Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề bạo lực học đường, nhận biết được các hành vi; hậu quả do bạo lực học đường gây ra. Học sinh biết rằng tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, xác định được kẻ gây ra bạo lực học đường có thể là bất kì ai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách
- MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 3 V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 PHẦN B: NỘI DUNG .................................................................................................. 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................................ 3 1.1. Bạo lực học đường là gì? ......................................................................................... 3 1.2. Hậu quả của bạo lực học đường. ............................................................................. 4 1.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường ...................................................................... 4 1.3.1. Nguyên nhân từ phía học sinh .............................................................................. 4 1.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình .............................................................................. 5 1.3.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường .......................................................................... 5 1.3.4. Nguyên nhân từ phía xã hội ................................................................................. 6 1.4. Cách để ứng phó với tình huống có thể bị bạo lực học đường ............................... 6 1.5. Vai trò của hoạt động ngoại khoá trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh......... 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................. 7 2.1. Thực trạng về nhận thức và khả năng ứng phó của học sinh đối với bạo lực học đường ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ........................................................................ 7 2.2. Thực tế giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường THPT hiện nay và ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách ......................................... 9 2.3. Kết quả khảo sát thực tế học sinh .......................................................................... 11 2.4. Phân tích, đánh giá số liệu ..................................................................................... 15 III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ ...................................... 15 3.1. Xác định mục tiêu, nội dung của việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khoá .......................................... 15 3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................................................. 16
- 3.2.1. Công tác chuẩn bị: .............................................................................................. 16 3.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa: .......................................................... 16 3.2.3. Tiến trình thực hiện các hoạt động ..................................................................... 16 3.2.3.1. Hoạt động giới thiệu chủ đề ............................................................................ 17 3.2.3.2. Hoạt động thảo luận chủ đề ............................................................................. 18 3.2.3.3. Hoạt động giải đáp thắc mắc ........................................................................... 25 3.2.3.4. Hoạt động: “Góc tâm sự” ................................................................................ 27 3.2.4. Tổng kết hoạt động ............................................................................................. 28 IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................... 29 1. Mục đích khảo sát ..................................................................................................... 29 2. Nội dung và phương pháp khảo sát .......................................................................... 29 2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................................. 29 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .............................................................. 29 3. Đối tượng khảo sát ................................................................................................... 29 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất ............... 30 4.1. Sự cấp thiết của giải pháp: Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh qua buổi hoạt động ngoại khóa ...................................................................... 30 4.2. Tính khả thi của giải pháp: Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh qua buổi hoạt động ngoại khóa ...................................................................... 30 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................................................................................... 31 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 33 I. Kết luận ..................................................................................................................... 33 1.1. Hiệu quả của đề tài ................................................................................................ 33 1.2. Khả năng ứng dụng của đề tài ............................................................................... 34 III. Một số kiến nghị, đề xuất ....................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 37 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 37
- PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy, những tệ nạn xã hội mang lại, mà lứa tuổi học sinh lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các em vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan tâm và can thiệp kịp thời thì các em rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, cô lập.... Thời gian gần đây vấn đề bạo lực học đường trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại xuất hiện nhiều đến như vậy trong những năm gần đây. Những video ghi lại cảnh học sinh đánh nhau được phát tán, lan tràn trên mạng xã hội. Nam có, nữ có với những hành vi đánh đập, hành hạ, nhục mạ đến không thể tin được lại xẩy ra ở lứa tuổi học trò. Đó là hồi chuông nhức nhối cho nghành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung. Đối với những vụ bạo lực học đường, nhẹ cũng gây ra những tổn thương nhất định về tinh thần hoặc thương tích nhẹ cho người bị hại. Những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của nó. Người gây ra bạo lực nặng thì bị đuổi học, xử lý hình sự nhẹ thì bị kỷ luật còn người bị hại phải gánh chịu những sang chấn tâm lý, tổn thương về tinh thần cũng như thể xác thậm chí là sinh mạng để lại sự mất mát, đau đớn cho học sinh cũng như gia đình. Nhiều vụ án đau lòng liên quan đến bạo lực học đường trong những năm qua vừa được mang ra xét xử. Đứng trước tòa là những gương mặt non nớt của những cô cậu học sinh với những lý do gây án rất trẻ con như “nhìn thấy ghét”, “thích là huých”....Bạo lực học đường không những ảnh hưởng đến người bị hại mà còn ảnh hưởng đến những học sinh chứng kiến hành vi bạo lực. Điều đáng nói là thực trạng này diễn ra ở hầu hết các trường học, trở thành mối lo lắng, băn khoăn của nhà trường trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục, hạn chế và chấm dứt nó và đặc biệt là trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để phòng tránh hiệu quả. Đa số học sinh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách là con em nông thôn, ngoài giờ học các em còn tham gia lao động để tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít học sinh nhận thức về giá trị sống còn hời hợt dẫn đến những hành vi buông thả, đua đòi, ăn chơi, thích “làm màu” trước chúng bạn bằng những lời nói và hành vi tiêu cực. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xích mích, bạo lực không đáng có. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các em, đến gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, còn có một số em do điều kiện sống gia đình còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các em 1
- thiếu hiểu biết nhất định về vấn đề này. Vì vậy ở các em học sinh đang tồn tại một khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến bạo lực học đường. Đồng thời, các em cũng thiếu những địa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn, chúng tôi có thể lồng ghép ở nhiều bài về nội dung giáo dục này. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên chúng tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về bạo lực học đường nói chung và kiến thức phòng tránh bạo lực học đường nói riêng bị hạn chế. Vậy làm thế nào để các em học sinh thay đổi nhận thức, phân biệt được những hành vi bạo lực học đường và làm thế nào để phản ứng lại với khi có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường, đó chính là những lí do chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách” nhằm góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ kỳ tình huống nào trong cuộc sống. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề bạo lực học đường, nhận biết được các hành vi; hậu quả do bạo lực học đường gây ra. Học sinh biết rằng tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, xác định được kẻ gây ra bạo lực học đường có thể là bất kì ai. - Góp phần giáo dục giúp học sinh có kĩ năng phát hiện, xử lí và phòng tránh kịp thời các tình huống có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường; có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bạo lực học đường. - Giúp các em học sinh biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống có thể bị bạo lực học đường. - Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của người khác. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh THPT Nguyễn Sỹ Sách - Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực học đường đến chất lượng học tập cũng như chất lượng sống của học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thuộc lĩnh vực quản lí, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách - Thanh Chương - Nghệ An. 2
- IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Giáo giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khoá nhằm giúp học sinh hứng thú và thoải mái trong việc tiếp nhận giải pháp. Những hoạt động được tổ chức trong buổi ngoại khoá rất thực tế và sinh động nên học sinh rất dễ hiểu, nắm bắt và vận dụng hiệu quả trong việc phòng và ứng phó những tình huống của bạo lực. Từ đó góp phần giúp các em có được một cơ thể khoẻ mạnh và tâm lí tốt cho sự phát triển bản thân. - Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong giáo dục kĩ năng sống và phòng chống bạo lực cho học sinh trong trường học. Đồng thời thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. PHẦN B: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong giáo dục trẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống luôn là điều cần thiết nhất là trong tình trạng hiện nay, trẻ em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bị bạo hành...thì giáo dục các kỹ năng sống sẽ giúp trang bị cho các em khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bạo lực học đường. Việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường nói riêng cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây. Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa: 1.1. Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn át người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. * Các hành vi bạo lực học đường: - Hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh như đấm đá, túm tóc, cào cấu, xé áo... hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường. - Hành vi bạo lực tinh thần, bao gồm việc tấn công bằng lời nói như xúc phạm nhau ở lớp, nhận xét không phù hợp, thiếu đúng đắn, lời nói giễu cợt khiếm nhã 3
- thóa mạ nhau thách thức nhau trên mạng xã hội... gây ức chế tinh thần dẫn đến trầm cảm hay tự tử. - Hành vi bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục...đây được xem là dạng bạo lực học đường đáng lên án nhất. - Các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường. 1.2. Hậu quả của bạo lực học đường. - Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo lực học đường đều có hậu quả không hay về mặt thể xác. Nhẹ thì có thể là những vết bầm tím, nặng thì có thể phải nhập viện điều trị, tồi tệ hơn là có thể mất mạng. - Không chỉ về thể xác mà về tinh thần học sinh cũng như gia đình. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp...Sự sợ hãi hoặc nổi ám ảnh làm thế nào đối phó với kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí nếu kéo dài các em sẽ sợ hãi, hoang mang, mất ngủ, căng thẳng tột độ, rơi vào khủng hoảng tinh thần, trầm cảm và dẫn đến sang chấn tâm lý nghiêm trọng. - Những học sinh chỉ chứng kiến mà không tham gia bạo lực học đường cũng bị ảnh hưởng. Khi chứng kiến các em sẽ sợ hãi, nếu thấy những kẻ gây bạo lực không bị trừng phạt thì các em chứng kiến có thể hùa theo và có khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai hoặc có thể các em cảm thấy bị bất lực, lâu dần sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác. Từ đó làm các em mất lòng tin vào tình yêu, vào con người và vào chính mình. - Bạo lực học đường, ngoài việc bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng, còn gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường… Ở mức cao nhất, kể cả kẻ gây ra hành vi bạo lực học đường hay nạn nhân của bạo lực học đường, nhiều em đã trở nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội. - Nghiêm trọng hơn là những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương về tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, có xu hướng tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù hay đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 1.3. Nguyên nhân của bạo lực học đường 1.3.1. Nguyên nhân từ phía học sinh - Do sự chuyển biến về tâm lý của học sinh độ tuổi từ 12-17. Đây là giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, tâm lý không ổn định trong quá trình tìm kiếm giá trị, định hình nhân cách. Đặc điểm là đề cao cái tôi cá nhân quá mức, 4
- bốc đồng muốn chứng tỏ bản lĩnh, vị trí, giá trị, sự phá cách của mình; non nớt, hạn chế về nhận thức, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử trong các tình huống phức tạp của đời sống; khả năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi còn yếu kém, dễ bị bạn bè lôi kéo, kích động; thường tự mâu thuẫn, thấy bức bối và muốn giải thoát; - Những học sinh bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, lưu thông máu không đều…dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động. Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật, khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém…dễ căng thẳng về xúc cảm, có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích bạo lực, không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích, học sinh cá biệt bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành, lao theo các trò chơi vô bổ. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay; - Do tác động tiêu cực từ văn hóa độc hại, bạo lực từ môi trường sống, từ mạng Internet, phim ảnh, trò chơi game bạo lực…Tuổi trẻ luôn có xu hướng bắt chước, thử nghiệm, làm theo những thứ xem được; 1.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình - Do tác động tiêu cực từ môi trường sống trong gia đình (như bất hòa, ly dị, tình trạng bạo lực, bạo hành, thờ ơ, ích kỷ, vô cảm, thiếu sự quan tâm giữa các thành viên, cha mẹ, người thân trong gia đình có người phạm tội, vi phạm pháp luật bị xử lý, mắc vào tệ nạn xã hội, gia đình tan vỡ, ly hôn…là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường. Trẻ em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… - Cha mẹ ít quan tâm con cái hoặc giáo dục không đúng cách, như thường nặng lời, quát tháo, xả stress bằng bạo hành lên chính con cái của mình; không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc. 1.3.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường - Nặng về truyền đạt kiến thức theo chương trình, coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho học sinh; chưa sát sao trong việc quản lí, giáo dục học sinh; - Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục ít quan tâm đến vấn đề phòng, chống bạo lực học đường cho nên khi xảy ra thì lúng túng, bị động, sợ trách nhiệm dẫn đến xử lý chưa phù hợp; - Không xây dựng được môi trường văn hóa, để tệ nạn thâm nhập nhà trường không có biện pháp giải quyết triệt để; 5
- - Chạy theo thành tích, che dấu những sai phạm, tiêu cực, bạo lực học đường diễn biến phức tạp nhưng không có biện pháp giải quyết dứt điểm, kịp thời; - Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sa sút phẩm chất, vi phạm đạo đức nhà giáo của một bộ phận giáo viên. Việc thiếu tấm gương ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng không biết phải trở thành người như thế nào; - Kỹ năng ứng xử sư phạm, xử lý tình huống của một số giáo viên hạn chế, dẫn đến những xung đột không đáng có giữa thầy cô và học sinh; nhiều giáo viên chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa cập nhật những thay đổi trong cuộc sống phù hợp thực tế, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để giáo dục các em; - Không phát huy được vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong việc nắm tình hình, phát hiện các mâu thuẫn của học sinh để sớm có biện pháp giải quyết; - Môn Giáo dục công dân chưa được đề cao, chưa thực sự phát huy tác dụng trong việc dạy làm người; chương trình, phương pháp dạy chưa hấp dẫn, chưa mang tính ứng dụng cao, người học đa phần học theo nghĩa vụ, học để đối phó với thi chứ chưa thực sự thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học. 1.3.4. Nguyên nhân từ phía xã hội - Do tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, lôi cuốn giới trẻ theo lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân; - Do ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường văn hóa bạo lực. Trên phim ảnh, internet, sách báo, đồ chơi, game đầy rẫy nội dung mang tính bạo lực. (Trong game Half-life, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người). - Do ảnh hưởng từ môi trường sống: đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm bạo lực gia tăng, các nhóm xã hội tiêu cực trong các cộng đồng dân cư và trên không gian mạng rủ rê, lôi kéo thanh thiếu niên vào các hoạt động phạm pháp, tệ nạn xã hội; 1.4. Cách để ứng phó với tình huống có thể bị bạo lực học đường Khi ta cảm thấy có nguy cơ bạo lực học đường cần: - Nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường để biết cách né tránh khỏi bế tắc trong hành xử. - Tạo tư thế tự tin, bản lĩnh như đứng thẳng, ngẩng cao đầu. Nhìn thẳng vào mặt đối phương đi gây gỗ, ức hiếp, dùng câu trả lời dứt khoát mạnh mẽ, những lời ngắn gọn. - Lưu ý tới nhóm luôn gây bạo lực học đường, chúng thích chọc ghẹo những ai yếu đuối và đừng bao giờ tỏ thái độ, hành vi khiêu khích, gây sự chú ý không cần thiết từ những nhóm bạn xấu.. 6
- - Chạy ra chỗ khác ngay. - Kể với những người đáng tin cậy, nếu người thứ nhất chưa tin, hãy kể với người thứ hai cho đến khi có người tin và giúp đỡ. - Tự vệ bằng các thế võ, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Trên đây là một số cơ sở quan trọng để tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”. 1.5. Vai trò của hoạt động ngoại khoá trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống luôn là vấn đề được xã hội và giáo dục quan tâm, nhất là trước tình trạng báo động về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, dạy học là dạy cả tri thức, kỹ năng và thái độ sống để học sinh có thể hội nhập, thích nghi với cuộc sống tương lai. Với phương châm: coi việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức cho học sinh, để giáo dục cho học sinh những thái độ đúng đắn và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Điều dễ thấy là giáo dục kĩ năng qua hoạt động ngoại khóa luôn làm cho các em sẽ cảm thấy hứng thú, hào hứng. Các buổi tuyên truyền được tổ chức dưới dạng các cuộc thi viết bài, rung chuông vàng, đóng kịch, vẽ tranh, xem tư liệu...nên không có sự nhàm chán. Nhờ đó mà khả năng lĩnh hội cũng như thực hành vận dụng vào thực tiễn những kĩ năng đã được trang bị đó một cách tích cực và hiệu quả hơn. Vì thế, có thể khẳng định rằng việc tổ chức các buổi ngoại khóa để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là hết sức cần thiết và cần được nhân rộng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng về nhận thức và khả năng ứng phó của học sinh đối với bạo lực học đường ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là một trường nằm ở vùng nông thôn nên chất lượng đầu vào thấp cũng như một số em tính ý thức, tổ chức, kỷ luật chưa cao. Đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách là con em thuộc 10 xã và thị trấn thuộc 2 huyện: Thanh chương và Nam Đàn; đa phần các em đều là con em nông thôn, chăm chỉ, chịu khó, có ý thức song cũng không ít em còn ham chơi, nghịch ngợm, chưa chú ý học tập và rèn luyện. Không ít học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật, nên các em có những hành vi thiếu chuẩn mực, lối sống buông thả, vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, với những biểu hiện rất đa dạng khiến người lớn không khỏi giật mình như: gặp người lớn không chào hỏi, có lời lẽ tục tĩu, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các bạn; đánh nhau với bạn bè, quan hệ bạn khác giới đi qua giới hạn. Một bộ phận giới trẻ tự thành lập cho mình những nhóm bạn mang tính chất côn đồ, xã hội đen…. Trong khi đó học sinh nhà trường là con 7
- em nông thôn, cha mẹ chủ yếu làm thuê tự do hay đi làm công nhân trong các nhà máy. Chính vì vậy, mọi công việc của các em hầu như không được gia đình quan tâm chỉ bảo đến nơi đến chốn, do đó các em thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của gia đình, dẫn đến các em thích làm gì thì làm. Trong học tập, cũng như thực hiện nề nếp nội quy nhà trường hay trong cuộc sống hàng ngày, còn có một số em chưa biết cách tổ chức học tập sao cho hiệu quả; chưa thực hiện đúng những yêu cầu về nội quy trường lớp và thời gian biểu của nhà trường theo quy định, vẫn có hiện tượng không tốt trong quan hệ bạn bè như cư xử cục cằn, thô lỗ để xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết …Đặc biệt trong nhiều trường hợp chỉ vì những hiểu lầm, xích mích nhỏ hay một câu nói đùa cũng dẫn đến tình trạng chửi bới rồi đánh đập nhau. Thậm chí còn kéo bè, hội để đánh tập thể v.v. Đó chính là thực trạng rất đáng lo ngại của nhà trường, là nỗi trăn trở của thầy cô và ban giám hiệu trong quá trình dạy học và giáo dục các em. Để hạn chế tình trạng vi phạm nội quy, phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh thì thầy cô giáo chủ nhiệm, trong ban an ninh, Đoàn thanh niên cần nắm bắt, ban tư vấn trong nhà trường cần phải vào cuộc. Trước hết các thầy cô cần hiểu biết và vận dụng được kiến thức về pháp luật để hiểu được phần nào tâm tư, nguyện vọng, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân học sinh. Từ đó mới có thể giúp học sinh hiểu được ở lứa tuổi mình, những điều mình nên làm, những điều mình không nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường của các em, để nhà trường và gia đình thông tin cho nhau biết, có biện pháp ngăn chặn những hành vi nông nổi của các em. Lứa tuổi học trò, nhất là lứa tuổi vị thành niên thì nhà trường, gia đình cần phải hiểu rằng các em đang ở lứa tuổi muốn khẳng định mình những suy nghĩ, biểu hiện và hành động chưa thực sự đúng đắn và không làm chủ được bản thân. Do đó các thầy cô giáo, gia đình cần nắm vững đặc điểm tâm lý này để có biện pháp giáo dục phù hợp. Chúng ta cần giáo dục cho các em và trang bị cho các em hiểu biết về pháp luật, những quy định của pháp luật, những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật mà các em không được làm có như vậy các em mới thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. * Nguyên nhân thực trạng: - Việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật, kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường; nội dung các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năg chưa được tốt, cán bộ và học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của trường, ít quan tâm và đầu 8
- tư công sức vào công tác giáo dục pháp luật; ý thức thực hiện pháp luật của một bộ phận học sinh chưa cao. - Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, tư vẫn tâm lý của nhà trường làm công tác kiêm nhiệm nên đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Việc triển khai, quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đôi khi còn chậm. - Việc tổ chức tập huấn các lớp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập qua các đợt triển khai hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện và các địa phương tổ chức chưa được thường xuyên. - Công tác phối hợp với các ngành như: Công an huyện Thanh Chương, Công an các xã trên địa bàn chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng cho các em. - Tủ sách pháp luật nhà trường đã được xây dựng nhưng hiệu quả khai thác và sử dụng còn thấp, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia mượn đọc, nghiên cứu sách báo pháp luật còn ít. - Kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn quá hạn chế. 2.2. Thực tế giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường THPT hiện nay và ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đến vấn đề phòng tránh bạo lực học đường. Tuy nhiên việc lồng ghép kiến thức bạo lực học đường nói chung còn hạn chế về nội dung cũng như thời gian. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trong nhà trường THPT đòi hỏi các nhà trường, giáo viên phải thực sự để trăn trở và đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả. Nhiều năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho các em nhằm nâng cao hiệu qủa của hoạt động giáo dục pháp luật và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó chỉ mang nặng tính hình thức, lý thuyết chưa sát thực với hoạt động thực tiễn. Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh. Về công tác giáo dục cho học sinh kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường ở nhà trường trong những năm gần đây được lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, vì trường học là nơi quản lý trực tiếp học sinh đồng thời cũng là nơi giáo dục toàn diện cho người học về đạo đức, lối sống và nhân cách. Dưới sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm thích đáng của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các thầy giáo, cô giáo...mà công tác giáo dục 9
- kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ngày được chú trọng hơn. Là trường có điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ và phục vụ tốt cho tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: tivi, máy chiếu, âm ly, loa, đài, sân khấu …Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Đoàn thanh niên luôn năng nổ, nhiệt tình, giúp đỡ trong quá trình thực hiện các buổi ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Thực tế cho thấy, làm tốt công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường trong trường học sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Trên cơ sở đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tích hợp, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường thông qua các môn học chính khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa nên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường trong nhà trường vẫn chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú vì còn vướng mắc một số khó khăn như: - Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường cho các em, nhất là một vài giáo viên chủ nhiệm còn coi nhẹ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. - Về học sinh, còn nhiều em ngại khi tham gia hoạt động ngoại khóa, tâm lý e dè trong giao tiếp và phản hồi, chưa chủ động trong tìm hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền. - Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn do đó bố mẹ phải đi làm ăn xa, nên hầu như không quan tâm được đến đời sống hàng ngày cũng như việc thực hiện nền nếp của con em mình ở trường và phó mặc cho nhà trường. - Đội ngũ làm công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên kiến thức pháp luật, khả năng và kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, nội dung còn chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực với học sinh nên chưa thực sự quấn hút được học sinh tham gia. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, đòi hỏi nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn trong quá trình giáo dục học sinh nâng cao ý thức phòng tránh bạo lực học đường. Là giáo viên đồng thời là chủ nhiệm lớp và còn là thành viên của ban an ninh cũng như tư vấn tâm lí trong trường học, chúng tôi nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp giáo dục hiệu quả để học sinh có được kĩ năng tốt trong phòng 10
- chống bạo lực học đường. Một trong số những giải pháp cần kíp đó, theo chúng tôi chính là tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền, phổ biến giáo dục. 2.3. Kết quả khảo sát thực tế học sinh Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu em trai và 4 triệu em gái trực tiếp liên quan đến bạo lực học đường. Theo một báo cáo mới do UNICEF công bố ngày 6/9/2018, một nữa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu người – cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh trường học và con số này càng tăng cao trên khắp cả nước ở tất cả các lớp học, cấp học khác nhau. Điều này cho thấy bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn nạn toàn cầu. Châu Á cũng là một "điểm nóng" của nạn bạo lực học đường. Cũng theo báo cáo này, ở nhiều khu vực của capuchiu, Indonesia, Việt nam..., nơi các học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố phổ biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn ngữ mang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rối. Ở nước ta, thời gian gần đây, vấn đề bạo lực học đường đang gây bức xúc trong xã hội, bạo lực học đường không chỉ xẩy ra ở học sinh nam mà cả ở học sinh nữ, có đến 96,7% số học sinh trả lời ở các trường các em học có hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên... Trên thực tế còn rất nhiều vụ việc mà các em và gia đình không khai báo do bị đe dọa, dùng tiền mua chuộc hoặc cảm thấy xấu hổ. Sự im lặng sẽ để lại hậu quả rất lớn về tâm lý, sức khỏe cũng như tạo đà cho tình trạng bạo lực học đường tiếp tục xẩy ra. Vấn đề bạo lực học đường tại Việt Nam được ví như “phần chìm của tảng băng” mà những câu chuyện đọc được, nghe được chỉ là một phần rất nhỏ. Theo thống kê của nghành Công an, trong một năm cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo lực học đường, hơn 53% số vụ việc xẩy ra tại trường trung học nhưng nghành Giáo dục không nắm được dữ liệu bạo lực học đường. Không những vậy bạo lực học đường ngày càng biến tướng và các em học sinh thì ngày càng trở nên manh động. Như vụ việc nữ sinh N.T.Y.N sinh 2007 lớp 10A15 học sinh trường chuyên Đại học Vinh tự tử ngày 15/4 nghi do bạo lực học đường. Người thân của nữ sinh cho biết, cháu bị các bạn “đánh, bị áp đảo tâm lý…” cháu có nói với mẹ là sợ đi học, sợ phải 11
- đến trường. Mẹ nữ sinh đã đến trường gặp cô giáo chủ nhiệm chờ xin chuyển lớp cho con, nhà trường nói rằng sẽ tìm hiểu sự việc để có biện pháp xử lý. Chưa có biện pháp xử lý thì em đã chọn một kết cục thương tâm. Đó là hậu quả đáng tiếc vô cùng lớn của bạo lực hoc đường mà mỗi chúng ta đều phải suy ngẫm. Ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói riêng, đa phần là con em lao động, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn. Các em học sinh, ngoài việc đi học thì các em còn phải đi làm và tiếp xúc với đủ mọi kiểu người. Mặt khác, phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm, chỉ bảo cho các em, vì vậy các em thiếu những kiến thức về cách phòng tránh và xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực học đường. Theo thống kê của bộ phận an ninh trường học, của đoàn trường thì chỉ trong năm học 2020- 2021 đã có nhiều sự việc xích mích, gây gỗ, thậm chí đánh nhau bị thương. Cụ thể: năm 2020-2021 có 5 vụ gây gổ, đánh nhau với nhiều kiểu nguyên nhân khác nhau. Nổi cộm đó là em Nguyễn Duy Quảng lớp 11C10 đánh nhau với Nguyễn Sỹ Khánh Hưng lớp 10C7 vì ép nhau trả tiền mượn sân bóng và kết quả là một em phải vào trạm xã gần nhất để băng vết thương; em Lê Đình Đức và Văn Đình Sang lớp 12C6 đánh Nguyễn Ngọc Định lớp 10C10 với lí do nhìn mặt em Định thấy không ưa, rồi 2 em kia gửi tin nhắn thách thức, hẹn nhau đánh. Kết quả là em Định bị sưng mặt, Sang chảy máu mũi...Rồi trong 2 tuần đầu năm học 2021-2022 có 2 vụ đánh nhau, trong đó có 1 vụ đánh nhau ngoài trường học gây thương tích nặng. Đó là em Lê Đình Công lớp 10C8, Hoàng Ngọc Tú 11C9, Võ Tiến Hùng 11C8 đánh em Trịnh Ngọc Mạnh lớp 10C7 do cược nhau đá bóng không thành công sinh ra bực bội, chửi bới rồi hẹn đánh nhau phía sau sân bóng Thành Công, Nam Đàn. Trước các sự việc trên thì an ninh trong nhà trường cùng phối hợp với phụ huynh, công an xã để giải quyết. Tuy nhiên vẫn chưa thể ngăn ngừa được triệt để. Thực trạng trên đã đem lại mối nguy hại và lo lắng không nhỏ đối với học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó chứng tỏ nhận thức, sự hiểu biết của các em về vấn đề bạo lực học đường còn hạn chế, khả năng phòng tránh và ứng phó còn rất non. Chúng tôi cho rằng cần phải tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa để giúp các em nhận thức đúng, đủ các kĩ năng cần thiết để phòng tránh và ứng phó với bạo lực học đường hiện nay. Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiến hành khảo sát sự hiểu biết của các em học sinh bằng cách phát phiếu thăm dò cho 1200 học sinh toàn trường. Tôi phát phiếu cho học sinh trước khi tiến hành buổi hoạt động ngoại khoá 5 ngày. Các em hoàn thành phiếu thăm dò trong thời lượng 10 phút đầu giờ. Sau đó tôi tổng hợp lại, tổng hợp và thống kê số câu trả lời để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em về vấn đề bạo lực học đường. Trong tổng số 19 câu hỏi thăm dò gồm 2 phần: Phần I: gồm 3 câu hỏi tự luận (từ câu 1 đến câu 3) hỏi về sự hiểu biết của các em về vấn đề bạo lực học đường. 12
- Phần II: gồm 16 câu trắc nghiệm (từ câu 4 đến câu 19) theo từng nội dung liên quan đến vấn đề bạo lực học đường. Nội dung 1: Hỏi về cách nhận biết của học sinh về những hành vi bạo lực học đường (gồm 3 câu: câu 4, câu 5, câu 6) Nội dung 2: Hỏi về cách xác định các tình huống không an toàn có nguy cơ bị bạo lực học đường (gồm 6 câu: câu 7, câu 8, câu 9, câu 10, câu 11, câu 12). Nội dung 3: Hỏi về cách xử lí, giải quyết tình huống khi bị bạo lực học đường (gồm 3 câu: câu 13, câu 14, câu 15). Nội dung 4: Hỏi về sự giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho các em (gồm 4 câu: câu 16, câu 17, câu 18 và câu 19). Kết quả thống kê được như sau: - Ở phần I: đa số các em đều đã được biết đến những vụ việc liên quan đến bạo lực học đường (chiếm 77,5%). Các em chủ yếu biết đến những vụ nghiêm trọng như đánh nhau, chửi nhau, dọa dẫm nhau chứ những vụ việc về hành vi bạo lực học đường các em chưa kể ra được. Ở 2 câu hỏi về những hiểu biết về bạo lực học đường thì phần lớn các em trả lời chưa rõ ràng, chưa chính xác, đang còn lan man, mơ hồ. - Ở phần II: Với mỗi nội dung tôi đã thống kê tỉ lệ các phương án đã chọn của học sinh như bảng đã nêu ở trên phần thực trạng. Cụ thể: + Đối với các câu hỏi nội dung 1: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 1200 lượt, trong đó 65,83% số lượt chọn “có”; 34,17% lượt chọn “không”. Điều này chứng tỏ rất nhiều em chưa xác định được hành vi nào là hành vi bạo lực học đường. + Đối với các câu hỏi nội dung 2: với 1200 lượt chọn; trong đó 41,17% lượt chọn “có”, 58,3 % số lượt chọn “không”. Điều này cho thấy phần lớn các em chưa phân biệt được tình huống an toàn và không an toàn có thể bị bạo lực học đường. + Đối với các câu hỏi nội dung 3: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượt chọn là 1200 lượt; trong đó số lượt chọn “có” chỉ chiếm 39,17%, còn số lượt chọn “không” chiếm tới 60,83%. Con số này cho thấy các em chưa biết cách xử lí hợp lí khi bị bạo lực học đường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không biết xử lí các em có thể có thể dẫn đến bị bạo lực học đường kéo dài gây ra hậu quả nghiêm trọng. + Đối với các câu hỏi nội dung 4: gồm 4 câu với tổng số lượt chọn 1200; trong đó tỉ lệ chọn “không” lên đến 90,8%; chọn “có” chỉ chiếm tỉ lệ 9,2%. Điều này cho thấy đa số các em chưa từng được giáo dục về cách phòng tránh bị bạo lực học đường. Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến của hơn 1200 học sinh của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau: 13
- Phần I. Gồm 3 câu hỏi tự luận (từ câu 1 đến câu 3) về sự hiểu biết của học sinh về vấn đề bạo lực học đường. Số lượng/tỉ lệ Câu Trả lời đạt Trả lời chưa đạt Trả lời sai (hoặc không trả lời) Câu 1 930 HS (77,5%) 270 HS (22,5%) 0 Câu 2 270 HS (22,5%) 570 HS (47,5%) 360 HS (30%) Câu 3 180 HS (15%) 630 HS (52,5%) 390 HS (32,5%) Phần II. Gồm 16 câu hỏi Trắc nghiệm khách quan (từ câu 4 đến câu 19) theo chủ đề liên quan đến vấn đề bạo lực học đường. Chủ đề Số lượng câu hỏi Tổng số Chọn không Chọn có (Nội dung) lượt chọn (hoặc chưa) Nhận biết hành vi được xem là bạo lực 3 câu 790 lượt 570 lượt 1200 học đường. (câu 4, 5, 6) (65,83%) (34,17%) Nhận biết tình 6 câu huống không an 500 lượt 700 lượt (câu 7, 8, 9, 10, 11, 1200 toàn, có thể bị bạo (41,7%) (58,3%) 12) lực học đường. Cách xử khi bị bạo 3 câu 470 lượt 730 lượt 1200 lực học đường. (câu 13,14,15) (39,17%) (60,83%) Sự giáo dục để 4 câu 110 lượt 1090 lượt phòng tránh bị bạo 1200 (câu 16, 17,18, 19) (90,8%) (9,2%) lực học đường. Kết quả trên cho thấy đa số học sinh đều thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường; chưa xác định được hành vi bạo lực học đường, tình huống không an toàn và cũng chưa biết xử lí khi có nguy cơ bị bạo lực học đường. Các em cũng chưa được giáo dục các biện pháp để phòng tránh bị bạo lực học đường một cách nghiêm túc từ phía nhà trường và gia đình. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho cho toàn xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đến vấn đề phòng tránh bạo lực học đường. Tuy nhiên việc lồng ghép kiến thức bạo lực học đường nói chung còn hạn chế về nội dung cũng như thời gian. Từ những thực trạng trên tôi quyết định tiến hành buổi hoạt động ngoại khóa để sớm giúp học sinh trang bị những kiến thức bổ ích và có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị bạo lực học đường. Điều này được tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”. 14
- 2.4. Phân tích, đánh giá số liệu Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: đa số học sinh đều thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường; chưa xác định được hành vi bạo lực học đường, tình huống không an toàn và cũng chưa biết xử lí khi có nguy cơ bị bạo lực học đường. Các em cũng chưa được giáo dục các biện pháp để phòng tránh bị bạo lực học đường một cách nghiêm túc từ phía nhà trường và gia đình. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho nhà trường cũng là cho toàn xã hội. Từ những thực trạng trên, năm học 2021-2022 và đầu năm học 2022-2023, chúng tôi đã tiến hành tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa để sớm giúp học sinh trang bị những kiến thức bổ ích và có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị bạo lực học đường. Điều này được chúng tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các em học sinh được khảo sát chưa có nhiều kiến thức về bạo lực học đường. Các em chưa nhận biết được các hành vi nào là bạo lực học đường mà chỉ nghĩ là trêu chọc, tán tỉnh của các bạn; chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn, lúng túng trong cách xử lí tình huống khi bị bạo lực học đường. III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ 3.1. Xác định mục tiêu, nội dung của việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khoá - Nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về tác hại của bạo lực đối với trẻ, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như công tác tuyên truyền với cả cộng đồng. - Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. - Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đồng thời trang bị cho học sinh kỹ năng tự phòng ngừa xảy ra bạo lực, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. - Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường. - Kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường, trong gia đình làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. 15
- 3.2. Tổ chức thực hiện 3.2.1. Công tác chuẩn bị: - Phương tiện chuẩn bị: + Máy tính, máy chiếu, loa máy. + Giáo viên chuẩn bị clip ngắn, video về vấn đề bạo lực học đường; phiếu học tập in sẵn các câu hỏi liên quan đến clip, đoạn video. + Giáo viên chuẩn bị các tình huống cụ thể về bạo lực học đường. - Thành phần: + Các thầy cô giáo trong trường đến tham dự với vai trò làm Ban cố vấn cho buổi thảo luận đó là cô Nguyễn Thị Bích Hằng (Giáo viên bộ môn GDCD); cô Nguyễn Thị Hải (Giáo viên bộ môn GDCD); Thầy Ngô Sỹ Hoàng P. Hiệu trưởng nhà trường, các thầy giáo trong Ban an ninh nhà trường và tôi Phan Trung Tần giáo viên hướng dẫn + Các em học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. + Người điều hành hoạt động: Là tôi - thầy giáo Phan Trung Tần. - Địa điểm: Tại sân trường. 3.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa: Trước hết, chúng tôi hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm hiểu trước những vấn đề bạo lực học đường để các em sẵn sàng cho buổi hoạt động ngoại khóa. Các em có thể tìm hiều bằng cách tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “Bạo lực học đường là gì”, “Cách phòng chống bị Bạo lực học đường”, “Hậu quả của bạo lực học đường”... Sau đó, chúng tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của các giáo viên và các em học sinh. Qua việc thảo luận, trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc và những dòng tâm sự từ buổi hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em có được sự hiểu biết kịp thời về bạo lực học đường. Từ việc nhận biết hành vi, nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như biện pháp xử lí kịp thời khi bị bạo lực học đường. Bố trí chỗ ngồi: Ngồi theo đơn vị lớp 3.2.3. Tiến trình thực hiện các hoạt động Buổi ngoại khóa gồm 4 hoạt động sau: * Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề “Phòng tránh bạo lực học đường” Hoạt động này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứng thú cho các em về chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em hiểu rõ được nội dung chính của chủ đề, cũng như nhiệm vụ các em tham gia thực hiện. 16
- * Hoạt động 2: Thảo luận chủ đề Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và xử lí tình huống. * Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc Trong hoạt động này, các em học sinh sẽ đưa ra những câu hỏi, thắc mắc về nội dung mà các em chưa rõ để được giải đáp, tư vấn. * Hoạt động 4: “Góc tâm sự” Hoạt động “góc tâm sự” được hiểu như một nơi để học sinh có thể chia sẻ, gửi gắm những tâm tư, vướng mắc khó nói của chính bản thân các em hoặc những người xung quanh đã và đang gặp phải. “Góc tâm sự” vẫn duy trì ngay khi buổi ngoại khóa kết thúc. Cụ thể như sau: 3.2.3.1. Hoạt động giới thiệu chủ đề Hoạt động này chủ yếu là giáo viên kể những câu chuyện có thật ở Việt Nam, thậm chí rất gần với các em (ngay trong trường hay trên địa bàn Thành Chương), giáo viên có thể cho học sinh kể một câu chuyện nào đó mà các em biết về chủ đề nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trình giáo viên giới thiệu về chủ đề của buổi thảo luận hôm nay bằng cách nêu thực trạng của vấn đề bạo lực học đường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Giáo viên nêu ra một số trường hợp bạo lực học đường điển hình đang làm xôn xao dư luận (kết hợp chiếu hình ảnh người thật của sự việc lên màn hình). Vụ việc xảy ra trong giờ ra chơi tiết 2 ngày 17/9/2022, em Lương Thị T. (học sinh lớp 10C6, trường THPT Anh Sơn 3, huyện Anh Sơn) yêu cầu bạn cùng lớp là em Bùi Thị Yến V. lên tầng 3 để nói chuyện, xin lỗi bạn Dương Thị Khánh L. (học lớp 10C5, trường THPT Anh Sơn 2) do giữa 2 em này có mâu thuẫn từ năm lớp 9. Tuy nhiên, do Lương Thị T. không nói rõ mục đích nên khi lên tới tầng 2 thì Bùi Thị Yến V. bỏ về lớp. Em T. sau đó theo về lớp rồi tát liên tiếp vào mặt em V. trước sự chứng kiến của nhiều bạn bè trong lớp học. Clip sự việc sau đó được đăng lên mạng xã hội facebook khiến phụ huynh học sinh bị đánh vô cùng bức xúc. Hay vụ việc em Trần Trung Dũng 12C6 và em Văn đình Sang 12C6 đánh em Huy 12C7. Nguyễn nhân; Chiều thứ 7 ngày 22/10/2022 khi ra về ở nhà xe Dũng 12C6 đá xe bạn Cường trong lớp, Huy 12C7 thầy vậy liền lại đẩy bạn Dũng ra, rồi Dũng đánh Huy 12C7. Đến trưa CN ngày 23/10/2022 Huy gọi người đón, tìm Dũng để đánh nhưng không tìm được. Đến thứ 2 ngày 24/10/2022 sau khi tan học về Dũng rủ Sang đón Huy để đánh, rất may Ban an ninh biết được thông qua mảng tình báo nên đã kịp thời ngăn chặn và thông báo cho GVCN, gia đình biết để cùng phối hợp giáo dục các em. 17
- Bạo lực học đường nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lí kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến tương lai của chính các em và những người xung quanh. Để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiểu hiểu biết về bạo lực học đường gây ra. Chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng về phòng tránh bạo lực học đường. 3.2.3.2. Hoạt động thảo luận chủ đề Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và xử lý tình huống Nội dung 1: Trả lời câu hỏi Ở nội dung này, giáo viên trình chiếu đoạn video, một số hình ảnh về vấn đề bạo lực học đường. Trước khi cho học sinh xem video giáo viên phát cho mỗi lớp 6 phiếu học tập. Nhiệm vụ của mỗi lớp trả lời 6 câu hỏi trong phiếu học tập. Mỗi lớp cử 1 nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ phân nhiệm vụ cho từng bạn, mỗi bạn có nhiệm vụ trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi (yêu cầu các em phải thuộc câu hỏi mà mình được phân công). Học sinh xem đoạn video và ghi nhanh những nội dung theo gợi ý câu hỏi trong phiếu học tập. Lưu ý: - Các em xem, lắng nghe, tập trung vào nội dung theo gợi ý của các câu hỏi. Mỗi bạn viết ra giấy câu trả lời của mình. - Giáo viên cho học sinh xem đoạn video 2 lần để các em hoàn thành câu trả lời. Nội dung phiếu học tập như sau: Các em hãy theo dõi đoạn video (dài khoảng 7 phút) và trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Bạo lực học đường là gì? 2. Hành vi bạo lực học đường bao gồm những hành vi nào? 3. Đối tượng (nạn nhân) của bạo lực học đường là ai? 4. Bạo lực học đường gây ra hậu quả gì đối với nạn nhân? 5. Khi bị bạo lực học đường thì chúng ta phải ứng phó như thế nào? 6. Em hiểu gì về phương pháp KiVa? - Sau đó đại diện các lớp sẽ trả lời, các lớp còn lại bổ sung. Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác. Câu hỏi 1: Bạo lực học đường là gì? Trả lời: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn át người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến tâm lí của nữ giới và nam giới. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn