intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học sử dụng từ Hán Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xác định được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS lớp 10, chương trình GDPT 2018 thông qua dạy học cách sử dụng từ Hán - Việt, phần Thực hành tiếng Việt. Từ đó, xây dựng các biện pháp và hình thức hướng dẫn HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt đảm bảo đúng chuẩn mực và hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao trong tạo lập văn bản cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học sử dụng từ Hán Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN DẠY- HỌC SỬ DỤNG TỪ HÁN- VIỆT (PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT) TRONG SGK NGỮ VĂN 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Năm thực hiện: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI SÁNG KIẾN DẠY- HỌC SỬ DỤNG TỪ HÁN- VIỆT (PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT) TRONG SGK NGỮ VĂN 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Trần Thị Thương Tổ: Ngữ văn SĐT: 0912.955.348 Năm thực hiện: 2022- 2023
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 3. Giả thuyết khoa học 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1.Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu 4 1.1.2. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực 4 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 6 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc chương trình, bài học và mục tiêu dạy học phần 6 Thực hành Tiếng việt (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) 1.2.2. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt trong môn Ngữ văn 7 Chương 2: KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HS CÁCH SỬ DỤNG TỪ 11 HÁN VIỆT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ 2.1. Hướng dẫn HS nắm vững kiến thức nền tảng về từ Hán Việt 11 2.1.1. Hướng dẫn cách nhận diện, cấu tạo từ Hán- Việt 11 2.1.2. Hướng dẫn HS phương pháp giải nghĩa từ Hán- Việt 15 2.2. Hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán Việt phần thực hành tiếng 19 Việt nhằm phát triển năng ngôn ngữ 2.2.1. Hướng dẫn HS sử dụng từ Hán- Việt đúng âm, đúng nghĩa 19 2.2.2. Hướng dẫn HS sử dụng từ Hán- Việt đúng phong cách, phù hợp đối 20 tượng 2.2.3. Hướng dẫn HS sử dụng từ Hán- Việt theo hướng tích cực, chủ động, 21
  4. sáng tạo. 2.3. Tổ chức hoạt động dạy- học từ Hán Việt cho HS hướng vào hoạt 22 động giao tiếp 2.3.1. Xác định cốt lõi của vấn đề dạy học từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 22 10, 2018 để đề xuất cách dạy phù hợp 2.3.2. Xác định quy trình dạy học cách sử dụng từ Hán Việt 24 2.3.3. Vận dụng một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có ưu 26 thế trong việc phát huy tối đa năng lực ngôn ngữ của HS khi dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt 2.3.4. Dạy học kết nối, tích hợp giữa các phần trong SGK Ngữ văn 10 31 Chương 3: THỰC NGHIỆM 34 3.1. Mục đích thực hiện 34 3.2. Đối tượng thực hiện 34 3.3. Nội dung thực nghiệm 34 3.4. Cách thức thực nghiệm 34 3.5. Thiết kế giáo án đối chứng 35 3.6. Kết quả thực nghiệm 57 3.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 61 3.7.1. Mục đích khảo sát 61 3.7.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát 61 3.7.3. Đối tượng khảo sát 62 3.7.4. Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện 62 pháp đã đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 1. Kết luận 67 2. Khuyến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Giáo dục phổ thông GDPT Học sinh HS Giáo viên GV Sách giáo khoa SGK Văn bản VB Đoàn thanh niên ĐTN Giáo dục và Đào tạo GD- ĐT Công nghệ thông tin CNTT Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 5
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Từ Hán- Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đều thống nhất rằng số lượng từ Hán- Việt chiếm khoảng 60-70% trong tiếng Việt. Từ Hán- Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng từ Hán- Việt. Từ đó tận dụng hết cái hay, cái đẹp và giá trị của kho từ vựng phong phú này trong khi tạo lập văn bản và cả giao tiếp ngoài đời sống. Trọng trách đó trước hết thuộc về những người làm giáo dục. 1.2. Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài "Từ Hán- Việt" và "Từ Hán- Việt" (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát… và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó. 1.3. Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống. Không ít GV chưa nắm chắc kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt, vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng tránh hoặc không đề cập nhiều đến nội dung này. Và dẫn đến hệ quả tất yếu, HS vì vậy cũng không biết cách sử dụng từ 6
  7. Hán - Việt để trong tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày, mặc dù các em đã có kiến thức về bộ phận từ loại này được trang bị từ các bậc học trước đó, và sau khi đã được học xong bài cách sử dụng từ Hán- Việt. Không thể tạo lập văn bản, không thể sử dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày, nghĩa là năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp của HS chưa được phát huy. Vì vậy, việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học tiếng Việt nói riêng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu lớn nhất của chương trình GDPT 2018 là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. 1.4. Từ đó, tôi thiết nghĩ rằng, dạy học phần thực hành tiếng Việt nói riêng và các phần khác của SGK Ngữ văn 10 nói chung đều cần thay đổi theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Xác định được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, 2018, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ” để giúp HS có thêm kiến thức vững chắc, biết cách sử dụng thành thạo từ Hán- Việt, giúp GV có thêm phương pháp giảng dạy từ Hán- Việt đạt hiệu quả cao. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc dạy học từ Hán- Việt cho HS trong chương trình Ngữ văn THPT. - Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS lớp 10, chương trình GDPT 2018 thông qua dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt, phần Thực hành tiếng Việt. Từ đó, xây dựng các biện pháp và hình thức hướng dẫn HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt đảm bảo đúng chuẩn mực và hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao trong tạo lập văn bản cũng như trong cuộc sống hàng ngày. -Thực nghiệm dạy học từ Hán- Việt trong phần thực hành tiếng Việt cho HS lớp 10 theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu cách thức dạy- học sử dụng từ Hán- Việt, phần Thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS - Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong năm học 2022 - 2023. - Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở trường THPT Hoàng Mai 3. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm giúp HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt như đã được đề xuất trong SKKN thì có thể nâng cao được khả năng ngôn ngữ của các em. Qua đó đáp ứng 7
  8. đúng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực của HS. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa - Phương pháp thực nghiệm sư phạm…. 5. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện phưng pháp giảng dạy giúp HS học tập tốt môn Ngữ văn nói chung, nội dung tiếng Việt thực hành nói riêng đã góp phần không nhỏ giúp HS học tập tốt hơn bộ môn này. Quan trọng hơn, thông qua việc giảng dạy này, HS đã rèn luyện được năng lực và phẩm phẩm chất của mình. Đặc biệt là phát triển khả năng ngôn ngữ của các em. Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nên đã đem lại kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hoàng Mai. Những cách làm đã được trình bày ở đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu có tính hệ thống, đã được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2022-2023 và đảm bảo tính khả thi, có chất lượng hiệu quả. Hướng đi của đề tài không trùng lặp với bất cứ SKKN nào trước đó. 8
  9. Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Một trong những thuận lợi khi thực hiện đề tài này là những vấn đề lí luận quanh từ Hán- Việt, được các nhà các nhà ngôn ngữ học hàng đầu của nước ta như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Ngọc San, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Khang, Lê Xuân Thại… đã giải quyết một cách khá thấu đáo, đạt được nhiều thành tựu quan trọng không chỉ cho ngành ngôn ngữ mà còn là điểm tựa cho cả việc giảng dạy về từ Hán- Việt ở các bậc học. Về dạy học tiếng Việt nói chung, dạy- học từ Hán- Việt nói riêng cũng được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu. Nhiều thành tựu quan trọng trong số đó đã giúp ích không nhỏ cho việc dạy học bộ phận từ loại này của GV và HS ở các cấp học. Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu như cuốn sách “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Văn Tu, công trình “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán- Việt” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn,“Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt” của Lê Đỉnh Khẩn, “Mẹo giải nghĩa từ Hán- Việt và chữa lỗi chính tả” của tác giả Phan Ngọc. Bên cạnh các công trình nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về từ Hán- Việt, còn có một số các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy từ Hán- Việt trong trường phổ thông như cuốn “Dạy và học từ Hán- Việt ở trường phổ thông” của tác giả Đặng Đức Siêu, “Xử lí các yếu tố gốc Hán trong ngôn ngữ sách giáo khoa phổ thông” của tác giả Phan Văn Các, “Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán- Việt” của tác giả Lê Xuân Thại và các luận án, luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu về phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong nhà trường. Các tài liệu được đăng tại trên mạng Internet cũng trở thành kho tư liệu khổng lồ để tôi tham khảo khi tiến hành thực hiện đề tài. Nhìn chung, các tài liệu trên có giá trị rất to lớn trong việc nghiên cứu một bộ phận từ ngữ quan trọng trong tiếng Việt. Đồng thời, cũng trở thành những điểm tựa vững chắc, rất cần thiết cho việc giảng dạy từ Hán- Việt của GV. Các công trình đều nỗ lực nghiên cứu hệ thống về nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, giá trị của từ Hán- Việt. Đúng hơn là các tư liệu thiên nhiều về lí thuyết hàn lâm, uyên bác, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc dạy cho HS cách sử dụng từ Hán- Việt theo chương trình dạy học mới nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ của người học. 1.1.2. Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực “Dạy học theo hướng phát triển năng lực” có lẽ là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất về giáo dục trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, SGK lớp 10 đang thực hiện theo chương trình GDPT 2018 theo mục tiêu dạy học này với nhiều bộ sách khác nhau. 9
  10. Dạy học theo hướng phát triển năng lực đang bám sát theo những yêu cầu của chương trình GDPT mới (được Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT- BGDĐT). Sự thay đổi rõ rệt nhất của chương trình này là chuyển từ chỗ quan tâm đến việc giảng dạy kiến thức hàn lâm, nặng về lí thuyết sang việc quan tâm HS vận dụng kiến thức như thế nào để hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Để đảm bảo được điều đó, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học. Người GV dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. Theo đó, môn Ngữ văn trong chương trình GDPT 2018 cũng đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS phổ thông. Riêng về năng lực, ngoài những năng lực chung, chương trình nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực văn học”. Chương trình 2018 lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của HS Đồng thời, việc dạy học Ngữ văn hướng vào việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho HS rất phù hợp với xu thế chung của thế giới. “Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới đều xây dựng theo phương hướng lấy giao tiếp làm môi trường và phương pháp học tập, lấy việc phục vụ giao tiếp làm nhiệm vụ và mục đích. Chương trình nào cũng dạy cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đó ngôn ngữ viết là trọng tâm. Theo xu hướng này, chương trình nào cũng coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng không quên nền tảng của nó là các kiến thức ngôn ngữ. Chương trình nào cũng chú ý rèn luyện các kĩ năng bộ phận khi nghe, nói, đọc, viết đồng thời chú ý rèn luyện tổng hợp các kĩ năng đó trong quá trình sử dụng lời nói để giao tiếp. Từ đó dần dần tạo nên sự chuyển hoá về chất, biến các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành năng lực lời nói cá nhân” (Nguyễn Trí) Cùng với những thành tựu của ngành Dụng học và xu thế hội nhập toàn diện của đất nước ta, việc dạy học môn Ngữ văn hướng vào hoạt động giao tiếp là một trong những nguyên tắc quan trọng qua trình biên soạn chương trình. Bởi Ngữ văn là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn. Thông qua môn học này HS được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời. Đối với phần tiếng Việt (một nội dung dạy học không thể thiếu trong môn Ngữ văn), quan điểm này càng phải đề cao và tuân thủ triệt để, vì mục tiêu cuối cùng của môn học này là làm cho người học sử dụng được và sử dụng hiệu quả 10
  11. tiếng Việt như một công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống. Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học, kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống khẳng định mục tiêu môn học “Về năng lực: Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức đọc, viết, nói, nghe và năng lực giao tiếp đa phương thức thông qua nội dung những tri thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, góp phần phát triển vốn tri thức căn bản của một người có văn hóa”. Thông qua việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp mà giáo dục tâm hồn, nhân cách và khả năng sáng tạo văn học của HS. Cơ sở lý luận đã chứng minh ưu thế của việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học tiếng Việt nói riêng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ của HS rất hiệu quả. 1.2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc chương trình, bài học và mục tiêu dạy học phần Thực hành Tiếng việt (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) Đề tài dạy- học sử dụng từ Hán- Việt cho HS nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, cấu trúc SGK và nội dung, mục tiêu yêu cầu của việc giảng dạy phần thực hành tiếng Việt trong chương trình mới. Trước hết, xét về mặt cấu trúc, SGK Ngữ văn 10 của chương trình giáo dục GDPT 2018, gồm 2 tập. Tập một có 5 bài học, tập trung vào các loại, thể loại VB cơ bản: truyện (thần thoại, truyện ngắn), sử thi, thơ trữ tình, kịch bản văn học chèo và tuồng, VB nghị luận. Tập hai có 4 bài học, tập trung vào các loại, thể loại VB: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ trữ tình, VB nghị luận, VB thông tin. Trong đó, mỗi bài đều có cấu trúc theo mô típ rất tiện theo dõi và thực hiện, với 4 hoạt động Đọc- Viết- Nghe và nói. Trong đó, hoạt động đọc chiếm thời gian nhiều hơn cả với số lượng văn bản đa dạng, phong phú trên nhiều thể loại. Phần Thực hành tiếng Việt (được đặt sau VB cuối cùng của phần Đọc) bao gồm Bài tập; Khung kiến thức sơ giản (giúp nhận biết các hiện tượng, vấn đề được thực hành). Ngữ liệu để thiết kế các bài tập của phần thực hành tiếng Việt chủ yếu lấy từ các VB đọc hiểu trong bài học. Các kiến thức tiếng Việt và văn học được cài đặt dựa vào yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học trong mỗi bài học. Những kiến thức này mang tính chất công cụ, giúp HS đọc hiểu hiệu quả các VB chính của bài học và vận dụng linh hoạt vào việc viết, nói và nghe. Về kiến thức tiếng Việt được đưa vào Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Bao gồm các nội dung có liên quan đến các đơn vị ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Ở phần từ ngữ là cách viết, phát âm, dùng từ đúng ngữ nghĩa; lỗi dùng từ, cách sửa lỗi; Ở phần ngữ pháp, đó là kỹ năng đặt câu, tạo lập văn bản sao cho vừa phù hợp với các quy tắc cú pháp tiếng Việt, vừa thích 11
  12. hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết cách sửa lỗi về mạch lạc trong đoạn và văn bản; Các biện pháp tu từ về từ, về câu; Các hoạt động giao tiếp, kỹ năng tiếp nhận và lĩnh hội được các câu, các văn bản… Thêm vào đó, cần thấy rằng mục tiêu, nguyên tắc của việc dạy học tiếng Việt trong môn Ngữ văn là trang bị cho HS công cụ để Đọc hiểu văn bản, vận dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành, qua đó phát triển kĩ năng giao tiếp, năng lực ngôn ngữ chứ không nhằm cung cấp kiến thức lí thuyết theo logic của khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt không được tập hợp để tạo thành một “phân môn” riêng mà tích hợp kiến thức Ngữ văn vào bài học lấy VB làm trung tâm. Ở Ngữ văn 10, mục tiêu phát triển kĩ năng đọc, viết thông qua thực hành tiếng Việt thể hiện rất rõ. Riêng về từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được cấu tạo thành 2 bài riêng, nằm ở cả tập 1 và tập 2 với tên gọi: “Sử dụng từ Hán- Việt”. Theo yêu cầu dạy học của chương trình mới, cách dạy từ Hán- Việt (một trong những bài học của phần thực hành tiếng Việt) cũng cần đảm bảo quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng từ Hán- Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống hàng ngày của HS. Cụ thể, với các tiết về từ vựng không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu HS tìm từ, thuộc từ, mà chưa hướng tới việc hiểu nghĩa từ (trong nhiều trường nghĩa khác nhau), cách sử dụng từ Hán- Việt một cách linh hoạt trong nói và viết, giúp các em tăng vốn từ và khả năng dùng từ khi giao tiếp hoặc khi viết đoạn văn, bài văn. Từ nhận thức trên, tôi nhận thấy khi giảng dạy cần định hướng về cách thức tổ chức dạy học từ Hán- Việt sao cho phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng từ Hán- Việt đối với HS. Thông qua đó giúp các em nâng cao được năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bản thân hiệu quả nhất. 1.2.2. Thực trạng dạy và học từ Hán- Việt trong môn Ngữ văn Như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, việc dạy- học từ Hán- Việt trong chương trình biên soạn từ 2006, đã bắt đầu từ bậc Tiểu học đến THPT. Tuy nhiên, các đơn vị bài học, dung lượng thời gian, hàm lượng kiến thức dành cho mỗi khối lớp, các cấp học là khác nhau. Cụ thể: - Ở bậc Tiểu học Mục tiêu của Tiếng Việt là cung cấp cho HS kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó cung cấp vốn từ. Từ Hán- Việt cũng đã xuất hiện trong các bài học vần, tập đọc, luyện từ và câu. Đến lớp bốn và lớp năm thì được dạy thành các bài cụ thể. - Ở bậc THCS + Từ mượn (SGK lớp 6, tập 1) + Từ Hán- Việt (2 tiết, SGK lớp 7, tập 1) 12
  13. - Ở bậc THPT chương trình cũ (SGK Ngữ văn ban Cơ bản), không có bài dạy riêng về từ Hán- Việt. So với SGK của chương trình cũ (ở đây chỉ bàn về bậc THPT), chương trình mới rất chú trọng dạy từ Hán- Việt. Bằng chứng là, sách Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được triển khai dạy- học từ năm học 2022-2023, có 2 bài dạy về từ Hán- Việt nằm trong phần Thực hành tiếng Việt ở cả tập 1 và tập 2 + Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán- Việt, trang 28, tập 1 + Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán- Việt (tiếp theo), trang 26, tập 2 Nhìn vào thống kê ở trên ta cần suy nghĩ rằng, HS THPT (cụ thể là HS lớp 10 hiện nay) có chất lượng học từ Hán- Việt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, đó là kết quả của một quá trình lâu dài mà các em đã được các thầy cô giảng dạy ở các cấp học trước (Tiểu học, THCS). Yếu tố thứ nữa chi phối đến chất lượng học tập của bộ phận từ loại này còn do phương pháp giảng dạy của các thầy cô ở THPT. Bởi, GV THPT hiện nay đang phải tiếp cận với một nội dung mới mà trước đó, các thầy cô chưa hề được giảng dạy trong chương trình cũ. Vì vậy, để có sự tổng hợp chính xác và khách quan nhất về thực trạng dạy và học từ Hán- Việt trong môn Ngữ văn. Từ đó, xác định phương hướng dạy học phần từ Hán- Việt ở trường THPT có hiệu quả, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ với nội dung xoay xung quanh phương pháp dạy-học và chất lượng giảng dạy từ Hán- Việt cho HS theo định hướng phát triển năng lực. TT Trường Số lượng GV Ngữ văn Số lượng HS 1 Tiểu học Quỳnh Lập B 10 0 2 THCS Quỳnh Thiện 5 40 3 THPT Hoàng Mai 10 150 Link khảo sát GV https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdYI0ajk_j97G1iSXEriIezgYRWd QfDd93CyTiếng Việtcr4cgxPNlcQ/viewform Link khảo sát HS: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScAq7JxHiSoz_wM2HLCpMkY70 cA3_0kHhM8wo2Ngu9Ce9Hi0A/viewform (Câu hỏi của phiếu khảo sát tham khảo Phụ lục 1) Đồng thời, tôi đã tiến hành tổ chức kiểm tra với 2 lớp 10A1 và 10A13 trước khi thực hiện áp dụng các biện pháp của đề tài. Đề kiểm tra (Phụ lục 2). Kết quả điểm số được đặt ở phần đối chiếu với kết quả sau tác động. Từ thực tế giao tiếp với HS, cũng như qua các phiếu thăm dò ý kiến từ phiếu khảo sát trên và qua kết quả của bài kiểm tra mà HS đã thực hiện, cho thấy: 13
  14. Về phía GV, các thầy cô khẳng định rằng đã giảng dạy rất đầy đủ nội dung chương trình trong SGK, kể cả những kiến thức liên quan đến các bài tiếng Việt và từ Hán- Việt. Các thầy cô đều có tinh thần trách nhiệm, luôn mong muốn học hỏi tìm tòi các phương pháp dạy học. GV luôn muốn nâng cao năng lực sử dụng từ Hán- Việt cho HS thông qua mỗi tiết học. Đa số GV đều nắm chắc kiến thức về từ Hán- Việt và bắt đầu vận dụng những phương pháp dạy học phát huy năng lực HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít thầy cô khẳng định, từ Hán- Việt là bộ phận từ loại khó, vì đây là bộ phận từ mượn, đa dạng với cả GV và HS. Vì sự phong phú đa dạng của nó nên không ít thầy cô chưa nắm vững về cách cấu tạo, giải nghĩa từ Hán- Việt… Khi dạy từ Hán- Việt, GV thường bám sát và tuân thủ vào SGK, tức là GV chỉ giảng giải cho các em những từ Hán- Việt và những nghĩa của từ Hán- Việt có trong phần chú giải mà chưa mở rộng thêm nghĩa của từ đó trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để các em hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ và có thể sử dụng từ Hán- Việt linh hoạt trong các bài tập. Vì vậy, khả năng sử dụng từ Hán- Việt của các em còn rất nhiều hạn chế. Việc dạy học từ Hán- Việt theo định hướng rèn luyện năng lực ngôn ngữ, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS mới chỉ được thể hiện một cách chung chung và khái quát, không có định hướng cụ thể cho HS. Về những thông tin phản hồi thu nhận được từ phía HS, kết quả không mấy khả quan. Đa số HS đều cho rằng từ Hán- Việt rất khó học, khó từ việc phân biệt từ thuần, Hán- Việt đến cách cắt nghĩa, từ cấu tạo đến giá trị biểu đạt của từ. Đa số các em HS vẫn chưa thể hiểu được từ Hán- Việt nên không thấy được giá trị và tầm quan trọng mà nó. Không những thế, các em cũng chưa ý thức được vai trò của việc học tiếng Việt là rèn luyện khả năng giao tiếp mà chỉ chú ý hoàn thành bài tập được thầy cô giao cho. Tập trung học thuộc các văn bản thơ, truyện trong chương trình. Các em cho rằng các văn bản văn học thú vị hơn nhiều mà không biết rằng một khối lượng lớn ngôn ngữ văn chương được làm từ chất liệu là kho từ vựng Hán- Việt. Nguyên nhân của hiện trạng này phần lớn là do bản thân GV và HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Việt nói chung và học từ Hán- Việt nói riêng là phát triển vốn từ, vốn ngôn ngữ của bản thân nên chưa có ý thức rèn luyện khả năng nghe nói đọc viết của các em. Một bộ phận không nhỏ GV và HS vẫn giữ quan điểm khi học môn Ngữ văn chỉ quan tâm đến việc đọc hiểu các văn bản văn học, còn không chú ý đến các bài tiếng Việt và Làm văn trong chương trình. Tuy nhiên, cũng có em thẳng thắn nhìn nhận, nếu lớp học mà thầy cô yêu cầu khắt khe về việc học tiếng Việt thì có thể HS đã cải thiện được rất nhiều năng lực ngôn ngữ của mình, nhưng điều đó đã không xẩy ra. Bởi các thầy cô cũng chỉ quan tâm “học những nội dung phục vụ kiểm tra, thi cử là chủ yếu”. Bởi các bài thi, kiểm tra hầu như chỉ yêu cầu trình bày lại kiến thức đã học ở phần Đọc – hiểu văn bản văn học. Còn nếu dạy tiếng Việt, dạy đến các đơn vị từ Hán- Việt, các GV chỉ yêu cầu 14
  15. HS hoàn thành hết bài tập đã cho trong SGK, nhiều HS chỉ việc chép sách học tốt Ngữ văn, lên ghi bảng, lấy điểm một cách dễ dàng mà không cần phải trình bày gì thêm. Thậm chí nhiều GV khi đến tiết tiếng Việt cũng chỉ dạy qua loa, hướng dẫn HS làm bài tập sơ lược và để dành thời gian dạy những bài mà theo GV là cần thiết hơn (ở đây là văn bản văn học). Chính vì vậy, sau khi học xong kiến thức về từ Hán- Việt, thậm chí hằng ngày được tiếp cận với rất nhiều văn bản có từ Hán- Việt, nhưng cả GV và HS vẫn chưa nắm được nghĩa của từ Hán- Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng. Tình trạng này kéo dài khiến việc rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS càng khó thực hiện. Các thầy cô quên mất rằng Tri thức về từ Hán- Việt nói riêng về các quy tắc ngôn ngữ nói chung chỉ được cũng cố, được khắc sâu khi người học thực hành vận dụng. Việt thực hành từ Hán- Việt, có thể tiến hành ngay trong giờ học từ Hán- Việt, hoặc tiến hành thông qua giờ dạy học các phân môn khác (văn học, làm văn) Trong các kì thi, kiểm tra đánh giá HS, hầu hết đều dùng hình thức viết, và chỉ chú trọng vào kiểm tra kiến thức văn bản văn học, còn thực hành, rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ rất ít được sử dụng. Nếu HS có được đánh giá trong khi tham gia thảo luận, trình bày kết quả làm việc nhóm, phát biểu trả lời các câu hỏi, thì GV thường quan tâm về nội dung nói (nói những gì) mà chưa quan tâm về cách nói (nói như thế nào). Vì vậy, một hiện tượng có tính chất dây chuyền diễn ra là đa số HS coi tiếng Việt là “bài phụ” trong môn Ngữ văn. Khi GV dạy học tiếng Việt, từ Hán- Việt mà hạn chế sử dụng những phương pháp dạy học có tính tương tác cao cũng đồng nghĩa với việc HS bị giảm đi những cơ hội được giao tiếp, trình bày, phát biểu trước tập thể. Và như vậy, năng lực ngô ngữ, kĩ năng nghe nói đọc viết dù có vai trò rất quan trọng đối với HS, nhưng các em vẫn chưa được rèn luyện thường xuyên trong quá trình học tập. Từ thực tế nêu trên, chúng ta cần phải có những giải pháp khắc phục tình trạng học tiếng Việt nói chung, học từ Hán- Việt qua loa, xong chuyện để đối phó. Từ đó, tạo ra sự hứng thú trong việc học tập tiếng Việt của các em, hướng các em đến cách sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giao tiếp thực tiễn, đảm bảo sự trong sáng, giàu có của tiếng mẹ đẻ Như vậy, qua khảo sát, người viết nhận thấy cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học Ngữ văn, dạy học thực hành tiếng Việt hướng vào việc phát triển năng lực ngôn ngữ HS là điểm tựa, là nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy giúp người viết có căn cứ để thực hiện đề tài này. 15
  16. Chương 2: KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HS CÁCH SỬ DỤNG TỪ HÁN- VIỆT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ 2.1. Hướng dẫn HS nắm vững kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt Chương trình Ngữ văn theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực vẫn coi trọng hệ thống kiến thức cơ bản về văn học và tiếng Việt nhưng không lấy đó làm mục tiêu cuối cùng. Trong tương quan với mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhà trường thì kiến thức là phương tiện; nhưng trong tương quan với mỗi năng lực môn học, nhất là các năng lực thành phần thì kiến thức là nòng cốt. Không có kiến thức không thành năng lực được. Vì vậy, khi giảng dạy cho HS cách sử dụng từ Hán- Việt, GV trước hết cần hướng dẫn HS nắm chắc các kiến thức nền tảng về bộ phận từ loại này bằng nhiều cách. 2.1.1. Hướng dẫn cách nhận diện, cấu tạo từ Hán- Việt. 2.1.1.1 Cách nhận diện từ Hán- Việt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Muốn nhận diện từ Hán- Việt, trước hết GV cần yêu cầu HS nắm chắc về các lớp từ trong tiếng Việt, bao gồm Lớp từ thuần Việt và Lớp từ vay mượn. (Đây là kiến thức đã được học ở lớp 6 bậc THCS, nên các em có thể dễ dàng nhắc lại được). Trong đó, từ thuần Việt là một khái niệm chưa được hiểu thống nhất trong giới nghiên cứu. Đại đa số ý kiến đều cho rằng từ thuần Việt là những từ người Việt dùng quen thuộc, dễ hiểu, thường trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, lâu đời nhất, tồn tại từ rất lâu đời. Còn lớp từ vay mượn trong vốn từ tiếng Việt có số lượng rất lớn, thường được chia thành hai bộ phận là từ Việt gốc Hán (Từ Hán- Việt và từ Việt gốc Ấn- Âu). Từ vay mượn nói chung, từ Hán- Việt nói riêng là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt. Tuy chúng có nguồn gốc là từ ngữ của tiếng nước ngoài nhưng khi được vay mượn vào tiếng Việt, diện mạo ngữ âm và ngữ nghĩa của từ ít nhiều thay đổi, chúng chịu sự chi phối và hoạt động theo quy luật của từ tiếng Việt, trở thành một bộ phận hữu cơ của vốn từ tiếng Việt. Từ Việt gốc Hán trong tiếng Việt có bộ phận đã được Việt hóa cao độ, cảm thức tự nhiên của người Việt xem chúng là những từ thuần Việt, có bộ phận khác mức độ Việt hóa thấp hơn nhưng chúng cũng được người Việt dùng một cách bình thường theo thói quen như những lớp từ khác. GV có thể cho HS về hệ thống từ ngữ Hán- Việt thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, xuất hiện ngay trong các văn bản của hoạt động Đọc, SGK Ngữ văn 10 Ví dụ: Trong SGK Ngữ văn 10, khi bàn về thơ ca, nghệ thuật, có hàng loạt các thuật ngữ: Thi phẩm, nghệ thuật, Chủ đề, Cảm hứng, Nội dung, Nghệ sĩ, Chủ đề Hoặc đoạn văn về vấn đề chính trị có thể xuất hiện nhiều: Triều đình, chế độ, áp bức, chủ quyền, bờ cõi, phong tục, văn hiến… 16
  17. Tiếp đó, GV có thể hướng dẫn cho HS một số căn cứ có thể tin cậy được để xác định, nhận diện từ Hán- Việt bằng nhiều cách. Có thể nhận thấy từ Hán-Việt là từ có vỏ ngữ âm là âm Hán –Việt: Như ta đã biết, từ Hán-Việt là những từ gốc Hán được tiếng việt vay mượn và đọc theo âm Hán-Việt. Do vậy, âm Hán-Việt trở thành một căn cứ để nhận diện từ Hán-Việt. Âm Hán-Việt được hình thành một cách đồng loạt, hệ thống cho tất cả mọi chữ Hán, theo những qui luật ngữ âm khá chặt chẽ. GV có thể giúp HS hiểu vấn đề này rất nhanh bằng việc lấy dẫn chứng từ các bộ phim của Trung Quốc, đặc biệt là phim cổ trang. Khi nghe các nhân vật trong phim giao tiếp với nhau, có rất nhiều từ có vỏ âm thanh nghe kĩ rất giống với vỏ ngữ âm của người Việt. Ví dụ: Ví dụ về chữ Hán, âm Hán- Việt và từ Hán- Việt Một dấu hiện nhận diện từ Hán-Việt khác nữa mà GV có thể hướng dẫn thêm cho HS là những từ viết ra được bằng chữ Hán. Nói đến từ Hán-Việt trước hết phải nói đến âm Hán-Việt, đó là âm do người Việt Nam tạo ra trên cơ sở những âm tiếng Hán đời Đường. Về chữ viết thì chỉ có chữ Hán chứ không có chữ Hán- Việt. Do vậy, đã là từ Hán-Việt thì từ đó phải viết ra được bằng chữ Hán khối vuông mà người Hán tạo ra. (Cách nhận diện này tương đối khó và cũng không quá cần thiết với HS THPT bởi chúng ta đang dạy từ Hán- Việt chữ không phải là dạy chữ Hán. Vì vậy nếu có thời gian GV có thể giới thiệu thêm cho HS được biết) Ví dụ: trong hình ảnh ở trên, các từ thủy, hỏa, điền, thổ, sơn, thạch, phụ, mẫu, nhi, nữ đều có thể được biểu thị bằng chữ Hán- văn tự của người Trung Quốc. Từ đó, GV có thể mở rộng nâng cao thêm cho HS (nếu có điều kiện), những từ do người Việt tạo nên bằng cách ghép yếu tố Hán-Việt với yếu tố Việt không 17
  18. viết ra được bằng chữ Hán thì không được xem là từ Hán-Việt. Một cách nhận diện từ Hán- Việt tương đối phổ biến mà tôi thường dùng để hướng dẫn HS là có thể đối chiếu nghĩa từ Hán-Việt với từ ngữ thuần Việt. Đây là cách dễ làm và phổ biến nhất được nhiều GV lựa chọn khi giúp HS xác định từ Hán- Việt Từ Hán-Việt là lớp từ vay mượn tiếng Hán gián tiếp qua sách vở chữ Hán, nhưng lại mượn sau khi vốn từ tiếng Việt đã khá phong phú. Do vậy, lớp từ này chưa được Việt hóa một cách triệt để. Phần lớn các đơn vị gốc Hán loại này khi đưa vào tiếng Việt xung đột đồng nghĩa với các từ thuần Việt sẵn có nên chúng mất khả năng hoạt động tự do. Do vậy, các yếu tố trong từ Hán-Việt thường đồng nghĩa với một từ thuần Việt. Đó là cơ sở cho phép ta nhận diện từ Hán-Việt, bằng cách đối chiếu yếu tố trong từ Hán- Việt về nghĩa với từ thuần Việt, hoặc đối chiếu nghĩa của từ Hán-Việt với một từ ngữ thuần Việt tương ứng. Nghĩa là khi gặp một từ nào đó, nếu dẫn ra được từ ngữ thuần Việt tương đồng về nghĩa như vậy (hoặc phải giải thích nghĩa của từ đó bằng các từ thuần Việt) thì từ đó là từ Hán-Việt. Ví dụ: Các từ thuần Việt tương ứng về nghĩa với yếu tố Hán-Việt trong từ: thiên = trời, địa = đất, tử = mất, tồn = còn, tử = con, tôn = cháu, lục = sáu, tam = ba,… Một căn cứ khác GV có thể hướng dẫn HS nhận diện từ Hán- Việt là khả năng sản sinh và tính độc lập hay không độc lập của các yếu tố Hán-Việt + Đối với các từ Hán-Việt đơn tiết hoạt động tự do, mức độ Việt hóa của chúng rất sâu vì thế rất khó nhận ra các từ này là gốc Hán. Với loại này ta có thể dùng phép thử cấu tạo từ song tiết, theo cách ghép nó với một yếu tố Hán-Việt khác, nếu được thì đó là từ Hán-Việt (những từ này có mặt trong tiếng Việt). Ví dụ: Xét các từ thê, khám, phi ta có thể khẳng định chúng là từ Hán-Việt, vì các yếu tố đó có thể xuất hiện từ trong các từ thê thiếp, tiện thiếp, tiểu thiếp,… thê tử, thê nhi, thê phụ,… khám nghiệm, khám phá, khám sát, khám thương… Phi cơ, phi công, phi ngã… Cũng có thể áp dụng biện pháp này cho cả cách xác định yếu tố Hán-Việt. Ví dụ, xét yếu tố hải”, ta có thể căn cứ vào khả năng sản sinh của nó, hải đã liên kết với hàng loạt yếu tố Hán-Việt khác để sản sinh ra các từ Hán-Việt như: hải dương, hải đảo, hải quân, hải sản, hải triều… Đối với các từ Hán-Việt đa tiết, tuy các yếu tố trong từ đều có nghĩa thực nhưng phần lớn chúng lại không thể tách thành từ hoạt động tự do. Do vậy, nếu ta gặp một từ đa tiết thỏa mãn hai điều kiện. Một là, các yếu tố đều có nghĩa thực (có thể đối chiếu nghĩa với từ thuần Việt). Hai là, tất cả các yếu tố đó đều không thể tách thành từ hoạt động tự do thì từ đó là từ Hán-Việt. Ví dụ: Từ “thảo mộc” (thảo có nghĩa là cỏ, mộc chỉ cây, nhưng không ai nói cắt thảo, chặt mộc). 18
  19. Tương tự, từ “giang sơn”, trong đó “giang” là sông, sơn là núi nhưng không ai có thể nói lội giang, trèo sơn. 2.1.1.2. Các xác định cấu tạo từ Hán- Việt Về cách hướng dẫn HS cách xác định cấu tạo từ Hán- Việt, GV có thể căn cứ phân loại cụ thể về cấu tạo từ Hán- Việt đơn tiết và từ Hán- Việt đa tiết để HS xác định được cấu tạo của từ. Trong đó, Cấu tạo từ đơn tiết Hán- Việt: Đây là lớp từ cấu tạo chỉ một tiếng được dùng tự do trong tiếng Việt. Các từ đơn tiết tiếng Hán vào tiếng Việt, phần lớn vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do là do chúng gọi tên những sự vật, đặc điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có từ để gọi. Mặt khác, đại bộ phận các từ đó lại không đồng âm với từ thuần Việt có sẵn. Nói cách khác, tuyệt đại đa số các từ đơn tiết tiếng Hán vào tiếng Việt hoạt động tự do là do chúng không đồng nghĩa và không đồng âm với từ có sẵn của tiếng Việt. Còn từ đa tiết Hán- Việt, bao gồm từ ghép, từ láy và bằng phương thức rút gọn cũng có những cách cấu tạo khác nhau. Từ ghép bao gồm từ ghép phân nghĩa (chính- phụ) có hai loại. Chiếm số lượng lớn nhất là loại có cấu tạo yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: Đảng kì, quốc ca, lễ đường, thanh niên, hải quân Từ ghép phân nghĩa có yếu tố chính đứng trước và yếu tố phụ đứng sau (như trật từ từ thuần Việt) không nhiều. Ví dụ: Đa tài, vô danh, nhập ngũ, lưu tâm, khai bút… Các từ ghép phân nghĩa thì HS phải chú ý đến nghĩa chính của từ tập trung vào một âm tiết trong từ đó. Một loại từ ghép khác là từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập) có cấu tạo như từ ghép hợp nghĩa thuần Việt, nghĩa là các yếu tố có vai trò ngữ pháp ngang nhau, cùng chỉ một phạm trù, có quan hệ đồng nghĩa hay liên quan với nhau trong một trường nghĩa, hoặc trái nghĩa. Vì vậy mà tạo cho từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát, tổng hợp Ví dụ: Bại vong, độc ác, hưng thịnh, gian ác, nhân nghĩa, thương vong, đế vương, viên mãn, huynh đệ, giang sơn… là các từ được cấu tạo từ các yếu tố đồng nghĩa hoặc liên quan với nhau về nghĩa trong một trường. Các từ như chiến bại, chung thủy, tồn vong, hưng phế, sinh tử, lợi hại…là các ví dụ quen thuộc điển hình cho các từ được cấu tạo từ các yếu tố có quan hệ trái nghĩa. (Ngoài ra, trong từ Hán- Việt còn có cấu tạo của các từ láy và cấu tạo từ bằng phương thức rút gọn. GV có thể chỉ giới thiệu thêm cho HS được biết vì hai bộ phận này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt. 19
  20. Từ láy trong tiếng Việt tuyệt đại đa số là từ thuần Việt. Trong lớp từ đa tiết Hán- Việt, có một số từ, giữa các âm tiết có hình thức âm thanh được láy lại, và nếu xét theo đồng đại, các yếu tố trong từ đều không có nghĩa thực nên các từ đó được xem là từ láy. Ví dụ không nhiều: Phảng phất, xán lạn… Cấu tạo từ Hán- Việt bằng phương thức rút gọn cũng chỉ là số ít, được tạo ra theo lối nói tắt) 2.1.3. Hướng dẫn HS phương pháp giải nghĩa từ Hán- Việt Muốn giúp cho HS hiểu đúng từ Hán- Việt thì quan trọng là cần dạy các nét nghĩa khác nhau của từ được sử dụng trong các văn cảnh giao tiếp khác nhau. GV cần nắm chắc cách giải nghĩa từ Hán- Việt để từ đó hướng dẫn HS giải nghĩa thành thạo, vững vàng. Trong quá trình dạy học, tôi thường giúp HS hiểu nghĩa của từ Hán- Việt bằng những cách sau: 2.1.2.1. Giải nghĩa từ Hán- Việt bằng cách thuyết minh nghĩa yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa chúng Mỗi yếu tố Hán - Việt tuy đều viết ra được bằng một chữ Hán, có ý nghĩa nhưng vai trò khả năng hoạt động của các yếu tố trong tiếng Việt lại khác nhau, do vậy phải có cách giải nghĩa khác nhau. GV cần nắm rõ vấn đề rằng các yếu tố tiếng Hán khi vào tiếng Việt, chúng bị đặt trong hai thế đối lập chủ yếu với các từ đồng nghĩa và từ đồng âm có sẵn của tiếng Việt vì thế dẫn đến kết quả có những yếu tố gốc Hán thì hoạt động tự do với tư cách là từ nhưng có những yếu tố gốc Hán lại hoạt động hạn chế với tư cách là yếu tố của từ. Do vậy vấn để đặt ra đối với dạy và học từ Hán - Việt trong tiếng Việt về nghĩa là loại yếu tố Hán - Việt nào thì cần phải giải nghĩa, và giải nghĩa bằng nào. Đối với các từ Hán - Việt đơn tiết thì chúng được sử dụng như các từ thuần Việt, đã trở nên quen thuộc dễ hiểu với người Việt, do vậy khi dạy từ Hán- Việt với loại này, chúng ta không cần giải nghĩa Đối với các từ Hán - Việt đa tiết: Đây là bộ phận từ vựng chiếm số lượng tuyệt đại đa số trong lớp từ Hán - Việt, phần lớn các yếu tố trong từ đều có nghĩa nhưng không có khả năng hoạt động tự do trong tiếng Việt, nên việc hiểu đúng nghĩa của từ ít nhiều phụ thuộc vào việc hiểu nghĩa các yếu tố trong từ. Các từ loại này có đặc điểm về cấu tạo là chúng được tạo nên từ các yếu tố có nghĩa độc lập. Trong tiếng Hán các yếu tố đó thường được dùng với tư cách là từ. Cho nên việc nắm được nghĩa của từng yếu tố trong từ là rất quan trọng. Vậy nên, đối với loại từ Hán - Việt cấu tạo theo kiểu này, phải giải nghĩa thì HS mới có thể hiểu một cách đầy đủ, chính xác. Có nhiều cách giải nghĩa từ Hán - Việt, cách đầu tiên mà người ta hay áp dụng đó là giải nghĩa của từ qua nghĩa của các yếu tố trong từ. Phương pháp này thường được mọi người quen gọi là “chiết tự”. Phương pháp chiết tự được dùng để giải nghĩa đối với phần lớn các từ phép 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2