Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chương Linh kiện điện tử gắn liền với công nghệ số và định hướng nghề nghiệp
lượt xem 7
download
Đề tài "Dạy học chương Linh kiện điện tử gắn liền với công nghệ số và định hướng nghề nghiệp" nhằm giúp các bạn tìm tòi và lĩnh hội kiến thức thông qua các thiết bị số như điện thoại, máy tính kết nối internet, phần mềm ảo. Sau khi lĩnh hội kiến thức học sinh được liên hệ thực tế để làm ra các sản phẩm có liên quan đến các linh kiện điện tử nhờ sự hướng dẫn của giáo viên , kênh youtube, google…Từ đó học sinh có những hiểu biết chính xác hơn về một số ngành nghề liên quan đến kĩ thuật điện tử và định hướng đúng nghề nghiệp cho bản thân..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chương Linh kiện điện tử gắn liền với công nghệ số và định hướng nghề nghiệp
- SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC CHƯƠNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ GẮN LIỀN VỚI CÔNG NGHỆ SỐ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HÀ ( 0978204043 ) HOÀNG THỊ THANH NHÀN (0355983263) Tổ : KHOA HỌC TỰ NHIÊN Tháng 04/2022
- MỤC LỤC A.ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 3 2. Điểm mới của đề tài .............................................................................................. 4 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 5 I- CƠ SỞ KHOA HỌC.............................................................................................. 5 1. Cơ sở lí luận : ........................................................................................................ 5 1.1.Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống ........................................................................................................................... 5 1.1.1.Vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống ................................... 5 1.1.2.Tìm hiểu về điện trở - tụ điện – cuộn cảm. ...................................................... 6 1.1.3 Tìm hiểu về linh kiện bán dẫn và IC .............................................................. 10 1.2. Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động dạy và học ......................................... 14 1.2.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy và học ........................................ 14 1.2.2.Ứng dụng các phần mềm vào hoạt động dạy và học môn Công nghệ trong giai đoạn hiện nay ................................................................................................... 17 1.3. Hướng nghiệp cho học sinh THPT .................................................................. 18 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 19 2.1.Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT ....................................... 19 2.2.Thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh 12 tại trường THPT ........... 20 2.3. Ý nghĩa của việc tham gia các cuộc thi KHKT cấp trường, tỉnh. .................... 20 II- GIẢI PHÁP ........................................................................................................ 21 1. Giáo viên chia lớp học thành các nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu về linh kiện điện tử, sự phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong giai đoạn hiện nay thông qua mạng internet , thiết bị thực tế................................................................................. 21 2. Học sinh trình bày nội dung tìm hiểu về linh kiện điện tử tại lớp bằng các hình thức khác nhau : powerpoint, giấy khổ lớn , video…. ............................................ 28 1
- 3. Học sinh tìm hiểu về quy trình và công nghệ sản xuất một thiết bị điện tử hiện nay sử dụng nhiều trong đời sống. .......................................................................... 28 4. Học sinh làm sản phẩm Khoa học kĩ thuật.......................................................... 29 5. Nhóm trưởng đánh giá quá trình tham gia tìm hiểu kiến thức và làm sản phẩm của tổ viên thông qua bảng thông tin. ..................................................................... 29 6. Giáo viên giới thiệu về các ngành nghề trong tương lai liên quan đến kĩ thuật điện tử. ..................................................................................................................... 29 7. Thông qua sản phẩm làm của các nhóm và bảng đánh giá của nhóm, giáo viên đánh giá khả năng làm việc , định hướng nghề nghiệp cho các em........................ 39 8. Kết quả thực nghiệm tại lớp 12A2 -trường THPT Nghi Lộc 5 .......................... 39 C-KẾT LUẬN ......................................................................................................... 46 1. Kết luận ............................................................................................................. 46 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47 2
- A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Để thực hiện được mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, một trong những giải pháp đã được đồng chí Nguyễn Phú Trọng đặt ra là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với kinh tế tri thức đồng thời coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để tập trung đầu tư, phát triển. Trên thực tế, tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP, phát triển được một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Theo thống kê năm 2020, thanh niên Việt Nam từ 16 - 30 tuổi có khoảng 22,609 triệu người, chiếm khoảng 23,2% dân số cả nước . Vai trò của lực lượng này đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, cụ thể tại nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát huy thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”. Việc được Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện ổn định để phát triển, học tập và rèn luyện là cơ hội tốt để thanh niên Việt Nam chuẩn bị và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng tốt cơ hội từ nền kinh tế số dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như vậy thanh niên Việt Nam cũng như thanh niên trên thế giới đang đứng trước một sự chuyển đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế xã hội. Để có thể thành công tận dụng các cơ hội của kinh tế số cũng như khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết đại hội XIII của Đảng cũng như mục tiêu đề ra thanh niên Việt Nam cần nhận thức một cách đầy đủ về cơ hội thách thức, điểm mạnh điểm yếu của nền kinh tế số cũng như đặc điểm của Việt Nam và bản thân, từ đó có các kế hoạch và hành động phù hợp. Vậy ngay từ khi còn đang là học sinh THPT các emcần được làm quen với công nghệ số và định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai, tham gia các cuộc thi 3
- như Khoa học kĩ thuật, Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng….. Như vậy các em được học tập phù hợp với năng lực và sở trường để tránh tình trạng làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực của xã hội. Thanh niên có đam mê và yêu thích các lĩnh vực công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được nhà nước ưu tiên phát triển như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, thực tế ảo/thực tế tăng cường, chuỗi khối, in ba chiều hay các lĩnh vực về khoa học-công nghệ-kỹ thuật-toán học, kinh doanh, doanh nghiệp (STEAM) cần nghiêm túc tìm hiểu, xác định ngành nghề và kiên trì theo đuổi để đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Nắm bắt được sự cấp thiết của nhu cầu xã hội và định hướng của Nhà nước , là giáo viên giảng dạy bộ môn Công nghệ cần phải cho các em làm quen với công nghệ số trong từng bài học, cho các em làm các sản phẩm có tính thực tế liên quan đến bài học , giúp các em lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Vì vậy tôi làm đề tài “ Dạy học chương Linh kiện điện tử gắn liền với công nghệ số và định hướng nghề nghiệp ” 2. Điểm mới của đề tài Đề tài đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức thông qua các thiết bị số như điện thoại, máy tính kết nối internet, phần mềm ảo. Sau khi lĩnh hội kiến thức học sinh được liên hệ thực tế để làm ra các sản phẩm có liên quan đến các linh kiện điện tử nhờ sự hướng dẫn của giáo viên , kênh youtube, google…Từ đó học sinh có những hiểu biết chính xác hơn về một số ngành nghề liên quan đến kĩ thuật điện tử và định hướng đúng nghề nghiệp cho bản thân. 3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp dạy học bộ môn Công nghệ 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 4
- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I- CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận : 1.1.Vai trò và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống 1.1.1.Vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống Kĩ thuật điện tử là ngành kĩ thuật mũi nhọn, hiện đại, là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển. Kĩ thuật điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống. * Đối với sản xuất Kĩ thuật điện tử đã đảm nhiệm chức năng điều khiển và tự động hóa các quá trình sản xuất, nhiều công nghệ mới đã xuất hiện làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: - Ngành chế tạo máy: Các loại máy cắt gọt kim loại đều được ứng dụng làm việc theo chương trình kĩ thuật số - Ngành luyện kim: Nhiệt luyện bằng lò cảm ứng dung dòng điện cao tần nâng cao chất lượng sản phẩm - Trong các nhà máy sản xuất xi măng, các thiết bị điện tử, vi xử lí và máy tính tự động theo dõi và điều khiển toàn bộ quá trình sản xuất ra thành phẩm - Trong công nghiệp hóa học, đặc biệt lĩnh vực điện hóa như mạ, đúc, bảo vệ chống ăn mòn kim loại đã gắn liền với điện tử công suất. - Công việc thăm dò và khai thác tài nguyên ở dưới thềm lục địa hay trong lòng đất đều sử dụng nhiều thiết bị điện tử - Trong nông nghiệp, kĩ thuật cao tần cũng được ứng dụng vào quá trình chế biến hoa màu và thực phẩm. Kĩ thuật lạnh và chiếu xạ giúp cho việc bảo quản thực phẩm được tốt hơn - Trong ngư nghiệp, người ta dung các máy siêu âm để tìm ra các đàn cá, nâng cao năng suất đánh bắt hải sản - Trong giao thông vận tải, kĩ thuật điện tử đã ứng dụng đo đạc các thông số bay, chỉ huy các chuyến bay, dẫn đường tàu biển, lái tự động, kiểm tra hành lí và hành khách ra sân bay. - Ngành Bưu chính – viễn thông ở nước ta đã có bước nhảy vọt: Từ kĩ thuật tương tự (Analog) chuyển sang kĩ thuật số (Digital).Các tổng đài điện tử số, hệ thống thông tin di động như Vinaphone, Mobiphone, Viettel…..Thông tin liên lạc đã được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. - Ngành phát thanh truyền hình đã thông qua phủ sóng vệ tinh gần như toàn quốc.Hệ thống truyền hình cáp đã đồng thời truyền được hàng chục kênh truyền 5
- hình khác nhau để phục vụ yêu cầu ngày càng cao của người dân. Hệ thống truyền thanh không dây có điều khiển tắt,mở từ xa sẽ thay thế cho hệ thống truyền thanh có dây, đảm bảo thông tin đến mọi miền Tổ Quốc. *Đối với đời sống Kĩ thuật điện tử có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người - Trong ngành khí tượng thủy văn, kĩ thuật điện tử đã tự động đo đạc và cung cấp được nhiều dữ liệu cần thiết để dự báo thời tiết được nhanh chóng chính xác . - Trong lĩnh vực y tế, nhờ có kĩ thuật điện tử mà công việc chuẩn đoán và điều trị đạt nhiều thành tựu to lớn. Các máy điện tim, điện não, các máy X quang, máy điện châm, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp, máy chạy thận nhân tạo…đã có ở các bệnh viện để giúp các bác sĩ trong công việc chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho con người. - Trong các ngành thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hóa, nghệ thuật…kĩ thuật điện tử cũng được ứng dụng nhiều và đã tạo điều kiện cho ngành đó phát triển. - Các thiết bị điện tử dân dụng như tivi, máy ghi hình, máy tính điện tử, điện thoại thông minh, tivi công nghệ mới đều có mặt trong các gia đình. Từ nhỏ đến già đều tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện tử b. Triển vọng của kỹ thuật điện tử: Kỹ thuật điện tử đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nó luôn thay đổi theo thời gian. Từ chỗ các thiết bị điện tử phải dùng đèn điện tử chân không nay đã được thay thế bằng các dụng cụ bán dẫn và IC. Kĩ thuật số ( kĩ thuật vi xử lí, máy tính điện tử…) ra đời đã là cuộc cách mạng trong ngành kĩ thuật điện tử. Ngành công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…Có thể nói, công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Bởi vậy, việc học tập và hiểu được các kiến thức cơ bản của kĩ thuật điện tử đã trở thành nhu cầu cấp thiết 1.1.2.Tìm hiểu về điện trở - tụ điện – cuộn cảm. * Điện trở (R): + Công dụng, cấu tao, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: 6
- - Điện trở là linh kiên được sử dụng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Công dụng của nó là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch. b. Cấu tạo: - Dùng dây kim loại có điện trở suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở. c. Phân loại: Điện trở được phân loại theo : + Công suất: Công suất nhỏ, lớn. + Trị số: loại cố định hoặc có thể biến đổi ( gọi là biến trở hoặc chiết áp ). + Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được phân loại và gọi tên như sau: - Điện trở nhiệt: + Hệ số nhiệt dương: toc R + Hệ số nhiệt âm :toc R - Điện trở biến đổi theo điện áp: U R - Quang điện trở: Khi ánh sáng dọi vào thì R giảm d. Kí hiệu: 7
- Hình ảnh về một số loại điện trở + Các số liệu kĩ thuật của điện trở: a- Trị số điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. - Đơn vị đo: 1K =103 1M =106 b- Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt. - Đơn vị đo: W * Tụ điện:Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua,lọc nguồn,lọc sóng. b. Cấu tạo: Gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bằng lớp điện môi. c. Phân loại: Tụ giấy,tụ mi ca,tụ dầu,tụ hóa... d. Kí hiệu: hình trên. 8
- *Các số liệu kĩ thuật: a- trị số điện dung(C): Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của nó. - Đơn vị:fara (F) 1 F=10-6 F 1nF=10-9F 1pF=10-12F. b- Điện áp định mức: (Uđm) Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị đánh thủng. - Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho đúng chiều điện áp. Nếu mắc ngược sẽ làm hỏng tụ hóa. c- Dung kháng của tụ điện: (Cx) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó. - Công thức: Cx=1/2πfC. Trong đó: Cx: dung kháng ( ) f: tần số dòng điện qua tụ (Hz)C: điện dung tụ điện(F) * Cuộn cảm: Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều, chặn dòng điện cao tần. b. Cấu tạo: Dùng đây dẫn điện quấn thành cuộn cảm. c. Phân loại: Cao tần,trung tần,âm tần. d. Kí hiệu: *Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm: a- Trị số điện cảm: (L) cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. - Đơn vị: H 1mH=10-3H 1 H =10-6H. b- Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. 2FL - công thức: Q = r c- Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng biểu hiện sự cảm trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó. - Công thức:XL=2πfL 9
- 1.1.3 Tìm hiểu về linh kiện bán dẫn và IC a. ĐIỐT BÁN DẪN + Công dụng: Dùng chỉnh lưu, tách sóng, ổn định điện áp nguồn 1 chiều + Cấu tạo: Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anốt (A) và katốt (K). + Phân loại: - Theo công nghệ chế tạo: 2 loại + Điôt tiếp điểm: Chỗ tiếp giáp P-N là một tiếp điểm rất nhỏ, chỉ cho dòng điện rất nhỏ đi qua, dùng để tách sóng và trộn tần + Điôt tiếp mặt : Chỗ tiếp giáp P-N có diện tích tiếp xúc lớn, cho dòng điện lớn đi qua, dùng để chỉnh lưu. - Theo chức năng: 2 loại + Điôt ổn áp (điốt zêne) dùng để ổn định điện áp một chiều. + Điốt chỉnh lưu: dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều + Ký hiệu của điôt: Xem hình 4.1 ở trên b. TRANZITO + Công dụng: Dùng khuyếch đại tín hiệu + Cấu tạo: 10
- Tranzito là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Tranzito có 3 dây dẫn là 3 điện cực + Phân loại: Tuỳ theo cấu tạo chia 2 loại - Tranzito PNP: Chất N xen giữa, chất P hai đầu - Tranzito NPN: Chất P xen giữa, chất N hai đầu + Kí hiệu: * TIRIXTO (scr): Cấu tạo, kí hiệu, công dụng: a) Cấu tạo 11
- Trixto là linh kiện bán dẫn có 3 lớp tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có 3 dây dẫn ra là ba điện cực: anốt (A); catốt (K) và cực điều khiển (G) b) Kí hiệu c) Công dụng: Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển + Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật a) Nguyên lí làm việc - Khi chưa có điện áp dương UGK vào cực G, tirixto không dẫn điện dù UAK> 0 - Khi đồng thời có và UAK> 0 và UGK > 0 thì tirixt dẫn điện. Khi tirixto dẫn điện UGK không còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK = 0 b) Số liệu kĩ thuật - IAK định mức: Dòng điện định mức qua 2 cực A, K - UAK định mức:Điện áp định mức đặt lên hai cực A, K - UGK định mức: Điện áp định mức hai cực điều khiển GK - IGK định mức:Dòng điện định mức qua 2 cực G, K . 12
- * TRIAC VÀ ĐIAC a. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng: a) Cấu tạo: Triac và điac là linh kiện bán dẫn. + Triac có 3 điện cực A1, A2 và G, + Điac có cấu tạo hoàn toàn giống triac nhưng không có cực điều khiển. b) Kí hiệu: Hình vẽ trên c) Công dụng: Dùng để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều. b. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật a) Nguyên lí làm việc - Triac: + Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2 + Khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 - Điac: Do điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực. b) Số liệu kĩ thuật: Giống tristo * QUANG ĐIỆN TỬ - Khi cho dòng điện chạy qua nó bức xạ ánh sáng được gọi là đèn LED - Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng. 13
- * VI MẠCH TỔ HỢP (IC) a. Khái niệm chung Vi mạch tổ hợp (IC) là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt tinh vi và chính xác. Trên chất bán dẫn Si làm nền người ta tích hợp, tạo ra trên đó các linh kiện như: Tụ, trở, điốt, tranzito…Chúng được mắc với nhau theo nguyên lí từng mạch điện và có chức năng riêng. b. Phân loại Chia hai nhóm: - IC tương tự dùng để khuyếch đại, tạo dao động, ổn áp… - IC số dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị xung số , máy tính điện tử… Sử dụng - Tra sổ tay xác định chân để lắp mạch cho đúng chân - Cách xác định chân: 1.2. Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động dạy và học Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid nên việc học sinh học tập gắn liền với điện thoại thông minh, máy tính không còn xa lạ. Đây là các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử. Việc ứng dụng công nghệ số vào dạy và học là điều rất cần thiết. 1.2.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy và học - Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng 14
- một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn. CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người dạy thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường giáo dục, triển khai các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển năng lực người học, nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm. - Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của HS, khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các năng lực tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng CNTT, thí nghiệm ảo... CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập, ôn tập... có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Drive. GV cũng có thể 15
- dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. - Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là thực hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình 1.1. dưới đây. CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả NL và PC của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển NL đặc thù của môn học, các NL chung mà còn góp phần phát triển NL tin học. Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng cần thấy, khi máy vi tính, thiết bị di động thông minh chưa được đưa vào quá trình học tập thì người học chủ yếu làm việc với học liệu trong SGK hoặc các tài liệu do GV biên soạn. Khi máy vi tính và Internet đã phổ biến, người học có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong học liệu số. Cơ hội này cũng tạo thách thức cho người học đứng trước các lựa chọn, sàng lọc các kiến thức, dữ liệu, hoạt động phù hợp cho mục tiêu học tập. Thách thức đó cũng chính là cơ hội để người học hình thành, phát triển PC trách nhiệm, NL tự chủ và tự học. Bên cạnh đó, khi GV kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì HS có thêm cơ hội chủ động phát triển được 16
- nhiều thành phần/thành tố của mỗi NL chung như NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình tự học đó. Hiện nay, nhiều yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục đòi hỏi GV sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số. Theo đó, nếu bối cảnh nhà trường không có điều kiện cho HS tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể giúp HS đáp ứng mục tiêu dạy học mà chương trình môn học, hoạt động giáo dục đã đặt ra. Nhờ học liệu số, khi HS khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tư duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Nói cách khác, thiết bị và công nghệ góp phần thực thi nhằm đạt được mục tiêu dạy học, giáo dục thông qua các hoạt động học hay chuỗi hoạt động học phù hợp. 1.2.2.Ứng dụng các phần mềm vào hoạt động dạy và học môn Công nghệ trong giai đoạn hiện nay + Phần mềm Powerpoint : Đây là phần mềm có sẵn trong bộ MS Office, dùng để tạo các Slide trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức gõ những nội dung cần thiết cộng thêm những định dạng về Font chữ, màu sắc thì có lẽ giáo viên nào cũng làm được. Nhưng nếu chỉ đơn giản thế thì chúng ta chưa thấy được hết tính năng của phần mềm này, do đó chúng ta phải biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo thì mới phát huy được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.Đồng thời giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động , soạn nội dung trình bày trên powerpoint giúp nâng cao trình độ tin học và khả năng thuyết trình , khả năng hoạt động nhóm của học sinh. + Tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu, sách, giáo trình điện tử qua internet qua phần mềm google, youtube….. Thông qua internet, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tra cứu thông tin và tìm kiếm tài liệu cần thiết. Đây là kho dữ liệu khổng lồ, chứa đựng được rất nhiều thông tin mà học sinh và giáo viên cần. Chỉ cần một thiết bị thông minh được kết nối internet, vô vàn đầu sách và giáo án điện tử được đăng tải trên những nguồn học liệu mở. Việc tham khảo này có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết cách truy cập vào Internet tìm kiếm những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung bài học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. +Phần mềm theo dõi hoạt động nhóm của học sinh : Padlet.com + Phần mềm thí nghiệm ảo : https://phet.colorado.edu/sims/html/circuit- construction-kit-ac-virtual-lab/latest/circuit-construction-kit-ac-virtual-lab_vi.html 17
- + Một số phần mềm giúp thực hành và thiết kế mạch điện tử như : DcAcLab – Phần mềm mô phỏng mạch điện có đồ họa trực quan,https://dcaclab.com/en/lab, EasyEDA – Phần mềm mô phỏng mạch điện tử và thiết kế PCB, https://easyeda.com/vn 123D Circuits – Chương trình được phát triển bởi AutoDesk,https://library.io/ Những phần mềm này giúp học sinh được hiểu và làm quen với các linh kiện điện tử , thực hành đo các đại lượng, nắm bắt xu hướng và hiểu hơn về nghề nghiệp trong tương lai. 1.3. Hướng nghiệp cho học sinh THPT Ở nước ngoài học sinh có được rất nhiều chương trình học ngoại khóa để có thể tìm hiểu và biết bản thân mình thích hay phù hợp với ngành nghề này. Bên cạnh đó nền giáo dục ở các nước tiên tiến còn có riêng các chương trình hướng nghiệp cho học sinh. Điều này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ có thể chọn được một con đường học tập và phát triển nghề nghiệp tốt hơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vấn đề này chưa thực sự được chú trọng. Học sinh chỉ tập trung học những kiến thức trên sách giáo khoa và chưa có nhiều tiết học định hướng nghề nghiệp hay thực tiễn để giúp các em có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp hay trường đại học đi thi sau khi tốt nghiệp lớp 12. Việc học sinh chọn được đúng nghề nghiệp và chọn đúng trường để học sẽ giúp các em có thể phát huy được tối đa những khả năng và điểm mạnh của bản thân, phát triển năng lực một cách tối đa và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc sau này. Chính vì lợi ích như vậy mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được mặt tích cực của việc tư vấn định hướng nghề nghiệp. Việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh 12 đúng đắn sẽ giúp cho thị trường lao động được cân bằng hơn, giảm tỷ lệ mất cân đối trong nhân lực, đồng thời sẽ giúp xã hội tránh được tình trạng thiếu hay khan hiếm nhân lực trong một số ngành hot hay ngành khó tuyển người. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân các em phải biết mình thích điều gì, có điểm mạnh gì và điểm yếu như thế nào để có thể chọn được một nghề nghiệp hay công việc thật phù hợp trong tương lai. Để xác định được đúng nghề nghiệp tương lai các em cần được sự tư vấn từ phía thầy cô và nhà trường. Mỗi môn học có một đặc thù riêng và nó sẽ rèn luyện cho các em một số kĩ năng và hiểu biết về ngành nghề trong lương lai. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lông vào vấn đề định hướng nghề nghiệp và phát triển kĩ năng cần thiết cho các em để các em không bỡ ngỡ khi bước lên bậc học cao hơn. 18
- Để chọn nghề nghiệp đúng, Các học sinh trung học phổ thông phải hội tụ đủ ba yếu tố: Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh ,điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân . Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tim kiếm việc làm sau này hay không. Trong quá trình học nếu các em được làm quen và hiểu công việc thực tế trong tương lai thì các em sẽ có sự lựa chọn đúng hơn về nghề nghiệp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Ở trường THPT hiện nay môn Công nghệ được xem như bộ môn phụ, giáo viên giảng dạy thường là bộ môn khác( giáo viên Vật lí dạy kèm môn Công nghệ) nên năng lực chuyên môn của giáo viên về bộ môn Công nghệ còn hạn chế. Phương pháp dạy học chủ yếu mà giáo viên sử dụng vẫn là thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò ghi. Giáo viên còn ít ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới phương pháp dạy học nên chưa gây hứng thú đối với các em. Mặt khác môn Công nghệ cũng không nằm trong môn thi tốt nghiệp nên các em chưa chú ý, việc học của học sinh còn mang tính đối phó. Môn Công nghệ 12 nghiên cứu về Kĩ thuật điện tử, kĩ thuật điện được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý kĩ thuật phức tạp, tính trừu tượng cao. Đặc biệt phần Kĩ thuật điện tử là phần tương đối khó với những kiến thức mới mẻ rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh liện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử. Nội dung kiến thức môn học đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan như tranh vẽ, mô hình ảo, vật thật,… nhưng thực tế hiện nay cơ sở vật chất của các trường học còn thiếu thốn, dạy “chay” vẫn phổ biến. Để khắc phục các khó khăn và tồn tại nói trên nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học, cần phải có những chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời.Một trong những biện pháp có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao là đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực của người học, có nghĩa là hình thành và phát triển tính tích cực chủ động, độc lập và sáng tạo đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống của người học. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 317 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 181 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 78 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn