intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:64

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Giáo dục phổ  thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ  chương   trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để  thực hiện được điều đó, chúng ta phải chuyển từ phương pháp dạy học theo   lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn   luyện kỹ  năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.  Nghị  quyết  Hội nghị  Trung  ương 8 khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và  đào tạo đã nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo   hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến   thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi   nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ   sở  để  người học tự  cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ  năng, phát triển năng   lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,   chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng   dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.. Ngữ Văn là một môn học đặc biệt trong chương trình giáo dục, bởi nó  vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, vừa là sách vở, vừa là cuộc đời, nó mang  trong mình những giá trị  của nhiều môn học khác. Mọi hoạt động của môn   Ngữ Văn trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm.   Cái “lạ”, cái “thật” cái “ảo”, cái “thực”... trong thế  giới nghệ  thuật của tác  phẩm gợi mở bao điều, đánh thức các năng lực tiềm ẩn của học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế,  khi đọc ­ hiểu các tác phẩm văn học dân gian   nói chung và truyện cổ tích nói riêng, học sinh khó tiếp thu hơn so với các tác 
  3. phẩm văn học hiện đại. Việc rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ để  học sinh dễ  dàng tiếp nhận tác phẩm là không hề  đơn giản. Sự  sáng tạo trong việc đổi   mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự  giác của học sinh  chưa nhiều, dạy học vẫn nặng về  truyền thụ  kiến thức, việc rèn luyện kỹ  năng chưa được quan tâm, học sinh còn lúng túng khi giải quyết các tình  huống trong thực tiễn...Chính vì thế, việc rèn luyện kĩ năng đọc ­ hiểu các tác  phẩm văn học dân gian phải được thực hiện một cách bài bản, có hệ  thống,   có sự đầu tư của người dạy và sự tích cực, chủ động của người học.  Xuất   phát  từ   thực   trạng   và   yêu   cầu   trên,  tôi   tiến   hành   thực   hiện  chuyên đề:“Dạy học truyện cổ  tích  Tấm Cám  trong chương trình Ngữ  Văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”  với mong  muốn đem đến cho các thầy cô giáo và các em học sinh một tài liệu tham  khảo hữu ích, cũng là góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn  Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung. 2. Tên sáng kiến:  “Dạy học truyện cổ  tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ  Văn  10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung. ­ Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học. ­ Số điện thoại: 0986.229.678. ­ Email: tuesansan@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Tuyết Nhung. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác giảng dạy môn Ngữ  Văn mà trọng tâm là phân   môn Đọc Văn của chương trình Ngữ Văn 10 THPT.
  4. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:  Tháng 10 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. Cơ sở lí luận 1. Khái niệm năng lực Từ  điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ  biên(NXB Đà Nẵng, 1998) có  giải thích: “Năng lực là khả  năng, điều kiện chủ  quan hoặc tự  nhiên sẵn có   để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con   người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” Trong tài liệu Tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định   hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành  năm 2014 thì năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có   tổ  chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ  cá nhân,…   nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh   nhất định.  Năng lực thể  hiện sự  vận dụng kết hợp nhiều yếu tố  (phẩm ch ất,   kiến thức và kỹ  năng) được thể  hiện thông qua các hoạt động của cá nhân  nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà  mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung  cốt lõi. Năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực cơ bản: Năng lực giải quyết  vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng  lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn
  5. Môn Ngữ Văn được coi là môn học công cụ,do đó năng lực tiếng Việt   và năng lực thưởng thức văn học là những năng lực đóng vai trò quan trọng  trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học . Ngoài ra, năng lực tư  duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản   bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung dạy học   của môn học. 2.1. Năng lực giải quyết vấn đề  Đây là một năng lực chung, thể  hiện khả  năng của mỗi người trong   việc nhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và  cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả và tìm các giải pháp để  giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng  tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu. 2.2. Năng lực sáng tạo Là sự  thể  hiện khả  năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi,  phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống; từ  đó đề  xuất các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả  để  thực hiện ý tưởng.  Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say  mê tìm hiểu, khám phá, có cách nói/ viết sáng tạo, độc đáo, hiệu quả. 2.3. Năng lực hợp tác  Năng lực hợp tác được hiểu là khả  năng tương tác của cá nhân với cá   nhân và tập thể  trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả  năng làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối   quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung. 2.4. Năng lực tự quản bản thân Là khả  năng của mỗi người trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi   của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng này giúp mỗi người luôn  chủ động và có trách nhiệm với suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ luật,   biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
  6. 2.5. Năng lực giao tiếp tiếng Việt  Là khả  năng sử  dụng tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả  trong   tình huống giao tiếp. Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng   Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả  năng ứng  dụng các kiến thức, kĩ năng  ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong  cuộc sống. 2.6. Năng lực thưởng thưc văn hoc ́ ̣ Là sự thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận diện, thưởng  thức, đánh giá cái đẹp trong văn học và cuộc sống, biết làm chủ  cuộc sống,  biết làm chủ  cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái  thiện, từ đó biết hướng suy nghĩ và hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. 3. Cách thiết kế và tổ chức hoạt động của một bài học  theo hướng phát  triển năng lực học sinh Để đổi mới dạy học, mỗi chuyên đề, mỗi bài học nên được thiết kế và   tổ chức theo các hoạt động cơ bản sau đây: 3.1. Hoạt động khởi động Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được   nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Giáo viên sẽ  tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiên thức,  kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề  xuất hiện trong tài liệu  làm bộc lộ  cái học sinh đã biết, bổ  khuyết những gì cá nhân học sinh còn   thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động  này. Từ  đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ  những quan niệm của mình về  vấn đề  sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi hay nhiệm vụ  trong hoạt   động khởi động là những câu hỏi hay vấn đề mở, chưa cần học sinh phải có  câu trả lời hoàn chỉnh.
  7. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp  học sinh phát biểu được vấn đề  để  chuyển sang các hoạt động tiếp theo  nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn   thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ  năng mới và  bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình. Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua  các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực   hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh  thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt  kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng. 3.3. Hoạt động luyện tập Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến  thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến   thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài  tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên giúp học sinh lĩnh hội cả về  tri thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt   động khởi động”. 3.4. Hoạt động vận dụng Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ  năng đã  học để  phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề  nảy sinh trong cuộc  sống gần gũi, ở gia đình, địa phương.
  8. Giáo viên cần gợi ý để  học sinh phát hiện những hoạt động, sự  kiện,  hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả  yêu cầu cần đạt (về  sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện. Hoạt động này không cần tổ  chức  ở  trên lớp và không đòi hỏi tất cả  học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để  có  thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những   học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. 3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại  với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà  trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập  suốt đời. Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở  rộng kiến  thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự  đặt ra các tình huống có vấn   để nảy sinh từ nội dung bài học, từ  thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến   thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Cũng như  hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ  chức  ở  trên lớp và không đòi hỏi tất cả  học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên  cần quan tâm, động viên để có thể  thu hút nhiều học sinh tham gia một cách   tự  nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ  với các bạn  trong lớp. 4. Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích 4.1. Khái niệm Truyện cổ  tích là tác phẩm tự  sự  dân gian mà cốt truyện và hình  tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong  xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 4.2. Phân loại 
  9. Truyện cổ tích có thể chia làm ba loại: truyện cổ tích thần kì, truyện  cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện cổ  tích thần kì là tiểu loại tiêu biểu nhất của truyện cổ  tích.  Những truyện thuộc tiểu loại này thường ra đời từ  rất sớm và những đặc   trưng cơ bản của truyện cổ tích đều có thể  tìm thấy ở kiểu truyện này. Đặc  trưng nổi bật của truyện cổ  tích thần kì là sử  dụng yếu tố  kì  ảo một cách  đậm đặc. Đó là một yếu tố  không thể  thiếu được của cốt truyện, phản ánh   những ước mơ, nguyện vọng về một xã hội lí tưởng của nhân dân và kết thúc  truyện thường có hậu. Truyện cổ tích loài vật là kiểu truyện mà nhân vật là các con vật trong   thế giới loài vật. Tác giả dân gian thông qua các con vật, mối quan hệ của các  con vật để gián tiếp phản ánh xã hội con người, những mối quan hệ của con   người trong xã hội. Truyện cổ tích sinh hoạt là những truyện ra đời khi mâu thuẫn và đấu   tranh  xã hội trở  nên gay gắt. Thực tế này đi vào trong truyện cổ tích đã làm  cho yếu tố  hoang đường kì  ảo giảm nhẹ  và thay vào đó là các yếu tố  hiện  thực để  phản ánh sâu sắc những sinh hoạt ­ đời thường, những quan hệ  gia   đình và xã hội. Thông qua những bức tranh sinh hoạt, những mối quan hệ này  nhân dân đã gửi gắm những  ước mơ về một xã hội công bằng, dân chủ, phê  phán cái ác và đề cao đạo đức, luân lí. 4.3. Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích 4.3.1. Nội dung Truyện cổ  tích phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội : Ra đời và  phát triển trong xã hội có phân hoá giai cấp, truyện cổ tích rất chú ý tới việc   phản ánh những mâu thuẫn giai cấp, phản ánh những cuộc đấu tranh xã hội.  Đi sâu vào mảng đề  tài này, truyện cổ  tích chú ý khai thác những mâu thuẫn   gia đình, tác giả dân gian quan niệm gia đình là một xã hội thu nhỏ. Và với cái  
  10. nhìn như  vậy, truyện cổ  tích đã lí giải những mâu thuẫn gia đình trong mối  tương quan với các quan hệ  xã hội. Chế  độ  phong kiến đề  cao, coi trọng   người đàn ông thì trong gia đình nảy sinh mối quan hệ  bất bình đẳng giữa  nam và nữ, con trưởng và con út. Nếu gia đình là mái  ấm của những đứa trẻ  có đủ cha, đủ mẹ thì những đứa trẻ mồ côi, những đứa trẻ bị bỏ rơi lại bị hắt   hủi và bóc lột tàn tệ… Truyện cổ tích đã dựng nên những bức tranh trái chiều   nhau giữa hai cảnh sống của giai cấp thống trị và những người thuộc tầng lớp  bị trị. Khi phản ánh những mâu thuẫn giai cấp, những cuộc đấu tranh xã hội,  các tác giả  dân gian đã thể  hiện một cái nhìn đầy cảm thông, thương yêu,   nâng đỡ những con người “nhỏ bé” gặp phải những cảnh ngộ trớ trêu. Và ẩn  sâu trong cái nhìn đó là một tinh thần phản kháng mạnh mẽ, mãnh liệt của  nhân dân lao động, đồng thời cũng ánh lên một niềm tin vào ngày mai tươi  sáng. Truyện cổ  tích phản ánh  ước mơ  của nhân dân lao động về  một xã   hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ: Thực trạng xã hội được phản ánh trong  truyện cổ  tích là hết sức đen tối, đầy rẫy những cảnh tượng đáng sợ. Trong  gia đình thì anh cướp hết của cải của em   (Cây khế), chị  giết em để  cướp  chồng  (Sọ  Dừa), anh nuôi lợi dụng, hãm hại và lừa gạt em để  cướp công  (Thạch Sanh), mẹ  con dì ghẻ  hành hạ, sát hại con riêng của chồng (Tấm   Cám). Ngoài xã hội cũng đầy rẫy những cảnh bất công, oan trái, đói rét, thảm   thương (Chim huýt­cô, Chử  Đồng Tử, Bò béo bò gầy, Sự  tích con muỗi… ).  Hơn bất kì một thể  loại văn học dân gỉan nào khác, truyện cổ  tích đã xây   dựng  thành   công  một  thế  giới  hiện  thực  trong  những  “giấc  mơ”.  Và  qua   những “giấc mơ” ấy người dân lao động đã trực tiếp trình bày, phản ánh khát  vọng của mình về  một xã hội công bằng, dân chủ.  Ở  dó những người dân  lương thiện, nghèo khổ, hiền lành, chăm chỉ làm ăn sẽ được hưởng hạnh phúc  xứng đáng với đạo đức và tài năng của họ, đồng thời những kẻ ác sẽ bị trừng   trị đích đáng.Trong “thế giới cổ tích”, người dân lao động không chỉ  ước mơ  về  một xã hội công bằng, dân chủ  mà còn có cả  những  ước mơ  khác, bay 
  11. bổng và đẹp đẽ. Đó là  ước mơ  về  lao động nhẹ  nhàng: trong một đêm xây  được cả  một toà lâu đài tráng lệ; giao thông thuận tiện: tấm thảm biết bay,   đôi hài vạn dặm; đời sống vật chất phong phú mà không cần phải lao động   vất vả: con người chỉ  cần trải khăn ăn hoặc ngả  mâm thần ra là có đủ  thứ  thức ăn sơn hào hải vị, ước mơ sống lâu, ước mơ có những công cụ lao động  và vũ khí tốt để lao động, chiến đấu có hiệu quả… Truyện   cổ   tích   đề   cao,   ca   ngợi   những   tình   cảm   đạo   đức   xã   hội:  Truyện  cổ   tích  đề  cao,  ca  ngợi  những tình cảm  đạo  đức  xã hội theo  hai   khuynh hướng: đề cao, ca ngợi và phê phán, lên án: ­ Khuynh hướng thứ  nhất: Đề  cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức  tốt đẹp. Theo khuynh hướng này, chúng ta thấy trong “thế giới cổ tích” người  dân lao động không chỉ  đơn thuần là phản ánh những mâu thuẫn xã hội hay  trình bày những khát vọng về một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ mà còn  đề cao, ca ngợi những tình cảm đạo đức xã hội tốt đẹp theo những quan điểm  thẩm mĩ của mình. Đó là tình nghĩa vợ  chồng thuỷ chung son sắt (Sự tích đá   Vọng Phu, Sự  tích con sam), là tình bạn keo sơn thắm thiết ( Sự  tích chim   cuốc, Ba người bạn), là tình anh em, vợ  chồng gắn bó thắm thiết (Sự  tích   trầu cau), là tình người nhân hậu (Người trồng mía và người đi đường, Tấm   Cám – bà hàng nước cưu mang che chở cho cô Tấm). ­ Khuynh hướng thứ  hai: Truyện cổ  tích phê phán, lên án những thứ  phi đạo đức trong xã hội. Đối với những trường hợp này, nhân dân coi đây là   những bài học bổ ích để cảnh tỉnh những kẻ ác, cái ác đang hoành hành trong   xã hội: kết thúc truyện cổ tích người “ở hiền” sẽ “gặp lành”, còn cái ác, kẻ ác  bao giờ  cũng bị  trừng trị  đích đáng. Không chỉ  vậy, nhân dân còn muốn coi   truyện cổ  tích là những liều “thuốc đắng dã tật” hay nhắc nhở, khuyên răn  cho những ai đã và đang cố  tình lãng quên tình nghĩa anh em, vợ  chồng, cha   mẹ, làng xóm, để củng cố vun đắp những tình cảm tốt đẹp trong gia đình, họ  hàng, làng xóm.Những quan niệm đạo đức thể hiện trong truyện cổ tích được 
  12. chắt lọc từ  chính trong kinh nghiệm  ứng xử  thực tế, đồng thời là những lí  tưởng đạo đức mà nhân dân muốn xây dựng. Do vậy nó vừa quen lại vừa lạ,  vừa gần gũi vừa cao cả, vừa đời thường vừa thánh thiện. Nó không chỉ  là cái  vốn có trong cộng đồng mà còn là cái sẽ có, cần có để cho cuộc đời ngày càng   tốt đẹp hơn. 4.3.2. Nghệ thuật: ­ Cốt truyện và kết cấu: +  Cốt truyện của truyện cổ tích là sự đan cài của một loạt những mô­típ theo   một  hệ  thống nhất  định. Do vậy, trong truyện cổ  tích hầu như  không có  những cốt truyện độc lập. Cốt truyện của truyện cổ tích thường ngắn gọn, ít   tình tiết phức tạp. Nó không có những chi tiết rườm rà mà thay vào đó là  những công thức trần thuật đơn giản, gọn nhẹ. Truyện được kể  trung thành   theo trục thời gian: việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể  sau. + Truyện cổ tích thường có một số kết cấu như sau: Kết cấu một trục thẳng: Đây là kiểu kết cấu mà cốt truyện có một  nhân vật chính, nhân vật này hành động liên tiếp, các nhân vật và các sự kiện  bị chi phối bởi những hành động của nhân vật chính. Ví dụ: Tấm Cám, Cây tre   trăm đốt, Lọ nước thần… Kết cấu ba chặng tăng cấp: Đây là kiểu kết cấu có cốt truyện được  chia làm ba chặng, mỗi một chặng là một thử thách với nhân vật mà thử thách   sau cao hơn thử thách trước. Khi nhân vật chính vượt qua thử thách thứ ba là  lúc nhân vật đạt được mục đích cuối cùng và cũng là lúc kết thúc truyện. Ví  dụ: Thạch Sanh. Kết cấu đồng quy: Đây là kiểu kết cấu mà nhân vật được chia làm hai  tuyến. Hai tuyến nhân vật này đều đứng trước những thử  thách như  nhau.   Những thử  thách này là các tình huống mà nhân vật phải trải qua. Và trong 
  13. quá trình xử  lí các tình huống này thì bản chất nhân vật sẽ  được bộc lộ  và  dẫn đến những kết thúc trái ngược nhau. Ví dụ truyện Cây khế, Hai cô gái và   cục bướu… ­ Nhân vật: Nhân vật chính trong truyện cổ  tích là những con người bé nhỏ,  tầm thường.  Ở các cốt truyện chia làm hai tuyến nhân vật thì nhân vật thiện  luôn là những người nghèo khổ, có tài có đức, luôn bị  áp bức bóc lột. Họ  là  những con người hoàn hảo về mọi mặt, tiêu biểu cho quan niệm thẩm mĩ của  nhân dân. Ngược lại nhân vật ác thì lại ác và xấu đến tột cùng. Chúng là  những kẻ có lòng dạ nham hiểm, tham lam vô độ. Ngược lại ở những truyện   không chia hai tuyến đối lập thì nhân vật chính của truyện thường đứng  ở  một cực nào đó, hoặc là xấu hoặc là tốt, tính cách này không phát triển và   cũng không phụ  thuộc vào hoàn cảnh. Nhân vật trong truyện cổ  tích thường  mang tính chất đại diện chứ không mang tính cá nhân, cá thể. Họ là đại diện  cho một tầng lớp hay một nhóm người nào đó, mang tính khái quát chung   chung về  một loại nhân vật (nhân vật chức năng). Do tính chất này mà nhân  vật truyện cổ tích mang tính phiếm chỉ. ­ Yếu tố thần kì: Yếu tố thần kì là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng   trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Yếu tố thần kì này có thể là   những nhân vật thần kì như  ông Bụt, cô Tiên, Thiên Lôi, Ngọc Hoàng, phù  thủy, yêu tinh…, cũng có thể  là những đồ  vật hay vật thể  thần kì như  gậy   thần, khăn thần, mâm thần, đàn thần, niêu thần…, cũng có thể  là những con  vật thần kì như  ngựa thần, chim thần, rắn thần… Trong truyện cổ tích Việt   Nam, nhân vật thần kì chia làm hai loại: những ông Bụt, bà Tiên luôn tốt  bụng, giàu lòng thương người luôn hiện lên để giúp đỡ  những kẻ thấp cổ bé  họng còn những phù thuỷ, yêu tinh thì luôn độc ác, làm hại người. Khác với  các nhân vật thần kì, các đồ  vật thần kì và con vật thần kì phần lớn không  đứng riêng về phe nào cả, ai có nó là làm chủ được nó. Ví dụ ngựa thần, chim  thần, mâm thần giúp tất cả những ai là chủ nhân của chúng. Khi tham gia vào  
  14. truyện cổ tích, các yếu tố thần kì có nhiều tác dụng khác nhau, nhờ có nó mà  cốt truyện có thể kéo dài hay rút ngắn theo ý người kể chứ không phụ thuộc  vào lô­gic thực tế. Nhờ có yếu tố thần kì này mà truyện cổ tích hấp dẫn mọi   lứa tuổi, mọi thời đại, thể hiện một cách sinh động những ước mơ của nhân  dân lao động. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ  Văn  ở  trường phổ  thông hiện  nay 1.1. Dạy học đọc chép Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn Ngữ Văn  rất phổ biến ở các  trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa, chuyên đề…Thầy   cô đọc trước, học sinh chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học  sinh chép theo. Đối với các bài khái quát về  giai đoạn văn học hay khái quát  về tác gia thầy cô cũng thường tóm tắt rồi đọc cho học sinh chép. Đối với bài  “giảng văn” thầy cô cũng thường nêu câu hỏi, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho   các em chép một số kết luận, nhận định. Trong cách dạy này học sinh tiếp thu  hoàn toàn thụ động, một chiều. 1.2. Dạy nhồi nhét Dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ  biến do thầy cô sợ  dạy không  kĩ,  ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của học sinh, cho nên dạy từ a đến z,   không lựa chọn trọng tâm, không có thì giờ nêu vấn đề cho học sinh trao đổi,   sợ  “cháy” giáo án. Kết quả  của lối dạy này cũng là làm cho các em tiếp thu   một cách thụ động, một chiều. 1.3. Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo Tương  ứng với cách dạy học như trên học sinh tất nhiên chỉ  tiếp thu  một cách thụ  động mà thôi. Tính chất thụ  động thể  hiện  ở  việc học thiếu   hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. 
  15. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo,   cũng không được khuyến khích sáng tạo. 1.4. Học sinh không biết tự học Cách học thụ động chứng tỏ học sinh không biết tự học, không có nhu  cầu tự  tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ  động tự  đọc SGK để  tìm  hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, không biết tìm  kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết.  1.5. Học tập thiếu sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò Mỗi cá nhân trong quá trình học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người   thường chỉ  chú ý vào một số  điểm, bỏ  qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa   của các kiến thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học   tập, giữa thầy giáo và học sinh, học sinh với học sinh có thể  nhắc nhở  nhau,   bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc. 2. Thực trạng dạy văn học dân gian nói chung và truyện cổ  tích   Tấm   Cám nói riêng trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT  Trong thực tế  giảng dạy của bản thân và việc dự  giờ  đồng nghiệp,  chúng tôi thấy việc dạy  ­  học các tác phẩm văn học  dân gian  nói chung,  truyện cổ tích nói riêng chưa phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học  sinh. Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau: 2.1. Dạy học đọc ­ hiểu Chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những cảm nhận c ủa   giáo viên về  văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho học sinh cách đọc,  cách tiếp cận, khám phá những vấn đề  về  nội dung và nghệ  thuật của văn  bản. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư  tưởng của văn bản văn   học, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng  dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng. 2.2. Dạy học chưa phù hợp loại thể 
  16. Nhiều giáo viên còn tiếp cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn  học viết, phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích  các yếu tố  đó của văn học viết. Chỉ  phân tích một cách cô lập trên văn bản  ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào trong môi trường văn hóa dân gian, không  “sống lại” cuộc sống và những sinh hoạt tinh thần muôn màu, muôn vẻ  của   nhân dân lao động nên hiệu quả giờ dạy không cao, tiết dạy không tạo được   niềm say mê hứng thú cho học sinh.  2.3. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ  thuật dạy học tích cực chưa   hiệu quả ­ Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa   vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa   dẫm,  ỉ  lại chưa thực sự  chủ  động, mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt   được.Học sinh học thụ  động, thiếu sáng tạo; học tập thiếu sự  hợp tác giữa   học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau. ­ Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên  chú trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ  là dạng bài viết (Chẳng hạn nhập vai   Tấm kể  lại truyện Tấm Cám), việc chuyển thể  thành kịch bản, xử  lí tình  huống giả  định, trình bày một vấn đề  chưa được quan tâm đúng mức. Vì   vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành   được các kỹ năng và năng lực của người học. ­ Chưa tổ  chức được các hình thức dạy học ngoài lớp (như  tổ  chức   hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm...), gắn các nội dung học tập với việc vận   dụng vào thực tiễn để giúp học sinh có thêm cơ hội thể hiện năng lực học tập  của mình.  III. Triển khai dạy học truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ  Văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Ngày soạn:
  17. Ngày giảng: Tiết 21 ­ Đọc Văn: TẤM CÁM (Truyện cổ tích) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: ­ Học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích. ­ Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện Tấm Cám. ­ Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện. 2. Về kĩ năng:  ­ Củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. ­ Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ  tích thần kì: nhận biết  được một   truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ, phẩm chất: ­ Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự  chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết đấu tranh để  bảo vệ cái đẹp, cái thiện; biết lên án diệt trừ cái xấu, cái ác. ­ Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ có trách nhiệm… 4. Phát triển năng lực: ­ Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm  mỹ, năng lực thể  chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính  toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. ­ Năng lực riêng: + Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, + Năng lực đọc ­ hiểu, giải mã văn bản, + Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
  18. + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống… B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: * Phương tiện: ­ Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng. ­ Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học. ­ Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp. ­ Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. * Phương pháp:  Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở,  thảo luận, so sánh… 2. Học sinh: ­ Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập… ­ Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. C.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị sách vở của học sinh. 3. Bài mới
  19. Hoạt động 1: Khởi động ­ Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh bước đầu thâm nhập vào “thế giới cổ tích” của câu chuyện. ­ Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, phát vấn. ­ Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. ­ Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cả lớp, hoạt động cá nhân. ­ Các bước thực hiện:
  20. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2