intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:62

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm xây dựng: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại huyện Diễn Châu qua chủ đề “Địa lí công nghiệp” lớp 12 THPT. Nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực cho địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT

  1. A ­ ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế ­ xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những  yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới  cho sự  nghiệp giáo dục thế  hệ  trẻ  và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong  những định hướng cơ  bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ  nền giáo  dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú  trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ  động, sáng tạo   của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế  trong cải cách phương  pháp dạy học (PPDH)  ở  nhà trường phổ  thông: Chuyển từ  học tập trên lớp   sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm   sáng tạo... (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa  XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ. Thông qua những nội dung kiến thức đã học để  giúp học sinh tiếp cận  với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương để phát hiện những thế  mạnh cũng như những khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống, đây cũng  chính là cơ sở thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với   thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Qua thực tế khảo sát địa bàn thì việc tổ  chức dạy học gắn liền với sản  xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học, chỉ một số  trường vừa học vừa dạy nghề  có gắn với sản xuất kinh doanh nhưng hiệu  quả  chưa cao. Những hoạt động sản xuất kinh doanh  ở  địa phương rất đa  dạng nhưng gần như chưa được giáo viên và nhà trường biết đến. Trong khi   đó việc trải nghiệm trên các lĩnh vực giúp cho quá trình học tập của học sinh   trở nên hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo, góp   phần hình thành phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo  dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp tại   địa phương. Với những lí do trên tôi thực hiện đề tài: “Dạy học gắn liền với   trai nghiêm s ̉ ̣ ản xuất kinh doanh  ở  Huyên Diên Châu qua ch ̣ ̃ ủ  đề  Địa lí   Công nghiệp lớp 12 THPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng  dạy và học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh   doanh tại huyện Diễn Châu qua chủ  đề  “Địa lí công nghiệp” lớp 12 THPT.  Nhằm nâng cao sự  liên hệ  giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả  đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo   tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc   sống, góp phần hình thành một số  phẩm chất năng lực của học sinh; góp  phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp   nhân lực cho địa phương.
  2. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề  cốt lõi trong dạy học theo hướng   phát triển năng lực. ­ Vận dụng dạy học gắn với thực tiễn  ở  một số  cơ  sở  sản xuất kinh   doanh tại địa phương qua chủ đề Công nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu ­ Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 12 tại đơn vị công tác trong năm  học 2018 – 2019 và 2019 ­2020. ­ Nghiên cứu xây dựng chủ đề  dạy học “Địa lí Công nghiệp Việt Nam”  bằng dạy học gắn liền trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương. ­ Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối   12, áp dụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT, hay ôn thi ĐHCĐ  góp phần phân luồng học sinh sau THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ­ Phương pháp quan sát. ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp. ­ Phương pháp thống kê. 6. Điểm mới của đề tài Đề  tài: “Dạy học gắn liền với trai nghiêm s ̉ ̣ ản xuất kinh doanh  ở Huyên ̣   Diên Châu qua ch ̃ ủ  đề  Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT”  có những điểm  mới như sau: ­ Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh( Các em thể  hiện tinh   thần tự học, tự nghiên cứu, các em được rèn luyện thêm về các kỹ năng giao  tiếp; lắng nghe; trình bày suy nghĩ ý tưởng; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm;  quản lí thời gian; tìm kiếm và xử lí thông tin…), tăng cường định hướng phát  triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để  giải quyết các  vấn đề thực tiễn; học sinh có cơ hội được trải nghiệm trên các lĩnh vực khác  nhau, từ cơ sở thực tiễn, từ các tranh ảnh, video, và các nguồn tài liệu khác... ­ Giúp người học không chỉ vận dụng kiến thức trải nghiệm thực tế vào  bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học   tập… ­ Cũng qua đây các em biết thêm thế  mạnh và hạn chế  của địa phương   trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về  tình hình phát   triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát,  tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm... từ đó có định hướng tốt hơn  cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
  3. B ­ NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ  quan trọng của đổi mới   giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn   đề  quan tâm hàng đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát  huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của  người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở  nhà trường  phổ thông. Qua tìm hiểu các đề  tài SKKN đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có  nhiều đề  tài đề  cập đến vấn đề  đổi mới PPDH cho học sinh như  dạy học   chủ  đề, dạy học dự  án hay dạy học stem, dạy học trải nghiệm…  Trong các  công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tìm được, ngoài đề tài “ dạy học gắn  liền với thực tiễn sản xuất  ở địa phương thông qua bộ  môn địa lí và một số  chủ  đề  liên môn” của tác giả  Đặng Đình Kỳ  còn lại chưa có công trình nào  nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề dạy học gắn với sản xuất kinh doanh  ở địa   phương. Đó là "khoảng trống" về  lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề  tài Sáng  kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý  luận và thực tiễn đối với dạy học Địa lí trong trường THPT hiện nay. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề 1.2.1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến   thức nội dung bài học… có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở  các mối liên hệ  về  lí luận và thực tiễn được đề  cập đến trong các môn học  hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề  có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể  tự hoạt động nhiều hơn  để  tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương   trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề  dạy học hiện nay có  thể là: ­ Chủ đề dạy học trong một môn học. ­ Chủ đề tích hợp liên môn hay chủ đề liên môn. 1.2.1.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học Để  xây dựng một chủ  đề  dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp  ứng mục   tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề. Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.
  4. Bước 3: Xây dựng bảng mô tả. Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập. Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề. Bước 6: Tổ chức thực hiện chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học: ­ Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động  luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi sáng tạo. Với mỗi hoạt động cần có: Mục đích; Nhiệm vụ học tập của học sinh;  Cách thức tiến hành 1.2.1.3. Tổ chức dạy học chủ đề. ­ Xây dựng chủ đề dạy học. ­ Biên soạn câu hỏi/bài tập. ­ Thiết kế tiến trình dạy học. Mỗi hoạt động học được thực hiện theo các bước như sau: + Chuyển giao nhiệm vụ học tập. + Thực hiện nhiệm vụ học tập. + Báo cáo kết quả và thảo luận. + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS   dưới dạng các nhiệm vụ  học tập kế  tiếp nhau, có thể  được thực hiện trên  lớp hoặc  ở  nhà. HS tích cực, chủ  động và sáng tạo trong việc thực hiện các  nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. 1.2.2. Dạy học gắn với trải nghiệm sản xuất kinh doanh Như chúng ta đã biết hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo   dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà   trường hoặc trong xã hội dưới sự  hướng dẫn và tổ  chức của nhà giáo dục,  qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ  năng và tích luỹ  kinh nghiệm  riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong   từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố  trí các hoạt động  trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều   lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người  tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ  chức các hoạt động cho chính mình   nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân,   điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ  chức hoạt động, tổ  chức cuộc sống   và biết làm việc có kế  hoạch, có trách nhiệm. Hoạt động trải nghiệm không 
  5. đơn thuần tại các cơ  sở  thực tiễn mà có thể  trải nghiệm trên nhiều phương  tiện khác nhau. 1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như  là quá trình tiến hành  các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh  tế  để  sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ  nhằm cung cấp cho nhu  cầu thị trường và thu được lợi nhuận. 1.2.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm với sản xuất   kinh doanh. a. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài học * Mô tả hình thức: Theo phương án này, việc dạy học môn Địa lí với định hướng gắn với   hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên  lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh   trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. * Tiến trình ­ Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ  đề  để  lựa chọn nội dung day học, lập kế hoạch dạy học.  Ở đây, mục đích  chính là sưu tầm, thu thập các tư  liệu, số  liệu, sự phát triển của ngành nghề  sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ  sở  sản xuất kinh doanh, dịch   vụ. GV có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm   thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp. ­ Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được  tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh  doanh của địa phương. ­ Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản   xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. ­ Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. * Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ  liên hệ, sử  dụng tư  liệu trong bài học   để  lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ  động   chuẩn   bị   trước   các   tư   liệu   về   sản   xuất   kinh   doanh   của   cơ   sở   địa  phương. b. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Mô tả hình thức
  6. ­ Giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện  được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Tiến trình ­ Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ  đề, và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch dạy   học. * Một số lưu ý Với phương án này, khâu chuẩn bị  rất quan trọng. Một mặt giáo viên  phải làm việc trước với cơ  sở  để  chuẩn bị  báo cáo viên, phương tiện dạy  học; một mặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị  đọc trước bài  ở  nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. b. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sỏ sản xuất kinh doanh * Mô tả hình thức Giáo viên dặn dò HS trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản   xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài   các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ  các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh  hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn  học. * Tiến trình ­ Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ  đề. Liên hệ để khảo sát cơ  sở  sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo   dục/dạy học. ­ Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ  sở  giáo dục theo kế  hoạch. ­ Sinh hoạt chuyên môn thông qua NCBH. * Một số lưu ý Giáo viên nên sắp xếp giờ thăm quan trải nghiệm hợp lý. c. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục khác. Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để  tổ  chức triển   lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. * Mô tả hình thức Với phương án này, GV hướng dẫn phân công học sinh khai thác và sử  dụng tư  liệu về  sản xuất, kinh doanh thông qua tổ  chức triển lãm, xây dựng  các chuyên đề  học tập. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học  tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học.
  7. * Tiến trình ­ Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ  đề. Liên hệ để khảo sát cơ  sở  sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo   dục/dạy học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. ­ Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh thông  qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. ­ Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm. * Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ  cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các em  cách thu thập tư liệu học tập. d.   Giáo   dục   hướng   nghiệp   về   ngành   nghề   sản   xuất,   kinh   doanh   ở   địa   phương. * Mô tả hình thức ­  Theo phương án này, những nội dung dạy học về  ngành nghề  sản   xuất, kinh doanh  ở  địa phương để  hướng nghiệp cho học sinh được học tại  trường hoặc thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Tiến trình ­ Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý   đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những   vấn đề  liên quan đến nghề  nghiệp, tương lai nghề  nghiệp sản xuất và kinh  doanh của địa phương, giúp các anh có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học   xong ở phổ thông. ­ Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản   xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. 1.2.2.3. Ý nghĩa của việc dạy học gắn liền trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở   địa phương. Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.   Các yếu tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng trong dạy học, giáo   dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng   tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học. Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.  Các  thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học  sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin  qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với   sản xuất, kinh doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để  giải thích những   hiện tượng, sự vật có trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  8. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Trong quá trình tiếp cận  với các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự hướng dẫn của   giáo viên, các hiện tượng sự  vật, các giá trị   ẩn chứa trong sản xuất, kinh   doanh sẽ  được học sinh tìm hiểu. Những điều tưởng như  quen thuộc sẽ  trở  nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó  học sinh có được động cơ  học tập đúng đắn, trở  nên tích cực và phấn đấu   tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện. Phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình học tập, trí tuệ của học   sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư  duy, nhờ  việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự  phát triển khác nhau   của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ…. Cho học sinh tiếp cận  các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng mục đích, đúng lúc với  những phương pháp dạy học phù hợp, với sự  hướng dẫn chi tiết mang tính  định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ  giúp học sinh phát triển khả  năng  quan sát, khả  năng xử  lý thông tin, khả  năng phân tích, tổng hợp và so sánh,  qua đó phát triển trí tuệ của các em. Giáo dục nhân cách học sinh. Tiến hành nghiên cứu quá trình thực tiễn  sản xuất một cách nghiêm túc, kỹ  lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác   phong làm việc nghiêm túc, khoa học. Phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh ­ Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy  nghĩ ý tưởng; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng đảm nhận  trách nhiệm; Kỹ  năng đặt mục tiêu; Kỹ  năng quản lí thời gian; Kỹ  năng tìm  kiếm và xử lí thông tin. 1.3.  Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát Diễn Châu là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp  huyện Nghi Lộc, Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Yên   Thành, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện Diễn Châu có diện tích 30500 ha,  dân số 273 556 người (2017). Diễn Châu hiện có 37 đơn vị hành chính gồm 1   thị trấn, 36 xã, số trường THPT trên toàn huyện là 8 trường. Để  tìm hiểu thực trạng dạy học chủ  đề  gắn liền với sản xuất kinh   doanh tại địa phương ở các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh  Nghệ  An, chúng tôi tiến hành khảo sát 22GV và 300 HS lớp 12 tại 05 trường   THPT (Nguyễn Xuân Ôn, Diễn Châu 2, Diễn Châu 3 Diễn Châu 4, Diễn Châu   5) từ  tháng 4 /2018 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lí  luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu. Bảng 1.1: Phân bố phiếu điều tra GV và HS tại địa bàn huyện Diễn  Châu
  9. TT Trường Số lượng GV Tỉ lệ % Số lượng HS Tỉ lệ % THPT 1 Nguyễn Xuân 4 18.18 70 23.33 Ôn 2 Diễn Châu 2 5 22.73 65 21.67 3 Diễn Châu 3 4 18.18 80 26.66 4 Diễn Châu 4 5 22.73 50 16.67 5 Diễn Châu 5 4 18.18 35 11.67 Tổng số 22 100% 300 100% 1.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất  kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí 1.3.2.1. Kết quả điều tra từ GV Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng phát triển dạy học chủ đề gắn liền với  sản xuất kinh doanh tại địa phương Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần  Không Cần thiết thiết cần thiết Việc   rèn   luyện   năng   lực,   kĩ  năng thực hành sản xuất kinh  95% 5% 0% 1 doanh   cho   học   sinh   có   cần  thiết hay không? Thầy (cô) có thường xuyên tổ  Thường  Thỉnh thoảng Không bao  chức   hoặc   hướng   dẫn   cho  xuyên giờ học sinh dạy học chủ đề gắn  2 3.2% 40.1% 56.7% liền với sản xuất kinh doanh  tại địa phương hay không? Thầy (cô) chọn hình thức nào  Kiểm tra  Dạy kiến thức  Chuẩn bị bài  3 để  tổ  chức dạy học chủ  đề  đánh giá mới ở nhà cho học? 16,7% 27,7% 55,6% Phương   pháp   hoặc   kĩ   thuật  PP dạy  PP dạy học  PP bàn tay  dạy   học   nào   được   sử   dụng  học theo  giải quyết vấn  nặn bột 4 dạy   chủ đề? dự án đề 28% 65.7% 6.3% Thái   độ   của   HS   khi   được  Rất  Hứng thú Không hứng  hướng dẫn dạy học chủ đề? hứng thú thú 5 15% 38% 47%
  10. 1.3.2.2. Kết quả điều tra từ HS Bảng 1.2. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất quan  Không quan  Quan trọng trọng trọng Em đánh giá  như thế nào về  vai trò của việc  1 học tập chủ đề  gắn liền với sản  89% 11% 0% xuất kinh doanh  hiện nay? Ngoài giờ học  Thỉnh  Thường xuyên Không bao giờ trên lớp em đã  thoảng giành bao nhiêu  thời gian tìm  2 hiểu về ứng  dụng của các  25% 64.7% 10,3% kiến thức được  học? Em có thực hiện  Không có kế  Có Không kế hoạch học  hoạch 3 tập đã đề ra khi  học tập 1 chủ  53 % 14.5% 32.5% đề không? Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập chủ đề Mức  Gặp rất nhiều  Gặp nhiều khó  Gặp ít khó  Không gặp khó  độ khó khan khăn khăn khăn Số  lượn 221 148 31 0 g Tỷ lệ  55.25% 37% 7.75% 0% %
  11. 1.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dạy học chủ  đề  gắn liền sản xuất   kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí  ở  các trường THPT tại   huyện Diễn Châu, Nghệ An. Qua bảng số liệu trên, chúng tôi có một số đánh giá như sau: ­ Việc phát triển dạy học chủ đề  gắn liền sản xuất kinh doanh tại địa  phương cho HS hiện nay rất được quan tâm để  thực hiện. Tất cả  95% GV   được khảo sát đều chọn phướng án “rất cần thiết” và 5% chọn phương án  “cần thiết” để dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh cho HS. ­ Về  mức độ  thường xuyên tổ  chức hoạt động dạy học chủ  đề  gắn   liền sản xuất kinh doanh tại địa phương: Có 40.1% GV được khảo sát cho là   thỉnh thoảng co tô ch ́ ̉ ức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương.  Có đến 56.7% GV chưa bao giờ tổ chức các hoạt động dạy học gắn với sản   xuất kinh doanh tại địa phương, và chỉ  có 3.2% GV là thường xuyên tổ  chức  hoạt động này cho HS. Nhìn chung số giáo viên có thái độ  tích cực phần lớn   đơn thuần là việc xây dựng làm sao chỉ truyền đạt hết kiến thức cho học sinh   nắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ nội dung nào khác. ­ Về thái độ  của học sinh khi được hướng dẫn dạy học chủ đề  dạy học: có  38% hứng thú, 15% rất hứng thú, có tới 47% không hứng thú, điều này cho  thấy cần phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề, để  tạo hứng thu say mê học tập cho người học. ­ Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập chủ  đề  có tới  55,25% gặp rất nhiều khó khăn; 37% gặp nhiều khó khăn và 7.75% gặp ít khó   khăn. Tuy rằng các em nhận thức được kiến thức lĩnh hội có ý nghĩ quan  trọng trong cuộc sống song việc việc học tập các chủ  gặp nhiều khó khăn.   Điều đó cho thấy học sinh chưa làm quen nhiều với chủ đề  dạy học, và còn  rất lúng túng với các dạng bài tập “mở” khi đọc hiểu để trả lời câu hỏi hoặc  vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do vậy, qua nghiên cứu, thể hiện thành công dạy học chủ đề ở  đơn vị  công tác tôi muốn chia sẻ  một số  kinh nghiệm trong việc đổi mới xây dựng   chủ  đề  dạy học qua chủ  đề  “ Địa lí Công nghiệp Việt Nam”  trong chương  trình Địa lí 12 thông qua hoạt động dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh,   đồng thời hướng nghiệp tư vấn về các ngành nghề liên quan như công nghiệp  chế biến lương thực thực phẩm nói riêng, công nghiệp nói chung. CHƯƠNG 2:  XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC “ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP  – LỚP 12 THPT” GẮN LIỀN VỚI TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT KINH  DOANH TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU 2.1 . Xác định mối liên hệ  nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh   tại địa phương:
  12. Hiện nay ngành Công nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm đang dược  cả  nước nói chung và Huyện Diễn Châu nói riêng chú trọng phát triển. Đặc  biệt các ngành thuộc nhóm chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản. ­ Cơ sở trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương (Huyện Diễn Châu,  tỉnh Nghệ An) + Cơ sở chế biến kinh doanh hải sản Hùng Châu Diễn Ngọc. + Cơ sở chế biến kinh doanh hải sản Tuấn Oanh­ xã Diễn Ngọc 2.2. Phương tiện và học liệu cho phương án tổ chức dạy học: * Đối với giáo viên. Bước 1: Khảo sát cơ sở. ­ Tên cơ  sở:  Cơ  sở  chế  biến kinh doanh thủy hải sản Hùng Châu­ xã Diễn   Ngọc Huyện Diễn Châu– Tỉnh Nghệ An + Hoạt động của cơ  sở  Chế  biến kinh doanh hải sản Hùng Châu (Bà   Chuyên­ chủ  cơ  sở) cho biết cơ  sở  thường xuyên tạo việc làm cho hơn 150  lao động với mức lương bình quân trên 4 triệu đồng một tháng. Nhờ đa dạng   các loại hình sản phẩm mới như: nước mắm, mắm nêm, mắm chua, Cá phi  lê, cá tẩm ga vị, tôm nõn, mực khô, sứa khô, tôm cá đông lạnh…nên cơ sở đã  đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận hàng năm cho gia đình trên 100   triệu đồng. ­  Cơ sở chế biến kinh doanh hải sản Tuấn Oanh xã Diễn Ngọc Huyện  Diễn Châu. + Hoạt động của cơ  sở:  Chị  Đào Thị  Kim Oanh ­ chủ  cơ  sở, cho biết:  Đây là một trong những cơ  sở  có vị  trí quan trọng của xã Diễn Ngọc nói  riêng   và   Huyện   Diễn   Châu   nói   chung.   Cơ   sở   chế   biến   có   bề   dày   kinh   nghiệm sản xuất, có số lượng lao động đông và thị trường rộng mở trong và  ngoài nước. Hiện nay bên cạnh các sản phẩm truyền thống như nước mắm,   mắm tôm thì Tôm nõn đang được các cơ sở chú trọng đầu tư phát triển. Bình   quân, mỗi tháng cơ sở này thu mua gần 10 tấn tôm biển tươi, sản xuất 8 tạ  tôm nõn thành phẩm. Với giá bán 550 ngàn đồng ­ 1 triệu đồng/kg đã mang   về cho cơ sở doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Ngoài việc đi trải nghiệm tại hai cơ sở kinh doanh trên, để bài học sinh   động hấp dẫn, HS còn trải nghiệm trên các phương tiện tông tin đại chúng,  trên các nguồn tài liệu khác nhau. Bước 2: Lựa chọn nội dung. Qua khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng cho các nội dung kiến thức  sau:
  13. Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp. Bài 27: Một số ngành công nghiệp trọng điểm Bài 28: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 29: Vẽ  biểu đồ  công nghiệp, nhận xét và giải thích chuyển dịch cơ  cấu   công nghiệp. Bước 3: Lập kế hoạch dạy học. Nội dung của kế hoạch bao gồm: Đối với giáo viên: ­ Soạn kế hoạch bài học. ­ Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. ­ Liên hệ cơ sở để tổ chức đưa học sinh đi trải nghiệm. * Đối với học sinh. Tìm hiểu thêm về  ngành công nghiệp trọng điểm của Huyện Diễn Châu ­  Công nghiệp chế biến thủy hải sản. Thu thập tài liệu thông tin liên quan đến chủ đề công nghiệp. ­ Chuẩn bị vở, bút ghi chép, máy ảnh… 2.3.  Hoạt động dạy học chủ đề “Địa lí Công nghiệp Việt Nam” Chủ đề: 9 ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Số tiết: 4 tiết (tiết 29,30,31,32) Lớp dạy: 12A1,2,3,4,6,8,10,12. Tiết 1: thực hiện bài 26: Cơ cấu ngành Công nghiệp. Tiết 2: thực hiện bài 27: Một số vấn đề phát triển ngành Công nghiệp Trọng   điểm. Tiết 3: Thực hiện bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ Công nghiệp. Tiết 4: Thực hiện bài: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích chuyển  dịch cơ cấu công nghiệp. * Lý do chọn chủ đề: ­ Về nội dung:  Sự phát triển và phân bố CN nước ta: cơ cấu ngành, các ngành  trọng điểm, TCLTCN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên cần lập thành 1   chủ đề. ­ Về mục tiêu dạy học: + Việc xây dựng các nội dung trên thành một chủ  đề  để đáp ứng được  yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển   năng lực của học sinh.
  14. + Chủ đề này có giá trị thực tiễn vào việc giáo dục học sinh trong công  cuộc CNH – HĐH đất nước. + Nhằm định hướng giáo dục, phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THPT. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức ­ Trình bày và nhận xét cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần   kinh tế và theo lãnh thổ. ­ Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. ­ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố  của một số  ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. ­ Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp  nước ta : điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội. ­ Trình bày đặc điểm một số hình thức TCLT công nghiệp nước ta. ­ Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta. 2. Kỹ năng ­ Xác định được trên bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc atlat Địa lí Việt   Nam) các khu vực tập trung công nghiệp chủ  yếu của nước ta và các trung  tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực. ­  Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như  các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta   và tuyến đường dây siêu cao áp 500KV. ­  Chỉ  trên bản  đồ  các  vùng nguyên liệu chính và các  trung tâm công  nghiệp thực phẩm ở nước ta. ­  Phân tích  được sơ   đồ  cấu trúc, biểu  đồ  và số  liệu về  ngành công  nghiệp năng lượng và công nghiệp thực phẩm. ­ Xác định được trên bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp  (điểm, khu, trung tâm công nghiệp). ­ Phân biệt được các trung tâm công nghiệp với qui mô (hoặc ý nghĩa)  khác nhau trên bản đồ. 3. Thái độ ­  Ủng hộ  các chủ  trương của Nhà nước về  việc xây dựng các khu công   nghiệp tập trung. ­ Biết quý trọng phẩm chất lao động cần cù, sáng tạo, có kỷ luật và rèn  luyện tác phong công nghiệp.
  15. ­ Biết khai thác, sử  dụng và bảo vệ  hợp lí tài nguyên, môi trường trong  sản xuất và đời sống. ­ Định hướng về nghề nghiệp và việc làm trong tương lai. ­ Không đồng tình với một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp   không tuân thủ luật Bảo vệ môi trường. ­ Có ý thức vận dụng các tri thức kỹ  năng đã học vào cuộc sống, lao  động và học tập. Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Xây  dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống... 4. Các năng lực hướng tới ­ Năng lực tự  hoc, nghiên c ̣ ưu tai liêu, giai quyêt vân đê trong qua trinh ́ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̀   ̣ ̣ ̣ hoan thanh nhiêm vu hoc tâp. S ̀ ̀ ̣ ử  dung ngôn ng ̣ ữ thông qua bao cao kêt qua. ́ ́ ́ ̉  Hợp tac trong nhom khi th ́ ́ ực hiên cac nôi dung hoc tâp. S ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ử  dung công nghê ̣ ̣  ̉ thông tin trong tim hiêu, bao cao kêt qua. ̀ ́ ́ ́ ̉  Giải quyết vấn đề, giao tiếp ... ­ Năng lực chuyên biệt: tư  duy lãnh thổ ; kĩ năng làm việc với bản đồ,  biểu đồ, hình ảnh ; xử lí số liệu thống kê...
  16. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG  NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH. C.đề/N.dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1.Cơ cấu  ­ Nêu được  ­ Phân tích sự  ­ Vẽ và phân  ­ Liên hệ cơ  ngành công  khái niệm cơ  chuyển dịch  tích được biểu  cấu công  nghiệp cấu ngành  cơ cấu công  đồ, số liệu  nghiệp của địa  công nghiệp nghiệp theo  thống kê, sơ  phương và  ­ Trình bày  ngành. đồ, bản đồ về  giải thích. được cơ cấu  ­ Phân tích sự  các ngành công  ­ Liên hệ về  công nghiệp  phân hóa công  nghiệp. sự phân bố các  theo ngành,  nghiệp theo  ­ Sử dụng  ngành công  theo thành  lãnh thổ. được bản đồ  nghiệp trọng  phần kinh tế  ­ Phân tích cơ  và Atlat để  điểm ở địa  và theo lãnh  cấu công  phân tích cơ  phương thổ. nghiệp theo  cấu ngành và  thành phần  phân bố của  kinh tế của  một số trung  nước ta. tâm công  nghiệp ­ Giải thích  được  một số  nguyên nhân  dẫn đến sự  thay đổi cơ  cấu ngành  công nghiệp. 2. Vấn đề  ­ Nêu được  ­ Phân tích  ­ Nhận xét và  Kể tên các  phát triển  khái niệm và  được điều  giải thích sự  ngành Công  một số ngành  kể tên được  kiện phát  phân bố của  nghiệp trọng  công nghiệp  các ngành công  triển, phân bố  ngành công  điểm của  trọng điểm nghiệp trọng  của công  nghiệp năng  Huyện Diễn  điểm. nghiệp năng  lượng và công  Châu. Giải  ­ Trình bày  lượng và công  nghiệp chế  thích vì sao đó  được tình hình  nghiệp chế  biến lương  là những  phát triển và  biến lương  thực thực  ngành trọng  phân bố của  thực thực  phẩm thông  điểm của  công nghiệp  phẩm. qua lược đồ,  Huyện nhà? năng lượng và  ­ Giải thích về  atlat công nghiệp  sự phân bố các  ­ Sử dụng 
  17. chế biến  ngành công  được bản đồ  lương thực  nghiệp trọng  và Atlat để  thực phẩm. điểm. phân tích cơ  cấu ngành và  phân bố của  các ngành công  nghiệp trọng  điểm. 3. Vấn đề tổ  ­Trình bày  ­ Phân tích ảnh  ­ Giải thích  Kể tên các  chức lãnh thổ  được khái  hưởng của các  được sự phân  điểm công  công nghiệp niệm tổ chức  nhân tố tới tổ  bố của các  nghiệp của  lãnh thổ công  chức lãnh thổ  hình thức tổ  Huyện Diễn  nghiệp. công nghiệp  chức lãnh thổ  Châu nước ta : điều  công nghiệp. ­ Nêu ý nghĩa  kiện tự nhiên,  của sự phân  ­ Trình bày  kinh tế ­ xã  đặc điểm các  bố của các khu  hội. công nghiệp  hình thức tổ  chức lãnh thổ  ­ Phân biệt  tập trung. công nghiệp ở  được một số  nước ta. hình thức tổ  chức lãnh thổ  công nghiệp ở  nước ta. ­ Sử dụng bản  đồ, Atlat để  nhận xét về tổ  chức lãnh thổ  công nghiệp  của Việt Nam. ­ Phân tích sơ  đồ Nhận xét, vẽ  ­ Giải thích  ­ Vẽ và phân  biểu đồ  được một số  tích biểu đồ,  chuyển dịch  hiện tượng địa  sơ đồ về các  cơ cấu CN lí kinh tế­ xã  ngành công  hội trên cơ sở  nghiệp đọc bản đồ  giáo khoa treo 
  18. tường Công  nghiệp Việt  Nam (hoặc  Atlat Địa lí  Việt Nam) Những năng lực có thể hướng tới (1) Năng lực chung: ­ Năng lực tự hoc, nghiên c ̣ ưu tai liêu. ́ ̀ ̣ ­ Năng lực giai quyêt vân đê trong qua trinh hoan thanh nhiêm vu hoc tâp. ̉ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ­ Năng lực sử dung ngôn ng ̣ ư thông qua bao cao kêt qua. ̃ ́ ́ ́ ̉ ­ Năng lực hợp tac trong nhom khi th ́ ́ ực hiên cac nôi dung hoc tâp. ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ­ Năng lực sử dung công nghê thông tin trong tim hiêu, bao cao kêt qua. ̣ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ́ ̉ (2) Năng lực chuyên biệt: Tư  duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử  dụng bản đồ, sử  dụng tranh ảnh, …. III. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO HƯỚNG PTNL A.Câu hỏi mức độ nhận biết Câu 1: Cho biểu đồ sau: Dựa   vào   biểu   đồ   cơ  cấu ngành công nghiệp của nước ta  qua   2   năm   1996   và  2005,   hãy   nhận   xét   cơ   cấu   và   sự  thay   đổi   cơ   cấu   các  nhóm ngành CN. Đáp án:  Tỉ  trọng công  nghiệp chế biến tăng; tỉ  trọng nhóm  công nghiệp khai  thác  và công nghiệp sản xuất  điện, khí  đốt,  nước  giảm.  (dẫn  chứng) Câu 2.Liên hệ tai địa phương: Em hãy kể tên cơ cấu các ngành Công nghiệp   của huyện Diễn Châu? Đáp  án:  Ngành công nghiệp xay xát, công nghiệp chế  biến hải sản, công  nghiệp may mặc,  ghạch ngói, lắp ráp điện tử..
  19. Câu 3. Cơ  cấu lãnh thổ: Dưạ  vào bản  đồ  Công nghiệp chung (H.26.2) (hoặc  Atlat) và sách giáo khoa hãy trình bày  cơ  cấu theo lãnh thổ  của công nghiệp  nước ta. Đáp án: ­Trung tâm công nghiệp phân bố không  đều. ­ Giá trị công nghiệp không đều. ­ Hoạt động công nghiệp tập trung  ở  một số khu vực: + Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và  vùng phụ cận ( Biểu hiện: ...) + Miền Nam bộ: Đông Nam Bộ  (biểu  hiện…) + Duyên hải miền trung: (Biểu hiện:…) Những khu vục còn lại : Tây Nguyên, trung du miên nuí phía bắc tập trung   hoạt động công nghiệp thấp.  B. Câu hỏi  Thông hiểu  :    Câu 1: 1.Dựa vào số liệu ở biểu đồ hình 27.2 SGK, hãy nhận xét tốc độ  tăng trưởng   của khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện ở nước ta giai đoạn năm 1990 và   2005. Đáp án: + Tốc độ  tăng trưởng của  3   sản  phẩm đều tăng. +   Trong   đó   tốc   độ   tăng  trưởng  của than cao nhất và thấp  nhất   là  sản phẩm điện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2