Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol
lượt xem 1
download
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này đó là: Trình bày được cụ thể các năng lực hóa học theo đúng bảng biểu hiện của năng lực hóa học mà học sinh cần đạt được qua từng nội dung trong chủ đề. Các cụm từ liên quan đến tên chất đều được viết theo tiếng Anh theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Hóa Học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học, biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Tất cả những phẩm chất và năng lực đó được giáo dục, hình thành theo cách tích hợp xuyên suốt các chủ đề nội dung môn Hóa học. Phương pháp GD môn Hóa học cần thay đổi như thế nào để đạt yêu cầu định hướng tiếp cận năng lực? Việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình. Chương trình GD môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Kết hợp GD STEM trong dạy học nhằm phát triển cho HS khả năng tích hợp các kiến thức kỹ năng của các môn học Toán Kỹ thuật Công nghệ và Hoá học vào việc nghiên cứu giải quyết một số tình huống thực tiễn. Sử dụng các bài tập hóa học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hóa học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học. Đa dạng hóa các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hoá học. 1 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA NĂNG LỰC HOÁ HỌC Thành phần Biểu hiện năng lực (1.1). Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. (1.2). Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. (1.3). Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng. (1.4). So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo 1. Nhận các tiêu chí khác nhau. thức hoá học (1.5). Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định. (1.6). Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo tính chất, nguyên nhân kết quả,...). (1.7). Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. (1.8). Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề. (2.1). Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề. (2.2). Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. 2. Tìm hiểu thế (2.3). Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được giới tự phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch nhiên triển khai tìm hiểu. dưới góc (2.4). Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập độ hoá dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra học được kết luận và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết. (2.5). Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. (3.1). Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống. 3. Vận dụng (3.2). Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề kiến thực tiễn. thức, kĩ (3.3). Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn năng đã và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. học (3.4). Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. (3.5). Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. 2 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol Sau một số năm giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù " chủ đề: Ancohol" không hề mới lạ đối với học sinh và giáo viên nhưng tôi mạnh dạn soạn giáo án của chủ đề này theo hướng tích cực đổi mới để phù hợp với những yêu cầu của chương trình giáo dục tổng thể nói chung và chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa Học nói riêng. Chính vì vậy, với mong muốn giúp cho học sinh và đặc biệt là học sinh đại trà có thể hứng thú trong bài học ancohol nên tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: "Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol" để qua đó học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về "Ancohol" và tự tin hơn khi đối mặt với "Ancohol". Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này đó là: Thứ nhất: Tôi đã trình bày được cụ thể các năng lực hóa học theo đúng bảng biểu hiện của năng lực hóa học mà học sinh cần đạt được qua từng nội dung trong chủ đề. Thứ hai: Các cụm từ liên quan đến tên chất đều được viết theo tiếng Anh theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới của môn Hóa Học. Do thời gian và khả năng có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm tôi viết vẫn còn nhiều tồn tại. Kính mong đồng nghiệp và học sinh góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và thú vị cho giáo viên và học sinh. II. Tên sáng kiến: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol III. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Trần Thị Thiết. Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0978.641.039 E_mail: tranthithietvp@gmail.com IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Thiết. V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy cho học sinh lớp 11. 3 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol Thời lượng dạy: 03 tiết VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 03 năm 2020. VII. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP I. 1. Định nghĩa Ancohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. Bậc Ancohol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH. Ví dụ : CH3–CH2–CH2–CH2OH : Ancohol bậc I CH3–CH2–CH(CH3) –OH : Ancohol bậc II CH3–C(CH3)2–OH : Ancohol bậc III I.2. Phân loại Ancohol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH). Ví dụ : CH3OH . . . Ancohol không no, đơn chức mạch hở : CH2=CH–CH2OH Ancohol thơm đơn chức : C6H5CH2OH Ancohol vòng no, đơn chức : xiclohexanol Ancohol đa chức: CH2OH–CH2OH (etilen glicol), CH2OH–CHOH–CH2OH (glixerol) I.3. Đồng phân: Ancohol no chỉ có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm –OH). Ví dụ C4H10O có 4 đồng phân Ancohol CH3CH2CH2CH2OH CH3CH2CH(OH)CH3 (CH3)2CHCH2OH (CH3)3COH 5 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol Ancohol buthylic Ancohol secbuthylic Ancohol isobuthylic Ancohol tertbuthylic I.4. Danh pháp: Danh pháp thường : Tên Ancohol = Ancohol + tên gốc alkyl + ic CH3OH (CH3)2CHOH CH 2 =CHCH2OH C6H5CH2OH Ancohol methylic Ancohol isopropylic Ancohol anlylic Ancohol benzylic Danh pháp thay thế : Tên Ancohol = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol CH3CH2CH2CH2OH buthan1ol buthan2ol 2methylpropan1ol 2 methylpropan2ol ethane1,2diol propane1,2,3triol 3,7dimethyloct6ene1ol (etylen glicol) (glycerol) (xitronelol, trong tinh dầu s ả) II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ Các Ancohol có số cacbon từ 1 đến 3 tan vô hạn trong nước. Độ tan trong nước giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên. Ancohol tan nhiều trong nước do tạo được liên kết hiđro với nước. Liên kết hiđro : Nguyên tử H mang một phần điện tích dương ( +) của nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm ( ) của nhóm –OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu “…”. Trong nhiều 6 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol trường hợp, nguyên tử H liên kết cộng hoá trị với nguyên tử F, O hoặc N thường tạo thêm liên kết hiđro với các nguyên tử F, O hoặc N khác. a) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước b) Liên kết hiđro giữa các phân tử Ancohol c) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước với các phân tử Ancohol III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC III.1. Phản ứng thế H của nhóm –OH ● Phản ứng với kim loại kiềm Na, K... 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 ↑ ● Tính chất đặc trưng của Ancohol đa chức có hai nhóm –OH liền kề Hòa tan được Cu(OH) 2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng này dùng để nhận biết Ancohol đa chức có hai nhóm –OH liền kề. ● Phản ứng với acid hữu cơ (phản ứng ester hóa) + C2H5 O H + H2O acetic acid ethanol ethyl acetate III.2. Phản ứng thế nhóm –OH 7 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol ● Phản ứng với acid vô cơ C2H5 – OH + H – Br (đặc) C2H5Br + H2O ● Phản ứng với Ancohol C2H5OH + HO C2H5 C2H5 O C2H5 + H OH điethyl eter 2ROH R–O–R + H2O ROH + R’OH R–O–R’ + H2O III.3. Phản ứng tách nước C2H5OH C2H4 + H2O CH3 CH=CH CH3 + CH2=CH CH2 CH3 + H2O ● Quy tắc Zaixép : Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở carbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi C = C mang nhiều nhóm alkyl hơn. CnH2n+1OH CnH2n + H2O III.4. Phản ứng oxi hóa ● Oxi hóa không hoàn toàn : + Ancohol bậc 1 khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là aldehyde. RCH2OH + CuO RCHO + Cu↓ + H 2O + Ancohol bậc hai khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là ketone. R–CH(OH)–R’ + CuO R–COR’ + Cu↓ + H 2O + Ancohol bậc III khó bị oxi hóa. ● Oxi hóa hoàn toàn : CnH2n+1OH + O2 nCO2 + (n+1)H2O 8 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol IV. ĐIỀU CHẾ IV.1. Điều chế ethanol trong công nghiệp ● Hydrate hoá ethylene xúc tác acid CH2 = CH2 + HOH CH3CH2OH ● Lên men tinh bột (phương pháp lên men sinh hóa) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 tinh bột glucose C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 IV.2. Điều chế methanol trong công nghiệp ● Oxi hoá không hoàn toàn methane 2CH4 + O2 2CH3 OH ● Từ carbon monooxide và khí hydrogen CO + 2H2 CH3 OH IV.3. Điều chế glycerol từ propylene CH2=CHCH3 + Cl2 CH2=CHCH2Cl + HCl CH2=CHCH2Cl + Cl2 + H2O CH2ClCH(OH)CH2Cl + HCl CH2ClCH(OH)CH2Cl + 2NaOH CH2(OH)CH(OH)CH2(OH) + 2NaCl V. ỨNG DỤNG V.1. Ứng dụng của ethanol: Ethanol là Ancohol được sử dụng nhiều nhất. Ethanol được dùng làm chất đầu để sản xuất các hợp chất khác như điethyl ether, acetic acid, ethyl acetate,... 9 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol Một phần lớn ethanol được dùng làm dung môi để pha chế vecni, dược phẩm, nước hoa,... Ethanol còn được dùng làm nhiên liệu : dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Để chế các loại rượu uống nói riêng hoặc các đồ uống có ethanol nói chung, người ta chỉ dùng sản phẩm của quá trình lên men rượu các sản phẩm nông nghiệp như : gạo, ngô, sắn, lúa mạch, quả nho... Trong một số trường hợp còn cần phải tinh chế loại bỏ các chất độc hại đối với cơ thể. Uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ. V.2. Ứng dụng của methanol Ứng dụng chính của metanol là để sản xuất anđehit fomic (bằng cách oxi hoá nhẹ) và axit axetic (bằng phản ứng với CO). Ngoài ra còn được dùng để tổng hợp các hoá chất khác như metylamin, metyl clorua... Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù loà, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. V.3. Tác hại của việc lạm dụng rượu bia Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của ngành công nghiệp rượu, bia thì xu hướng lạm dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng một cách báo động. Đáng lo ngại hơn là giới trẻ sử dụng rượu, bia ngày càng nhiều… * Mức độ nguy hại hơn cả thuốc lá Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Rượu, bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vọng cao nhất trên toàn cầu. Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu, bia chiếm 2 8% GDP quốc gia. Trước vấn nạn này, một số nước triển khai về chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu, bia. Ở Việt Nam, khi đời sống ngày một nâng cao thì xu hướng sử dụng rượu, bia trở nên tràn lan, gây hậu quả nghiêm trọng. Bình quân cả nước mỗi ngày có 40 người chết thì trong đó không ít người có nguyên nhân là do rượu, bia và tình trạng bạo lực cũng bắt nguồn từ đây. Rượu, bia là chất gây nghiện và có thể trở thành quốc nạn với 10 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol nhiều vấn đề xã hội như tai nạn giao thông, hỏa hoạn, chết đuối, bạo lực, giết người và tự tử, gây rối trật tự xã hội: tan vỡ gia đình, lơ là công việc... Những năm trước, ở Việt Nam cũng có các chính sách phòng ngừa lạm dụng rượu bia nhưng vì nhiều lý do nên thực thi của các chính sách tác động đến sản xuất và kinh doanh rượu, bia không cao. * Say rượu, bia là nguyên nhân nhiều vụ TNGT Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Xu h ướng này đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại trong giới trẻ. Qua điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (từ 14 15 tuổi) cho thấy: 69% nam và 28% nữ đã từng uống bia, rượu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã thống kê: Rượu, bia có liên quan đến 3,2% tổng số tử vong trên thế giới và 4% người mắc bệnh tật có liên quan đến bia, rượu (58,3 triệu người/năm). GS. Sally Caswell, đại diện của WHO cảnh báo: Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu về thương tật năm 2002 cho thấy, có tới trên 58 triệu người/năm sống với thương tật do rượu, bia trên toàn thế giới, gần xấp xỉ bằng thuốc lá. Tuy nhiên, mức độ nguy hại của rượu, bia còn lớn hơn so với thuốc lá nhiều vì nó còn gây sự rối loạn trật tự xã hội, tác hại đối với người khác, tác động về kinh tế. Đặc biệt, 10 năm gần đây, ngành công nghiệp rượu, bia đã có sự tăng trưởng, mở rộng đáng kể. Sự gia tăng nhanh chóng về mức tiêu thụ rượu, bia và tác hại của nó cùng với sự thiếu hụt chính sách phù hợp. Ở Việt Nam, sự xâm nhập của rượu, bia vào giới trẻ tăng đáng kể. Độ tuổi trung bình bắt đầu uống rượu, bia ở Việt Nam là 24 tuổi. Độ tuổi trung bình ở một số nước phương Tây là 15 tuổi. Đáng lo ngại là việc sử dụng nhiều của giới trẻ sẽ gây tổn thương phát triển của não, nguy cơ phụ thuộc sau này.. * Làm gì để giảm tác hại? Trước vấn nạn trên, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của WHO thế giới và các nước trong việc phòng chống lạm dụng rượu, bia. Các nước đã chia sẻ kinh nghiệm về chính sách giảm cầu rượu bia, về giảm cung rượu bia (bởi rượu, bia không phải hàng hóa thông thường) và giảm tác hại của rượu bia. TS. Martin Wall, thành viên WHO cho rằng: Chính sách quốc gia để giảm cầu rượu, bia đó là cần phải có những quy định về giá, thu thuế và các loại thuế thu riêng. Mặc dù rượu, bia là chất gây nghiện, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, mức tiêu thụ rượu bia sẽ giảm khi tăng giá mặt hàng này và ngoài ra nó còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp tiếp theo nữa là giảm nguồn cung cấp rượu, bia đó là: Tăng vai trò của Nhà nước trong sản xuất và kinh doanh rượu bia; Những quy định về những điểm cấm/hạn chế bán bia rượu; Giải quyết vấn đề về sử dụng rượu bia ngoài độ tuổi cho phép… Đại diện của Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm được triển khai ở nước họ, đó là sử dụng thuế thu riêng chi cho mục đích y tế và sức khỏe. Việc triển khai giải pháp này 11 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol đã làm giảm mức tiêu thụ rượu, bia và các tác hại có liên quan. Đến nay, đã có 9 chính sách quốc gia về kiểm soát rượu, bia như: cấm bán cho người dưới 18 tuổi; cấm bán trong trường học; tăng thuế hàng hóa; đạo luật về kiểm soát rượu bia… Bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Năm 2009, sẽ trình Chính phủ Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 2020. Trong dự thảo đề cương chính sách này, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức. * Đồ uống có cồn và những tác động đến cơ thể con người 12 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol 13 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol 14 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol 15 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol I. Mục tiêu: I.1. Mục tiêu chung Năng lực: Góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan, đàm thoại. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. I.2. Mục tiêu cụ thể Phát triển năng lực hóa học cho học sinh, bao gồm các thành phần năng lực sau: I.2.1. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: HH.1.1: Nêu được khái niệm ancohol, viết được CTTQ. HH.1.2: Trình bày vai trò của nhóm OH, khái niệm ancohol. Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol Trình bày được tchh của ancohol, viết ptpu tương ứng. Viết được phương trình phản ứng. HH.1.3: Viết được công thức cấu tạo, cấu trúc methanol, ethanol, bậc ancohol. Viết được CTCT các ancohol từ C1C5. HH.1.4. Phân loại bậc ancohol So sánh nhiệt độ sôi, độ hòa tan trong nước. 16 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol HH.1.5: Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi và độ hòa tan trong nước của ancohol. HH.1.6: Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với nhiệt độ sôi và độ hòa tan. Giải thích tchh của ancohol từ cấu tạo. Dự đoán, giải thích tính chất, hiện tượng. HH.1.7: Sử dụng được danh pháp ancohol. Kết nối tchh của ancohol với cấu tạo, gọi tên các sản phẩm HH.1.8: Thảo luận, đưa ra những kết luận về tchh của ancohol từ cấu tạo. I.2.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Học sinh đạt được các yêu cầu sau: HH.2.1: tại sao ancohol chỉ có đến bậc III. HH.2.2: Dự đoán, lập kế hoạch làm TN. HH.2.3: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp quan sát, thực nghiệm. HH.2.4. Phân tích cấu tạo để kết luận tchh. Tiến hành TN, quan sát, ghi chép kq thực nghiệm; phân tích kq để kết luận/khẳng định tính chất hóa học. HH.2.5: Báo cáo kq thực hành, thảo luận, phản biện về kq thí nghiệm. I.2.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: HH.3.1: Vận dụng được kiến thức về ancohol để phát hiện, giải thích được ứng dụng của ancohol trong cuộc sống, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. HH.3.2: Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. 17 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol HH.3.3: Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn và đề xuất một số phương pháp giải quyết vấn đề. HH.3.5: Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội trong việc sử dụng rượu bia. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp đàm thoại. Phương pháp dạy học hợp tác. Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, kiểm chứng). Kĩ thuật khăn trải bàn. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập (phụ lục), dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm. Cụ thể dụng cụ, hóa chất gồm: Ống nghiệm (10 cái), giá ống nghiệm (1 cái), đèn cồn (1 cái), kẹp gỗ (1 cái). Ethanol, glycerol, copper(II) hydroxide Học sinh: Nghiên cứu bài học trước IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục đích hoạt động Học sinh biết sử dụng các kiến thức thực tế đã biết trong cuộc sống, kiến thức đã được học ở lớp 9: CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế của ancohol ethylic và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh. 2. Thời gian: 15 phút 18 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol 3. Tổ chức hoạt động GV: Yêu cầu HS xem các hình ảnh sau và cho biết: Các hình ảnh trên đang nói đến chất gì? Chiếu clip gồm các hình ảnh: 1. Tai nạn giao thông. 2. Cơ sở nấu rượu thủ công. 4. Rượu trắng. 5. Hình ảnh về rượu giả (có chứa hình ảnh CTCT metanol). Học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu quy trình sản xuất rượu. HS nắm được các ứng dụng và tác hại của rượu HS tìm hiểu được định nghĩa, phân loại ancohol, công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồ ng phân, danh pháp HS tìm hiểu tính chất vật lí; tính chất hoá học; phương pháp điều chế ancohol; ứng dụng của ancohol. HS: quan sát các hình ảnh trong clip và trả lời các câu hỏi sau: 1. Các hình ảnh trên đang nói đến chất gì? 2. Mỗi một địa phương, một dân tộc thường có một loại rượu đặc trưng riêng, em hãy nêu một số ví dụ để chứng minh điều đó. Nêu một số tập quán, thói quen từ xưa đến nay của dân tộc ta liên quan đến rượu? 3. Ancohol là gì? Cách phân loại ancohol? Ancohol có các loại đồng phân nào? Cách gọi tên ancohol? Tính chất vật lí của ancohol? 4. Đặc điểm CTPT và tính chất hóa học của ancohol? 5. Ancohol được sản xuất/điều chế như thế nào? Ở Hòa Bình có các cơ sở sản xuất ancohol nào? Quá trình sản xuất ancohol có tác động như thế nào đến đời sống xã 19 | P a g e
- SKKN: Dạy học theo hướng đổi mới chủ đề ancohol hội, môi trường? Vấn đề bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm bia rượu như thế nào? 6. Các con số 340, 120 …có ý nghĩa gì? Cùng có công thức là C 2H5OH, tại sao rượu uống được còn cồn không uống được mà dùng cồn để sát khuẩn? Tại sao metanol gây độc với con người? Độ rượu là gì? Cách tính độ rượu? Ứng dụng của rượu? Ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe con người và các vấn đề xã hội? GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học. HS có thể nêu các ý kiến khác nhau. Từ đó GV giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhóm thực hiện ngoài giờ lên lớp. + Nhóm 1: Tìm hiểu SGK, tài liệu để tìm hiểu về khái niệm, công thức chung, phân loại ancohol, cách gọi tên ancohol, tính chất vật lí của ancohol. + Nhóm 2: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu tài liệu tham khảo về cấu tạo và tính chất hóa học của ancohol. + Nhóm 3: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, internet, hỏi ý kiến chuyên gia đồng thời trực tiếp tham quan một số cơ sở sản xuất rượu truyền th ống c ủa t ỉnh Hòa Bình, nhà máy Bia Hòa Bình để tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu, bia. Cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. + Nhóm 4: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia về ứng dụng tích cực và tiêu cực của bia rượu, ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe và các vấn đề xã hội. GV hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân công nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí… phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm; Hướng dẫn các nhóm cách điều tra, thu thập, xử lí thông tin; đảm bảo an toàn; xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh. 20 | P a g e
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 321 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 187 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn