intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề Tuần hoàn máu Sinh học 11 cơ bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề Tuần hoàn máu Sinh học 11 cơ bản" nhằm nắm vững các kiến thức về tuần hoàn máu; Thực hiện thành thạo các kĩ năng sơ cứu ban đầu bao gồm: hà hơi thổi ngạt,ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề Tuần hoàn máu Sinh học 11 cơ bản

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 -------  ------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY HỌC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG SƠ CỨU VÀ PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “ TUẦN HOÀN MÁU” SINH HỌC 11 CB Người thực hiện: 1. Cao Thị Long - Chức vụ: TTCM Điện Thoại: 0385037007 2. Đậu Đình Sanh - Chức vụ: Giáo viên Điện Thoại: 0943 389 898 SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Sinh học NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của SKKN 2 Phần II. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 3 2.1.3. Thực trạng của việc nghiên cứu kĩ năng sống hiện nay 4 2.2. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3. Kết quả nghiên cứu 5 2.4. Giáo án minh họa 5 TUẦN HOÀN MÁU (tiết 1) 10 TUẦN HOÀN MÁU (tiết 2) 21 TUẦN HOÀN MÁU (tiết 3) 32 2.5. Thực nghiệm sư phạm 35 2.5.1. Đối tượng và phương pháp kiểm tra thực nghiệm 35 2.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 36 2.5.2.1. Về mặt định tính 36 2.5.2.2. Về mặt định lượng 36 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 3.1. Kết luận 22 3.2. Kiến nghị 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SGK Sách giáo khoa GDPT Giáo dục phổ thông NL Năng lực GD&ĐT Giáo dục và đào tạo ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm DHTCĐ Dạy học theo chủ đề KNS Kĩ năng sống THPT Trung học phổ thông
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Chương trình GDPT mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/12/2018 nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); đồng thời, hình thành và phát triển cho HS những NL cốt lõi (NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) cũng như những NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất). Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, NL đặc thù, chương trình GDPT mới còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS. Để tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS, ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất và NL HS từ năm học 2017-2018. Công văn hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS; đồng thời, làm cơ sở để chuyển tiếp cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc’’. Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên", với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân khả năng ứng xử với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, đặc biệt là các tình huống cấp bách Trong cuộc sống thường ngày, trẻ thường đối mặt với nhiều tai nạn có thể xẩy ra đối với bản thân cũng như người xung quanh. Trong các tai nan đó thì đuối nước, hóc dị vật, điện giật khá phổ biến. Theo báo cáo của Bộ GDĐT, tính từ 5/2021 đến ngày 20/9/2021 cả nước xảy ra 54 vụ đuối nước làm 89 trẻ tử vong. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng với 76,6%, tại gia đình là 22,4% và 1% số vụ xảy ra tại các trường học. Khi các tai nạn này xẩy ra, những người chứng kiến thường 1
  5. không có các kiến thức và kỹ năng đầy đủ để thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu dẫn đến nạn nhân tăng tỷ lệ tử vong hoặc tăng tỷ lệ thương tật. Một số trường hợp nạn nhân được sơ cứu nhưng không đúng cách nên cũng dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong cho nạn nhân. Vì những lý do đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp thông qua chủ đề TUẦN HOÀN MÁU Sinh học 11 cơ bản” nhằm mục đích lồng ghép các kĩ năng sơ cứu ban đầu cho các em, giúp các em có các kĩ năng sơ cứu áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nắm vững các kiến thức về tuần hoàn máu - Thực hiện thành thạo các kĩ năng sơ cứu ban đầu bao gồm: hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Thông qua chủ đề “Tuần hoàn máu” sinh học 11 cơ bản rèn luyện và phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: HS khối 11 trường THPT Nghi Lộc 3 Nghệ An 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu có liên quan tới đề tài. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia có hiểu biết về nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra: thông qua quan sát, dự giờ; phỏng vấn, trao đổi; phát phiếu điều tra đối với HS ở trường THPT Nghi Lộc 3 - Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm tại 4 lớp 11 ở trường THPT Nghi Lộc 3, phân tích định tính (điều tra qua phiếu thăm dò ý kiến) và phân tích định lượng (cho HS làm bài kiểm tra; thống kê, xử lý số liệu) để rút ra những nhận xét, kết luận về tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Việc dạy học theo chủ đề không còn mới, tuy nhiên thông qua chủ đề dạy học để phát triển kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp như: cầm máu, hô hấp đuối nước, điện giật thì hoàn toàn mới. Thông qua dạy học chủ đề này chúng tôi đã góp phần thực hiên mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp như: cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo khi gặp nạn nhân đuối nước, điện giật... 2
  6. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận Dạy học chủ đề DHTCĐ là quá trình tổ chức cho HS khám phá vấn đề học tập để lĩnh hội và vận dụng kĩ năng, kiến thức vào giải quyết tình huống nhận thức hay thực tiễn. DHTCĐ là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV không dạy học chỉ bằng tổ chức HS tiếp thu những kiến thức rời rạc mà chủ yếu là hướng dẫn họ tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức, kĩ năng trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, … có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc hợp phần của các môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Mô hình dạy học này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kỹ năng hoạt động và kỹ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh là việc. Dạy học phát triển kĩ năng sống Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống (KNS). Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân (learning to be), học để chung sống (learning to live together) và học để làm việc (learning to do). Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, 3
  7. giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm. Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, chưa có kĩ năng xử lí các tình huống trong cuộc sống, đặc biệt là tình huống cấp bách. 2.1.3. Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống hiện nay. Học tập là một nhu cầu cần thiết của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu hụt. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến các em không còn thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn hạn chế. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 11 trường THPT Nghi Lộc 3, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh còn yếu, đặc biệt là kĩ năng sơ cứu các tai nạn thường gặp như: cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp… chúng tôi tiến hành khảo sát ở lớp 11A1, 11A2, 11B1, 11B2 đầu năm học với phiếu trả lời nhanh, kết quả như sau: Kĩ năng sơ Tổng số HS Kĩ năng tốt Có hình thành Kĩ năng chưa cứu khảo sát kĩ năng tốt, còn yếu 160 SL % SL % SL % 4
  8. Cầm máu 45 28.125 67 41.875 58 36.25 Hà hơi thổi 5 3.125 28 17.5 127 79.375 ngạt Ép tim hô hấp 15 9.375 39 24.375 106 66.25 nhân tạo Lấy dị vật 2 1.25 18 11.25 140 87.5 2.2. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch. Bước 2: Xác định những phẩm chất, NL chung, NL đặc thù cần hình thành và phát triển ở HS qua từng nội dung dạy học và giáo dục. Bước 3: Xác định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của HS. Bước 4: Triển khai xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS Bước 5: Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS. Bước 6: Tổ chức đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS. 2.3. Kết quả nghiên cứu - Xây dựng chủ đề dạy hoc “ Tuần hoàn máu” - Đưa ra cách thức rèn luyện cho học sinh kĩ năng sơ cứu và phòng chống một số tai nạn thường gặp như: cầm máu, hô hấp đuối nước, điện giật … - Thực hiện thành thạo các kỹ năng sơ cứu ban đầu bao gồm: Ép tim, hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp. 2.4. Giáo án minh họa Thiết kế Kế hoạch dạy học chủ đề “TUẦN HOÀN MÁU” I. Mô tả chủ đề: Chủ đề gồm các bài trong chương I, phần bốn: Sinh học cơ thể - sinh học 11 THPT. - Bài 18, 19: Tuần hoàn máu. - Bài 21: Thực hành - Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. 1. Mạch kiến thức của chủ đề - Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: + Hệ tuần hoàn hở. + Hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. - Hoạt động của tim: + Tính tự động của tim. + Chu kì hoạt động của tim. - Hoạt động của hệ mạch: + Cấu trúc của hệ mạch. 5
  9. + Huyết áp. + Vận tốc máu. - Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người, cầm máu, hà hơi thổi ngạt, ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp. 2. Thời lượng - 3 tiết học ở trên lớp. - 1 tuần học ở nhà. II. Mục tiêu dạy học 1. Về kiến thức: - Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép. - Nêu được ưu điểm của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. - Nhận ra được chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn động vật. Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực đặc thù 2.1.1. Nhận thức sinh học - Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép. - Nêu được ưu điểm của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. - Nhận ra được chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn động vật. 2.1.2. Tìm hiểu thế giới sống: tìm hiểu hệ tuần hoàn của các nhóm động vật, từ đó rút ra được chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật. 2.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng: - Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ tuần hoàn từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe, đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch. - Giải thích một số hiện tượng, bệnh liên quan đến tim, mạch. - Thông qua bài học rèn luyện được kĩ năng sơ cứu ban đầu như: cầm máu, hô hấp nhân tạo, ép tim, lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp. 2.2. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. - Tự chủ và tự học: tích cực chủ động tìm kiếm, đọc tài liệu về tuần hoàn máu ở động vật và tuần hoàn máu ở người. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ nâng cao sức khỏe tim mạch ở người. 6
  10. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công, có trách nhiệm khi gặp tình huống cần cấp cứu trong cuộc sống. III. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu, giấy A0, bút dạ, nhiệt kế đo nhiệt độ, dụng cụ đo huyết áp, đồng hồ bấm giây.... - Hình ảnh về tim, hệ thống mạch máu, dịch tuần hoàn: - Hình ảnh về hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: 7
  11. - Hình ảnh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép: - Hình ảnh cấu tạo hệ dẫn truyền tim: - Bảng nhịp tim của một số loài thú: Loài Nhịp tim/Phút Voi 25 - 40 Trâu 40 - 50 Bò 50 - 70 Lợn 60 - 90 Mèo 110 - 130 - Các phiếu học tập 8
  12. Phiếu học tập 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Nội dung Đại diện Cấu tạo Sắc tố máu Đường đi của máu Đặc điểm dịch tuần hoàn Áp lực máu, tốc độ máu chảy. Phiếu học tập 2: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Nội dung Đại diện Cấu tạo tim Số lượng vòng tuần hoàn Màu máu đi nuôi cơ thể (đỏ tươi hay đỏ thẫm) Áp lực máu III. Kế hoạch dạy học Các hoạt động Nội dung Khởi động Tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất” Nội dung 1 Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, thực hành cầm Nội dung 2 Hình thành máu kiến thức Nội dung 3 Hoạt động của tim mới Nội dung 4 Hoạt động của hệ mạch. Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người, hà hơi thổi ngạt, Nội dung 5 ép tim hô hấp nhân tạo, lấy dị vật. Hệ thống hóa kiến thức, câu hỏi và bài tập vận Luyện tập dụng Vận dụng, mở rộng Hướng dẫn về nhà. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lồng ghép vào bài mới. 3. Các hoạt động dạy học. 9
  13. TUẦN HOÀN MÁU (Tiết 1) Hoạt động 1. Mở đầu (Khởi động): tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất” a. Mục tiêu: - Kể tên nhanh được một số loại động vật không có và có hệ tuần hoàn. - Nêu được sự khác biệt cơ bản giữa các nhóm này về cấu tạo cơ thể và hệ tuần hoàn. b. Nội dung: Tên SV Cấu tạo cơ thể Hệ tuần hoàn Đơn bào Đa bào Không có Có c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia nhóm 6 HS (cố gắng duy trì - Lắng nghe yêu cầu của giáo viên. nhóm suốt chủ đề) thảo luận và thực - Đọc nhanh nội dung yêu cầu của phiếu hiện nhiệm vụ như mục Nội dung; Ghi học tập kết quả vảo bảng phụ. - Thời gian hoàn thành 1 phút Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chiếu nhanh hình ảnh các loài - HS thảo luận nhanh trong nhóm thực động vật: Trùng dày, amip, giun dẹp, hiện nhiệm vụ và ghi kết quả vào bảng thủy tức, tôm, cá, châu chấu, mực ống, phụ. gà, mèo …. - Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập cho mỗi hình với nội dung có hay không có hệ tuần hoàn. - GV theo dõi, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Sau 1 phút GV chọn 1 nhóm lên báo - Lắng nghe kết quả và bổ sung cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, GV chiếu kết quả lên máy chiếu để cả lớp cùng theo dõi Bước 4: Kết luận - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm Đánh giá theo bảng kiểm vụ của HS và chốt lại các loài động vật không có và có hệ tuần hoàn. 10
  14. Tiêu chí đánh giá TT Vấn đề Có Không 1 Mỗi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ Mọi thành viên cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bản 2 thân Thành viên hỗ trợ nhau trong thảo luận và hoàn thành 3 nhiệm vụ Có kết quả thảo luận và có sản phẩm theo yêu cầu của 4 giáo viên Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn a. Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. - Hiểu được mối liên hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hóa để làm rõ chức năng của hệ tuần hoàn. b. Nội dung 1. Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn - Động vật đơn bào, đa bào kích thước nhỏ chưa có hệ tuần hoàn. - Động vật đa bào hệ tuần hoàn gồm: + Dịch tuần hoàn: máu hoặc máu - dịch mô + Tim: là máy bơm hút đẩy máu chảy trong mạch máu. + Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. 2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn Vận chuyển các chất để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: 11
  15. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát mỗi nhóm 1 sơ đồ câm vòng - Lắng nghe thể lệ trò chơi tuần hoàn ở người. Chiếu từ, cụm từ còn - Nhận sơ đồ vòng tuần hoàn từ giáo thiếu lên bảng và yêu cầu HS điền vào ô viên. tương ứng. - Nêu mối liên hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hóa để làm rõ chức năng của hệ tuần hoàn - Thời gian hoàn thành 2 phút. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chiếu các cụm từ: mao mạch, tĩnh - Các nhóm thưc hiện nhiệm vụ điền mạch phổi, động mạch phổi, tĩnh mạch các cụm từ thích hợp tương ứng các ô chủ, động mạch chủ và hình ảnh hệ tuần trống trong hình hoàn. - Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV yêu cầu 1 nhóm trình bày, các - Đại diện 01 nhóm báo cáo kết quả. nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến - Các nhóm khác thảo luận về vấn đề - GV công bố đáp án. GV giảng giải mà nhóm đại diện báo cáo thêm mối liên hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hóa để làm rõ chức năng của hệ tuần hoàn Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Đưa tiêu chí đánh giá, tổ chức cho các - Đánh giá theo tiêu chí GV đưa ra nhóm học sinh tự đánh giá, thu ngẫu nhiên phiếu học tập của 02 nhóm chụp đưa lên máy chiếu để HS cùng đánh giá 12
  16. Tiêu chí đánh giá TT Vấn đề Điểm tối đa (thang điểm 10) 1 Đúng cụm từ: mao mạch 1,5 2 Đúng cụm từ: tĩnh mạch phổi 1,5 3 Đúng cụm từ: động mạch phổi 1,5 4 Đúng cụm từ: tĩnh mạch chủ 1,5 5 Đúng cụm từ: động mạch chủ 1,5 6 Trả lời đúng câu hỏi: Tại sao khi tim ngừng đập 2,5 thì cơ thể sẽ chết? Hoạt động 2.2. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. a. Mục tiêu: - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. - Nêu được ưu điểm của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở. - Phân biệt được hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép. - Nêu được ưu điểm của tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Phân biệt được các loại máu chảy khi bị vết thương từ: động mạch, mao mạch hay tĩnh mạch từ đó nắm được mục đích và nguyên tắc cầm máu tạm thời cũng như các biện pháp cầm máu thông thường b. Nội dung: 1. Hệ tuần hoàn hở - Đại diện: gặp ở đa số thân mềm, chân khớp. - Cấu tạo: tim, động mạch, tĩnh mạch - Đặc điểm: + Máu có sắc tố hô hấp là hemôxianin (Cu) nên có màu xanh. + Đường đi của máu: Tim--------> Động mạch-------------- > Khoang cơ thể -------------------- Tĩnh mạch
  17. Tim--------> Động mạch-------------- > Mao mạch -------------------- Tĩnh mạch
  18. Cấu tạo Tim, động mạch, tĩnh mạch Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch Màu máu Xanh (sắc tố hô hấp Đỏ (sắc tố hô hấp hêmôglôbin hêmôxiamin - nhân Cu) - nhân Fe) Đường đi của Tim > Động mạch - > Tim -> Động mạch -> máu Khoang cơ thể -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim Tim Đặc điểm Máu trộn lẫn với dịch mô tạo Máu chảy xuyên suốt trong hệ dịch tuần hỗn hợp máu - dịch mô. mạch. hoàn Máu tiếp xúc và trao đổi trực Máu trao đổi với các tế bào tiếp với các tế bào. qua thành mao mạch. Tốc độ máu Máu chảy trong động mạch Máu chảy trong động mạch trong hệ dưới áp lực thấp, tốc độ máu dưới áp lực cao hoặc trung mạch chậm. bình, tốc độ máu nhanh. Phiếu học tập số 02 Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Lớp lưỡng cư, bò sát, Đại diện Lớp cá chim và thú Cấu tạo tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn Có 2 vòng tuần hoàn: Số vòng tuần hoàn Chỉ có 1 vòng tuần hoàn vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ Màu máu đi nuôi cơ thể Máu pha hoặc máu đỏ Đỏ tươi (đỏ tươi hay đỏ thẫm) tươi Tốc độ máu trong động Máu chảy với áp lực Máu chảy với áp lực cao mạch trung bình d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm - Nghiên cứu nội dung SGK - Nhóm 1: tìm hiểu hệ tuần hoàn hở - Hướng theo yêu cầu của phiếu học - Nhóm 2: tìm hiểu hệ tuần hoàn kín tập - Nhóm 3: Tìm hiểu hệ tuần hoàn đơn - Nhóm 6 từng cặp thực hành băng - Nhóm 4: tìm hiểu hệ tuần hoàn kép bó cầm máu vết thương. - Nhóm 5: Tìm hiểu mục đích, nguyên tắc và phương pháp cầm máu. - Nhóm 6: thực hành băng bó vết 15
  19. thương. * Yêu cầu: - Tìm hiểu đặc điểm mỗi kiểu hệ tuần hoàn theo các tiêu chí trong phiếu học tập số 1 và 2. - Mỗi nhóm thảo luận trình bày sản phẩm trên khổ giấy A2, cử đại diện trình bày. - Mỗi nhóm trả lời câu hỏi 01 câu hỏi do GV đưa ra. - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Thời gian thực hiện 6 phút. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập 1, 2, quan sát - Tìm hiểu trang 77, 78,79 SGK kết hỗ trợ các nhóm làm việc. hợp với kiến thức thực tế hoàn thành - Gợi ý để học sinh hoàn thành được phiếu học tập. nhiệm vụ: Phiếu học tập số 1, 2 + Quan sát hình 18.1, 18.2, 18.3 - Trả lời cho câu hỏi bắt buộc. + Nghiên cứu thông tin sgk-trang 77,78,79 - Chuẩn bị câu hỏi bắt buộc hướng dẫn nhóm tìm nội dung câu trả lời cho câu hỏi của nhóm. 1. Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? 2. Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? 3. Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn? 4. Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép? - Chuẩn bị 3 câu hỏi cho các nhóm trả lời nhanh nhất: 1. Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? 2. Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn? 3. Phân biệt các loại chảy máu: động 16
  20. mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Sau 6 phút gọi lần lượt các nhóm lên - Đại diện nhóm học sinh lên bảng trình bày theo 2 nội dung: trình bày nội dung và trả lời câu hỏi + Nội dung 1: Trình bày phần nhiệm vụ bắt buộc được giao của nhóm theo yêu cầu của - Các nhóm học sinh còn lại nhận phiếu học tập xét, bổ sung + Nội dung 2: Trả lời 1 câu hỏi bắt buộc - Phân tích đưa ra câu trả lời đúng nhất. Cung cấp bảng 1,2. - Đưa ra 3 câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhóm nào nhanh nhất sẽ được trả lời - Nhóm giơ tay nhanh nhất được - GV giảng giải thêm về cấu tạo tim cá, quyền trả lời lưỡng cư, bò sát, chim thú để làm nổi bật các ý trong phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Điểm của mỗi nhóm = (Điểm phần báo - Đánh giá theo tiêu chí giáo viên cáo + điểm phần trả lời câu hỏi bắt buộc đưa ra + điểm trả lời câu hỏi nhanh nhất)/3. - Điểm tối đa cho mỗi phần là 10 điểm. - Học sinh tự đánh giá theo bảng kiểm Tiêu chí đánh giá phần báo cáo T Vấn đề Điểm tối đa T 1 Nội dung trình bày đầy đủ các ý. 2 2 Nội dung trình bày đúng kiến thức 4 3 Diễn đạt rõ ràng, các ý kiến của mình. 1 4 Đưa ra được những giải thích, lí lẽ chứng minh quan điểm ý 1 kiến của mình một cách ôn hòa. 5 Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh giao 1 6 tiếp. chọn ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe là Lựa 1 các bạn học sinh lớp 11. Bảng kiểm đánh giá kĩ năng thảo luận nhóm Nội dung Các tiêu chí Có Không 1. Nhận nhiệm vụ Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2