intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án chủ đề Cacbohiđrat kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu cách dạy học theo dự án vào chủ đề dạy học cụ thể trong đó lồng ghép trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh. Góp phần gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh. Nhằm xây dựng một cách tổ chức hoạt động dạy học mới đáp ứng với yêu cầu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 trong điều kiện dạy học hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án chủ đề Cacbohiđrat kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1 - 5 ĐỀ TÀI DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ CACBOHIĐRAT KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Lĩnh vực: HÓA HỌC Tác giả: Phan Thị Thanh Huyền Tổ bộ môn: Tự nhiên Thời gian thực hiện: Năm học 2020 - 2021 Số điện thoại: 0962.422.486 Nghĩa Đàn, tháng 3 năm 2021
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC Đối chứng GV Giáo viên HK Học kỳ HS Học sinh THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm
  3. MỤC LỤC Trang Phần I. Đặt vấn đề….…………………………………………………….… 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………...…………………... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài……………………….………………... 1 3. Những đóng góp mới của đề tài...………………………………………… 2 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài………………………....…… 2 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….………. 2 6. Kế hoạch nghiên cứu……………………………………………………… 3 Phần II. Nội dung nghiên cứu…....………...………………....…………… 4 Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề……………………………….…...…… 4 1.1. Dạy học theo dự án…………………...…………………..…………….. 4 1.2. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp………………………...………. 4 1.3. Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải 6 nghiệm, hướng nghiệp……………………………………………….………. Tiểu kết chương 1…………………………………………………………… 6 Chương 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu……………...…………….…. 7 2.1. Thực trạng tình hình về vấn đề…………………………………………. 7 2.2. Thực trạng việc nhận thức của giáo viên……………………………….. 7 2.3. Đề xuất các giải pháp…………………………………………………… 9 Tiểu kết chương 2…………………………………………………………… 9 Chương 3. Xây dựng kế hoạch dạy học dự án chủ đề Cacbohiđrat kết hợp 10 với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp…………………………………… 3.1. Nội dung……………………………………………………….……...… 10 3.2. Các kiến thức nền học sinh cần nắm vững………...…………...……….. 10 3.3. Thực hiện kế hoạch……………………………...…………...……….. 11 Tiểu kết chương 3…………………………………………………………… 31 Chương 4. Thực nghiệm đề tài…………………………….………………… 32
  4. 4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài…………….………...……… 32 4.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài……….………………… 32 4.3. Nội dung thực nghiệm đề tài…………………………….…...…………. 32 4.4. Tiến hành thực nghiệm đề tài…………………………….…...………… 32 4.5. Kết quả thực nghiệm đề tài…………………………….…...…………... 34 4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm………………………...….…………….. 36 Tiểu kết chương 4…………………………………………………………… 37 Phần III. Kết luận………………………..........…………….……………... 38 1. Bài học kinh nghiệm…………………………………...….…………….. 38 2. Kiến nghị và đề xuất…………………………………...….…………….. 38 Kết luận chung…………………………………………...….…………….. 39 Tài liệu tham khảo……………………………...……………………….…. 40 Phụ lục……………………………...………………………….…………….
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”. Sự hội nhập quốc tế cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đã tạo cơ hội thúc đẩy giáo dục phát triển và cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đảm bảo xây dựng nguồn nhân lực chất lượng bởi đầu ra của nhà trường là thị trường lao động. Đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018; “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Dạy học theo dự án - một phương pháp dạy học tích cực được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Đan Mạch,…quan tâm và có nhiều công trình giá trị về lý luận cũng như thực tiễn đối với phương pháp này. Dạy học theo dự án có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và phù hợp với lộ trình tiến tới định hướng thay thế dần chương trình dạy học định hướng nội dung bằng chương trình dạy học định hướng năng lực. Nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Với định hướng phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm và những hiểu biết nhất định của mình về đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Tôi mạnh dạn đưa ra những ý tưởng về thiết kế bài dạy chủ đề dạy học theo dự án để góp phần nào trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và xã hội hiện đại, thích ứng với nền Công nghiệp 4.0. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Dạy học dự án chủ đề Cacbohiđrat kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này nghiên cứu cách dạy học theo dự án vào chủ đề dạy học cụ thể trong đó lồng ghép trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh. Góp phần gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh. Nhằm xây dựng một cách tổ chức hoạt động dạy học mới đáp ứng với yêu cầu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 trong điều kiện dạy học hiện nay. 1
  6. 3. Những đóng góp mới của đề tài Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Với định hướng phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm, tôi chú trọng xây dựng chủ đề Cacbohiđrat trong chương trình Hóa học lớp 12 với thời lượng 6 tiết học trong 3 tuần theo phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Điểm nổi bật của mỗi đề tài là việc tổ chức các hoạt động cho học sinh phong phú theo từng giai đoạn của dự án. Mỗi giai đoạn được xây dựng với những bài học để học sinh tự tìm hiểu kiến thức nền, tạo sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, tự kiểm tra, đánh giá dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tăng cường thực hành trải nghiệm của học sinh, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong học tập, trong cuộc sống và trải nghiệm thực hành, tham quan trải nghiệm nghề nghiệp. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài - Xây dựng chủ đề Cacbohiđrat trong chương trình Hóa học lớp 12 Ban Cơ bản với thời lượng 6 tiết học trong vòng 3 tuần theo phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. - Học sinh lớp 12, Trường THPT 1 - 5 và Trường THPT Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như: - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm. 2
  7. 6. Kế hoạch nghiên cứu TT THỜI GIAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM 1 Từ 15/08/2020 Chọn đề tài, viết đề cương Đề cương của đề tài. Đến 01/09/2020 nghiên cứu. 2 Từ 01/09/2020 - Đọc tài liệu lý thuyết về - Tập hợp tài liệu. Đến 15/09/2020 dạy học theo dự án, xác định - Thống kê và xử lý số cơ sở khoa học. liệu. - Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế. 3 Từ 15/09/2020 - Trao đổi với đồng nghiệp - Rút kinh nghiệm từ ý Đến 15/11/2020 và đề xuất sáng kiến. kiến đóng góp của đồng - Áp dụng vào thử nghiệm. nghiệp. - Kết quả thử nghiệm. 4 Từ 15/11/2020 - Viết báo cáo sáng kiến. - Bản báo cáo sáng kiến. Đến 08/03/2021 - Xin ý kiến đồng nghiệp. - Tập hợp ý kiến đóng góp. 5 Từ 08/03/2021 Hoàn thiện báo cáo sáng Báo cáo chính thức. Đến 10/03/2021 kiến. 3
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Dạy học theo dự án 1.1.1. Khái niệm dự án và phương pháp dạy học theo dự án - Dự án (Project): Thuật ngữ “dự án” được hiểu là một đề án, dự thảo hay kế hoạch cần thực hiện để đạt mục đích đặt ra. Khái niệm dự án được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lý xã hội và được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như một phương pháp hay hình thức dạy học. - Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. 1.1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý thuyết cho phương pháp dạy học này đã chỉ ra 3 đặc điểm cốt lõi của dạy học theo dự án: - Định hướng vào học sinh: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, đòi hỏi cần sự hợp tác và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. - Định hướng vào thực tiễn: Dự án học tập gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn đời sống, yêu cầu kết hợp giưa lý thuyết và thực hành. - Định hướng vào sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án sẽ tạo ra sản phẩm có thể được trình bày công bố và được sử dụng. 1.1.3. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án Quy trình thiết kế bài học dạy học theo dự án gồm 5 bước sau đây: Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án. Bước 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện. Bước 3: Thực hiện dự án. Bước 4: Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm. Bước 5: Đánh giá dự án. 1.2. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 1.2.1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học, lĩnh vực giáo dục khác nhau để có thể trải nghiệm 4
  9. thực tiễn trong nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời giúp học sinh có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp. Với ba mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm: - Năng lực thích ứng với cuộc sống; - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; - Năng lực định hướng nghề nghiệp. 1.2.2. Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Có 4 mạch nội dung hoạt động trải nghiệm: - Hoạt động hướng vào bản thân: khám phá bản thân và rèn luyện bản thân. - Hoạt động hướng đến xã hội: chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường và cộng đồng. - Hoạt động hướng đến tự nhiên: tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; tìm hiểu và bảo vệ môi trường. - Hoạt động hướng nghiệp: tìm hiểu nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp. 1.2.3. Một số phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu - Phương thức khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác. - Phương thức thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác. - Phương thức cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác. - Phương thức nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác. 5
  10. 1.3. Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tích cực, gây hứng thú cho người học. Góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, khám phá và trải nghiệm. Tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng sáng tạo vào thực tế cuộc sống giúp học sinh được thực hành trải nghiệm các nghề nghiệp trong tương lai. Nguồn ảnh: Internet Tiểu kết chương 1. Dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là một cách tiếp cận kiến thức có vận dụng thực tiễn, trải nghiệm trong quá trình học, phù hợp với định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, đảm bảo giáo dục, đào tạo toàn diện trong giai đoạn hiện nay. 6
  11. Chương 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Thực trạng tình hình về vấn đề Theo công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, xây dựng kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Và công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH tích hợp các nội dung dạy học chương Cacbohiđrat trong môn Hóa học lớp 12 thành chủ đề Cacbohiđrat. Nhóm môn cũng xây dựng tích hợp nội dung thành chủ đề dạy học những hầu như vẫn chia tiết tổ chức các hoạt động dạy học thành các nội dung độc lập nhau, chưa thể hiện sự gắn kết các nội dung trong chủ đề cũng như chưa tổ chức được các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm của bộ môn. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện kinh tế vùng miền, đặc trưng của học sinh, do cơ sở vật chất nhà trường, do cả giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy học tích cực,… 2.2. Thực trạng việc nhận thức của giáo viên Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm đối với môn Hóa học, tôi đã tiến hành điều tra về việc nhận thức của 50 giáo viên các môn trong trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳnh Lưu. (Phụ lục 1). Kết quả thể hiện qua bảng sau: NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ TỈ LỆ % 1. Thầy / Cô có biết phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 35 70 - Có biết 13 26 - Chưa quan tâm 02 4 - Không biết 2. Thầy / Cô hãy cho biết mức độ cần thiết của dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 40 80 - Rất cần thiết 08 16 - Cần thiết 02 4 - Không cần thiết 3. Thầy / Cô hãy cho biết mức độ sẵn sàng của dạy học theo dự án và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 35 70 - Sẵn sàng 7
  12. NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ TỈ LỆ % - Bình thường 10 20 - Chưa sẵn sàng 05 10 4. Thầy / Cô có đồng ý là kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản và chặt chẽ. - Đồng ý 40 80 - Không đồng ý 08 16 - Ý kiến khác 02 4 5. Thầy / Cô có đồng ý kiến thức được truyền tải bằng hoạt động dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề. - Đồng ý 40 80 - Không đồng ý 10 20 - Ý kiến khác 0 0 6. Thầy / Cô có hướng tới bồi dưỡng các kỹ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác. - Đồng ý 40 80 - Không đồng ý 10 20 - Ý kiến khác 0 0 7. Thầy / Cô hãy cho biết là phương pháp, cách thức tiến hành dạy học chủ đề theo bằng hoạt động dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ như thế nào? - Đa dạng tùy chủ đề 15 30 - Truyền thống 35 70 - Khác 0 0 Kết quả thu được cho thấy một số vấn đề sau: - Hiện nay, hầu hết giáo viên đều đánh giá được tầm quan trọng của dạy học theo dự án, nhất là chưa biết cách kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, cũng chưa hệ thống được các kiến thức một cách chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. 8
  13. - Bên cạnh mặt tích cực và nhận thức đúng đắn trên thì vần còn một số điểm cần lưu ý như: một số giáo viên chưa chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng làm việc cho học sinh, chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo dự án theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2.3. Đề xuất giải pháp UNESCO đã xác định tinh thần “học suốt đời” với 4 trụ cột giáo dục gồm: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Với tinh thần đổi mới, sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh. Bản thân những giáo viên như chúng tôi đã tìm ra nhiều giải pháp cải tiến đáp ứng được yêu cầu dạy và học hiện nay. Tạo tiền đề để tiếp cận với Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, tôi đề xuất dạy học theo dự án chủ đề Cacbohiđrat trong chương trình Hóa học 12 kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Chủ đề Cacbohiđrat là nội dung chương 2 của chương trình Hóa học lớp 12. Điểm đặc trưng và nổi bật của chủ đề này là các chất được giới thiệu và giảng dạy trong chủ đề đều là các chất có từ thiên nhiên, trong các loại cây, củ, quả,…Là học sinh ở vùng thuần nông, gắn bó với cây trồng, các em có cơ hội gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống và để định hướng nghề nghiệp sau này. Và quan trọng hơn cả là tạo cho các em tư duy rằng có thể làm giàu ngay chính trên quê hương của mình, từ ruộng lúa, đồi cam,…với kiến thức, kỹ năng mình học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tiểu kết chương 2. Theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH thì chương trình dạy học năm học 2020 - 2021 là xây dựng nội dung chương 2 Cacbohiđrat của môn Hóa học lớp 12 thành chủ đề dạy học Cacbohiđrat và để đáp ứng những yêu cầu mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tôi xây dựng chủ đề Cacbohiđrat theo hình thức dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 9
  14. Chương 3. Xây dựng kế hoạch dạy học dự án chủ đề Cacbohiđrat kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Từ quy trình tổ chức dạy học theo dự án, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN CHỦ ĐỀ CACBOHIĐRAT KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Môn học: HÓA HỌC - Lớp 12 Thời gian thực hiện trên lớp: 6 tiết 3.1. Nội dung Mô tả nội dung: Chủ đề Cacbohiđrat là một chủ đề liên quan đến các hợp chất có trong thiên nhiên, rất quen thuộc với cuộc sống xung quanh ta, từ của khoai, củ sắn, từ hạt lúa, hạt ngô, từ hoa quả, cây cối có trong vườn nhà. Vậy các chất hóa học đó sẽ được học sinh tiếp thu dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học theo dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Học sinh sẽ vận dụng được các kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống và tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất. 3.2. Các kiến thức nền học sinh cần nắm vững 1. Glucozơ: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế. 2. Fructozơ: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học. 3. Saccarozơ: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng. 4. Tinh bột: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng. 5. Xenlulozơ: Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, ứng dụng. Phụ lục trang 13 môn Hóa học kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH 10
  15. 3.3. Thực hiện kế hoạch 3.3.1. Mục tiêu - Về kiến thức: + Nêu được tính chất vật lý, cấu tạo phân tử của các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Giải thích được tính chất hóa học của các chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Vận dụng được kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích được sự có mặt của các chất có trong tự nhiên, vận dụng hóa học trong cuộc sống. + Vận dụng được kiến thức trong chủ đề và các kiến thức liên môn như Sinh học, Vật lý, Toán học: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (Bài 22 - Sinh học lớp 10); Sinh sản của vi sinh vật (Bài 23 - Sinh học lớp 10); Sinh trưởng của vi sinh vật (Bài 25 - Sinh học lớp 10); Kiến thức về tốc độ phản ứng; Thống kê, tính toán để thiết kế, chế tạo các sản phẩm trong dự án. + Đề xuất các giải pháp, quy trình thiết kế sản phẩm của dự án. - Về năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự học, tự hoàn thiện kiến thức nền trong bộ câu hỏi định hướng; định hướng nghề nghiệp của bản thân qua các hoạt động học tập và trải nghiệm. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân; tổ chức và thuyết phục người khác khi thuyết trình; đánh giá hoạt động hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh nhận ra ý tưởng mới; phát hiện và lãm rõ vấn đề; hình thành và triển khai ý tưởng mới; đề xuất, lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động. + Năng lực sử dụng công cụ công nghệ thông tin: thiết kế bài thuyết trình trên Powerpoint, báo cáo trên bản Word, cộng tác Online,… quay Video, chụp ảnh,… tìm kiếm, tổng hợp và lưu trữ thông tin,… trên Internet. + Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. - Về phẩm chất: + Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phát huy giá trị các di sản văn hóa. + Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. + Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân. 11
  16. + Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. + Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. + Nhận thức và hành động theo lẽ phải. + Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. 3.3.2. Thiết bị dạy học và học liệu - Tài liệu: Sách giáo khoa Hóa học 12, Sinh học 10, bộ câu hỏi định hướng do giáo viên biên soạn, phiếu học tập và các nguồn thông tin trên Internet. - Phương tiện: Tranh ảnh, Sticker các loại, máy tính, điện thoại, máy chiếu, giấy Ao, bút dạ, nam châm,…Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm cần dùng trong quá trình thực nghiệm của dự án. 3.3.3. Thời lượng và thời điểm thực hiện - Thời gian: 6 tiết trên lớp, 1 tuần ở nhà, 2 ngày tham gia hoạt động tham quan, trải nghiệm tại làng nghề Đan võng và xưởng sản xuất của Hợp tác xã. TT THỜI GIAN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỊA ĐIỂM Tiết 1 (45’) - Lập nhóm, phân công nhiệm vụ. Tại phòng học - Chọn nội dung nghiên cứu kiến thức nền. 1 - Trả lời câu hỏi định hướng. - Tìm tài liệu và thông tin liên quan. Tiết 2 (45’) - Tổng hợp kiến thức nền. Tại phòng học 2 - Thiết kế sản phẩm để báo cáo. 1 buổi - Tham quan học tập ở làng nghề Đan võng Làng nghề 3 gai. Tiết 3 (45’) - Báo cáo phòng tranh. Tại phòng học 4 - Đánh giá phần tìm hiểu kiến thức nền. Tiết 4 (45’) - Thảo luận, ôn tập kiến thức. Tại phòng học 5 - Chọn chủ đề thực nghiệm. 1 buổi - Tham quan học tập ở Hợp tác xã nông Hợp tác xã 6 sản Hạnh Phúc. 1 tuần - Thiết kế, thử nghiệm, điều chỉnh sản Tại nhà học sinh 7 phẩm của dự án. Tại trường 1 buổi - Trải nghiệm tham gia sản xuất ở xưởng Hợp tác xã 8 sản xuất của Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc. Tiết 5, 6 - Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án. Tại phòng bộ 9 (90’) môn Hóa học 12
  17. TT THỜI GIAN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỊA ĐIỂM - Đánh giá dự án. 3.3.4. Phương pháp và địa điểm tổ chức - Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án, báo cáo phòng tranh, cùng các kỹ thuật 5W1H, KWLH, Mindmap,… - Địa điểm tổ chức: trên lớp, ở nhà học sinh, trong xưởng sản xuất của Hợp tác xã, tham quan làng nghề Đan võng gai. 3.3.5. Tiến trình dạy học A. Xác định kiến thức nền trong chủ đề Cacbohiđrat * Hoạt động 1: Ổn định, khởi động, tạo tình huống xuất phát - Giáo viên ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số. - Chia lớp thành 5 nhóm theo các Sticker màu khác nhau; màu sắc đó sẽ là màu học tập của nhóm và đó là các nhóm học tập cùng nhau trong suốt quá trình dạy học chủ đề Cacbohiđrat: nhóm số 1 màu xanh lá; nhóm số 2 màu vàng; nhóm số 3 màu cam đất; nhóm số 4 màu hồng; nhóm số 5 màu xanh dương. - Giáo viên giao phiếu nhật ký hoạt động của nhóm cho học sinh sau khi hình thành nhóm. LỚP:…………...NHÓM:…………………………………………………………… Chủ đề: CACBOHIĐRAT NHẬT KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM Thân gửi: Nhật ký hoạt động nhóm giúp cho giáo viên và học sinh đánh giá tổng quát về quá trình hoạt động của nhóm trong giờ học, thái độ và mức độ tham gia vào các hoạt động học tập của các thành viên, để có biện pháp giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ cho các học sinh hoàn thiện kỹ năng tốt hơn ở những buổi học sau. Do đó, để đánh giá đúng năng lực của các bạn học sinh, cô mong các bạn đánh giá trung thực về mức độ tham gia các hoạt động của nhau nhé! Hướng dẫn: Các nguyên tắc làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động nhóm 1. Luôn có bạn nhóm trưởng là người điều phối chung, phân công nhiệm vụ, đánh giá, ghi nhận thái độ hoạt động của các thành viên. 2. Luôn có một bạn quản lý thời gian: thông báo thời gian ở các hoạt động, nhắc nhở nhóm khi sắp hết giờ,… 3. Luôn có một bạn thư ký ghi chép vào phiếu hoạt động chung của nhóm. 4. Tất cả các thành viên đều phải tham gia vào việc thảo luận, tính toán, thực hiện 13
  18. thí nghiệm, thử nghiệm, báo cáo,… Bước 1: (30’’): Họp nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và đặt tên nhóm. Bước 2: (30’’): Thư ký nhóm điền họ tên và nhiệm vụ của các thành viên vào bảng 1. Lưu ý: Phần “Thái độ khi tham gia các hoạt động” sẽ được cả nhóm cùng đánh giá và thư ký ghi lại vào cuối buổi học. Bảng 1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Phân công nhiệm vụ Thái độ khi tham gia các hoạt động học tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bước 3: Trong quá trình hoàn thành dự án “LIVE FOR LIVES”- “Sống cho đời sống”, các nhóm sẽ tham gia báo cáo, đấu giá sản phẩm, đánh giá bằng các Sticker mặt cười. Bảng 2. GHI NHẬN HOẠT ĐỘNG NHÓM STT Nhiệm vụ Thái độ khi tham gia các hoạt động học tập 1 Tìm nguồn tài liệu 2 Thiết kế sản phẩm báo cáo tìm hiểu kiến thức nền 3 Tham quan học tập ở làng nghề Đan võng gai 4 Tham quan trải nghiệm ở Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc 14
  19. 5 Đấu giá sản phẩm của dự án Bước 4: (1’): Cuối buổi học, nhóm thảo luận và tự đánh giá hoạt động của nhóm theo các tiêu chí trong bảng Bảng 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Trung STT Nội dung Khá Tốt Rất tốt Ghi chú bình 1 Thái độ hợp tác trong nhóm 2 Kỹ năng giao tiếp trong nhóm 3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 4 Kỹ năng phân chia công việc 5 Năng lực thực nghiệm 6 Sự sáng tạo trong các hoạt động - Tổ chức trò chơi ô chữ bí mật: giáo viên sử dụng công cụ Random trên Online Stopwatch để bốc thăm các nhóm mở ô chữ bí mật, các nhóm trả lời câu hỏi trong từng hàng ngang tương ứng với màu của nhóm mình trong ô chữ. Nhóm nào ra từ khóa đầu tiên, trò chơi sẽ kết thúc, được cộng điểm thưởng của các nhóm còn lại. - Từ khóa là tên chủ đề Cacbohiđrat, giáo viên dẫn vào bài. Ô chữ khởi động 15
  20. * Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức nền về các chất tìm hiểu trong chủ đề - Yêu cầu: Học sinh tham khảo thông tin trong sách giáo khoa, tìm hiểu tài liệu trên Internet, trả lời các câu hỏi định hướng trong phiếu học tập số 1 để hoàn thành nhiệm vụ tìm thông tin, tư liệu bài học. (Phụ lục 2) - Sản phẩm học tập: Học sinh nắm được kiến thức và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu một trong các chất là glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ qua tìm thông tin và tư liệu bài học. Thảo luận trả lời câu hỏi định hướng, tìm nguồn tư liệu cho bài học * Hoạt động 3: Tổng hợp kiến thức nền trong chủ đề - Yêu cầu: Học sinh tham khảo thông tin trong sách giáo khoa, tìm hiểu tài liệu trên Internet, trả lời các câu hỏi định hướng trong phiếu học tập số 2 để hoàn thành nhiệm vụ tổng hợp thông tin để báo cáo phòng tranh. Học sinh sẽ đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu học tập bằng các Sticker (Phụ lục 2) - Sản phẩm học tập: Học sinh báo cáo các kiến thức đã tìm hiểu một trong các chất là glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ qua bài thuyết trình trên Powerpoint hoặc sơ đồ tư duy Mindmap. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2