Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài Vợ chồng A Phủ (Tiết 1) của nhà văn Tô Hoài
lượt xem 2
download
Làm thế nào để học sinh phát huy được hết khả năng của bản thân trong mỗi giờ học Ngữ văn nói chung và khi học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói riêng? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài Vợ chồng A Phủ (Tiết 1) của nhà văn Tô Hoài
- SỞ GD ĐT TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 23 VĨNH PHÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH BÀI VỢ CHỒNG A PHỦ (TIẾT 1) CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI” Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Minh Thúy Mã sáng kiến: 04.51.05 Vĩnh Phúc, năm 2020 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Với cuộc cách mạng 4.0, vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh giúp con người được tận hưởng những tiện ích của kỉ nguyên internet giúp cho việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách. Khi đó, vai trò của người thầy trong quá trình truyền trao tri thức, kinh nghiệm cần có sự thay đổi. Theo quan điểm giáo dục hiện đại: hoạt động giáo dục gồm bốn yếu tố: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục của cá nhân. Đó cũng chính là lý do vì sao hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông chuyển từ phương pháp truyền thống: dạy học theo hướng tiếp cận trang bị kiến thức sang phương pháp dạy học mới: dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là một môn học có đặc thù riêng, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Dạy văn bản văn học là bằng tài năng sư phạm của mình, giáo viên đưa học sinh hòa mình trong tác phẩm, rung động với nó, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm và cả tâm hồn mình, học sinh khám phá ý nghĩa từng câu, từng chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng nhân vật, theo dõi diễn biến cốt truyện… làm cho văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động đầy sức cuốn hút. Theo phương pháp dạy học truyền thống, giao viên chu yêu ́ ̉ ́ ́ ̉ ̣ thuyêt giang, hoc sinh chăm chu lăng nghe, ghi chep nh ́ ́ ́ ư vậy giờ học sẽ tẻ nhạt, nhàm chán, học sinh ít hứng thú. Còn dạy học theo phương pháp mới – dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đòi hỏi ngươi giao viên phai ̀ ́ ̉ ̀ ươi biêt thiêt kê, tô ch la ng ̀ ́ ́ ́ ̉ ức cac hoat đông đê hoc sinh co thê t ́ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ự chiêm linh ́ ̃ được kiên th ́ ưc. Qua đó hình thành cho h ́ ọc sinh những năng lực cần thiết: năng lực học tập chung, cơ bản; năng lực tư duy; năng lực thu thập (tìm kiếm, tổ chức, xử lý thông tin); năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tự quản lý và phát triển bản thân. Vậy làm thế nào để học sinh phát huy được hết khả năng của bản thân trong mỗi giờ học Ngữ văn nói chung và khi học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói riêng? Đó chính là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài “Vợ chồng A Phủ”(Tiết 1) của nhà văn Tô Hoài”. 2. Tên sánh kiến “Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh bài “Vợ chồng A Phủ” (Tiết 1) của nhà văn Tô Hoài”. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Đỗ Thị Minh Thúy 2
- Giáo viên Trường PT Dân tộc nội trú cấp 23 Vĩnh Phúc Ngõ 9 Đường Lý Thường Kiệt – Đồng Tâm – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0915371780 Email: minhthuy.dtnt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Đỗ Thị Minh Thúy 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Bộ môn: Ngữ văn Học sinh lớp 12 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Tháng 1 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. Cơ sở lí luận 1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực a. Khái niệm năng lực Theo Từ điển Tiếng Việt (2012), “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” Theo Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, “năng lực là sự kết nối một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt dộng trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loạt công việc nào đó”. Từ những nghĩa trên, ta có thể hiểu năng lực được hiểu là quá trình tích lũy kiến thức và vận dụng những kiến thức để giải quyết một vấn đề hay tình huống mà cuộc sống đặt ra. b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. 3
- 2. Nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú trọng sự tích cực hóa của học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trogj nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ của các môn học cần bổ sung câc chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Tư tưởng cốt lõi của chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực chuyên biệt để con người có thể phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến động trong cả cuộc đời. Điều này sẽ làm thay đổi can bản hoạt động giáo dục phổ thông từ nội dung, phương pháp đến cách thức đánh giá. 3. Vai trò của giáo viên trong hoạt dộng dạy học theo định hướng phát triển năng lực Trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, người giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Tri thức của giáo viên là đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục. Giáo viên ở bất cứ cấp học nào cũng cần hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lòng nhiệt tình, trách nhiệm, thân mật, gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp học, biết sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại mình đề phục vụ yêu cầu dạy học. Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kĩ năng cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này sẽ trở thành một hình thức sáng tạo nhất. Nếu người giáo viên khéo léo phát huytinhs tích cực, chủ động ở học sinh thì con người đang chịu tác dộng của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục. Qúa trình học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kĩ năng phân tích vấn đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức, xử lý thông tin. Thói quen học tập là quan trọng trong giáo dục vì trên thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi 4
- theo thời gian vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của học sinh để bản thân người học có ý thức học tập suốt đời. Với phương pháp dạy học mới – dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh người giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh hướng dẫn tìm, chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt học sinh tự học, giúp nguwoif học sẵn sang tiếp thu khái niệm mới, tích cực thể hiện tương tác, trải nghiệm,… tăng cường hứng thú, tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của người học. Người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình của lớp học, cấp học. Mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học, chú trọng hoạt động thực hành. Chuyển quá trình thuyết giảng áp đặt thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học với mục đích: + Giúp học sinh nắm được mục tiêu, nhiệm vụ học tập. + Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. + Khi gặp khó khăn mới trao đổi với bạn (hình thành các nhóm học tập theo nhu cầu). + Các bạn trong nhóm trao đổi bài, kiểm tra cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. + Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo. + Thực hiện nhiệm vụ học tập mới. Trong khi học sinh học, giáo viên cần quan sát thái độ, cử chỉ, nét mặt của học sinh, sẵn sang giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Cần sắp xếp chỗ ngồi của học sinh cho phù hợp, dễ quan sát và dễ tương tác. 4. Đánh giá năng lực của học sinh trong hoạt dộng dạy học theo định hướng phát triển năng lực Việc đánh giá năng lực của học sinh không lấy việc tái hiện kiến thức làm trung tâm mà cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Cách đánh giá học sinh chuyển trọng tâm từ đánh giá kết thúc, đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình, đánh giá tiến trình; chuyển đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. Việc đánh giá quá trình phát triển, đánh giá sự tiến bộ mới là đánh giá thiết thực và hiệu quả nhất cho mỗi học sinh. II. Thực trạng vấn đề Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh, việc tổ chức một cách hiệu quả những hoạt động học tập để “kích hoạt” tinh thần học tập là việc làm đặc biệt quan trọng. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, được xem là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Từ thời xa xưa, Khổng Tử đã khẳng định: “Tôi nghe tôi quên ; tôi nhìn tôi nhớ ; tôi làm tôi hiểu”. Quan điểm này nhấn mạnh việc “học bằng cách làm” của học sinh bởi “trăm hay không bằng tay quen”. 5
- Nghị quyết số 29/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) đã xác định nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Dạy học theo định hướng hướng phát triển năng lực học sinh, đã được nghiên cứu trong những năm gần đây, cụ thể có thể kể đến các công trình như: Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của Bùi Mạnh Hùng; Dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện” giáo dục phổ thông của Nguyễn Thành Thi; Các mô hình dạy học nhằm PTNLHS của Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu: Dạy học PTNL môn ngữ văn trung học phổ thông của Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt,… Để quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông phát huy được năng lực học sinh, sự thống và đồng bộ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, cần có sự đầu tư đúng mức trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Trên thực tế, một số trường phổ thông đã áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Song việc áp dụng còn chưa đồng bộ giữa các môn học hoặc áp dụng máy móc, cứng nhắc nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy phải căn cứ vào đối tượng học sinh cụ thể và đặc trưng riêng của từng môn học để vận dụng một cách linh hoạt phương pháp dạy học này sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất, hình thành cho học sinh những năng lực cơ bản nhất, cần thiết nhất. III. Biện pháp cụ thể Dạy học theo hướng phát triểnphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu của môn học theo qui định của Bộ Giáo dục. Khuyến khích giáo viên tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Vận dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả, sáng tạo. 6
- Để hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng theo hướng tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao, cá nhân tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cụ thể sau: 1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. 3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học 7
- chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. 4. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 5. Vận dụng dạy học định hướng hành động Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động. 6. Vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo 8
- Dạy học qua hoạt động trải nghiệm là người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham gia, người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được. Qua trải nghiệm, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Đặc biệt kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó. Vì vậy trải nghiệm sáng tạo trong các môn học chính là hoạt động mà học sinh được thực hành thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi, nghe...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Qua đó học sinh tự khám phá kiến thức hình thành năng lực cho bản thân. 7. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. 8. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn... 9. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học... 10. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, 9
- phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn. Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý lớp học. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. IV. Áp dụng soạn giáo án *Giáo án soạn theo hướng phát triển năng lực học sinh tiết 1 bài Vợ chồng A Phủ Tiết 5556: Đọc văn VỢ CHỒNG A PHỦ (Tiết 1) Tô Hoài I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được: Cuộc sống cực nhọc, tăm tối của những người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến miền núi và quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng, vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng gọi của Đảng. Giá trị nhân đạo của tác phẩm trong việc khẳng định sức sống tiềm tàng của con người lao động. Những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, sở trường quan sát, miêu tả những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người miền núi Tây Bắc, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ Bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ: lòng yêu thương, đồng cảm với con người… 4. Định hướng năng lực Năng lực chung: + Năng lực tự học. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. + Năng lực hợp tác. + Năng lực ngôn ngữ. 10
- Năng lực chuyên biệt: + Năng lực trai nghiêm ( đong vai, thuyêt trinh) ̉ ̣ ́ ́ ̀ + Năng lực thu thâp thông tin liên quan đên văn ban. ̣ ́ ̉ + Năng lực giải quyết những tình huống đăt ra trong các văn b ̣ ản. + Năng lực hợp tác thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Năng lực cảm thụ và thưởng thức thẫm mỹ. + Năng lực tự đoc hiêu cac tac phâm truy ̣ ̉ ́ ́ ̉ ện ngắn hiện đại. + Năng lực vận dụng những kiến thức liên môn đa hoc đ̃ ̣ ể giải quyết những vấn đề thực tiễn: Vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc… II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa; Sách giáo viên; Giáo án; Tài liệu tham khảo. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa; Soạn bài; Tài liệu tham khảo; Hoàn thành các phần việc mà giáo viên yêu cầu từ tiết học trước. III. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 11
- Ngày dạy Lớp Học sinh vắng 12
- 13
- 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm. 3. Tiến trình bài học Hoạt động 1: Khởi động Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, công não, thảo luận nhóm… GV: Sử dụng máy chiếu chiếu một số hình ảnh liên quan đến bài học: Hình ảnh một số bản làng và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Hình ảnh đôi trai gái người Mèo đang thổi sáo. Hình ảnh lễ hội của đồng bào H mông GVH: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến nét văn hóa vùng miền nào trên đất nước ta ? HS: Trả lời GV: Nhận xét phần trả lời của HS. Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, những nét đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán của vùng núi Tây Bắc. GV: Kêt luân va dân vao hoat đông m ́ ̣ ̀ ̃ ̀ ̣ ̣ ới . Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phát vấn, đóng vai, thuyết trình, phân tích, công não, chia nhóm, thảo luận … Hoạt động của giáo viên và học Yêu cầu cần đạt sinh Giáo viên hướng dẫn học sinh tự I. Tìm hiểu chung chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua 1. Tac gia ́ ̉ việc tìm hiểu những kiến thức cơ Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn bản sau: Kiến thức về tác giả, kiến Sen thức về tập “ Truyện Tây Bắc ”, Là một nhà văn lớn, có số lượng kiến thức về truyện ngắn “Vợ tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học chồng A Phủ”. Việt Nam hiện đại. Học sinh tìm kiếm thông tin từ văn Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật bản. Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, “vị nhân sinh” độc đáo và có phần kết nối… thông tin để tạo nên hiểu quyết liệt biết chung về nhà văn Tô Hoài, tập Là nhà văn có vốn hiểu biết truyện Tây Bắc và tác phẩm Vợ phong phú, sâu sắc về phong tục, chồng A Phủ, phản hồi và đánh giá tập quán của nhiều vùng miền thông tin trong văn bản. khác nhau trên đất nước ta. Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả. Năm 1996 ông được tặng giải Giáo viên gọi đại diện nhóm thưởng Hồ Chí Minh về văn học ̀ baỳ phần chuẩn bị của nghệ thuật. 1 Trinh nhóm mình (Nhưng net chinh vê tac ̃ ́ ́ ̀ ́ giả Tô Hoài? Kể tên môṭ số truyên ̣ ̉ ̉ ngăn tiêu biêu cua ông ? ́ Học sinh: Cử đại diện trình bày 14
- phần chuẩn bị của nhóm (Nhóm đã thảo luận và chuẩn bị trước). Các học sinh khác nhân ̣ xet, ́ bổ sung. Giáo viên: Nhận xét, nhân ́ manḥ nhưng đong gop l ̃ ́ ́ ơn lao cua ́ ̉ Tô Hoài đối với nền văn học dân tộc. Thao tác 2: Tìm hiểu về truyện 2.Văn bản “Vợ chồng A Phủ” ngắn “Vợ chồng A Phủ”. a. Xuất xứ: Giáo viên hỏi: In trong tập Truyện Tây + Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ Bắc(1954) của văn bản “Vợ chồng A Phủ”? Truyện Tây Bắc gồm 3 truyện + Em hay phân chia bô cuc c ̃ ́ ̣ ủa văn ngắn: Cứu đất cứu mường, bản “Vợ chồng A Phủ” ? Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ. Học sinh: Trình bày hoàn cảnh ra Tập truyện được tặng giải nhất đời, xuất xứ của tác phẩm, phân giải thưởng Hội văn nghệ Việt chia bố cục văn bản. Nam 1954 1955. Các học sinh khác nhân xet vê nôi ̣ ́ ̀ ̣ b. Hoàn cảnh sáng tác: dung, cach tom tăt. ́ ́ ́ Là kết quả của chuyến đi thực tế Giáo viên chuẩn kiến thức. dài tám tháng cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. Trong những chuyến đi này ông có điều kiện tiếp xúc nhiều với đồng bào Tây Bắc và cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho ông. c. Kết cấu và vị trí đoạn trích: Tác phẩm gồm 2 phần: + Phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. + Phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đoạn trích thuộc phần mở đầu của truyện ngắn. Giáo viên yêu học sinh đóng vai Mị và kể về cuộc đời cuả mình theo đoạn trích Đại diện nhóm 2 trình bày phần tóm tắt của nhóm mình (Nhóm đã thảo luận và chuẩn bị trước) Các học sinh khác nhân xet vê nôi ̣ ́ ̀ ̣ 15
- dung, cach tom tăt. ́ ́ ́ Giáo viên: Nhâṇ xet, ́ chuẩn kiến d. Tóm tắt tác phẩm: thức cho học sinh. + Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. + Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. + Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. + A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. + Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. + Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa. + Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích. GV yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về văn bản Học sinh làm việc cá nhân và trả lời e. Cảm nhận chung Giáo viên gọi 3 học sinh trả lời sau Nỗi khổ của người dân miền núi đó nhận xét và chuẩn kiến thức. dưới ách áp bức của bọn phong kiến, chúa đất và thực dân xâm lược. Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo và quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ. Thao tác 3: Tìm hiểu về nhân vật II. Đọc hiểu Mị 1. Nhân vật Mị Giáo viên gọi 1 học sinh đọc diễn a) Cách giới thiệu nhân vật cảm đoạn văn mở đầu giới thiệu về Giới thiệu nhân vật như trong nhân vật Mị sau đó đặt câu hỏi: chuyện cổ tích: + Cảm nhận ban đầu của em về + Giọng kể : trầm buồn nhân vật? + Miêu tả ngoại hình, tư thế, công + Tác giả đã giới thiệu nhân vật Mị việc: “ Cô gái ngồi ….rười rượi” như thế nào? > nhằm gợi ra thân phận nhân vật 16
- + Miêu tả ngoại hình, tư thế, công khiến người đọc tò mò về kiếp việc của Mị tác giả nhằm mục đích làm dâu của Mị ở nhà Thống lí, gì? không hiểu điều gì khiến cho Mị + Tại sao tác giả đặt nhân vật trong vô cảm như một cái bóng. hoàn cảnh đối lập như vậy? Đặt nhân vật trong hoàn cảnh đối Học sinh làm việc cá nhân sau đó lập: cô gái buồn rầu, đau khổ, lam trả lời. lũ với khung cảnh tấp nập, giàu có Các học sinh khác nhận xét, bố của nhà Thống lí > Tạo nên sự sung. suy ngẫm của người đọc về nhân Giáo viên nhận xét, kết luận. vật. => Cách giới thiệu nhân vật vừa tạo sự chú ý cho người đọc vừa tạo tình huống “có vấn đề” trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu cuộc đời và số phận nhân vật. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Nhóm 1: Trước khi về làm dâu nhà thống lý Mị là người như thế nào? + Nhóm 2: Là cô gái yêu đời, khao khát tự do song Mị có được lựa chọn cuộc sống cho mình không? Vì sao? + Nhóm 3: Khi mới bị bắt về làm dâu nhà thống lý phản ứng của Mị như thế nào? + Nhóm 4: Những nỗi khổ về thể xác và tinh thần của Mị khi ở trong nhà thống lý? Sau 5 phút, giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. b. Cuộc đời của Mị Sau khi cả 4 nhóm trả lời song, * Mị trước khi bị bắt về làm dâu giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức gạt nợ nhà Thống lý Pá Tra cho học sinh. Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buông Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi 17
- sáo đi theo Mị” Là người con hiếu thảo, tự trọng, yêu lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” –> M xứng đáng được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ Mị trở thành con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra. Mị không được lựa chọn cuộc sống cho mình Mị bị tròng bởi 2 thứ dây trói: Con dâu con nợ (cường quyền và thần quyền). * Mị khi mới về làm dâu nhà thống lý: – Phản ứng của Mị khi mới bị bắt về làm con dâu gạt nợ : + Lúc đầu “ có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, định ăn lá ngón tự vẫn. Mị đau khổ, ấm ức, muốn giải thoát cho mình, muốn chấm dứt kiếp nô lệ. + Thương cha, Mị đã vứt nắm lá ngón Hành động buông xuôi, phó mặc cho số phận, vứt bỏ quyền làm người, chấp nhận làm con dâu gạt nợ vì cha. – Cuộc sống của Mị ở nhà Thống lí: bị đày đoạ cả thể xác lẫn tinh thần như một kẻ nô lệ, kiếp ngựa trâu. + Nỗi khổ thể xác: Mị là con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu con ngựa > Thủ pháp vật hoá kiếp người còn khổ hơn kiếp vật để cực tả nỗi khổ của Mị Cụm từ chỉ thời gian: mấy năm qua, mấy năm nay, mỗi mùa, mỗi tháng, cả ngày cả đêm diễn tả 18
- vòng thời gian khép kín, kéo dài triền miên trong công việc Liệt kê: công việc liền tay liền chân không lúc nào được ngơi nghĩ, Mị như một cái máy vận hành theo công việc. => Mị bị tước đoạt sức lao động một cách triệt để và trở thành công cụ lao động cho nhà Thống lí Pá Tra. + Nỗi khổ tinh thần: Miêu tả: Mị không nói, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa“. Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là “một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay” Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi tết… Mị mất hết cả ý niệm về không gian, thời gian: “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng” Nghệ thuật: Ẩn dụ: gây ám ảnh cho người đọc, Mị sống trong một tg tù đày, lạnh lẻo, u ám, khoá kín tuổi thanh xuân, mơ ước, hp. So sánh: diễn tả sự vô cảm, lặng lẽ mất hết khả năng phản kháng, mất hết ý thức tồn tại của bản thân, tinh thần dường như tê lịm. => Mị sống trong trạng thái vô cảm, gần như mất hết tri giác về cuộc sống, tuyệt vọng. Tác giả đã cắt nghĩa: “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Chính cuộc sống khổ ải, bị đoạ đày đã làm tê liệt ý thức của một cô gái xinh đẹp, yêu đời trước đây. Cuộc sống của Mị trong gia đình Thống lý chính là bản cáo trạng đanh thép giai cấp thống trị 19
- miền núi: bóc lột, tước đoạt và triệt tiêu quyền sống con người. Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những xót thương. GV dẫn dắt: Cuộc sống “lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” của Mị không diễn ra mãi như thế. Đã có những tác nhân quan trọng tác động đến tâm hồn Mị làm Mị thay đổi. Hoạt động nhóm Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với văn bản, tìm chi tiết, phân tích ý nghĩa , đánh giá cảm nhận của nhân vật và giá trị tư tưởng của văn bản. Cách tiến hành: Chia lơṕ thanh ̀ 4 nhom ́ thaỏ luâṇ về các tác nhân quan trọng làm thức tỉnh tâm hồn Mị. Giáo viên phat phiêu hoc tâp, giao ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ nhiêm vu cho môi nhom:̃ ́ + Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 Câu 1: Khung cảnh ăn Tết của người Mèo đã được Tô Hoài tái hiện như thế nào? Nó tác động ấn tượng đến tâm hồn Mị ra sao? Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về câu văn: “ Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi ” ? + Nhóm 2: Phiếu học tập số 2 Câu 1: Sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo, Mị đã có những hành động gì? Câu 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài? + Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 Câu 1: Giữa lúc Mị đang dâng tràn sức sống mới thì A Sử về và hắn đã có hành động gì với Mị? Câu 2: Phân tích diễn biến tâm lí 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn