì vậy, cần đổi mới phương pháp dạy học để đạt được mục đích, hiệu quả cao khi dạy và học. Chúng tôi đã chọn hình thức sân khấu hóa khi dạy bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam và đã thu được nhiều thành công. Đặc biệt tạo được hứng thú rất lớn từ phía HS. Trong 350 HS của trường tôi khi được hỏi “em có thích học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam theo hình thức sân khấu hóa không?” thì có đến 300 em chiếm 85,7% trả lời đáp án “rất thích” và số còn lại (14,3%) trả lời theo đáp án “thích”, không có HS nào chọn đáp án “không thích”. Với một con số thông kê như vậy đã giúp chúng tôi mạnh dạn triển khai, duy trì phương pháp dạy học bằng hình thức sân khấu hóa bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trong năm học 20182019 và năm học 20192020. 2. Tổ chức dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa 2.1 Yêu cầu về phương pháp Trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT, Văn học dân gian (VHDG) chiếm một thời lượng không nhỏ của chương trình, VHDG rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Vì thế với thời lượng trên lớp người giáo viên khó thể nói hết cái hay, cái đẹp của VHGD. Thông qua dạy học bài Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa, giúp HS nâng cao hiểu biết về văn học dân gian, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác…. Học sinh được bồi dưỡng thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa của dân tộc, biết yêu thương con người, có cách sống, thái độ sống đúng đắn, có sự rung cảm trước tác phẩm văn học dân gian. Qua hoạt động này các em học sinh sẽ cảm nhận kĩ hơn những vẻ đẹp về đặc trưng của thể loại VHDG. Đặc biệt với hình thức sân khấu hóa làm sống lại các tác phẩm văn 10
- học dân gian Việt Nam trong môi trường diễn xướng, làm sáng lên những vẻ đẹp của tác phẩm VHDG mà do sự hạn chế về thời gian mà giờ học đọc hiểu văn bản trên lớp khó có thể mang lại. Đây là một sân chơi bổ ích, lành mạnh, từ đó giáo dục cho các em niềm tự hào về vẻ đẹp văn hóa dân gian của dân tộc và niềm say mê bộ môn Ngữ Văn. Chính vì vậy mà khi tổ chức dạy học bài này cần có phương pháp rõ ràng, cụ thể: a. Khi dạy học bài Ôn tập VHDG Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa, giáo viên cần cố gắng để cho tinh thần ôn tập có thể thấm sâu vào từng học sinh. Tuyệt đối tránh biến tiết ôn tập thành một dịp để giáo viên phải “lăn lộn” với những vấn đề như viết kịch bản, tập luyện cho HS… Các phương pháp, cách thức tổ chức dạy học trong bài học này phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được hoạt động trải nghiệm một cách vừa nghiêm túc, vừa chủ động, lại vừa vui vẻ hào hứng nhất. Đặc biệt chú ý định hướng cho HS thực hiện các nội dung theo một chủ đề nhất định. b. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, thiết kế chương trình, kế hoạch thật chu đáo trước khi thực hiện. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho mỗi tổ/ nhóm đi sâu vào những nội dung như đóng kịch; diễn thời trang; hát đối đáp… để HS tự hình thành kịch bản, lên kế hoạch tập luyện. Việc phân chia tổ/ nhóm cần linh hoạt, không nhất thiết phải theo đơn vị tổ học tập. Mỗi tổ nhóm cần có học sinh nòng cốt về bộ môn để có thể định hướng tốt cho tổ nhóm trong khâu chuẩn bị, lên kế hoạch, trình diễn… c. Trong thời gian chuẩn bị, lên kế hoạch, hình thành chương trình …giáo viên cần tạo mọi cơ hội cho học sinh được tự làm việc, phát huy tính sáng tạo của các em. Mục đích chủ yếu là qua việc “diễn xướng” HS vừa ôn tập được các kiến thức đã học, vừa nâng cao mở rộng vấn đề bằng việc kích thích trí tưởng tượng vốn dĩ rất phong phú đa dạng của HS, vừa bồi dưỡng các phẩm chất, kĩ năng trong học tập, trong cuộc sống. d. Với hình thức sân khấu hóa chúng ta có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc mở rộng quy mô tập trung theo khối vào một thời gian, địa điểm nhất định, có thể sắp 11
- xếp vào một buổi chiều tương ứng với 2 tiết dạy (90 phút) trong phân phối chương trình, chọn địa điểm sân trường để tạo không gian “diễn xướng” phù hơp. 2.2 Chuẩn bị của giáo viên a. Để chuẩn bị cho chương trình diễn xướng dưới hình thức sân khấu hóa bài Ôn tập VHDG Việt Nam đòi hỏi người giáo viên phải có cái nhìn tổng quát về chương trình học các bài học VHDG trước đó. GV có thể gợi ý ý tưởng, định hướng cách thức hoạt động cho HS để các em xác lập cho mình những công việc cần chuẩn bị và xây dựng kế hoạch hoạt động. GV xác định chủ đề của chương trình bám sát nội dung, mục tiêu bài học. b. Chia HS thành các nhóm, tổ và cho các em đăng kí nội dung trình diễn: Diễn kịch, nhạc kịch, Tự thiết kế, trình diễn trang phục của các vùng miền, các nhân vật trong VHDG; Hát đối đáp, hát ví dặm; nhảy múa dân gian; vẽ tranh dân gian, vẽ các nhân vật trong các tác phẩm VHDG… c. Chuẩn bị các gói câu hỏi dành cho khán giả (những HS không tham gia diễn trên sân khấu); câu hỏi để HS viết bài thu hoạch. Những câu hỏi này phải đảm bảo tính “ôn tập” những kiến thức đã học và có thể có mở rộng theo yêu cầu của SGK. d. GV tham gia cố vấn, kiểm định chất lượng, nội dung các chương trình trình diễn trên sân khấu 2.3. Chuẩn bị của học sinh a. Sau khi nắm được nội dung, kế hoạch đề ra, HS được phép chọn nội dung trình diễn và tiến hành hình thành ý tưởng: diễn kịch; nhạc kịch; diễn thời trang tự thiết kế; Hát đối đáp, hát ví dặm; b. Xây dựng kịch bản; Lên kế hoạch tập luyện. c. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm về nội dung mà nhóm sẽ thực hiện. d. Xem lại các kiến thức đã học trong phần văn học dân gian Việt Nam. 2.4. Các hoạt động cho tiết dạy học bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa 12
- Hoạt động 1: Tìm kiếm và xử lí thông tin: * Mục tiêu: HS đọc và tìm hiểu lại những truyện dân gian đã học, nắm vững các nét văn hóa, phong tục truyền thống vùng miền qua các tác phẩm đó để xác định nội dung thể hiện làm cơ sở xây dựng kịch bản trình diễn. * Hình thức: chia thành các nhóm để tìm hiểu * Nhiệm vụ của GV, HS GV: + Yêu cầu HS làm việc nhóm với sách giáo khoa, máy tính: Đọc lại các tác phẩm VHDG trong sgk Ngữ văn 10 tập 1. + Lựa chọn truyện dân gian sẽ chuyển thể thành kịch bản sân khấu; Tìm hiểu cách thức chuyển thể một tác phẩm truyện sang tiểu phẩm kịch và một số hình thức sân khấu khác + Trình diễn văn hóa trang phục vùng miền qua các nhân vật trong tác phẩm + Tìm những bài hát dân ca có mối quan hệ chặt chẽ với các bài ca dao đã học Ví dụ: Diễn kịch: có thể chuyển thể từ các tác phẩm truyện dân gian: Sử thi Đăm Săn; Cổ tích Tấm Cám; Truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu, Trọng Thủy; Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà… Diễn thời trang vùng miền: HS tự thiết kế bằng chất liệu giấy, lá, bì đay…trang phục của dân tộc Êđê (sử thi Đăm Săn); dân tộc Thái( Tiễn dặn người yêu); trang phục khi hát dân ca, hát ví dặm: áo tứ thân (miền Bắc); quần lụa áo bà ba, khăn kẻ ô (miền Nam); váy đụp, áo bà bà (miền Trung); trang phục thời Hùng Vương (Truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu, Trọng Thủy)… Hát đối đáp giao duyên các bài dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Ví Dặm, dân ca Nam bộ … lưu ý chọn các bài hát có các câu ca dao đã học, quen thuộc như: công cha nghĩa mẹ (xẩm Nghệ); Phụ tử tình thâm (dặm ru); Lời mẹ hát (tứ hoa)… Múa: có thể chọn các điệu múa của các dân tộc Ê đê, Thái… HS: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm lựa chọn tìm kiếm thông tin trong SGK, trên Intenet… về các hoạt động có liên quan đến hình thức sân khấu hóa để định hình được công việc mình cần và phải làm. Hoạt động 2.: Xây dựng ý tưởng, hình thành kịch bản 13
- * Mục tiêu: Đảm bảo truyền đạt được thông điệp, ý nghĩa của tác phẩm, bám sát nội dung thể loại. *Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm, trao đổi và trình bày ý tưởng sản phẩm * Nhiệm vụ của GV, HS GV: Yêu cầu HS thống nhất hình thức chuyển thể; Xây dựng kịch bản để biểu diễn trên sân khấu trong khoảng 5 > 10 phút: nguyên tác, hình thức chuyển thể, nhân vật, tên tiểu phẩm, dự kiến phân cảnh; cách thức trình diễn… HS: Nhóm trưởng điều hành xây dựng ý tưởng theo các bước sau: Bước 1: Thống nhất hình thức chuyển thể : lựa chọn nguyên tác chuyển thể, hình thức chuyển thể sát hay không sát với nguyên tác, đặt tên tiểu phẩm; cách thức trình diễn… Bước 2: Dự kiến số lượng nhân vật trình diễn; Phân cảnh cho kịch bản; Hoạt động 3: Hoàn thiện kịch bản biểu diễn * Mục tiêu: Đảm bảo tính hệ thống, logic, phù hợp với thời lượng và không gian trình diễn *Hình thức hoạt động: Hoạt động nhóm, trao đổi và sáng tác kịch bản * Nhiệm vụ của GV, HS: GV: hướng dẫn HS thảo luận nhóm, sáng tác kịch bản, lên chương trình kế hoạch; góp ý sửa chữa kịch bản cho từng nhóm. HS: + Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm; Các thành viên trong từng nhóm chủ động thực hiện nhiệm vụ sáng tác theo phân cảnh, công đoạn được phân công + Cả nhóm ghép các phân cảnh, nội dung chỉnh sửa thống nhất thành kịch bản hoàn chỉnh. +Tiến hành luyện tập theo kịch bản đã hoàn thiện Hoạt động 4: Chuẩn bị sân khấu biểu diễn * Mục tiêu: Tạo bối cảnh phù hợp với nội dung trình bày * Hình thức hoạt động: hoạt động nhóm * Nhiệm vụ của GV, HS: 14
- GV: Hướng dẫn HS trang trí sân khấu phù hợp với nội dung biểu diễn; chọn hai HS có kĩ năng sân khấu và năng lực ngôn ngữ tốt, hướng dẫn các em viết lời giới thiệu, dẫn chương trình. HS: + chuẩn bị trang trí trên bảng (nếu tổ chức trong lớp học), maket (nếu tổ chức ở sân trường), bố trí bối cảnh, chuẩn bị đạo cụ … 2.5. Giáo án cụ thể: Tiết 31,32: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: củng cố lại kiến thức đã học về VHDG, sân khấu hóa các bài học để làm nỗi bật tính chất diễn xướng của thể loại, mở rộng những hiểu biết về các tác phẩm VHDG ngoài sách giáo khoa trong chương trình ngữ văn 10. 2. Kĩ năng : trình diễn, diễn xuất, vận dụng VHDG trong ứng xử hằng ngày, làm việc nhóm... 3. Thái độ: yêu mến, tự hào VHDG, trân trọng và gìn giữ kho tàng tri thức vô giá của dân tộc. 4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực: + Yêu quê hương,đất nước; tự hào, trân trọng các giá trị tinh thần bất hủ của dân tộc + Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo + Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… + Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt… II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên 15
- a. GV gợi ý ý tưởng, định hướng cách thức hoạt động cho HS để các em xác lập cho mình những công việc cần chuẩn bị và xây dựng kế hoạch hoạt động. GV xác định chủ đề của chương trình bám sát nội dung, mục tiêu bài học. b. Chia HS thành các nhóm, tổ và cho các em đăng kí nội dung trình diễn: Diễn kịch, nhạc kịch, Tự thiết kế, trình diễn trang phục của các vùng miền, các nhân vật trong VHDG; Hát đối đáp, hát ví dặm; nhảy múa dân gian; vẽ tranh dân gian, vẽ các nhân vật trong các tác phẩm VHDG c. Chuẩn bị các gói câu hỏi dành cho khán giả (những HS không diễn trên sân khấu); câu hỏi để HS viết bài thu hoạch. d. GV tham gia cố vấn, kiểm định chất lượng, nội dung các chương trình trình diễn trên sân khấu 2. Chuẩn bị của học sinh a. Sau khi nắm được nội dung, kế hoạch đề ra, HS được phép chọn nội dung trình diễn và tiến hành hình thành ý tưởng: diễn kịch; nhạc kịch; diễn thời trang tự thiết kế; Hát đối đáp, hát ví dặm; b. Xây dựng kịch bản; Lên kế hoạch tập luyện. c. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm về nội dung mà nhóm sẽ thực hiện d. Xem lại các kiến thức đã học trong các tiết học trước tiết ôn tập III. Tiến trình lên lớp Hoạt động 1: Người dẫn chương trình giới thiệu nội dung, chủ đề của buổi học và giới thiệu các tiết mục sẽ trình diễn Hoạt động 2: Các tiết mục lần lượt lên sân khấu trình diễn theo lời giới thiệu của dẫn chương trình, Giữa các phần diễn xướng là phần dành cho khán giả những HS không tham gia trình diễn mà ngồi xem dưới sân khấu. Tiết mục 1: ….. Tiết mục 2: ….. Tiết mục 3. …… Phần chơi dành cho khán giả: Câu 1: Nêu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? 16
- Đáp án: Tính truyền miệng; Tính tập thể và tính thực hành Câu 2 : Nêu những giá trị cơ bản của VHDG ? phân tích những giá trị ấy trong một văn bản cụ thể ? Đáp án : Giá trị nhận thức ; giá trị giáo dục ; giá trị thẩm mĩ Câu 3 : Trong truyện cười « Nhưng nó phải bằng hai mày », thầy Lí xử kiện bằng gì ? Đáp án : Bằng tiền. Câu 4. Trong bài thơ « Đất Nước », nhà thơ Nguyễn Khoa Điền viết : …Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể …Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc …Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Hãy kể tên những thể loại văn học dân gian mà tác giả vận dụng trong những câu thơ trên ? Đáp án : Truyền thuyết, cổ tích, ca dao Câu 5: Có nhà thơ nữ của văn học trung đại đã sáng tác một bài thơ có cách mở đầu theo mô típ « Thân em » ? Hãy cho biết tên nhà thơ và nhan đề của bài thơ ? Đáp án : tác giả Hồ Xuân Hương với bài thơ « Bánh trôi nước Tiết mục 4…. Tiết mục 5: ….. …….. Hoạt động 3: Tổng kết bài học/bế mạc chương trình GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng phần trình diễn của các lơp/tổ/nhóm GV nhận xét tổng quát buổi học GV yêu cầu HS về nhà viết bài thu hoạch CHƯƠNG TRÌNH KỊCH BẢN CỤ THỂ: Chủ đề: VĂN HỌC DÂN GIAN Nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn Việt 17
- Mở đầu là tiết mục Câu dân ca nghĩa tình sâu nặng (nhạc Đức Hiếu, lời của nghệ nhân dân gian Nguyễn Quang Tứ) tạo không khí phấn khởi, hào hứng. Dẫn ( 1 Nam – 1Nữ): ( ra sân khấu, cúi chào ): Nữ: Xin chào mừng quý vị đại biểu, quý thầy cô và toàn thể các bạn học sinh có mặt trong chương trình hôm nay! Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, chúng ta vừa được trải qua một cảm giác thật hân hoan, rộn ràng từ tiết mục múa hát Câu dân ca nghĩa tình sâu nặng do các bạn học sinh lớp/tổ/nhóm…. đồng diễn. Tiết mục vừa rồi đã cho chúng ta thấy rõ tình yêu của các bạn HS đối với thầy cô, mái trường, và vùng quê …. tươi đẹp. Đặc biệt là tình cảm mà các bạn HS đã dành cho VHDG! Nam: Trong mỗi chúng ta, chắc ai cũng đã từng được say giấc nồng trong cánh võng, nôi đưa qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ; Từng bay bổng theo những giấc mơ cổ tích; Từng ngưỡng mộ, tự hào về những người anh hùng trong truyền thuyết, sử thi; Từng cất tiếng cười sảng khoái khi nghe những mẫu truyện cười, truyện ngụ ngôn dân gian. Để bày tỏ lòng yêu mến, trân trọng, tự hào về những giá trị tinh thần vô giá mà Văn học dân gian mang lại, hôm nay chúng ta sẽ học bài Ôn tập VHDG Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa với chủ đề : “VHDG – nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn Việt” – tạo sân chơi cho tất cả HS được thể hiện, được trải nghiệm, được sống trong không khí diễn xướng dân gian. NỮ: Tôi xin thông qua nội dung chương trình gồm các phần sau: + Phần mở đầu: chào mừng, giới thiệu + Phần thứ hai: diễn xướng các tác phẩm VHDG; giữa các tiết mục diễn xướng là phần chơi giành cho khán giả. + Phần thứ ba : Tổng kết 18
- Chúng tôi hi vọng chương trình sẽ đem lại những cảm xúc thú vị và ấn tượng tốt đẹp trong lòng quy vị đại biểu, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn HS! Nữ: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Xuân Diệu đã nói rằng “ Những câu ca dao từ bắc chí nam như có đất, có nước, như có cát có biển, như có mồ hôi người, chúng ta cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt sương sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột của non sông” Nam: Đến với ca dao, dân ca là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam đến với non nước con người của mỗi miền quê. Kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn cùng thưởng thức điệu dân ca ví dặm “ Lời mẹ hát” với sự thể hiện của bạn …. . đến từ lớp/nhóm/tổ…. NỮ: Quả là một giọng hát trên cả tuyệt vời! Với làn điệu dân ca ví dặm ngọt ngào da diết, chúng ta như được chìm đắm trong một cảm xúc bâng khuâng nhớ về Mẹ Người đã sinh thành và dạy dỗ chúng ta nên người! Nam : Chúng ta thật tự hào khi được sinh ra trên vùng đất có nhiều truyền thống. Đặc biệt được lớn lên trong cái nôi của những điệu ví câu ca – một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận vào ngày 27/11/2014. Nữ: Tiếp theo chương trình, chúng ta hãy đến với vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, để thưởng thức những nét đặc trưng văn hóa nơi đây; Tận hưởng cái bao la, hùng vĩ của thiên nhiên đất trời; Lắng nghe những câu chuyện bi hùng về những người anh hùng của bộ tộc; Thưởng thức những âm thanh của Chiêng trống, của thác ghềnh, của chim kêu vượn hót! Đặc biệt, chúng ta sẽ được chứng kiến hình ảnh của chàng Đăm Săn huyền thoại cùng với bộ tộc Ê 19
- đê qua màn biểu diễn của các bạn học sinh lớp/nhóm/tổ …..với vở kịch: Đăm Săn Nam: Quả là một phần trình diễn rất sáng tạo! chúng ta đã thấy được vẻ đẹp, tài năng của người anh hùng Đăm Săn mặt khác còn cho ta thấy được những nét đẹp văn hóa, tâm hồn của tộc người Ê đê thời cổ đại! Nữ: Tiếp nối mạch nguồn cảm xúc về văn hóa Tây Nguyên. Đặc biệt, từ khung cảnh của bữa tiệc ăn mừng chiến thắng trong đoạn “ Chiến thắng Mtao Mxây” trích Sử Thi Đăm Săn, Lớp/nhóm/tổ …. sẽ tái hiện lại một nét văn hóa đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005 qua điệu múa “ Vũ Điệu Cồng Chiêng Tây Nguyên” NAM: Quá tuyệt vời! chúng ta thực sự đang sống trong không khí lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên! Cảm ơn tiết mục của lớp/nhóm/tổ….! NỮ: Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn HS! …..Ban đơ – lai – rơ – một thi sĩ nổi tiếng đã nhìn nhận sức mạnh của truyền thuyết đó là “ Sử cô đọng của các dân tộc”. Nếu như sử thi ra đời thuở hồng hoang của lịch sử loài người, thì truyền thuyết được xem khởi nguyên của dân tộc. Truyền thuyết là dòng tâm linh sâu thẳm, xuyên suốt lịch sử, là mạch sống nối cội nguồn quá khứ với thế hệ hiện tại và mai sau: Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim nhầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu Với ý nghĩa đó, hôm nay, chúng ta sẽ được sống trong không khí trầm hùng, linh thiêng của thủa sơ khai dựng nước và giữ nước của lịch sử qua nhạc cảnh: Câu Chuyện Thành Loa do các bạn lớp/nhóm/tổ ….. thực hiện. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 321 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 187 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn