![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3 cơ hội được trải nghiệm sáng tạo để lĩnh hội tốt hơn những giá trị các văn bản VHDG trong chương trình Ngữ văn 10; đồng thời khám phá ra những năng lực tiềm ẩn của cá nhân; góp phần định hướng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, sau 10 năm, nó đã thành hình thành dạng và cho ta quyền hi vọng vào một nền giáo dục mới tân tiến, theo kịp thế giới. Sản phẩm của giáo dục sẽ là những con người với năng lực, phẩm chất đủ đáp ứng tiêu chuẩn của một công dân toàn cầu, trong thế giới phẳng đang phát triển như vũ bão. Sự đổi mới của giáo dục đang được thể hiện rõ ở mục tiêu, ph ương pháp, kỹ thuật dạy học, khi mà chương trình học vẫn đang là bộ sách giáo khoa 2006. Với mục tiêu thay vì chú trọng đầu vào thì nay chú trọng đầu ra, thay vì chú trọng truyền thụ kiến thức đơn thuần thì nay là dạy cách làm, kỹ năng, hình thành năng lực. Trung tâm của việc dạy học chuyển từ người thầy sang người trò. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn. Phương pháp dạy học theo đó mà thay đổi căn bản khi những phương pháp dạy học cũ bộc lộ những lỗi thời, hạn chế. Sau một quá trình dài làm quen với những phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, với ma trận đề, chủ đề dạy học, dạy học dự án… Giờ đây mỗi giáo viên đã tự tin hơn trong việc thiết kế kế hoạch bài dạy để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới, tự tin chờ đón chương trình giáo dục phổ thông quốc gia 2018. Khi mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 với định hương chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT là: chú trọng dạy học trải nghiệm, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức thông qua các chủ đề, nội dung thực tế vào thực hành, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế cuộc sống; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự chủ động tìm hiểu, mở rộng tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất năng lực cần thiết của học sinh THPT. 2. Văn học dân gian là mảng nội dung quan trọng trong chương trình ngữ văn 10. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Trong môi trường này, các tác phẩm dân gian ra đời, được hoàn thiện và được lưu truyền thông qua hoạt động diễn xướng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào chương trình sách giáo khoa tức là đã tách rời tác phẩm khỏi môi trường sinh hoạt cộng đồng; tách rời văn bản với hoạt động diễn xướng có hành động, có vũ đạo, có âm nhạc của dân gian. Điều này sẽ hạn chế khả năng tiếp nhận, lĩnh hội giá trị tác phẩm; đánh mất cơ hội cho học sinh tham gia trải nghiệm nhập thân vào môi trường sinh hoạt cộng đồng xưa để phát huy được những năng lực cá nhân trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ, sáng tạo và bồi đắp tình yêu đối với văn học dân gian của dân tộc. 1
- 3. Cần phải có một phương pháp dạy học vừa phát huy hết vẻ đẹp văn chương của tác phẩm văn học dân gian vừa rèn luyện được năng lực phẩm chất năng lực cho người học. Với những ý nghĩa và giá trị thiết thực như vậy, chúng tôi đã xây dựng đề tài: “Dạy học Văn học dân gian lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động sân khấu hóa ở trường THPT Anh Sơn 3”. Đề tài được tổ Ngữ văn trường THPT Anh Sơn 3 đưa vào kế hoạch giáo dục của tổ; được Ban giám Hiệu phê duyệt; đưa vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. 2. Tính mới của đề tài: Học sinh được phát huy tính chủ động, sáng tạo để xây dựng các kịch bản văn học từ các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 và trình diễn trong các giờ học chính khóa trên lớp. Trên cơ sở lựa chọn những hạt nhân năng khiếu văn nghệ từ các lớp 10; các em học sinh hợp tác, cùng phát huy tính chủ động, sáng tạo để xây dựng chương trình văn học dân gian, biểu diễn trên sân khấu các tác phẩm sân khâu dân gian kinh điển, các làn điệu dân ca nổi tiếng của các vùng miền trên cả nước. Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3 cơ hội được trải nghiệm sáng tạo để lĩnh hội tốt hơn những giá trị các văn bản VHDG trong chương trình Ngữ văn 10; đồng thời khám phá ra những năng lực tiềm ẩn của cá nhân; góp phần định hướng cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của bản thân. Qua việc áp dụng đề tài trên sẽ giúp học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, trong quá trình tìm hiểu VHDG Kho báu tinh thần ông cha để lại; tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, viết bài tìm hiểu, Từ đó giáo dục các em biết trân quý , bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại, bồi đắp phẩm chất cá nhân. 3. Tính hiệu quả của sáng kiến: Đối với giáo viên môn Ngữ văn: áp dụng sân khấu hóa trong các bài dạy VHDG để làm sinh động giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh. Với sự phong phú của 12 thể loại văn học dân gian và rất nhiều các tác phẩm minh họa cho từng thể loại; giáo viên có thể tổ chức được rất nhiều hoạt động sân khấu hóa cho học sinh ở nhiều lớp khác nhau, trong nhiều năm học khác nhau mà chương trình vẫn luôn mới mẻ, hấp dẫn. Những video trình diễn của học sinh được lưu lại là nguồn tư liệu rất đáng quý cho hoạt động dạy học VHDG của giáo viên. Từ hoạt động trả VHDG về môi trường sinh hoạt, diễn xướng ấy, giáo viên đã khơi dậy trong học sinh hứng thú học tập, lòng yêu quý, tự hào về VHDG và ý thức sưu tầm, bảo tồn VHDG đối với thế hệ trẻ Việt nam hôm nay. Đối với học sinh: Dạy học VHDG 10 gắn với hoạt động sân khấu hóa, học sinh được tiếp thu và mở rộng thêm kiến thức về VHDG, được sống lại trong môi trường sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; được tham gia vào các hoạt 2
- động trải nghiệm sáng tạo, phát huy được tính tích cực, chủ động, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập của mình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình VHDG lớp 10 Nghiên cứu những tài liệu phương pháp dạy học Ngữ văn liên quan đến đề tài, tìm hiểu văn bản và thực trạng giảng dạy các văn bản thuộc nhiều thể lọai VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành. Trên cơ sở dung lượng kiến thức, đề xuất và thực nghiệm phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian, phát huy tính tích cực, chủ động ở HS, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình VHDG ở trường phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu trong nhà trường với các tác phẩm VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 có thể dễ dàng chuyển thể hoạt động sân khấu; đồng thời mở rộng nghiên cứu một số tác phẩm dân gian kinh điển, nổi tiếng của dân tộc để mở rộng phạm vi tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm cho học sinh. Đề tài cũng mở rộng nghiên cứu các làn điệu dân ca ví dặm xứ Nghệ, dân ca Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ với những làn điệu ví dặm đặc trưng vùng miền ngọt ngào, đầy ân tình và môi trường diễn xướng của dân ca từng vùng miền để làm phong phú thêm các hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa của học sinh. 6. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu sau: Tác phẩm văn học dân gian: Tác phẩm được dạy, được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn 10; Tác phẩm sân khấu dân gian kinh điển của Việt Nam; các làn điệu dân ca đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam. Học sinh: là những học sinh có năng lực lĩnh hội văn bản, xây dựng kịnh bản; khả năng tốt trong việc trình diễn các tác phẩm nghệ thuật. Hoạt động diễn xướng dân gian truyền thống: là cơ sở để giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các chương trình biểu diễn trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo sân khấu hóa văn bản VHDG 7. Đóng góp của đề tài Học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức chủ động, có tính sáng tạo. Gắn quá trình học tập lí thuyết với hoạt động trải nghiệm sáng tạo của bản thân học sinh, từ đó giúp các em nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc học 3
- tập. Qua đó, giúp các em hiểu giá trị của văn học dân gian, có ý thức bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Thông qua nội dung trải nghiệm sáng tạo theo hình thức sân khấu hóa giúp các em có ý thức lựa chọn thưởng thức các tác phẩm âm nhạc dân ca của xứ Nghệ nói riêng và cả nước nói chung. Dạy học Văn học dân gian 10 gắn với hoạt động sân khấu hóa đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, vui tươi; tạo được không khí học tập thoải mái. Phát huy được tính sáng tạo và phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, phương pháp “sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian” tại các trường THCS, THPT đang thu được những kết quả tích cực. Nếu được nghiên cứu, nhân rộng, đây sẽ là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Đồng thời góp phần bồi dưỡng nhân cách thế hệ trẻ, hướng các em học sinh đến những giá trị chân thiện mỹ. 4
- PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học Từ năm học 20182019, việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch giáo dục của các trường phổ thông trong toàn tỉnh thực hiện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (mới). Các trường phổ thông chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với Thông tư 32/2018/TTBGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển... Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.” Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Những phẩm chất chủ yếu đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và 5
- bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế. Các năng lực đó là: các năng lực chung tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù như năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống, để biết thưởng thức, đánh giá cái đẹp và làm theo, tạo ra cái đẹp; từ viết chữ và trình bày đẹp đến viết câu văn, bài văn hay; từ việc khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong văn bản ngôn từ đến việc biết nói năng nhẹ nhàng, thanh lịch, dễ nghe trong giao tiếp hằng ngày. 1.2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian và mục tiêu hướng đến hình thành phẩm chất, năng lực học sinh. 1.2.1. Khái niệm sân khấu hóa và sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian. Sân khấu là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát. Sân khấu dân gian truyền thống gồm chèo, tuồng, múa rối và các trò diễn mang tích truyện. Sân khấu hóa là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt (có chủ đề) được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng dàn cảnh và biểu diễn. Sân khấu hóa có thể mang tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng, các tác phẩm VHDG gắn với quá trình diễn xướng hào hứng, sinh động: nói, kể, hát, diễn. Một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác như ca dao hát theo làn điệu dân ca; chèo gắn với lời, nhạc, múa, diễn xuất. Sân khấu hóa tác phẩm dân gian là đưa tác phẩm trở về với môi trường diễn xướng của nó: hát múa dân gian, hóa thân vào các nhân vật trong các sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, diễn các vở chèo kinh điển… Đó là cách trả tác phẩm về với đời sống để nó thực sự sống hết vẻ đẹp, giá trị của nó. 1.2.2 Vai trò của hoạt động sân khấu hóa trong việc hình thành năng lực phẩm chất học sinh. Môn Văn vốn được coi là môn học “khó ưa” với nhiều học sinh. Với phương pháp dạy học truyền thống một chiều, học sinh sẽ “đứng ngoài” môn 6
- học, kiến thức sẽ truyền đạt nặng nề, khó hiểu. Cần thấy rằng, biệp pháp sân khấu hóa rất quan trọng trong chuỗi hoạt động học của học sinh, đặc biệt với các tác phẩm dân gian. Vậy sân khấu hóa có những vai trò gì? Sân khấu hóa để tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có ấn tượng sâu đậm về bài học. Vốn việc học với học sinh là một hoạt động khá nặng nhọc. Việc tiếp nhận một lúc nhiều môn học với sự thay đổi liên tục càng khiến tâm trạng của học sinh mệt mỏi hơn. Giáo viên chủ động thay đổi không khí, xây dựng môi trường tiết học tích cực là điều cần thiết. Nó giúp xua tan áp lực, chán nản và kéo học sinh vào bài học của mình một cách chủ động tự nguyện và chờ đợi. Ở hình thức này, các em buộc phải nhập cuộc cùng với tác phẩm, sống cùng nhân vật và hiểu hơn về nhân vật một cách hết sức tự nhiên, không khiên cưỡng. Sân khấu hóa là cơ hội để giáo viên gieo vào học sinh niềm khát khao khám phá tri thức, yêu thích môn học, trang bị những kỹ năng mềm, đồng thời định hướng đam mê cho các em. Một phân cảnh trong tác phẩm được coi là thành công khi chính các em biết bản thân mình phù hợp với nhân vật nào, biết cách làm việc nhóm và “sống” cùng nhân vật”. Sân khấu hóa thành công là khơi gợi được sự tò mò, nhu cầu được tìm hiểu nhiều hơn nữa, triệt để hơn nữa những vấn đề còn bỏ ngỏ, còn băn khoăn trong bài học và về cuộc sống. Sân khấu hóa để tăng sự kết nối: kết nối giữa giáo viên và học sinh, kết nối học sinh với mảng kiến thức mà các em sẽ hoặc đã tìm hiểu, kết nối giữa học sinh với nhau. Sự kết nối đem lại sự tự nhiên, hài hòa. Học sinh sẽ thấy mình trưởng thành hơn trong các mối quan hệ ấy; các em biết tôn trọng người khác, tôn trọng tập thể, sống có trách nhiệm hơn với bản thân và người khác. Đây cũng là cơ hội để các em khám phá bản thân, tự phát hiện khả năng, sở trường của mình để các em tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống. Với văn học dân gian, sân khấu hóa càng thể hiện vai trò quan trọng của nó. Bởi nó gắn với tính nguyên hợp của văn học dân gian và đặc trưng từng thể loại. Với hoạt động này, học sinh sẽ được tổ chức tham gia biểu diễn các tác phẩm VHDG trong giờ học và xây dựng chương trình ngoại khóa VHDG. Đây là hình thức dạy học không còn quá xa lạ với giáo viên bộ môn văn. Hình thức này giúp mang môn học và tác phẩm đến gần với học sinh, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng kéo dài trường suy tưởng thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Hoạt động này cho học sinh trải nghiệm, hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm dân gian; được trở thành các diễn viên để biểu diễn các tiết mục dân gian đặc sắc. Tổ chức các hoạt động sân khấu sẽ làm sống lại các tác phẩm dân gian trong môi trường diễn xướng, làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của các tác phẩm VHDG, đưa các em về với không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày xưa của ông cha ta; để hóa thân và thăng hoa trong mạch nguồn cảm hứng sáng tạo vừa kì diệu vừa bay bổng, vừa đẹp đẽ vừa thấm đẫm giá trị nhân văn. Hoạt 7
- động trải nghiệm sáng tạo ấy khơi nguồn những năng lực của học sinh, giúp các em tiếp thu tốt mạch kiến thức văn học dân gian khi tác phẩm văn học trở nên sống động tựa như bước ra ngoài đời thực và các em như đang sống thực trong thế giới ấy. Các em biết cảm thông, chia sẻ với những vất vả nhọc nhằn, những ngang trái bất công trong cuộc sống của người bình dân xưa qua các tác phẩm dân gian, để từ đó sống nhân ái và giàu yêu thương hơn; các em biết vui vẻ lạc quan để vượt qua khó khăn, biết mạnh mẽ chống lại cái ác, cái xấu trong đời. Đồng thời các em được khơi dậy lòng yêu quý, tự hào, trân trọng đối với di sản tinh thần của ông cha để lại; từ đó có ý thức bảo tồn, phát triển tinh hoa văn học dân gian của dân tộc trong đời sống văn hóa, tinh thần hiện tại. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan Văn học dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 Văn học dân gian trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 được thiết kế theo mạch kiến thức từ tuần 1 đến tuần 11. Chương trình tổng thể về VHDG chiếm dung lượng 12/26 bài – gần một nửa dung lượng thời gian của 11 tuần đầu tiên. Mạch kiến thức VHDG đi từ khái quát đặc trưng, thể loại, giá trị cơ bản của VHDG đến việc tìm hiểu các văn bản tiêu biểu của thể loại Sử thi, Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện cười, ca dao, truyện thơ. Số tiết và nội dung bài học cụ thể ở sách cơ bản và nâng cao như sau: Chương trình cơ bản: Khái quát văn học dân gian Việt Nam Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm San) Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Tấm Cám Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa (chỉ dạy bài 1, 4, 6) Ca dao hài hước (bài 1, 2) Hướng dẫn đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) Chương trình nâng cao: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) Đẻ đất đẻ nước (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước) Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Tấm Cám Đọc thêm: Chử Đồng Tử Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày 8
- Lời tiễn dặn (trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu) Ca dao yêu thương, tình nghĩa Ca dao than thân Ca dao hài hước, châm biếm Đọc thêm: Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn Mười tay Tục ngữ về đạo đức, lối sống Xúy Vân giả dại (trích vở chèo Kim Nham) Tổng số tiết VHDG trong sách cơ bản là 12, sách nâng cao là 19 tiết. So sánh chương trình VHDG ở hai sách cơ bản và nâng cao chúng ta dễ dàng nhận thấy nội dung ở sách nâng cao trình bày sâu hơn, thể loại phong phú hơn. Số tiết phân phối trong tuần của ban cơ bản là 3 tiết, ban nâng cao là 4 tiết, vì vậy cách phân bố chương trình như thế là hợp lí. VHDG ở lớp 10 THPT được sắp xếp theo hệ thống thể loại, tiếp nối chương trình đã học ở lớp 6 và lớp 7. Tiếp cận tác phẩm VHDG, học sinh phải bình giá tác phẩm trên hai phương diện: hình thức và nội dung, đặt tác phẩm VHDG trong tổng thể văn hóa dân gian, từ đó vun đắp cảm xúc thẩm mĩ về bản sắc dân tộc. Quá trình dạy học VHDG ở lớp 10 có một số thuận lợi nhất định. Chương trình sắp xếp theo thể loại, có sự so sánh, đối chiếu với các văn bản dân gian nước ngoài cùng thể loại. Sau khi học xong sử thi Đăm Săn của dân tộc Tây Nguyên, học sinh có dịp so sánh với tinh hoa của sử thi Ấn Độ Ramayana và sử thi của đất nước Hi Lạp cổ đại Ôđixê. Các em sẽ nhận diện rõ hơn về chân dung người anh hùng mà văn học thời cổ đại hướng tới, như Đăm Săn, Rama, Uylitxơ… Ngoài các văn bản cụ thể, học sinh còn được cung cấp các bài học khái quát về VHDG, cung cấp tiền đề lí luận để các em dễ tiếp cận. Được giới thiệu về các đặc trưng và thuộc tính của VHDG, bước đầu học sinh có sự hiểu biết cơ bản về các thể loại VHDG và giá trị của bộ phận văn học này. Các thể loại VHDG đưa vào giảng dạy phong phú, bổ sung các thể loại mới như sử thi, truyện thơ. Đối với một số thể loại lặp lại ở chương trình THCS thì các văn bản được giới thiệu cũng mới mẻ, gần gũi với tâm lí độ tuổi và trình độ tiếp nhận của các em. 2.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm dân gian 10 ở trường THPT Một thời gian dài thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã không ngừng học hỏi, tìm tòi để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới. Cụ thể: 9
- Đã đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế theo năm bước hoạt động hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trong mỗi hoạt động được thiết kế, học sinh là trung tâm, được giao nhiệm vụ nhiều hơn, được làm nhiều hơn, nói nhiều hơn và vì thế cũng tích cực và chủ động hơn. Giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh tìm chọn và xử lý thông tin, làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng. Giáo viên cũng đã chủ động và có sáng kiến, luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi, làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại… Tuy nhiên, trong chuỗi những đổi mới chung ấy, việc dạy học tác phẩm dân gian ở trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể thấy thực trạng chung là: Tiếp cận cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết, phân tích các yếu tố, giá trị nội dung, nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố đó của văn học viết. Chỉ tiếp cận một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm văn học dân gian vào trong môi trường diễn xướng của nó. Học sinh chưa được tạo điều kiện nhiều để được trải nghiệm sáng tạo với các hình thức hoạt động phong phú phù hợp với tác phẩm dân gian mà một trong những hình thức hiệu quả nhất là hoạt động sân khấu hóa. Nguyên nhân của những hạn chế đó: Giáo viên chưa thực sự chú ý đến tính đặc thù của bộ phận văn học dân gian. Giáo viên chưa ý thức được sự cần thiết của biện pháp sân khấu hóa trong hoạt động học để hướng tới hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh. Giáo viên ngại thay đổi, bởi mỗi hoạt động học sử dụng hình thức sân khấu hóa là phải đầu tư, mất nhiều thời gian. Trong khi học sinh ngày càng xa rời với môn Văn, đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại. Các em chưa hiểu được đặc trưng của văn học dân gian vì thế các em học văn học dân gian với tâm thế của việc học văn học viết, dẫn đến việc các em có nhiều suy diễn không hợp lý. Nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học này, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Mặt khác, do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của văn học dân gian ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học dân gian dẫn đến việc học tập văn học dân gian chưa được như mong muốn, thậm chí khiến học sinh vốn không mặn mà với môn Văn lại càng trở nên chán nản hơn. Dĩ nhiên cũng có nhiều thầy cô tâm huyết, họ đã dạy văn học dân gian như nó vốn có trong đời sống thực của dân 10
- gian, tức là tiếp cận văn học dân gian theo tinh thần Folklore học. Nhưng thực tế này không phổ biến và chỉ được thực hiện trong những giờ dạy thao giảng, thực tập, mức độ hiệu quả vì thế cũng không cao. Thiết nghĩ, nếu sân khấu hóa trở thành một lựa chọn thường xuyên của các thầy cô trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, trong tiết học cũng như trong các chương trình ngoại khóa thì chắc chắn văn học dân gian sẽ trở thành niềm yêu thích và khát khao khám phá của các em. II. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC VHDG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HÓA 1. Một số cách thức tổ chức hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian hiệu quả. * Đối tượng áp dụng biện pháp: học sinh lớp 10, 11, 12 * Thời gian áp dụng: trong ba năm liên tiếp: từ năm học 20182019 đến nay * Đơn vị áp dụng: trường THPT Anh Sơn 3, Anh Sơn, Nghệ An Qua 3 năm triển khai, thực hiện hình thức sân khấu hóa các tác phẩm VHDG; chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cách thức để thực hiện sân khấu hóa. Người viết xin báo cáo những biện pháp dễ sử dụng nhất, có thể áp dụng ở nhiều cơ sở trường học với đối tượng học sinh khác nhau. 1.1. Sân khấu hóa là một hoạt động học trong tiết học. Đây là hình thức sân khấu hóa “gọn nhẹ”, dễ thực hiện, rất lí thú và có thể tổ chức ở nhiều lớp khác nhau. Sân khấu sẽ là bục giảng, các diễn viên sẽ là các hoc sinh của các lớp 10 đang học phần văn học dân gian. Hình thức này có thể thực hiện được cho tất cả các tác phẩm dân gian trong chương trình. Vấn đề là nó sẽ được thiết kế ở phần hoạt động học nào cho phù hợp nhất với bài/đơn vị kiến thức đó. Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên lựa chọn tình huống, kịch bản, xây dựng kế hoạch dạy học, thông tin cho học sinh về vai diễn, quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện của các vai, xác định mục đích thực hiện.(Lưu ý: Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học), chứa đựng vấn đề cần khắc sâu trong tâm trí học sinh, có giá trị trong việc liên hệ nhận thức và hành động của các em; phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học; kịch bản chuyển thể có thể khuyến khích học sinh tự viết trong một bài tập được giao trước đó. Tác phẩm của em nào tốt sẽ được chọn để diễn. Điều này sẽ kích thích khả năng sáng tạo của học sinh). Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ, làm quen với kịch bản và (các) vai được đảm nhận: GV giải thích rõ hơn về (các) vai cho HS. GV tổ chức cho HS tự phân vai 11
- nếu hoạt động theo nhóm, tự chọn vai nếu nhiều vai, chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện. HS làm quen với vai của mình, thảo luận về tính cách, cách thức thể hiện của (các) vai.. . HS (đặc biệt là những HS/ nhóm HS không tham gia đóng vai) được hướng dẫn để xác định các tiêu chí quan sát và và nhận nhiệm vụ quan sát, nhận xét, góp ý cho (những) vai diễn. (Lưu ý: Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm/ cá nhân HS chuẩn bị; nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia, GV không làm thay mà có thể hướng dẫn, gợi ý nếu HS chưa thực hiện được). Bước 3: HS diễn vai do mình đảm nhận và những HS khác không trực tiếp tham gia vai diễn sẽ thực hiện việc quan sát. (Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiết mục biểu diễn (nếu có điều kiện). Bước 4: GV và HS thảo luận, đánh giá và rút ra kết luận: HS tự tách mình ra khỏi vai diễn, tự đánh giá về kết quả trình diễn của bản thân, về vai diễn và cảm nhận của mình. Người quan sát nhận xét về tiến trình đóng vai. Toàn lớp thảo luận, đánh giá về các vai diễn. Rút ra kinh nghiệm, kiến thức, thông điệp từ hoạt động. *** Ví dụ: Kế hoạch dạy học có sử dụng hoạt động sân khấu hóa trong tiết Ngữ văn Tấm Cám. Tiết KHGD: 18,19,20 Lớp dạy: 10C3 Ngày dạy: 14,15/10/2020 TẤM CÁM (Truyện cổ tích) AMỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. 2. Kĩ năng: Biết cách đọchiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại. 12
- 3. Thái độ, phẩm chất: Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu. 4. Năng lực Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Phương pháp: thuyết trình, hoạt động nhóm, đối thoại, diễn kịch 2. Phương tiện GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo, dàn dựng kịch bản, phân vai, diễn kịch III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động: ( 5 phút ) GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh trong truyện, phim “Tấm Cám” 13
- 14
- CH1: Cảm nhận của em khi xem xong các hình ảnh ấy? Dự kiến câu trả lời: + Truyện Tấm Cám được vẽ thành tranh cho thiếu nhi + Truyện Tấm Cám được dựng thành phim + Thấy được sức hấp dẫn đối với loại hình nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám CH2: Mỗi hình ảnh gắn với chi tiết nào trong truyện cổ tích Tấm Cám? Dự kiến câu trả lời: + Chi tiết trong chuyện tranh: Tấm bị Cám trộm giỏ tép; Tấm nuôi cá bống; Tấm được Bụt giúp nhặt thóc; Tấm hóa thân xinh đẹp; Tấm hóa thân trong quả thị CH3: Tạo hình các nhận vật như thế nào? Theo em tại sao lại vậy? Dự kiến câu trả lời: + Tấm: tạo hình đẹp, nhìn hiền hậu + Cám: nhìn dự dằn; có nhiều hành động độc ác + Ghì ghẻ: xấu xí, độc ác, tham lam Ngoại hình phù hợp với tính cách nhân vật. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt *GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần I. Tiểu dẫn tiểu dẫn. 1. Thể loại Học sinh chuẩn bị ở nhà: Khái niệm: SGK/18 nhóm 2,4: giới thiệu về truyện cổ Phân loại: tích + Truyện cổ tích thần kì ( khái niệm, phân loại, đặc trưng, nội dung của truyện cổ tích ) + Truyện cổ tích sinh hoạt 2 nhóm chuẩn bị bài ở nhà vào + Truyện cổ tích loài vật. giấy A0 Đặc trưng truyện cổ tích thần kỳ: HS nhóm 2 sử dụng phương pháp + Có sự tham gia của các yếu tố thần thuyết trình (sơ đồ tư duy) để trình kì. bày + Đối tượng: Con người nhỏ bé trong Học sinh nhóm 4 bổ sung xã hội. Giáo viên chốt lại + Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính 15
- trải qua hoạn nạn cuối cùng được . hưởng hạnh phúc thoả nguyện mơ ước . Nội dung: Thể hiện mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, ngoài xã hội; cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu; đề cao cái thiện phê phán cái ác; thể hiện mơ ước thiện chiến thắng ác, xã hội Học sinh nhóm 1,3: giới thiệu ngắn công bằng hạnh phúc. Kết thúc: có gọn về truyện cổ tích Tấm Cám (thể hậu. loại, bố cục và tóm tắt) 2. Văn bản Riêng phần tóm tắt: học sinh kể tóm tắt bằng tranh hoặc sơ đồ các sự Thể loại: Truyện cổ tích thần kì. việc, chi tiết tiêu biểu. → Được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Tóm tắt văn bản: Bố cục + Mở truyện: …. Việc nặng: giới thiệu các nhân vật và hoàn cảnh truyện. + Thân truyện: … Một hôm…. Về cung: diễn biến truyện. \ Tấm ở với dì ghẻ và Cám đến khi trở thành hoàng hậu \ Tấm bị giết và hóa thân + Kết truyện: Tấm trở về làm hoàng hậu và trả thù mẹ con Cám. GV bổ sung: Truyện cổ tích Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc Chủ đề: phản ánh số phận của cô trên thế giới. gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc. + Ở Châu Âu: Lọ lem, Cô Tro bếp + Dân tộc Thái: Ý Ưởi Ý noong + Dân tộc Chàm: Chiếc giày vàng… * GV: HD HS tiếp cận cận văn bản bằng cách diễn xuất (đóng vai II. Đọc hiểu văn bản 16
- theo kịch bản đã chuẩn bị trước) 1. Đọc văn bản Mục đích: giúp học sinh có cảm nhận ban đầu về cốt truyện, các nhân vật; tạo không khí sinh động, hấp dẫn cho giờ học. Chuyển giao nhiệm vụ: + HS: diễn xuất (20 phút) (Phụ lục 1) + Những học sinh không trực tiếp tham gia sẽ thực hiện việc quan sát (chuẩn bị giấy note sẵn sàng nhận xét). Học sinh thực hiện nhiệm vụ GV tổ chức thảo luận, đánh giá. CH1: Cảm nhận của các em khi xem xong phần diễn kịch của các bạn Dự kiến câu trả lời: + Giúp hiểu nội dung tác phẩm qua những hình ảnh trực quan + Hiểu rõ hơn tính cách nhân vật Tấm, Cám, mụ Gì ghẻ? + Giờ học sinh động, hấp dẫn hơn + Phát huy được năng khiếu của các bạn CH2: Nhận xét về kịch bản và diễn xuất của các bạn Dự kiến câu trả lời: + Việc dựng kịch bản bám sát tác phẩm, dễ hiểu. + Đánh giá về việc nhân vật nào diễn xuất ấn tượng; nhân vật nào còn mờ nhạt. CH 3: (Dành cho 2 diễn viên đóng Tấm và Cám): Em suy nghĩ về nhân vật của mình 17
- Dự kiến câu trả lời: Tấm: Nhân vật hiền lành, nội tâm; phần sau trỗi dậy mạnh mẽ để dành quyền sống, quyền hạnh phúc nhưng bản chất vẫn không thay đổi Cám: khó diễn hơn tấm vì tính cách nhân vật; Cám đại diện cho cái ác,... Giáo viên: Như vậy, với việc kịch hóa một câu chuyện cổ tích do các bạn tự viết kịch bản và diễn; chúng ta thấy được năng lực của các bạn rất tốt; thấy được sự hợp tác của các bạn vì sự thành công của vở kịch. Qua vở kịch, chúng ta bước đầu đã nắm được nội dung cốt truyện và tính cách của từng nhân vật. Đó chính là tiền đề để giúp chúng ta học tốt hơn Truyện cổ tích Tấm Cám GV hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản trong tác phẩm xuất hiện các mối quan hệ ứng xử giữa các nhân vật nào? Trong đó mối quan hệ nào là chủ yếu? Học sinh trả lời + ứng xử cha con (Tấm cha) 2. Đọc hiểu chi tiết + ứng xử giữa Tấm dì ghẻ 1. Văn hóa gia đình văn hóa ứng xử + ứng xử giữa Tấm Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám + ứng xử giữa Tấm vua + ứng xử giữa Tấm bà lão hàng nước Như vậy, trong các mối quan hệ trên ta thấy những mqh sau là chủ yêu: + ứng xử giữa Tấm dì ghẻ + ứng xử giữa Tấm Cám 18
- + ứng xử giữa Tấm vua Và chúng ta nhận ra đó là mqh giữa những con người trong 1 gia đình (dì ghẻ con chồng, 2 chị em cùng cha khác mẹ, vợ chồng). Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia đình qua truyện cổ tích Tấm Cám Giáo viên chia 3 tổ, mỗi tổ chia thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm giải quyết 1 nhiệm vụ + nhóm 1: ứng xử giữa Tấm và dì ghẻ + nhóm 2: ứng xử giữa Tấm Cám + nhóm 3: ứng xử giữa Tấm vua Phiếu học tập: CH1: những chi tiết nào trong truyện đã thể hiện rõ nhất những quan hệ ứng xử này? a. Ứng xử giữa Tấm mẹ kế CH2: Em có nhận xét gì về các mối * Trước khi Tấm trở thành hoàng quan hệ này? Lý giải? hậu: CH3: Em có nhận xét gì lối ứng xử Lối ứng xử của Dì ghẻ với Tấm: giữa các nhân vật với nhau? + Dì ghẻ dồn hết việc nhà cho Tấm: Đại diện nhóm 1 trình bày mối chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt quan hệ giữa Gì ghẻ với Tấm. Các bèo… nhóm khác đối chiếu bổ sung + Dì ghẻ lừa Tấm giết cá bống ăn thịt + Dì ghẻ không cho Tấm đi dự hội: trộn lẫn thóc, gạo, bắt Tấm nhặt + Khi Tấm đi thử giày, mụ dì ghẻ bĩu môi khinh bỉ tình cảm giữa Tấm và dì ghẻ ngày 1 căng thẳng và trở thành mâu thuẫn, xung đột. Lối ứng xử của Tấm với dì ghẻ: ngoan ngoãn, vâng lời; còn người dì 19
- ghẻ luôn tìm cách hãm hại Tấm mối quan hệ đầy mâu thuẫn, đố kị trong gia đình có mẹ kế con chồng. Mà ông cha ta đã từng có câu: Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng *Sau khi Tấm thành hoàng hậu Giáo viên giảng: + Dì ghẻ tìm cách tiêu diệt Tấm: lừa Sự bất công thể hiện không Tấm trèo cau, giết Tấm; đưa Cám vào chỉ ở những gì mà mụ dì ghẻ đối xử cung thay thế Tấm. với Tấm kiểu con yêu con ghét, mà mầm mống ấy đã nảy nở sang người + Dì ghẻ trở thành trợ thủ đặc lực giúp em khác mẹ với cô là Cấm dẫn đến Cám giết Tấm những hành động tàn độc của Cám mâu thuẫn ngày càng trở nên gay sau này gắt, quyết liệt Đại diện nhóm 2 trình bày 1 mối quan hệ. Các nhóm khác đối chiếu bổ sung b. Ứng xử giữa Tấm Cám (2 chị em cùng cha khác mẹ) GV: Theo em tại sao Cám lại tàn ác * Trước khi Tấm trở thành hoàng như vậy? hậu: HS: Sự đố kị, lòng ích kỉ, lòng tham Tấm: thành thật, nhường nhịn Cám của Cám với sự đồng thuận và tác động của mẹ Cám: đố kị, gian xảo, dối trá GV: Tấm kiện cường sống; Cám + lười biếng, ham chơi, không chịu làm quyết tâm truy sát. Theo em, dân gian gì cả xây dựng hai nhân vật này này để + lừa Tấm, trút hết giỏ tép, giành phần gửi gắm vấn đề gì của cuộc đời thưởng yếm đỏ thực + lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, giết cá HS: là cuộc đấu tranh của cái thiện bống ăn thịt và cái ác xuất phát từ sự đố kị nhỏ nhặt, tình 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p |
322 |
48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p |
194 |
22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p |
44 |
13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p |
144 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p |
60 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p |
35 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p |
29 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p |
23 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p |
31 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p |
17 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p |
90 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p |
23 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p |
23 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p |
21 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p |
38 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p |
22 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p |
15 |
3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p |
36 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)