Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khi học bài thơ “Xuất dương lưu biệt” vừa mở rộng phạm vi hướng tới giáo dục học sinh viết những bài văn nghị luận về vấn đề xã hội được rút ra từ văn bản. Từ đó góp phần đào tạo các thế hệ học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có tư tưởng đạo đức đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, trung thực, thật thà, giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, đất nước…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY VĂN BẢN XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT (PHAN BỘI CHÂU) KẾT HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH KHỐI 1 Lĩnh vực: Ngữ Văn Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Tổ bộ môn: Văn - Anh Số điện thoại: 0941085222 Năm thực hiện: 2020 – 2021
- MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................. 1 1.1 Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4. Phương phápnghiêncứu.................................................................... 3 1. 5. Những đóng góp của đề tài………………………………………… 3 1.6. Cấu trúc đề tài………………… …………….……………………….. 3 1.7. Kế hoạch nghiên cứu……...…………………………………………. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................... 5 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ............................................................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 5 1.2. Cở sở thực tiễn………………………………………………………… 6 II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN “ XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT” NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH………….. 8 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh……………………… 8 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa dạy học Ngữ văn và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh…………………………………………………………… 9 3. Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua dạy – học văn bản “ Xuất dương lưu biệt”……………………………………… 11 3.1. Xác định nội dung trong bài học để giáo dục tư tưởng đạo đức……… 11 3.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẫm mĩ khi dạy “Xuất dương lưu biệt”- một cách làm hay trong giáo dục tư tưởng HS……………………………. 12 3.3. Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong giờ học………………………………………………………………………… 13 3.4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT nói chung và HS khối 11 nói riêng………………………………………… 14
- III. GIÁO ÁN VÀ HỒ SƠ MINH CHỨNG……………………….……. 18 1. Giáo án phát triển năng lực bài “Xuất dương lưu biệt” ………………... 18 2. Các hồ sơ minh chứng…………...…………………………………… 31 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………….……………….….. 44 1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ………………………………..……... 44 2. Nội dung thực nghiệm sư phạm……………………………......……… 44 3. Đối tượng thực nghiệm …………………………………...…………..... 44 4. Tiến hành thực nghiệm …………………………….………....………… 44 4.1. Chuẩn bị cho TNSP …………………………………....…………… 44 4.2. Phương pháp thực nghiệm ………………………………........…….... 44 5. Kết quả thực nghiệm ………………………...…………….........……..... 45 PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN ……………………………..…………...... 46 I. Đóng góp của đề tài……………………..……………………...……... 46 II. Khả năng mở rộng, phát triển của đề tài…………………………… 47 III. Một số kiến nghị đề xuất ……………………………………………. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 49 PHỤ LỤC ………………………………………………………..……….. 50
- DANH MỤC VIẾT TẮT THPT: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GV: GIÁO VIÊN HS: HỌC SINH SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GD&ĐT: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NQ/TW: NGHỊ QUYẾT/ TRUNG ƯƠNG TNSP: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TN: THỰC NGHIỆM NL: NĂNG LỰC PPCT: PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phải đổi mới phương pháp để phát huy được khả năng sáng tạo của người học. Đây là yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về mặt phương pháp nhằm khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều đồng thời hình thành và rèn luyện lối tư duy sáng tạo ở học sinh. Đặc biệt đối với môn Ngữ Văn, ngoài việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, có năng lực giao tiếp, nhận thức cuộc sống, môn học cũng góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẫm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học ngữ văn bằng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức để nâng cao hiệu quả giờ học và hình thành những phẩm chất, năng lực cho học sinh là điều rất cần thiết. Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục, là người GV phải luôn hướng đến hình thành những nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Mỗi người giáo viên, với vai trò trách nhiệm nghề giáo không chỉ hướng dẫn, khơi gợi học sinh khám phá tri thức khoa học mà cần giáo dục tư tưởng đạo đức để mỗi ngày hoàn thiện nhân cách, để sau này trở thành những công dân tốt, những người sống có ích cho xã hội. Trong một xã hội có giáo dục, mối quan hệ giữa con người và con người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế xã hội, sẽ tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đem đến cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai”. Cũng vì vậy, giáo dục đạo đức chính là một mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông từ xưa đến nay. Bởi, nó tác động đến đối tượng giáo dục để từ đó hình thành những nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp theo chuẩn mực xã hội; hiểu được những khái niệm về công bằng, về cái thiện, cái đẹp, cái ác, cái xấu xa, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Chỉ khi được giáo dục tốt, con người mới
- sống có ích cho gia đình và xã hội. Rộng hơn, trong một xã hội có giáo dục, mối quan hệ giữa con người và con người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế xã hội, sẽ tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đem đến cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau. Cùng với nhiều hình thức giáo dục khác, giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống cho HS thông qua việc dạy- học Ngữ văn là cách làm hiệu quả. Bởi, Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẫm mĩ – nhân văn, ngoài giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những tình cảm lành mạnh, nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha…Thông qua các văn bản ngôn từ, những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng các hoạt động đọc, viết, nói, nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Bởi lẽ, đối tượng trung tâm của văn học chính là con người. Theo M. Gorki, “Văn học là nhân học”. Một trong những đơn vị bài học trong chương trình Ngữ văn THPT có khả năng giáo dục đạo đức tư tưởng cho HS là văn bản “Xuất dương lưu biệt” (Ngữ văn 11, tập 1). Bởi tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Từ chí làm trai “ phải lạ” của Phan Bội Châu, GV có thể giáo dục học sinh được rất nhiều bài học quý giá về tư tưởng đúng đắn, đạo đức cao cả của con người. Như vậy, có thể thấy giá trị tư tưởng đạo đức của “Lưu biệt khi xuất dương” là rất lớn, có giá trị với mọi thời đại, với mọi thế hệ HS. Văn học nói chung, văn bản “Xuất dương lưu biệt” nói riêng có những giá trị to lớn như vậy trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS nhưng hiện nay một số giáo viên có nhận thức chưa thật sự đúng đắn, sâu sắc ưu thế của nó.Là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi muốn mỗi giờ văn có một giá trị riêng, vừa tìm tòi những phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh vừa thông qua những bài dạy của mình gợi nhắc một số kĩ năng cần thiết, khơi gợi ở các em những tình cảm, ý thức tốt đẹp…Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11”. Đề tài đã được áp dụng thành công trong dạy học bài thơ “Xuất dương lưu biệt” những năm gần đây và được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá và đề xuất dự xét sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành. 1.2.Mục đích nghiên cứu - Khẳng định vai trò của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT qua giờ học môn Ngữ Văn. - Vừa đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khi học bài thơ “Xuất dương lưu biệt” vừa mở rộng phạm vi
- hướng tới giáo dục học sinh viết những bài văn nghị luận về vấn đề xã hội được rút ra từ văn bản. Từ đó góp phần đào tạo các thế hệ học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có tư tưởng đạo đức đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, trung thực, thật thà, giàu lòng nhân ái, có trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, đất nước… 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 11A1, 11A4, 11A6 trường THPT Hoàng Mai 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp khảo sát và đánh giá tình hình thực tế 1.5. Những đóng góp của đề tài - Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh khối 11 nói riêng. - Đề xuất các giải pháp dạy học tích cực hướng tới yêu cầu ĐỌC – VIẾT – NÓI- NGHE kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cá nhân đối với Đất Nước đồng thời phát triển năng lực trải nghiệm, sáng tạo cho HS. - Áp dụng vào bài “Xuất dương lưu biệt” ( Phan Bội Châu) nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức và phát triển năng trải nghiệm sáng tạo của học sinh THPT nói chung và HS khối 11 trường THPT Hoàng Mai 2 nói riêng. 1.6. Cấu trúc của đề tài Gồm 3 phần - Phần mở đầu - Phần nội dung I. Cơ sở khoa học II. Các biện pháp dạy học văn bản “Xuất dương lưu biệt” nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh III. Giáo án và hồ sơ minh chứng - Phần kết luận và kiến nghị 1.7. Kế hoạch nghiên cứu STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Tháng 5/2020 Hình thành ý tưởng và Bản đề cương chi chọn đề tài, viết đề cương tiết nghiên cứu
- 2 Tháng 6,7,8,9,10 - Nghiên cứu lí luận dạy - Tập hợp lý thuyết học, phương pháp dạy của đề tài. học tích cực của bộ môn - Xử lý số liệu khảo - Khảo sát thực trạng, sát được. tổng hợp số liệu năm - Tổng hợp ý kiến của trước. đồng nghiệp. - Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 3 Tháng 11,12 và - Kiểm tra trước thực - Xử lý kết quả trước Tháng 1/2021 nghiệm. khi thử nghiệm đề - Áp dụng thực nghiệm: tài. Dạy văn bản, ra đề kiểm - Tổng hợp và xử lý tra, ra bài tập về nhà kết quả thử nghiệm đề tài. 4 Tháng 1, 2,3 Viết và hoàn thành sáng Sáng kiến kinh kiến kinh nghiệm nghiệm chính thức chấm cấp trường 5 Tháng 3 Chỉnh sửa, bổ sung sáng Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm sau khi kiến nộp Sở chấm cấp trường
- PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Theo Điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.(Luật giáo dục 2005). Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng yêu cầu bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. Năm học 2019-2020, ngành giáo dục tập trung thực hiện các Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là triển hai có hiệu quả Kết luận số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quán triệt phương châm hành động “bứt phá” của Chính phủ để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ kiến thức áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29- NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Trong nhà trường, cùng với việc giảng dạy đem lại tri thức thì việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong mỗi trường học đều có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” đây không chỉ là khẩu hiệu mà là nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong suốt quá trình dạy - học nói chung. Được giáo dục tốt các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy trong mỗi
- giờ học, mỗi môn học đều có thể lồng ghép, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh một cách phù hợp, đặc biệt là môn Ngữ Văn. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẫm mĩ – nhân văn, ngoài giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những tình cảm lành mạnh, nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha…Thông qua các văn bản ngôn từ, những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng các hoạt động đọc, viết, nói, nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Trong chương trình môn Ngữ Văn, bên cạnh tấm gương - Hồ Chí Minh (1890-1969), lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Thì Phan Bội Châu ( 1867-1940), là một nhà yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”. Và là một nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình với tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của thơ văn Cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX… Là những tấm gương sáng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở mọi thời đại. Như vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là rất cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT đã nhiều năm, tuy nhiên môi trường tôi dạy không phải là trường chuyên lớp chọn, trường chúng tôi mới thành lập, học sinh có điểm đầu vào còn thấp, yếu… Đối tượng học sinh của tôi ít xuất sắc, giỏi mà chủ yếu là học sinh đại trà với lực học chủ yếu là khá, trung bình, yếu… Nên tôi nhận thấy, bên cạnh những học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập, có lối sống lành mạnh thì còn không ít những học sinh có biểu hiện đi xuống về mặt tư tưởng đạo đức khiến cho nhà trường, giáo viên tâm huyết đều trăn trở. Biểu hiện cụ thể của những tư tưởng đạo đức chưa chuẩn mực ở học sinh: + Lối sống ích kỉ, vô cảm, giả dối, quá đề cao cái tôi cá nhân.. + Thiếu sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau + Có thái độ, hành vi, lời nói vô lễ với thầy cô, cha mẹ, anh chị… + Thiếu ý thức trách nhiệm đối với tập thể, với gia đình… Qua tìm hiểu tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tuy nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị trường, ngoài những thành tựu rất đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội , văn hóa, giáo dục thì mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Kết hợp sự phát triển của công nghệ với Internet sử dụng dễ dàng nhiều điều thú vị hấp dẫn nhưng học sinh không sử dụng như một phương tiện học tập thông minh mà dùng vào việc giải trí chiếm rất nhiều thời gian, dễ dẫn đến vô cảm, thờ ơ…. Về phía gia đình: Do nuông chiều con thái quá, do một số phụ huynh nhận thức lệch lạc không có tri thức về giáo dục con cái; sử dụng quyền uy bố mẹ một cách cực đoan, tấm gương phản diện của bố mẹ, người thân; những hoàn cảnh éo le hoặc bị đối xử vũ lực, thiếu sự quan tâm của gia đình… Về phía giáo viên: Đa số giáo viên tâm huyết, có trách nhiệm, quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn một số hạn chế do: + Đã có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy nhưng chưa thực sự phù hợp với học sinh có trình độ nhận thức yếu, kém + Một số giáo viên chưa linh hoạt, còn tham nhiều kiến thức … + Do sĩ số lớp đông nên rất khó để theo sát, kèm cặp từng học sinh trong giờ học nên còn “bỏ sót” một số học sinh. Về phía học sinh: + Nhiều học sinh bị hổng kiến thức về kĩ năng viết văn và năng lực cảm thụ tác phẩm văn học từ cấp THCS + Nhiều học sinh do mải chơi, đua đòi, học yếu nên lười học, không có ý thức làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Đa số các em xuất thân trong gia đình làm nghề nông, kinh tế còn nghèo, bố mẹ lo kiếm sống nên không quan tâm đúng mức, nhiều em phải làm việc phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian học tập… Hiện nay trước tình hình thực tế đó mỗi giáo viên đang nỗ lực không ngừng để đổi mới phương pháp dạy học với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh trong học tập, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh nhưng để làm được điều đó không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi một quá trình dài mà bản thân cả người dạy và người học đều phải cố gắng hết mình. Riêng bộ môn Ngữ văn, thì đây lại là một thử thách khá lớn, hiện nay theo nhiều những số liệu điều tra thì học sinh vẫn chưa thật sự hứng thú và mặn mà với môn Văn, đặc biệt là những tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX. Để có được kết quả cụ thể về hiểu bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu), nhận thức được bài học đạo đức từ văn bản và áp dụng vào thực tiễn đời sống, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 3 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy ở năm học
- trước: 11A1, 11A4, 11A6 với tổng số 120 học sinh thông qua phiếu điều tra như sau: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ LƯỢNG TỈ LỆ Nắm được yêu cầu cơ bản của bài học 78/120 65% Nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức 45/120 37,5% từ văn bản Chưa nhận thức được bài học đạo đức từ 50/120 41,6% văn bản Từ số liệu trên có thể nói, chỉ nắm được yêu cầu cơ bản của bài học là chưa đủ ( 65%) để hình thành những phẩm chất và năng lực trong mỗi tiết học cần hướng dẫn học sinh nhận thức và áp dụng bài học tư tưởng đạo đức từ văn bản vào viết bài văn nghị luận xã hội, áp dụng vào thực tiễn đời sống…Số học sinh nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức (37,5%), số học sinh chưa nhận thức được bài học đạo đức từ văn bản còn nhiều (41,6%). Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên để nghề giáo không chỉ dạy “Chữ” mà còn dạy “Người”, cần tìm ra những biện pháp thật hiệu quả để giúp học sinh không chỉ hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học mà còn giúp học sinh nhận thức được những bài học đạo đức rút ra từ văn bản. Đây là một hướng đi đúng với bản chất của yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể và dạy Văn theo tinh thần đổi mới. II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN “XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT” NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bác Hồ đã dạy “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai” ( trích Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày 12/6/1956). Một trong những môn học kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh hiệu quả chính là môn Ngữ Văn. Đối tượng trung tâm của văn học chính là con người. Theo M. Gorki, “Văn học là nhân học” có nghĩa là: Văn học là khoa học về con người. Trong bất kì thời đại nào, con người luôn trở thành đối tượng trung tâm của văn học. Các Mác cũng đã từng nói: “ Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới”. Mà bản chất của văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt
- đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào văn học gắn chặt với cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó. Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Nhà thơ Tố Hữu đã từng phát biểu: “ Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẫm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “ Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Văn học với những giá trị to lớn như thế nhưng hiện nay một số học sinh đang thờ ơ với môn Văn và cho rằng “ học văn để làm gì?, học văn lựa chọn ít trường, học văn không kiếm được nhiều tiền...” Có lẽ do các em không có đam mê, chưa nhận thức được giá trị đích thực của văn chương. Mỗi người trong chúng ta muốn thành công trong lĩnh vực nào của cuộc sống đều cần có vốn sống và vốn ngôn ngữ mà văn chương mang lại. Vì vậy, theo tôi cần phải kéo văn chương trở về với cuộc sống, vận dụng những vấn đề từ tác phẩm vào cuộc sống thực tiễn để các em thấy văn chương gần gũi, thân thiết, cần quan tâm. Dạy văn là dạy làm người, là dạy cho học sinh hình thành những kĩ năng sống, cách giao tiếp, ứng xử giúp học sinh hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy trong mỗi giờ dạy người giáo viên cần kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Trong mỗi tác phẩm văn học, ta có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn đồng thời có thể dạy cái hay cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống… Từ những cơ sở trên ta có thể khẳng định môn Văn có vai trò, tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Không phải ngẫu nhiên tôi nêu ra vấn đề trên mà nó sẽ là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng để chúng ta hiểu rõ hơn sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua giờ dạy văn, qua tác phẩm văn học trong nhà trường. 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa dạy học Ngữ văn và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương
- pháp đánh giá phù hợp phù hợp mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Giáo dục ngôn ngữ và văn học có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, cần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm, hình thành phát triển cho học sinh những năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, nănglực văn học. Như vậy, môn Ngữ văn củng cố các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và nănglực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản ngị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết. Trên tinh thần đổi mới đó đối với một giờ dạy văn, ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức rất cần được chú trọng. Vì vậy, hoạt động dạy và học văn phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, giúp học sinh có thể tiếp thu cũng như có cái nhìn toàn diện về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Từ đó, giúp học sinh rút ra bài học về tư tưởng đạo đức và vận dụng vào bản thân. Vậy việc giáo dục tư tưởng đạo đức trong giờ dạy văn được nhìn nhận và đánh giá như thế nào trong nhà trường Trung học phổ thông? Nhìn chung các thầy cô giáo luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn, tìm tòi đổi mới phương pháp, tìm những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh… để đảm nhận vai trò giảng dạy môn Ngữ văn. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, rèn luyện kĩ năng và các năng lực cảm thụ văn chương, các giáo viên cũng luôn chú ý giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh để mỗi giờ văn không chỉ là giờ học chữ mà còn là giờ học làm người. Nhưng trên thực tế, áp lực thi cử, áp lực thi đua điểm số, chất lượng đã khiến nhiều trường, nhiều thầy cô chỉ quan tâm đến việc cung cấp, hướng dẫn tìm hiểu kiến thức khoa học thuần túy mà chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ học. Vì vậy dẫn đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn đạt hiệu quả chưa cao. Giáo dục tư tưởng đạo đức luôn gắn với nội dung bài học tác phẩm văn học. Có như vậy mới giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu tác phẩm đồng thời tạo hứng thú học môn Văn. Học sinh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên tự tìm cho mình cách tiếp cận, cách cảm thụ tốt nhất để từ đó hiểu sâu sắc hơn, bao quát hơn những vấn đề mình đã biết và chưa biết. Hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức phải gắn liền với hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh. Hai hoạt động này phải đi đôi, gắn bó với nhau để tạo ra một giờ học văn sôi nổi, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao nhất. 3. Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy – học văn bản “Xuất dương lưu biệt”
- 3.1 Xác định nội dung trong bài học để giáo dục tư tưởng đạo đức Thông qua giờ đọc văn giúp học sinh nhận ra những giá trị tư tưởng đạo đức trong tác phẩm “Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu). Phan Bội Châu được coi là một trong những anh hùng kiệt xuất có tầm ảnh hưởng lớn đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, tình yêu đất nước, khát vọng hòa bình và ý chí đấu tranh của ông luôn là ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết, đam mê cho nhiều thế hệ. Và thơ ca chính là mặt trận để ông bộc lộ điều ấy. “Lưu biệt khi xuất dương” là một bài thơ như thế, ra đời vào thời điểm nhà thơ chuẩn bị lên đường sang Nhật để thực hiện chí lớn. Tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Từ chí làm trai “ phải lạ” của Phan Bội Châu, giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, giúp học sinh nhận thức được trong cuộc sống con người phải luôn chủ động, mạnh mẽ, dám đương đầu và vượt qua những thử thách của cuộc sống. Cũng là khẳng định bản thân mình trước cuộc đời, trước mọi người nhưng cái chí làm trai dưới cách thể hiện của Phan Bội Châu lại trở nên kì vĩ, lớn lao. Bởi nó được đặt trong một không gian đặc biệt, đó là vũ trụ. Làm trai phải lạ là phải làm được những việc kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Muốn làm được điều ấy, người quân tử phải được đặt trong một không gian không thể tầm thường được mà phải là càn khôn. Đã là đấng nam nhi đâu thể thụ động phó mặc cho tạo hóa xoay vần, mà phải chủ động, dấn thân thay đổi cả càn khôn, trời đất, cải tạo cả vũ trụ, giang sơn. Mạnh mẽ hơn là phải biết sống hiển hách, dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa, đất nước lâm nguy thì ra tay cứu nước, thay đổi lịch sử. Ý thơ còn mang ý nghĩa khích lệ các thanh niên trong thời đại mới, biết đứng lên tự lực, tự cường, theo đuổi lí tưởng cao đẹp, phụng sự cho Tổ quốc. Đặt trong bối cảnh ra đời của bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc khải hoàn ca đầy hùng tráng về ý chí và tinh thần yêu nước. Giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân cho học sinh. Trong bài thơ, Phan Bội Châu đã nêu lên được ý thức trách nhiệm đầy khẳng khái của bản thân mình,“ Trong khoảng trăm năm cần có tớ/ Sau này muôn thuở há không ai?”. Có thể hiểu trong khoảng trăm năm này không thể thiếu ta được. Ta phải trở thành nhân vật lịch sử, ta có sứ mệnh xoay chuyển càn khôn để thay đổi cả bộ mặt lịch sử của thế kỉ này. Ý thức cá nhân được vươn cao, vươn rộng theo theo không gian, vươn dài theo cả thời gian nâng tầm nhận thức cao cả về sứ mệnh của con người trước lịch sử. Cái tôi vừa lãng mạn vừa kiêu hùng. Phan Bội Châu đã dùng chính tráng chí, lí tưởng cao đẹp của mình làm tấm gương sáng, cũng như đặt những những bước chân đầu tiên cho con đường cách mạng tiên tiến của dân tộc, của thanh niên Việt Nam. Thức tỉnh trong họ những nhận thức về tinh thần cách mạng, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của người thanh niên và sự tự tin sẵn sàng đối mặt với sóng gió
- của bậc đại trượng phu. Trước những giá trị tư tưởng to lớn mà bài học mang lại, học sinh ngày nay phải biết trân trọng, giữ gìn, phát huy tinh thần cao cả và phải biết vận dụng vào cuộc sống thực tiễn, để bản thân có những tư tưởng đúng đắn, có những việc làm, hành động có ý nghĩa thiết thực. Giáo dục học sinh nhận thức đúng vai trò của việc học, học đi đôi với hành, học gắn với thực tiễn cuộc sống. Trong hai câu thơ “Non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” một lần nữa Phan Bội Châu lại cho chúng ta thấy tầm nhận thức tân tiến của một nhà nho yêu nước, một nhà cách mạng kiểu mới trước tình hình dân tộc, trước sự suy thoái của chế độ phong kiến và nền nho học đang mất dần vị thế vốn có của mình. Phan Bội Châu là một nhà nho chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nền giáo dục phong kiến từ thuở thiếu thời nhưng ông không cố chấp ôm khư khư giấc mộng hão huyền về việc phục hưng những thứ vốn đã cũ kĩ, lạc hậu mà trái lại ông chính là một trong những người đầu tiên nhìn thẳng vào vấn đề, bóc trần sự tụt hậu của Nho học, vạch rõ nguyên nhân khiến đất nước rơi vào tình trạng yếu hèn. Không phủ nhận rằng Nho học là một kho tàng rộng lớn, mang đến cho con người sự giáo dục tốt đẹp nhưng trước thực trạng đất nước lúc bấy giờ một đất nước không có chủ quyền, không có tự do, triều đình phong kiến bù nhìn thì nó chỉ đem lại những ảo vọng không có thực, không có ích trong việc diệt giặc thù, giành lại chủ quyền dân tộc. Việc phủ nhận nền Nho học vốn đã gắn bó với mình bao nhiêu lâu ấy quả thực là nỗi đau xót vô cùng lớn của tác giả nhưng với lí tưởng cao đẹp và lòng quyết tâm của một chí sĩ yêu nước thì không nỗi đau nào có thể vượt qua được nỗi đau mất nước. Vậy với học sinh ngày nay, được sống trong một xã hội hòa bình, phát triển, hội nhập, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, các em có suy nghĩ gì? Đã làm được gì? Đã thay đổi bản thân như thế nào? Đã vận dụng kiến thức của mình vào thực tiễn cuộc sống ra sao?...Tất cả những băn khoăn này giáo viên cần tìm hiểu, hướng dẫn, giáo dục để học sinh có những nhận thức đúng đắn, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, bước ra cuộc đời trở thành những con người có ích cho xã hội. 3.2 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ khi dạy “Xuất dương lưu biệt”- một cách làm hay trong giáo dục tư tưởng đạo đức HS Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực người học. Môn Ngữ văn là môn học chiếm nhiều ưu thế nhất để hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ, thông qua hoạt động : Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản; rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Năng lực thẩm mĩ là một trong 10 năng lực cốt lõi trong yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục. Giáo dục thẩm mĩ đem lại hiệu quả hoàn thiện con người cao nhất. Giáo dục thẩm mĩ giúp học sinh hình thành năng lực cảm thụ và nhận thức đúng đắn về cái đẹp, biết thưởng thức, sáng tạo, nhân rộng cái đẹp và hạn chế cái xấu, cái ác từ đó hình thành nhân cách, hành vi ứng xử đẹp trong cộng đồng. Đọc văn học không chỉ là cách lĩnh hội tri thức mà còn là cách để thanh lọc tâm hồn con người, hướng thiện. Trong quá trình tiếp nhận văn học, người đọc đồng
- sáng tạo, năng lực thẫm mĩ của chủ thể học sinh sẽ được bộc lộ và bồi dưỡng: tư tưởng, tình cảm, nhận thức, kinh nghiệm bản thân về cuộc sống...Cảm thụ tác phẩm văn học là hành trình khám phá, cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Từ vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, có những đánh giá cái đẹp đúng đắn nhất, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm ...Tât cả những điều đó, theo quá trình đúc kết thành lí tưởng thẩm mĩ in sâu trong tâm hồn, tạo thành nhân cách, phẩm chất đẹp. Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nói: “ Thơ là thơ, nhưng đồng thời là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng”. Tính nhạc trong văn học được tạo nên từ đặc điểm tiếng Việt giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, thay đổi âm thanh trầm bổng giữa thanh bằng – thanh trắc ... Mỗi âm tiết tiếng Việt như một nốt nhạc và nhịp là yếu tố then chốt để tổ chức lời thơ, gắn bó mật thiết với phương diện âm thanh. Cả bài thơ “Xuất dương lưu biệt” không sử dụng ngôn từ bay bổng, hoa mĩ nhưng vẫn toát lên một giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ. Bởi ẩn chứa trong đó là những tình cảm thiết tha; là ý thức trách nhiệm to lớn trước lịch sử dân tộc; là nhiệt huyết sục sôi cứu nước của nhà thơ – nhà yêu nước Phan Bội Châu. 3.3 Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong giờ học Thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy với mục tiêu học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo, biết làm gì sau khi học, biết vận dụng kiến thức bộ môn và kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong cuộc sống đòi hỏi trong mỗi tiết dạy môn Ngữ văn cần tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết hợp tác, tính nhân ái, lòng yêu thương, bao dung, nhân hậu, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, ý thức tổ chức kỉ luật... Đến với bài thơ “Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu), người giáo viên ngoài việc kết hợp nhiều phương pháp không chỉ giúp học sinh nhận thức, khám phá, lĩnh hội được những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà còn hướng đến giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh đó là tinh thần yêu nước; là ý thức trách nhiệm cá nhân đối với đất nước, với tập thể, với gia đình; vai trò việc học tập của bản thân trong thời đại mới. Ngoài tích hợp các nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cần kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức, xây dựng kế hoạch, kĩ năng tư duy logic, phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, xử lí các tình huống khi gặp nguy hiểm trong cuộc sống... 3.4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, sinh hoạt dước cờ, sinh hoạt chủ nhiệm với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh khối 11 nói riêng Hoạt động ngoại khóa, các hoạt động câu lạc bộ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ… với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh đóng một vai trò
- quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện và trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong những năm gần đây nhiều trường THPT đã chú trọng và thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh với nhiều nội dung phong phú, đa dạng như giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật, tìm hiểu văn hóa địa phương, tìm hiểu mô hình kinh tế giỏi, học tập qua bài hát ngoại ngữ, văn học..bằng nhiều hình thức khác nhau : tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ văn học, sân khấu hóa, tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử, các mô hình kinh tế giỏi của các công ty trên địa bàn tỉnh… Những hoạt động đó đã thực sự gây hứng thú và đem lại nhiều kĩ năng, kiến thức thực tế cho phần lớn học sinh tham gia. Hoạt động ngoài giờ lên lớp với hình thức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ… giúp học sinh không chỉ củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học mà giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan đối với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội. Giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do cuộc sống thực tiễn đặt ra. Từ đó học sinh biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, từng bước làm phong phú thêm những kinh nghiệm thực tế xã hội. Các buổi, các tiết hoạt động ngoài giờ đó còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng, biết kính yêu, trân trọng cái đẹp, cái thiện, biết phê phán những cái xấu, cái ác, cái lỗi thời không phù hợp. Sau bài học giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiếp tục tìm hiểu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống bằng các bài tập cụ thể, rèn luyện năng lực tạo lập văn bản không chỉ qua các bài văn nghị luận văn học mà còn bày tỏ suy nghĩ về các vấn đề xã hội, thực hành viết các bài văn nghị luận xã hội. Từ đó các em không chỉ chiếm lĩnh được tri thức văn học mà còn làm chủ kiến thức của mình trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt câu lạc bộ nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh khối 11 với chủ đề: Suy nghĩ về ý thức và trách nhiệm của thanh niên ngày nay với đất nước? * Mục tiêu của hoạt động - Giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, đối với tập thể - Có ý thức và trách nhiệm với gia đình, bản thân - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc - Hình thành các kĩ năng hoạt động tập thể: xây dựng kế hoạch, triển khai công việc, thuyết trình trước tập thể, tự đánh giá kết quả công việc… - Giúp các em hiểu nhau, thông cảm cho nhau, xây dựng và gắn bó tình đoàn kết trong tập thể * Tiến hành hoạt động
- - Bước 1: Xác định nội dung cần phát biểu - Bước 2: Dự kiến đề cương, xây dựng nội dung cần phát biểu ( Những nội dung này đã được học sinh chuẩn bị trước ở nhà theo hình thức: lập dàn ý hoặc viết bài văn hoàn chỉnh về chủ đề đã cho) - Bước 3: Tổ chức cho học sinh phát biểu + Giáo viên gọi một số học sinh trình bày bài viết, sản phẩm của mình + Cho các nhóm, cá nhân khác nhận xét cách trình bày, giọng nói, cử chỉ, thái độ và bổ sung nội dung cho bạn và nhóm bạn - Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ( Đồng thời giáo viên thu tất cả bài viết của học sinh và chấm điểm, khảo sát năng lực cá nhân, năng lực tạo lập văn bản) * Kết quả của hoạt động - Hầu hết các em đều thích thú, hăng say khi được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được trình bày, được nhận xét và được nghe nhận xét góp ý từ bạn . - Các em đều bày tỏ ý thức trách nhiệm của mình trước tập thể, thể hiện tình yêu đất nước qua những việc làm, những khía cạnh khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Các em đều có một lí tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Đồng thời các em nhận thức hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm đối với gia đình, những người thân và những hoạt động của nhà trường, tiếp tục cố gắng phát triển, cống hiến và trưởng thành.
- Hình 1. Học sinh báo cáo sản phẩm Hình 2. Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 321 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 187 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh thông qua tổ chức các hoạt động nhóm tích cực tại trường THPT Lê Lợi
19 p | 58 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 141 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 84 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 36 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn