intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn với thực tiễn môn Công nghệ công nghiệp nhằm kích thích học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ công nghiệp gắn liền thực tiễn, dạy học kết hợp trải nghiệm. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Lồng ghép các vấn đề khó khăn trong sản xuất, trong đời sống con người, lồng ghép các nhà khoa học, các phát minh đã làm thay đổi xã hội, giúp xã hội phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn với thực tiễn môn Công nghệ công nghiệp nhằm kích thích học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN MÔN CÔNG NGHỆ NHẰM KÍCH THÍCH HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT, HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Lĩnh vực: Công Nghệ Vật Lý Năm học: 2022 – 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN MÔN CÔNG NGHỆ NHẰM KÍCH THÍCH HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT, HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Lĩnh vực: Công Nghệ Vật Lý Nhóm thực hiện: 1. Hồ Xuân Hợi Số điện thoại: 0973224558 2. Võ Thị Hoan Số điện thoại: 0383733307 Năm học: 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ........................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Tính mới và đóng góp của đề tài:.......................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 5 1. Cơ sở khoa học: ..................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận: ........................................................................................... 5 1.2 Cơ sở thực tiễn: ........................................................................................ 6 2. Số liệu điều tra, khảo sát: ...................................................................................... 6 3. Phân tích đánh giá: ................................................................................................ 9 4. Các giải pháp: ...................................................................................................... 10 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài theo công văn số: 267/SGDĐT-CTTT-GDTX ngày 15/3/2023 . ................................... 27 5.1. Mục đích khảo sát. ................................................................................. 27 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. ...................................................... 27 5.3. Đối tương khảo sát ................................................................................. 27 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong đề tài. ...................................................................................................... 28 6. Kết quả thực hiện: ............................................................................................... 35 6.1 Đối với học tập: ....................................................................................... 35 6.2 Phong trào nghiên cứu, sáng tạo KHKT: ................................................ 36 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .......................................................... 47 1. Một số kết luận .................................................................................................... 47 2. Một số kiến nghị đề xuất ..................................................................................... 48 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................................ 48 2.2. Đối với nhà trường ................................................................................. 48
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 THPT Trung học phổ thông 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 CLB Câu lạc bộ 5 GDĐT Giáo dục đào tạo 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 NCKH Nghiên cứu khoa học 8 CNTT Công nghệ thông tin 9 GDPT Giáo dục phổ thông 10 KN Kỹ Năng
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) đã xác định: "Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT), tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS)...." Trong giai đoạn này, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, GD kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một trong những tiêu chí được coi trọng hàng đầu. Đồng thời, giáo dục phải đi đôi với hướng nghiệp để các em đỡ bỡ ngỡ khi chọn trường, chọn nghề. Tuy nhiên, việc dạy học môn Công Nghệ gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do; vì môn Công Nghệ không nằm trong tổ hợp các môn thi tốt nghệp, rất ít các kỳ thi liên quan đến môn Công Nghệ từ đó học sinh và phụ huynh tập trung thời gian vào các môn học khác, ... Trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, hầu hết các giáo viên (GV) chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết, nội dung bài học cho HS, rèn luyện kĩ năng (KN) làm các bài thi bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,... Việc dạy học gắn với thực tiễn, đưa ra ý tưởng về giải pháp hoặc các máy móc, thiết bị hữu ích trong sản xuất và đời sống là không có hoặc rất ít. Từ đó chưa tạo hứng thú, tạo động lực cho học sinh quan tâm và yêu thích môn Công Nghệ. Công nghệ công nghiệp là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đời sống, sản xuất. Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền thực tiễn trong nhà trường và xu thế giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thì bộ môn Công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Dạy học gắn với thực tiễn khắc phục các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông hiện nay và tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phòng, Công nghệ. Môn Công nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra. Xác định được mục tiêu giáo dục toàn diện và giá trị của các hoạt động giáo dục trải nghệm sáng tạo nói chung và sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT) nói riêng, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã tổ chức thường niên cuộc thi “ Sáng tạo KHKT cấp THPT”; Liên hiệp hội các nhà khoa học và kỹ thuật Nghệ An cũng phối hợp với sở giáo dục đào tạo, sở khoa học công nghệ và Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức cuộc thi “Sáng tạo KHKT thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An”. Đây thực sự là sân chơi bổ ích cho học sinh phổ thông được trải nghiệm, khám phá, phô diễn năng lực 1
  6. của bản thân để tập tành và hướng tới nghiên cứu khoa học kỹ thuật để cho ra đời các sản phẩm thực sự hữu dụng cho cuộc sống. Nhờ có sự quan tâm, tạo sân chơi của Sở GD&ĐT và các tổ chức cấp trên, Thầy trò trường THPT Quỳnh Lưu 4 có điều kiện để tổ chức các hoạt động trải nghiệm một cách bài bản và chất lượng, truyền được cảm hứng và khơi dậy được đam mê sáng tạo cho học sinh. Là GV giảng dạy môn Công nghệ, qua nhiều năm công tác, có một số sản phẩm khoa học kỹ thuật đi dự thi KHKT và đạt các giải cấp tỉnh, tôi nhận thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học gắn liền với thực tiễn s tạo sự tò mò và phát huy được phẩm chất năng lực ở học sinh, các em s tạo ra được các ý tưởng hoặc các sản phẩm hữu ích cho sản xuất hoặc đời sống nhân dân. Vùng đất mà trường đứng chân là vùng bán sơn địa của Tây Quỳnh Lưu, học sinh chủ yếu là con nông dân. Do vậy, từ nhỏ các em đã được quan sát, tiếp xúc với ruộng đồng, nương rẫy. Từ nhu cầu thực tiễn của cư dân địa phương mà học sinh của trường luôn mong muốn sáng tạo ra những tư liệu sản xuất để giúp bà con nông dân đỡ vất vả hơn trong quá trình lao động sản xuất với tiêu chí: tăng năng suất, giảm sức lực và giá cả chi phí thuê mướn nhân công. Mục tiêu của hoạt động sáng tạo KHKT của trường THPT Quỳnh lưu 4 không chỉ có giật giải các cuộc thi mà là giúp học sinh được trải nghiệm và giúp ích cho bà con nông dân trên địa bàn. Những sản phẩm dự thi cấp tỉnh của học sinh Quỳnh Lưu 4 đa số mang màu sắc nông dân, nông thôn đã được Ban giám khảo và lãnh đạo các Sở ban ngành cấp tỉnh khen ngợi và đánh giá cao. Đó cũng là động lực để thầy trò tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để sáng tạo và cống hiến. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cuộc thi đều bị ảnh hưởng nhưng việc dạy học và sinh hoạt câu lạc bộ KHKT của trường vẫn duy trì mọi hoạt động bình thường (bằng hình thức trực tuyến & trực tiếp), vẫn có sản phẩm tốt để dự thi khi Sở có quyết định tổ chức. Từ những quan điểm chỉ đạo, từ thực trạng và mong muốn nêu trên, cùng với những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giảng dạy, hướng dẫn sáng tạo khoa học kỹ thuật chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học gắn với thực tiễn môn Công nghệ công nghiệp nhằm kích thích học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ công nghiệp gắn liền thực tiễn, dạy học kết hợp trải nghiệm. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Lồng ghép các vấn đề khó khăn trong sản xuất, trong đời sống con người, lồng ghép các nhà khoa học, các phát minh đã làm thay đổi xã hội, giúp xã hội phát triển. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh học môn công nghệ để có sự tiến bộ tốt trong môn học, có những ý tưởng, sáng tạo những giải pháp khoa học kỹ thuật giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống, cảnh báo được những 2
  7. thiên tai để kịp thời ứng phó và đạt thành tích cao trong các kỳ thi KHKT. Đồng thời định hướng nghề nghiệp chọn trường, chọn nghề cho các em học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu - Giáo viên và học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4 và một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. - Những địa phương có những hình thức sản xuất chuyên canh hoặc những làng nghề. - Cuộc thi KHKT của sở GDĐT và bộ GDĐT, cuộc thi sáng tạo KHKT của hiệp hội các nhà KH và KT phối hợp sở GDĐT, sở KHCN và tỉnh đoàn tổ chức. - Nghiên cứu về đặc điểm địa lý, những vấn đề thiên tai, dịch bệnh. - Nghiên cứu các yêu cầu dạy học hiện nay và các văn bản quy định hiện hành; chương trình etep, CV Số: 4612/BGDĐT V/v HD thực hiện CT GDPT theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018; CV số: 5512/BGDĐT – GDTrH ngày 18/12/2020 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555, Thông tư số: 32/2020/TT – BGDĐT ngày 15/6/2020 của GD&ĐT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các yêu cầu dạy học hiện nay và các văn bản quy định hiện hành. - Nghiên cứu về đổi mới một số hình thức dạy học gắn liền thực tiễn, định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo công văn Số: 4612/BGDĐT V/v HD thực hiện CT GDPT theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018; Thông tư số: 32/2020/TT - BGDĐT ngày 15/6/2020 của GD&ĐT. - Nghiên cứu về các kỳ thi KHKT của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật, Tỉnh đoàn Nghệ An, … - Nghiên cứu thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 ban hành Quy chế thi nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; 5. Phương pháp nghiên cứu - Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn CN Công Nghiệp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4; Nội dung các buổi tập huấn và các tài liệu tập huấn môn công nghệ công nghiệp của sở giáo dục và đào tạo, tham khảo một số tài liệu liên quan; trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp. Tích cực học hỏi từ đồng nghiệp trong chuyên môn cũng như trong các cuộc thi KHKT để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. 3
  8. - Nghiên cứu, vận dụng các nguồn học liệu từ Internet. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài: Đề tài SKKN của chúng tôi lần đầu tiên viết và chúng tôi chưa thấy ai đã viết đề tài tương tự như thế này. Đề tài đã góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền thực tiễn trong nhà trường và xu thế giáo dục định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh môn Công nghệ. Dạy học gắn với thực tiễn khắc phục các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông hiện nay và tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phòng, Công nghệ. Môn Công nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra. Đồng thời, đề tài cũng tạo sự kích thích, hứng khởi cho các em học sinh sáng tạo những ý tưởng hoặc sản phẩm KHKT giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và trong đời sống con người. 4
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Khái niệm: - Khái niệm khoa học: Khoa học là hệ thống các kiến thức về quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định để thu nhận kiến thức. - Khái niệm kỹ thuật: Kỹ thuật thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống xã hội. - Dạy học từ thực tế là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu đưa vào các bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề của địa phương ấy. Cách dạy này mang lại hiệu quả cao cho học sinh. - Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới. - Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 ban hành Quy chế thi nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Các văn bản Hướng dẫn tổ chức kỳ thi KHKT cấp tỉnh hằng năm của SGD&ĐT Nghệ An. 1.1.2. Nội dung “Dạy học gắn với thực tiễn môn Công nghệ công nghiệp nhằm kích thích học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống”: - Đổi mới phương pháp dạy kiểm tra bài cũ đầu giờ thành giáo viên kể hoặc cho học sinh xem một số videos mang tính thời sự về những vất vả, khó khăn trong sản xuất, đời sống hoặc về những thiên tai, hỏa hoạn. - Thay vì bắt học sinh đọc thuộc các văn bản trong bài học về các linh kiện, thiết bị, GV cho học sinh tìm hiểu xem những linh kiện, thiết bị đó dùng để làm gì. - Khi học về cấu tạo, nguyên lý của các cơ cấu, hệ thống trong sách giáo khoa; Giáo viên đề nghị các em liên tưởng xem các cơ cấu, hệ thống đó có thể áp dụng vào một lĩnh vực nào đó trong sản xuất hoặc đời sống hay không. - Tích cực tổ chức các buổi học tập trải nghiệm thực tiễn của sản xuất và đời sống. - Thành lập câu lạc bộ KHKT và sinh hoạt thường xuyên để khích lệ, tập trung những em yêu thích công nghệ tạo sự gắn kết, học hỏi. 5
  10. 1.1.3. Mục đích của “Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ công nghiệp giúp học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống”: - Việc dạy học gắn với thực tiễn s giúp đưa ra ý tưởng KHKT về các giải pháp, các ý tưởng, các máy móc, thiết bị hữu ích trong sản xuất, giúp giảm bớt sự mệt nhọc, giảm thiểu sức lao động cho người dân lao động, từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. - Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, phòng và chữa được nhiều loại bệnh tật, nâng cao tuổi thọ cho con người. - Tìm ra các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nhằm giảm bớt ô nhiễm môi trường. - Bên cạnh đó, học sinh cũng nghĩ ra các ý tưởng khoa học nhằm cảnh báo, phòng tránh thiên tai, hỏa hoạn. 1.1.4. Tác dụng của “Dạy học gắn với thực tiễn trong môn Công nghệ công nghiệp giúp học sinh trường Quỳnh Lưu 4 sáng tạo khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống”: - Học sinh được trải nghiệm, được thỏa mãn sự sáng tạo của mình. Các em thực sự được học và hành, có ý tưởng hoặc làm ra được những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Đặc biệt, có thể các em được đưa sản phẩm của mình dự thi KHKT cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Từ đó, các em s yêu thích và ham học môn công nghệ, kết quả học tập của các em được cao hơn. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 ban hành Quy chế thi nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT; Các văn bản Hướng dẫn tổ chức kỳ thi KHKT cấp tỉnh hằng năm của SGD&ĐT Nghệ An; Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế; Gắn hoạt động NCKH của học sinh với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. 2. Số liệu điều tra, khảo sát: Hàng năm, trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã gắn hoạt động NCKH của học sinh với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Qua các năm học, điểm tổng kết môn công nghệ 6
  11. luôn ở mức cao và ngày càng tăng về số lượng học sinh cũng như điểm số tổng kết. Số lượng học sinh tham gia và đạt giải cuộc thi KHKT do trường THPT Quỳnh Lưu 4, do sở giáo dục đào tạo và các sở ban ngành tổ chức ngày càng tăng. Ví dụ, năm học 2018 – 2019, nhà trường đã trao tặng danh hiệu học sinh giỏi cấp trường cho 19 học sinh với 16 công trình, dự án được công nhận từ giải 1 đến giải 4 của hội thi sáng tạo KHKT cấp trường; Cụ thể: TT Tên dự án Tác giả Lớp Tổng Xếp Điểm hạng 1 Hệ thống cảnh báo sạt lở, lũ quét Chu Minh Quân 11A1 32 1 2 Máy róc lá mía Nguyễn An Anh 11A2 32 1 Mai Văn Đạt 3 Máy xóa bảng Lương Bá Hoàng 10A2 31 2 4 Máy trồng keo 3 trong 1 Hồ Bá Lĩnh 11A2 31 2 5 Máy Sơn Tiện Lợi Nguyễn Văn Tú 11A1 29 2 Vũ Minh Đức 6 Máy quay chụp mẫu vật Lê Thị Hậu 11A4 28 3 7 Thuyền vớt rác Đào Văn Tâm 12A9 28 3 8 Máy vớt rác trên mặt nước Cù Ngọc Sơn 10A2 28 3 9 Máy lọc khí và giảm hao hụt Nguyễn Mạnh Sơn 11A1 28 3 nhiên liệu đốt 10 Máy quản lý hoạt động của bản Đinh Việt Anh 10A4 26 4 thân 11 Giải pháp hạn chế thực trạng kết Nguyễn Thị Mai 12A5 26 4 hôn của học sinh THPT Trang 12 Thùng rác lọc rác tự động Nguyễn Thanh Anh 10A3 26 4 Tuấn 13 Hệ thống nguồn phát sóng nhận Nguyễn Thị Thu 12A1 25 4 biết có vật xuất hiện trong tầm Phương khuất của các xe lớn 14 Máy sấy khô quần áo Vũ Hồng Linh 11A3 25 4 Nguyễn Văn Chiến 7
  12. 15 Xe cẩu thu gom đinh tặc Trịnh Thị Phương 12A2 25 4 Thảo 16 Camera bảo vệ an toàn khi đi xe Phạm Văn Phúc 11A1 25 4 tay ga Năm học 2020 – 2021, mặc dù tình hình Covid_19 diễn biễn phức tạp nhưng các giáo viên cùng với nhà trường đã tổ chức thành công sáng tạo KHKT cấp trường, với số lượng dự án nhiều hơn và đã chọn được nhiều dự án có chất lượng để trao tặng giải thưởng (17 dự án với 31 học sinh): HỌ TÊN HỌC LĨNH TT TÊN DỰ ÁN LỚP SINH VỰC GIẢI Hiệu quả từ các hoạt động vì Đậu Huyền Mai, KH Hành 1 lợi ích cộng đồng của trường 11A4 1 Hồ Thị Lưu Vi THPT Quỳnh Lưu 4 Một số giải pháp nâng cao giáo dục giới tính và hạn chế Nguyễn Linh Chi, KH Hành 2 11A4 1 hậu quả của đi quá giới hạn Nguyễn Thu Sang Vi trong tình yêu học đường Máy cày, bón phân và trồng Phan Hoàng Anh, 12A2 Máy cơ khí 1 3 hương bài 4 trong 1 Hồ Vĩnh Khánh 11A2 Cải tiến bộ dụng cụ thí nghiệm Nguyễn Khánh 4 10A2 Máy cơ khí 2 con lắc đơn - vật lý 12 Đăng, Võ Văn Phú Rối Loạn Tâm Lý và bệnh Lê Hải Anh KH Hành 5 11A4 2 trầm cảm của học sinh THPT Nguyễn Diệu Anh Vi Hồ Thị Trang KH Hành 6 Xây dựng lớp học hạnh phúc 12A6 3 Nguyễn Tố Uyên Vi Ứng dụng mã Qrcode quản lý Nguyễn Tài Hệ thống 7 học sinh trường THPT Quỳnh 11A3 3 Nguyên nhúng Lưu 4 Nghiên cứu quan niệm sống Nguyễn T.Phương 8 lệch chuẩn của một bộ phận Anh, Hoàng Lê Bảo KH Hành 10A5 3 học sinh trường THPT Quỳnh Trân, Đinh Quang Vi Lưu 4 hiện nay Long Xe quét rác sân trường, sân Lê Đình Anh Tuấn, 9 11A2 Máy cơ khí 3 công sở Hồ Vĩnh Khánh 8
  13. Uông Huy Hoàng 10A1 10 Động cơ chạy bằng nước Bùi Quốc Trung 12A10 Máy cơ khí 4 Chế tạo hệ thống tưới nước Hồ Đặng Anh Đức, Sinh, Môi 11 10A3 4 không dùng điện Nguyễn Ngọc Hải Trường Lan can cho tràn nước đường Võ Văn Phú, Phan 12 10A2 Máy cơ khí 4 bộ Thảo My Đồng hồ định vị sóng điện Nguyễn Trường An 10A3 Hệ thống 4 13 thoại nhúng 14 Máy hút lúa Hồ Thị Quỳnh 10A11 Máy cơ khí 4 Máy quét rác Đặng Thảo Nhi 10A1 4 15 Máy cơ khí Phạm Phương Thảo Máy cắt cỏ sử dụng năng Nguyễn Nhật Bảo 10A1 25 4 16 lượng mặt trời Trần Quang Anh Xử lý rác thải sinh hoạt ở Hồ Thị Trang 10A6 4 Sinh, Môi 17 xóm 9 Quỳnh Châu – Thực Trường trạng và giải pháp 3. Phân tích đánh giá: Như vậy, từ năm 2018 khi tôi áp dụng các phương pháp dạy học môn công nghệ gắn liền thực tiễn giúp học sinh sáng tạo KHKT của trường thì kết quả học tập môn Công Nghệ của các em học sinh cũng không ngừng được nâng cao. Phong trào sáng tạo KHKT của trường THPT Quỳnh Lưu 4 được diễn ra sôi nổi với nhiều dự án có chất lượng và đã đạt giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh. Cụ thể như: “Hệ thống cảnh báo lũ từ xa” (em Hồ Thảo Ngân, giải 3 cấp tỉnh), “Hệ thống cảnh báo sạt lở” (em Chu Minh Quân, giải 3 hiệp hội KHKT, giải 3 tin học trẻ do tỉnh đoàn tổ chức), “Máy ngâm ủ giống tự động” (em Hà Tấn Dương, em Đậu Phi Thiên, giải 3 cấp tỉnh, giải 3 Tỉnh đoàn), “Máy cày, bón và lấp phân 3 trong 1” (em Nguyễn Văn Mạnh giải 3 hiệp hội KHKT, giải 3 Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Nghệ An, được UBND tỉnh tặng bằng khen KHCN),”Máy róc lá mía” (em Nguyễn An Anh, em Mai Văn Đạt, giải đặc biệt hiệp hội KHKT tổ chức và dự thi QG), “máy trồng hương bài 4 trong 1” (em Phan Hoàng Anh, em Hồ Vĩnh Khánh, giải 3 cấp tỉnh, giải 2 hiệp hội KHKT), ...Với sự thành công nêu trên, phong trào sáng tạo KHKT đã thực sự có sức lan tỏa rộng rãi thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh, phụ huynh, các cá nhân và tổ chức trong và ngoài trường. Được đài truyền hình Quỳnh Lưu, đài truyền hình Nghệ An ghi hình, đưa tin; được lên các trang báo tên tuổi như: Báo Nghệ An, báo VietNamnet, báo VnExpess, báo Thanh Niên ... 9
  14. Phong trào sáng tạo KHKT của trƣờng THPT Quỳnh Lƣu 4 đƣợc ghi hình và phát sóng trên đài truyền hình Nghệ An 4. Các giải pháp: 4.1. Truyền cảm hứng, giao nhiệm vụ cho học sinh một số nội dung của buổi học, để các em tự tìm tòi, tự khám phá, nghiên cứu và tự trình bày thành quả của mình, từ đó hình thành năng lực bản thân. Học sinh tự tìm hiểu và trình bày cấu tạo, các thông số của các linh kiện điện tử 10
  15. Học sinh tự tìm hiểu và trình bày cấu tạo, các thông số của các linh kiện điện tử Học sinh trình bày về các cuộc cách mạng công nghiệp Học sinh tự trình bày nội dung của bài học “bản vẽ xây dựng” mà các em đã chuẩn bị theo hƣớng dẫn của giáo viên 11
  16. Học sinh tự trình bày nội dung của bài học “bản vẽ xây dựng” mà các em đã chuẩn bị theo hƣớng dẫn của giáo viên 4.2. Trong các giờ học, giáo viên giới thiệu hoặc cho học sinh tìm hiểu và trình bày về các nhà khoa học, các nhà sáng chế. Các phát minh đã mang lại sự thay đổi lớn cho tư duy con người hoặc làm thay đổi nền công nghệ, kỹ thuật, phương thức sản xuất và nền kinh tế của đất nước, của thế giới. Thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng nhờ vào những phát kiến của con ngƣời. Nhiều phát kiến đã trở thành những bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của loài ngƣời ngày nay. 1. Internet Internet dần dần đã trở thành một công cụ gắn liền với cuộc sống của con ngƣời Internet đã phải trải qua 2 thời kỳ riêng biệt để có thể trở thành mạng toàn cầu nhƣ ngày nay. Giai đoạn thứ nhất diễn ra vào cuối những năm 60- trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Năm 1958, Mỹ thành lập tổ chức DARPA và khởi xƣớng chƣơng trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới để 12
  17. phản pháo lại phía Liên Xô. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPAnet - ông tổ của Internet ngày nay. Tất nhiên ARPAnet mới chỉ là net chứ vẫn chƣa trở thành internet đƣợc. Mãi đến khi Chính phủ Mỹ quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thƣơng mại thì ARPAnet mới chính thức trở thành Internet vào cuối những năm 1970. Hiện nay, vạn vật đều có thể kết nối internet (internet of things IOT) để đƣợc điều khiển từ xa. 2. Điện Thoại Di Động Ngƣời yêu không có nhƣng “dế” phải có một “con” Chiếc điện thoại di động đầu tiên có tên DynaTAC Motorola và nặng khoảng 1 cân, nó có thời lƣợng pin khá ok lên tới 10 tiếng tuy nhiên lại chỉ có thời gian thoại tối đa 35 phút, và tất nhiên là nó chỉ có các chức năng cơ bản là nghe, gọi, bấm số và có giá lên tới 3.500$ tƣơng đƣơng hơn 70 triệu đồng. Trƣớc khi 13
  18. DynaTAC Motorola ra đời, thế giới đã chứng sự xuất hiện của 1 chiếc điện thoại "có tính di động" năm 1967 mang tên Carry phone. Đúng nhƣ tên gọi, chiếc điện thoại này chỉ có thế xách theo, chứ chẳng hề di động tẹo nào bởi nó to nhƣ 1 cái va li và nặng gần 5 cân. Theo thời gian thì kích thƣớc và chức năng của điện thoại di động đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay, ai cũng có thể sở hữu riêng mình một chiếc smartphone gọn, nhẹ và đầy đủ ứng dụng thông minh. 3. Máy vi tính Máy tính - công cụ đắc lực của thế hệ “Internet of Thing” Không rõ ai là ngƣời đầu tiên phát minh máy vi tính, vì cơ bản là có quá nhiều ngƣời, quá nhiều nhà khoa học đã tham gia vào công cuộc cải biến chiếc máy vi tính để nó có đƣợc những kích thƣớc và chức năng nhƣ hiện tại. Điều này cũng dễ hiểu vì có quá nhiều linh kiện góp phần tạo nên 1 chiếc máy vi tính hoàn thiện, cũng nhƣ rào cản công nghệ đã không cho phép các nhà khoa học làm đƣợc quá nhiều điều trong thời đại của mình.Câu chuyện nổi tiếng nhất về sự ra đời của chiếc máy vi tính thuộc về cỗ máy turing do nhà khoa học anh Alan Turing sáng tạo ra nhằm giải mã hệ thống mật mã Enigma của Phát xít Đức. 4. Tivi Tuổi thơ của bạn chắn chắc không thể thiếu tivi nhỉ? 14
  19. Chiếc tivi đầu tiên trên thế giới đƣợc phát minh bởi John Logie Baird vào năm 1925. Ở thời điểm đó Tivi của Logie Baird có thể chạy 30 khung hình trong... 5 giây, sau đó đƣợc cải tiến thành 12,5 khung hình/giây. Năm 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chƣơng trình vô tuyến ra nƣớc ngoài, từ London tới New York. Đây cũng đƣợc xem nhƣ là chƣơng trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới. 5. Bánh xe Nếu không có bánh xe, hẳn đã không có xe ô tô ngày nay Vết tích của chiếc bánh xe cổ xƣa nhất cùng với trục cơ học đƣợc tìm thấy ở khu vực lƣỡng hà, có niên đại ƣớc tính từ năm 3500 trƣớc Công nguyên. Thuở ban đầu, bánh xe có thiết kế dày và đặc. Về sau, ngƣời ta phát minh thêm nan hoa. Và những chiếc bánh xe có nan hoa đầu tiên đƣợc tạo ra trên bán đảo Tiểu Á (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 2.000 trƣớc Công nguyên. Để có đƣợc những chiếc bánh xe nhƣ ngày nay, ngƣời ta đã phát minh thêm nhiều bộ phận mới nhƣ vành xe, lốp cao su rồi cả săm để bơm hơi, giảm xóc. 6. Động cơ hơi nƣớc James Watt phát minh ra động cơ hơi nƣớc là bƣớc ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 15
  20. Động cơ hơi nƣớc của James Watt đƣợc xem là phát minh quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế 19. Tuy nhiên, Khởi thủy của phát minh này lại là 1 sáng chế của 1 nhà khoa học khác - chiếc máy bơm nƣớc chạy bằng hơi nƣớc của Thomas Savory. Về sau, James Watt đã nâng cấp chiếc máy hơi nƣớc 1 cách toàn diện mới đúng. Chẳng thế mà cả thế giới đều công nhận James Watt mới là ngƣời đã phát minh ra động cơ hơi nƣớc, chứ không phải Savory hay Newcomen. Sự ra đời của máy hơi nƣớc đã tạo nên bƣớc đột phá cho cuộc cách mạng công nghiệp. Cả thế giới đã thay đổi nhớ có những chiếc động cơ hơi nƣớc của James Watt. 7. Peniciline Penicillin là 1 loại thuốc kháng sinh, chúng có tác dụng sát trùng bằng cách giết chết bọn vi khuẩn và hạn chế sự sinh trƣởng của chúng. “Thần dƣợc của thế kỷ thế 20” đƣợc tạo ra năm 1928 bởi nhà nghiên cứu ngƣời Scotland: A.Fleming.Ông đã phát hiện ra một loại mốc có khả năng tiêu diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng 1 cách không thể tình cờ hơn. Penicillin đã trở thành loại thuốc cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng Mƣời năm sau một nhóm các nhà bác học ngƣời Anh gốc Đức đã tìm ra phƣơng pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này. Năm 1943, những viên kháng sinh Pénicicline đầu tiên đƣợc ứng dụng rộng trải trong y học và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng. 8. Bóng đèn điện: Edison đã khiến cả thế giới phải công nhận bóng đèn sợi đốt là 1 phát minh của ông bằng cách làm đƣợc cái điều mà hơn 20 nhà khoa học trƣớc ông đã không làm đƣợc đó là tìm ra đƣợc thứ mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là dây tóc bóng đèn:1 sợi chỉ than. Về sau này, sợi chỉ than huyện thoại đƣợc thay thế bằng dây tóc Tungsten (tức Volfam) - chất có điểm nóng chảy cao nhất trong các nguyên tố hóa học đã biết. Edison đã biết trƣớc điều này, tuy nhiên công nghệ thời của ông vẫn còn quá lạc hậu. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2