intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Em làm hướng dẫn viên du lịch - Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn Giáo dục công dân tại trường THPT Con Cuông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Em làm hướng dẫn viên du lịch - Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn Giáo dục công dân tại trường THPT Con Cuông" nhằm giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông; Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; Hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Em làm hướng dẫn viên du lịch - Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn Giáo dục công dân tại trường THPT Con Cuông

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội của con người. Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giáo lưu văn hóa giữa các quốc gia, các vùng miền, Ở nước ta mặc dù ngành du lịch còn khá non trẻ nhưng đã được xác định là một nghành kinh tế quan trọng, sự phát triển du lịch cũng dễ dàng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đối với môn GDCD lớp 11 phần “Các chính sách xã hội” là một nội dung quan trọng của chương trình giáo dục THPT, giảng dạy phần các chính sách xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với học sinh miền núi Con Cuông, qua dạy học phần này học sinh hiểu được thế nào là các chính sách về dân số, việc làm, giáo dục. đào tạo, khoa học công nghệ và văn hóa. Đặc biệt là chính sách về văn hóa đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, biết được các chính sách của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc từ đó giúp các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa địa phương, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa của dân tộc mình. Trong thời đại ngày nay học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, trong đó có những nền văn hóa mới có sức hút mạnh mẽ, nhất là đối với HS dân tộc thiểu số. Điều này làm cho các em dễ xa rời nền văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa bản địa, làm cho một bộ phận không nhỏ các em không còn yêu thích, quý trọng truyền thống văn hóa của địa phương mình, thậm chí muốn rũ bỏ để tiếp cận văn hóa hiện đại. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa trong nhà trường THPT nói chung và tại trường THPT Con Cuông nói riêng đã được đoàn trường, các tổ chuyên môn và các nhóm bộ môn thực hiện, nhưng nhìn chung chưa toàn diện và hiệu quả. Tôi nhận thấy một số GV còn chưa chú trọng nhiều về giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy BSVH địa phương cho HS, do đó nhận thức của các em về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Thậm chí có tình trạng HS còn cho rằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương đó là trách nhiệm của người lớn, của chính quyền. Thực trạng đó đã làm cho các giá trị văn hóa địa phương dần dần mai một. Vì vậy cần phải tìm ra những cách thức để giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa bản địa nói riêng cho HS là điều cấp thiết. Vấn đề này chưa có tác giả nào nghiên cứu chi tiết và đưa ra những giải pháp cụ thể. Nhằm giúp cho HS nhìn nhận sâu sắc và có các thái độ, hành vi đúng đắn trước vấn đề giữ gìn BSVH của địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tìm hiểu tích lũy kiến thức và nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục nước nhà. Từ thực trạng đó chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài “Em làm hướng 1
  2. dẫn viên du lịch - Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT Con Cuông”. để viết sáng kiến kinh nghiệm này. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1.2.1. Mục đích. - Giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông - Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương - Góp phần rèn luyện kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp thông tin; kĩ năng làm việc theo nhóm cho HS, kỹ năng thực hành. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của nội dung giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. + Tham gia đi tham quan, dã ngoại thực tế một số địa điểm du lịch tại huyện Con Cuông. + Quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin. + Vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn để viết bài thu hoạch cá nhân về hiểu biết của bản thân đối với văn hóa, du lịch tại địa phương. + Vận dụng kiến thức đã học về “Chính sách văn hóa” và tham quan thực tiễn để hoàn thành báo cáo và tham gia cuộc thi “ Em làm hướng dẫn viên du lịch” 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 1.3.1. Đối tượng. - Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Con Cuông. - Học sinh lớp 11 trường THPT Con Cuông trong việc giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Kiến thức: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa gắn liền với dạy học môn GDCD cho HS ở trường THPT Con Cuông. 2
  3. - Không gian: Tổ chức cho HS tham quan thực tế một số địa điểm văn hóa tiêu, du lịch tiêu biểu tại địa phương, Tham gia cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu bao gồm: + Phương pháp phân tích, tổng hợp. + Phương pháp hệ thống hóa. + Phương pháp so sánh, đối chiếu. 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tham quan, dã ngoại, thu thập, xử lý thông tin và tham gia cuộc thi từ học sinh qua đó giáo viên rút ra được ưu điểm và hạn chế của đề tài. - Phương pháp điều tra: Mục đích là thu thập những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp cho đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích là so sánh kết quả tác động của ngưới nghiên cứu lên một nhóm lớp - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động - gọi là nhóm đối chứng từ đó thấy được tính hiệu quả của đề tài. 3
  4. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Lí luận chung về bản sắc văn hóa địa phương. 2.1.1.1. Khái niệm về bản sắc văn hóa địa phương. Văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. BSVH địa phương là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được nhân dân địa phương sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của địa phương này so với địa phương khác. Xét về bản chất, BSVH địa phương thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một vùng miền. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa vùng này với vùng khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá bản địa là yếu tố mang sức mạnh tinh thần dân tộc, giúp địa phương vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì bản sắc văn hóa bản địa là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một địa phương trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho địa phương đó giữ vững được tính duy nhất. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy BSVH bản địa đã và đang được nhiều huyện, nhiều tỉnh coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển. 2.1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tham quan, dã ngoại nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông. - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập như tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức của, phát triển trí tuệ của học sinh, giáo dục nhân cách cho học sinh. - Góp phần phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 2.1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.1.2.1. Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học.Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, 4
  5. đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. 2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường. Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. - Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan thực tế, sân khấu hóa. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. - Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè.Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. - Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, doanh nghiệp, những người lao động tiêu biểu ở địa phương. 2.1.2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Qua nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số hình thức dạy 5
  6. học hiệu quả trong môn GDCD thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Tổ chức các trò chơi. Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng. Muốn để cho trò chơi là một con được học tập tích cực đòi hỏi phải có sự chọn lọc, tư duy của người giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức học tập trải nghiệm. Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải nghiệm rõ nét nhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. Tổ chức các cuộc thi. Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngoài không gian trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội dung giáo dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn mang tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục. Nếu như tổ chức cuộc thi chỉ là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết năng lực của người học. Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi giải ô chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh …Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng như giáo dục kĩ năng sống. Dạy học dự án. Dạy học dự án là một trong những hinh thức dạy học phát huy tối đa các năng lực của người học. Bởi vì theo quá trình học tập, HS phải tự học hỏi, nghiên cứu (theo nhóm hoặc cá nhân), kết quả học tập là những sản phẩm cụ thể mang sắc thái riêng của mỗi tác giả. Đây là một hình thức học tập mà HS có nhiều cơ hội TNST. Giáo viên trong quá trình dạy học trên lớp, tùy vào điều kiện thực tế mà có thể tổ chức cho HS tham gia vào các dự án học tập, tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể ở địa phương. Tham quan, dã ngoại. Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em HS được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. 2.1.3. Lí luận về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 2.1.3.1. Giáo dục văn hóa dân tộc. Giáo dục văn hóa địa phương là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho HS phẩm chất, năng lực, trí thức cần thiết về giá trị 6
  7. vật chất và tinh thần, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ... của một địa phương hướng tới sự phát triển toàn diện của người học trong đời sống văn hóa xã hội của địa phương đó. Chính vì vậy, quan tâm đến việc giáo dục văn hóa địa phương là một chủ trương đúng đắn của huyện Con Cuông nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung trong thời gian qua. 2.1.3.2. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục BSVH địa phương là hoạt động có định hướng, có tổ chức nhằm hình thành năng lực nhận thức, ý thức ứng xử đúng đắn với các giá trị văn hóa bản địa và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho HS trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Để HS biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách tự giác, trước hết cần làm cho các em thấy được mối liên hệ cụ thể giữa yếu tố văn hóa truyền thống với sự phát triển hiện nay, tức là hiểu được sự cần thiết và lợi ích của BSVH địa phương xuất phát từ nhu cầu phát triển của HS. Từ đó hình thành thái độ tôn trọng và định hướng các hành vi cá nhân trong đời sống hàng ngày. Giáo dục BSVH địa phương không chỉ đơn thuần là phổ biến tri thức về những giá trị BSVH mà cần xem xét BSVH địa phương trong mối quan hệ với đối tượng bảo tồn và phát huy nó - đó chính là HS. Như vậy, giáo dục BSVH địa phương chính là giáo dục ý thức công dân, giáo dục con người một cách toàn diện. Trong nhà trường, hoạt động này có thể đánh giá tổng thể trên một số lĩnh vực cơ bản như: đạo đức, lối sống, học vấn, trí tuệ... thông qua quá trình tác động có định hướng, có mục đích và GV là người tổ chức, hướng dẫn. 2.1.3.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông. Con Cuông là vùng đất cây lành, trái ngọt, đất rộng, người thưa, cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với lèn, núi hai mùa mưa nắng. Những nơi xa hút, hẻo lãnh bà con bám chặt lấy ruộng, lấy vườn mà sống, lấy công sức để kiếm hạt lúa, hoa màu nuôi sống gia đình. Xa xôi là thế nên việc đi học của các em là quãng đường dài lặn lội với những cái nắng, cái mưa để mong các em có kiến thức mà thay đổi ít nhiều cuộc sống sau này. Mặc dù nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc nhưng các em ở đây đến trường vẫn có ngày đói, ngày no. Chính điều này đã làm bản thân tôi phải trằn trọc suy nghĩ và đắt ra câu hỏi: Tại sao Con Cuông đất rộng người thưa mà mà người dân ở đây vẫn nghèo! Tại sao nhà nào vườn cũng rộng mênh mông nhưng đến bó rau phục vụ cho bữa ăn hàng ngày cũng không có, phải ra chợ mua? Vậy nguyên nhân tại sao và vì đâu? Phải chăng một phần do ý thức về lao động sản xuất của người dân chưa cao, nhiều người dân nơi đây còn có tư tưởng trồng chờ ý lại vào nhà nước, ngủ sớm dậy trưa không chịu lao động sản xuất. Phần còn lại là do thiếu hiểu biết kiến thức về lao động sản xuất, tuy siêng năng chăm chỉ nhưng năng suất lao động rất thấp, lam lũ, vất vả quanh năm 7
  8. nhưng cũng không đủ lúa gạo đáp ứng nhu cầu cuộc sống, do nơi đây vẫn còn tồn tại của tư tưởng cổ hủ, lạc hậu đe dọa nhiều gia đình, nhất là người dân tộc thiểu sổ, nếu như từng thành viên không có kiến thức hiểu biết thì đói nghèo lại nối tiếp đói nghèo của các thế hệ. Vậy làm thế nào để giúp thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của gia đình ở các thôn bản cái thiện được cuộc sống của bản thân, gia đình, góp phần xây dựng thôn bản ngày càng phát triển tiến kịp mặt bằng chung của xã hội. Chính vì vậy nhiệm vụ vận dụng các kiến thức về văn hóa trong chương trình GDCD lớp 11 để giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho học sinh là rất cần thiết đối với học sinh Con Cuông, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước hiện tại cũng như tương lai. Trường THPT có chức năng giáo dục văn hóa dân tộc cho HS, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo quyền của HS trong giáo dục. Nhờ có giáo dục về văn hóa mà HS của trường THPT được phát triển toàn diện, giữ gìn được BSVH địa phương, từ đó trở thành những con người phát triển toàn diện về đạo đức, thể chất, trí tuệ, có tri thức, có văn hóa. Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy BSVH bản địa trong trường THPT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển BSVHDT. Thông qua việc giáo dục về BSVHDT để truyền đạt, giáo dục cho HS có nhận thức cụ thể và sâu sắc về khái niệm BSVH địa phương; giúp các em nhận diện được những biểu hiện tích cực của văn hóa trong đời sống sinh hoạt văn hóa xã hội của con người cùng các mối quan hệ tương tác lẫn nhau trên con đường vận động, phát triển của lịch sử dân tộc. Từ đó, cho HS thấy được bản chất tồn tại của đời sống xã hội, giáo dục ý thức cũng như lòng tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương mình. biết cách chọn lọc tiếp thu những tư tưởng VH tiến bộ, loại bỏ những yếu tố văn hóa không phù hợp, còn lạc hậu, để tiếp nhận những giá trị văn hóa mới phù hợp, tránh tư tưởng bảo thủ, máy móc trong lối sống, cách sống và trong sinh hoạt. 2.1.3.4. Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương qua tiết học “Chính Sách văn hóa” môn GDCD lớp 11. Song song với việc truyền đạt kiến thức như các môn học khác, Môn GDCD đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục luôn hướng đến. Môn Giáo dục công dân được gọi là bộ môn khoa học dạy làm người. Học GDCD sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến khi tốt nghiệp, học sinh đã được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã hội. GDCD là bộ môn gắn liền với cuộc sống giúp các em có thêm hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa và pháp luật, điều chỉnh những hành vì và có cách cư xử phù hợp với mọi ngườì. Thực hiện giáo dục ý thức tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở trường THPT nhằm đạt mục tiêu sau: 8
  9. * Về kiến thức. - Nêu được nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. - Hiểu cách ứng xử của con người đối với các thành phần của môi trường tự nhiên, xã hội trong quá trình phát triển cộng đồng. * Về thái độ – tình cảm: - Có tình cảm yêu quý, tôn trọng BSVH của địa phương mình. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hoá của Nhà nước. - Có ý thức giữ gìn, phát huy BSVH bản địa. - Có thái độ thân thiện, tôn trọng BSVH các dân tộc khác, tiếp thu, học tập những phần tốt đẹp của các nền văn hóa đó. - Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách văn hoá của Nhà nước. * Về kĩ năng – hành vi. - Có kĩ năng phát hiện vấn đề BSVH độc đáo của địa phương mình. - Có hành động cụ thể bảo vệ, giữ gìn, phát huy BSVH địa phương. - Tuyên truyền, vận động cộng đồng dân tộc bảo vệ BSVHDT mình, địa phương mình. tôn trọng các nền văn hóa của dân tộc khác, của địa phương khác. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Đặc điểm của học sinh trường THPT Con Cuông. Con Cuông là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Nghệ An, toàn huyện có có 13 xã, thị trấn, 124 thôn (bản), Có ba dân tộc cùng sinh sống gồm: dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Toàn huyện có hai trường THPT: THPT Con Cuông và THPT Mường Quạ. Đa số học sinh của trường là người dân tộc thiểu số nên nhận thức của các em có phần hạn chế, quan điểm học tập của các em cũng rất đơn giản học cho vui, học để lấy bằng tốt nghiệp, học vì cha mẹ bắt đi học, đa số các em chưa ý thức được là học để tiếp thu kiến thức sau này vận dụng vào cuộc sống nhằm đạt năng xuất lao động cao làm giàu cho bản thân, gia đình và cũng chính là cho xã hội. Chính những quan điểm đó cũng đã gây khó khăn cho công tác dạy học của giáo viên môn GDCD tại trường THPT miền núi Con Cuông. Trường THPT Con Cuông là trường học tập trung nhiều HS miền núi, thuộc đồng bào dân tộc ít người, các em sinh ra và lớn lên ở nơi có nhiều giá trị bản săc văn hóa dân tộc. Năm học 2021 – 2022, tổng số học sinh của trường là 1268 em, trong đó có 755 em là học sinh dân tộc thiểu số với các sắc tộc đa dạng và bản sắc độc đáo. Trường THPT Con Cuông tập trung chủ yếu HS dân tộc Thái, Đan Lai, Nùng… Những hoạt động giáo dục ở trường không chỉ trang bị cho các em tri thức 9
  10. mà nhà trường còn là cái nôi của văn hóa các dân tộc. Mỗi dân tộc có BSVH riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của huyện Con Cuông nói riêng, của tỉnh Nghệ An và dân tộc Việt Nam nói chung. Học sinh dân tộc là những em có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị đội ngũ có trình độ, có tri thức cho các dân tộc; là nguồn dự trữ cho các tổ chức chính trị, đồng thời là những hạt nhân tiêu biểu của dân tộc thiểu số ở các địa phương. Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy BSVH bản địa cho học sinh trường THPT Con Cuông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nếu làm tốt sẽ tạo ra sự tương tác hiệu quả nhất giữa GV và HS, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và cải thiện nhân cách của người học. 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng về giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa cho học sinh ở trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại. Giữ gìn và phát huy BSVHDT là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VH bản địa, biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy BSVH của dân tộc mình, tôn trọng BSVH của các dân tộc anh em. Thông qua hoạt động TNST, sinh hoạt tập thể, giúp cho HS nhận thức sâu sắc về văn hóa của dân tộc mình, của địa phương mình, tạo sân chơi, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Qua đó, giúp các em có điều kiện được giao lưu, trao đổi học tập, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nét đẹp truyền thống của địa phương, của dân tộc và nỗ lực học tập tốt để sau này đóng góp công sức xây dựng quê hương giàu đẹp. HS trường THPT Con Cuông mặc trang phục dân tộc Thái khi đến trường 10
  11. Vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH bản địa không chỉ là nhiệm vụ dạy học mà còn được xem như một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng, cấp thiết của mỗi GV. Hoạt động giáo dục ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy BSVH địa phương đã được các cán bộ GV trong trường THPT Con Cuông thực hiện, đặc biệt vào các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, HS Trường THPT Con Cuông đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Nếp sinh hoạt này được nhà trường duy trì từ nhiều năm nay, không chỉ giúp các em ghi nhớ họa tiết đặc trưng, mà còn hiểu được ý nghĩa của từng bộ trang phục của dân tộc mình. Đây là một trong những cách làm linh hoạt, sáng tạo để trang phục truyền thống “sống” được trong cộng đồng dân cư. Riêng đối với bộ môn GDCD, hoạt động này được tiến hành thông qua việc dạy học trên lớp và tổ chức hoạt động TNST dưới nhiều hình thức cho HS. Tháng 3 năm 2019, nhóm GDCD trường THPT Con Cuông đã tổ chức chuyên đề ngoại khóa cho HS toàn trường với chủ đề “Giáo dục văn hóa địa phương huyện Con Cuông thông qua hoạt động ngoại khóa ở trường THPT”. Tháng 2 năm 2022, HS trường THPT Con Cuông cũng đã tham gia học tập ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Thanh niên với việc giữ gìn BSVHDT” HS toàn trường đã tham gia tích cực. Cho đến nay, mặc dù trường THPT Con Cuông đã có nhiều biện pháp, tổ chức khá nhiều hoạt động cho HS nhằm bảo tồn và phát huy BSVH bản địa, tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy việc đưa nội dung giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy BSVH bản địa vào trong các giờ học của các bộ môn nói chung và môn GDCD nói riêng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nhất. Với thực tế trên mà nhiều tiết dạy GDCD lẽ ra phải rất hay, rất có khả năng thu hút học sinh lại trở nên khô khan, khó hiểu. Hệ lụy kéo theo là: không những chất lượng học tập môn học của HS không cao, học sinh không hứng thú với môn học; mà kiến thức về bản sắc văn hóa của dân tộc trên quê hương trong tâm hồn các em rất nghèo nàn. 2.3. Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học tiết “Chính sách văn hóa ” môn GDCD lớp 11 tại trường THPT Con Cuông. Trên thực tế ở trường THPT Con Cuông hiện nay, hệ thống các bài giảng GDCD nhìn chung còn chưa đa dạng, chủ yếu giáo viên sử dụng các nguồn kiến thức có sẵn trong SGK và sách tham khảo, chưa xây dựng được các bài giảng riêng biệt, đáp ứng mục tiêu dạy học, đặc biệt là các bài học chưa có tính liên hệ thực tiễn cao, nội dung bài tập còn nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú học tập cho HS. Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới 2018 là tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn GDCD. Tổ chức các hoạt động TNST theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động TNST trong môn GDCD càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học tích hợp lồng ghép giữa kiến thức môn học với kiến thức thực tiễn 11
  12. ở trường THPT. Hoạt động TNST trong môn GDCD góp phần làm sáng tỏ hơn, cho phép chúng ta khai thác thêm kiến thức sâu rộng - điều mà GV và HS rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Hoạt động TNST bằng hình thức tham quan, dã ngoại trong môn học GDCD không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của học sinh mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. Kết quả của hoạt động TNST GDCD phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch hoạt động mà GV là người quyết định. Tại trường THPT Con Cuông trong quá trình dạy học bản thân tôi cũng như các thành viên trong nhóm GDCD đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như: chia lớp ra thành các nhóm thực hiện các dự án khởi nghiệp, tổ chức các trò chơi, tham quan, dã ngoại...với những phương pháp dạy học này một mặt học sinh đã khắc sâu hơn những hiểu biết về văn hóa bản địa trong thực tiễn. Tuy nhiên do thời gian dạy học chính khóa trên lớp quá ít nên học sinh chưa thể hiện được hết các năng lực của bản thân. Do đó tổ chức các hoạt động TNST trong môn GDCD theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tích cực, bổ ích và có hiệu quả hơn, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Hoạt động TNST trong môn GDCD càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học tích hợp lồng ghép giữa kiến thức môn học với kiến thức thực tiễn. Kết quả của hoạt động TNST trong môn GDCD phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch hoạt động mà GV môn GDCD là người quyết định. Khi thực hiện HĐTNST tôi đã thực hiện theo trình tự theo các bước sau. 12
  13. 2.4. Thực nghiệm. 2.4.1. Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Đối với đề tài SKKN này quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVH địa phương thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Em làm hướng dẫn viên du lịch” gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT Con Cuông, từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài. Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy, tổ chức hoạt động TNST mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Có như vậy mới chứng minh được tính hiệu quả của đề tài. 2.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm. * Đối tượng: HS trường THPT Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: + Nhóm thực nghiệm: Lớp 11A2 trường THPT Con Cuông gồm 38 em + Nhóm đối chứng: Lớp 11C7 trường THPT Con Cuông gồm 38 em. * Thời gian thực nghiệm: Năm học 2021 – 2022. 2.4.3. Phương pháp tiến hành. - Xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể thông qua Ban giám hiệu trường phê duyệt để tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Nhờ các giáo viên trong tổ xã hội góp ý về nội dung, hình thức tổ chức, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiêm giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy BSVH địa phương thông qua hoạt động tham quan dã ngoại gắn với dạy học tiết “ Chính sách văn hóa” môn GDCD lớp 11. - Thực hiện thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm; so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 2.4.4. Nhiệm vụ thực nghiệm. Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể sau: - Đánh giá tinh thần, thái độ, khả năng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập, các hoạt động TNST gắn với môn GDCD do GV tổ chức và hướng dẫn . - Theo dõi, đối chiếu diễn biến quá trình thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm về mức độ tự thực hiện của HS. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của của đề tài. 2.4.5. Tổ chức thực nghiệm. 13
  14. 2.4.5.1. Lựa chọn hình thức và chủ đề thực nghiệm. - Họat động TNST trong môn GDCD rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này chung tôi tiến hành cho học sinh hoạt động trải nghiệm thông qua hai hình thức: + Tham quan, dã ngoại ( lắng nghe thuyết trình, quay phim, chụp ảnh) tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu tại huyện Con Cuông . + Tập làm hướng dẫn viên du lịch tại một địa điểm cụ thể mà bản thân đã tham quan để tham gia cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại lớp. - Chủ đề: “Tham quan, dã ngoại và làm hưỡng dẫn viên du lịch tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An” 2.4.5.2. Lập kế hoạch tổ chức TNST. T Trường THPT Con Cuông Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổ: Xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KẾ HOẠCH Về việc tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm sáng tạo ngoài trường cho học sinh lớp 11A2 Trường THPT Con Cuông. Kính gửi: Ban lãnh đạo trường THPT Con Cuông. - Căn cứ công văn của Sở giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường miền núi. - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của trường THPT Con Cuông. - Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn GDCD lớp 11 trường THPT Con Cuông. Nay tôi lập kế hoạch thực hiện dạy học TNST với chủ đề: “Tham quan, dã ngoại học tập tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông – Tỉnh Nghệ An” A. Mục đích yêu cầu. 1. Về kiến thức: - Tổ chức cho học sinh tham quan các địa điểm văn hóa tiêu biểu, đảm bảo mục tiêu “học đi đôi với hành” giúp học sinh hiểu rõ hơn tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên của huyện Con Cuông. 14
  15. - Hiểu rõ chức năng, vai trò sự ra đời của các di tích, danh lam thắng tiêu biểu của huyện Con Cuông và đóng góp của chúng trong giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương. 2. Kỹ năng: G Giáo dục kỹ năng tự học, làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày trước đám đông. kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lí thông tin và số liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 3. Thái độ: GGiáo dục HS ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát huy văn hóa bản địa của huyện Con Cuông. 4 Năng lực hình thành cho học sinh: - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lựctính toán. B. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia: 1. Thời gian: Tổ chức tham quan, dã ngoại trong 1 ngày chủ nhật (Ngày 20/03/2022) 2. Địa điểm: Một số địa điểm văn hóa du lịch trên địa bàn huyện Con Cuông. 3. Thành phần tham gia: - Học sinh lớp 11A2 Trường THPT Con Cuông . - GV dạy GDCD: Trương Thị Thu Huyền. - GV dạy môn GDCD: Giản Thị Xuân Thảo. - Thầy Nguyễn Trọng An bí thư đoàn trường Trường THPT Con Cuông 4. Phương tiện: Xe đạp điện. C. Cách thức thực hiện: * Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (Theo xã ở gần địa điểm các em cần tìm hiểu, giao nhiệm vụ và nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung mà các em cần tìm hiểu. - Nhóm 1: Tìm hiểu địa điểm : Thác Khe Kèm và Khe Nước Mọc. - Nhóm 2: Tìm hiểu địa điểm : Vườn Quốc Gia Pù Mát và Bia Ma Nhai - Nhóm 3: Tìm hiểu địa điểm : Nhà cụ Vi Văn Khang và Cây đa Cồn Chùa - Nhóm 4: Tìm hiểu địa điểm : Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống và văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái. 15
  16. * Bước 2: Học sinh tiến hành tham quan, nghe thuyết minh về các di tích, danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của huyện Con Cuông; * Bước 3: Học sinh thu thập thông tin, quay phim, chụp ảnh về các địa điểm được phân công để làm tư liệu cho cuộc thi “Em làm hưỡng dẫn viên du lich”. * Bước 4: Tổ chức cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” * Bước 5: GV đánh giá kết quả cuộc thi. Trên đây là kế hoạch tổ chức buổi tham quan trải nghiêm tại một số địa điểm du lịch tiêu biểu tại huyện Con Cuông của nhóm GDCD cho học sinh Trường THPT Con Cuông năm học 2021 - 2022. Kính trình Ban Giám hiệu trường THPT Con Cuông xem xét, tạo điều kiện và ra quyết định để chúng tôi tổ chức thành công buổi tham quan, dã ngoại và cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” này. Duyệt của hiệu trưởng nhà trường . Người lập kế hoạch. Tổ trưởng CM H Hoàng Như Lâm Giản Thị Xuân Thảo 4.5.3. Tiến hành thực nghiệm. * Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - Nhóm 1: Tham quan, tìm hiểu và làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm : Thác Khe Kèm và suối Nước Mọc. - Nhóm 2: Tham quan, tìm hiểu và làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm : Vườn Quốc Gia Pù Mát và Bia Ma Nhai - Nhóm 3: Tham quan, tìm hiểu và làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm : Nhà lưu niệm cụ Vi Văn Khang và Cây đa Cồn Chùa - Nhóm 4: Tham quan, tìm hiểu và làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm : Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống và văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái. * Bước 2: Nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung mà các em cần tìm hiểu. - Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ mục đích, yêu cầu của chuyến tham quan, dã ngoại là để HS được đi quan sát thực tế, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thẳng cảnh, di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Con Cuông, nơi các em đang sống, học tập… giúp các em có được những hiểu biết thực tế, từ đó có tranh ảnh minh chứng để chuẩn bị tốt cho nội dung cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” ở địa điểm do nhóm mình phụ trách từ đó nâng cao nhận thức cho HS về giữ gìn và phát huy BSVH của địa phương. Cụ thể, sau chuyến tham quan, HS cần: 16
  17. - Nhận diện được bản sắc văn hóa bản địa cần giữ gìn và phát huy. - Hiểu được sự cần thiết và nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa đó là: + Xây dựng nên văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Xây đựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất và năng lực sáng tạo. - Nhận biết được phương hướng cơ bản để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở huyện Con Cuông nói riêng, của nước ta nói chung. + Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. + Kế thừa, phát huy những di sản và truyền văn hóa của dân tộc. + Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. + Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân. Nhóm 1: Tham quan, tìm hiểu tại địa điểm : Thác Khe Kèm và Khe Nước Mọc. 17
  18. - Địa điểm thác Khe Kèm: Nhóm 1 tham quan, tìm hiểu Thác Kèm Thác Khe Kèm thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 15 km. Từ trên độ cao khoảng 500m, qua ba bậc thang, nước đổ xuống trông như một dải lụa. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tươi với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là những hồ nhỏ nước trong xanh bao bọc bởi những phiến đá phẳng lỳ trông như những chiếc bàn lớn. Giữa mùa hè nóng nực, nhưng nhiệt độ ở khu vực xung quanh thác rất mát mẻ, chỉ khoảng 200 C. Từ đây, theo các đường mòn, ta cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc leo núi Pu Loong để ngắm cảnh núi rừng trùng điệp. - Địa điểm Suối Nước Mọc. HS tham quan, tìm hiểu Suối Nước Mọc Suối Nước Mọc hay còn có tên là Tạ Bó (nghĩa là suối nóng lạnh, tên do người Thái ở khu vực này gọi) nằm ở xã Yên Khê, Con Cuông. Đây là một dòng suối khá lạ bởi 18
  19. nước luôn đầy quanh năm, đầu suối nước tạo thành một hồ bơi tự nhiên tuyệt đẹp, mùa hè mát lạnh nhưng mùa đông lại rất ấm. Người xưa kể lại rằng, khi Ngọc Hoàng thường cho các tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên (xã Bồng Khê – Con Cuông) đón những bậc hiền nhân quân tử lên thiên đình thưởng ngoạn cảnh bồng lai. Để các tiên nữ không vương vấn bụi trần gian, Ngọc Hoàng hóa phép tạo ra dòng suối tinh khiết mọc lên từ lòng đất để các nàng tắm gội dung nhan trước lúc gặp các bậc hiền nhân quân tử. Nhóm 2: Tham quan, tìm hiểu tại địa điểm Bia Ma Nhai và Vườn Quốc gia phù mát. - Địa điểm Bia Ma Nha HS nhóm 2 tham quanc tìm hiểu Bia Ma - Bia Ma Nhai (còn gọi là bia Thành Nam) là di tích lịch sử tại xã Chi Khê, gắn liền với chiến công của quân dân nhà Trần chống giặc Ai Lao. Bia được khắc vào vòm núi trước cửa hang đá, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 300m về phía Tây Nam, nét chữ to bằng bàn tay, khắc sâu hơn 1 tấc. Theo sử cũ, năm 1335, bọn cướp từ Ai Lao thường xuyên sang quấy phá, cướp bóc các bản làng vùng Tây Nam Nghệ An. Vua Trần Hiến Tông đích thân vào đốc chiến. Đại bản doanh đặt tại núi Cự Đồn, Mật Châu (nay thuộc địa phận xã Chi Khê). Với chiến thuật vừa tập kích tiêu diệt vừa chiêu dụ gọi hàng của vua quan nhà Trần, các đảng cướp dần dần tan rã và rút lui về bên kia biên giới. Duy chỉ có tên giặc Bổng không chịu khuất phục. Vì công việc triều đình, vua Trần Hiến Tông phải về 19
  20. Thăng Long; nhân cơ hội đó, giặc Bổng lại quấy phá mạnh hơn. Sau đó, Thượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh lên Mật Châu dẹp giặc. Nguyễn Trung Ngạn được triều đình cử làm phát vận sứ chuyển lương đi trước. Trước binh hùng tướng mạnh của nhà Trần, Bổng đầu hàng, xin tha tội chết. - Vườn quốc gia Pù Mát Học sinh nhóm 2 tham quan, tìm hiểu tại rừng Pù Mát - Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Theo khảo sát của Viện điều tra quy hoạch rừng thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Về thực vật, hiện đó xác định được 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó, 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Về thú, tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa... Về chim, tiêu biểu có các loài trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền. Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2