Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống an toàn và ứng phó tai nạn điện trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong bộ môn nghề điện dân dụng, với mục đích luyện tập các kỹ năng “an toàn và ứng phó tai nạn điện” để linh hoạt trong cuộc sống 1 cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống an toàn và ứng phó tai nạn điện trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm và tự tạo việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức trên chính quê hương mình. Để giải quyết vấn đề đó, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình, đề án, trong đó có đề án đào tạo nghề và đào tạo nghề Điện dân dụng là một trong số đó. Việc phát triển điện đi trước một bước, bảo đảm điều kiện cơ bản, cải thiện đời sống, an sinh xã hội, chuyển dịch kinh tế nông thôn là mục tiêu, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp mọc lên đã lấy đi lượng lớn đất nông nghiệp. Và tất yếu sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề nhằm cơ giới hoá, điện khí hoá nông thôn theo hướng công nghiệp. Đi đôi với vấn đề này là nhu cầu tuyển dụng lao động cho sản xuất, dịch vụ tại địa phương cũng như lao động kỹ thuật điện cho các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đáp ứng việc sản xuất, sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa,…các thiết bị điện, mạng điện ở địa phương, đặc biệt là các thiết bị điện dân dụng và mạng điện sinh hoạt phục vụ cuộc sống của người dân. Chính vì lẽ đó, vấn đề dạy nghề trong trường phổ thông là hết sức cần thiết, cung cấp kiến thức cơ bản, giúp học sinh làm chủ được việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa,… các thiết bị điện dân dụng và mạng điện sinh hoạt, đồng thời định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai của các em. Tuy nhiên, một thực tế đã cho chúng ta biết rằng “tai nạn điện” đã gây tổn thất rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tinh thần người dân. Do vậy, việc dạy học chỉ cung cấp kiến thức không chưa đủ, mà qua đó nhằm giáo dục cho học sinh kỹ năng sống trang bị cho các em hàng ngày, trong đó kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” hết sức quan trọng. Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn Vật lí, nhưng lại được nhà trường giao phụ trách dạy nghề điện dân dụng. Tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để dạy học hiệu quả môn học này, kích thích được sự đam mê của học sinh và việc đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu. Đối với học sinh, do chưa được tiếp cận với những hình thức dạy học phù hợp, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả nên việc tham gia và thực hiện còn mang tính gượng ép, thiếu nhiệt tình, không chất lượng, không đạt được mục tiêu dạy và chưa thực sự rèn luyện được các kĩ năng cần thiết cho bản thân để ứng phó và giảm thiểu các rủi ro tai nạn điện gây ra. 1
- Vì vậy giáo dục kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” cần phải có sự kết hợp giữa việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học Nghề điện dân dụng với việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, đặc biệt là thông qua hoạt động ngoại khóa với thời lượng dạy học lớn hơn để học sinh có thể thấy được vai trò quan trọng của bộ môn học này. Hoạt động ngoại khóa còn là chiếc cầu nối giúp học sinh hiểu rõ hơn về hậu quả cũng như luyện tập các kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” để linh hoạt trong cuộc sống 1 cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Giáo dục kỹ năng sống “ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa. Ông cha ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy song song với giáo dục kỹ năng sống “ứng phó tai nạn điện”, là kỹ năng an toàn điện. Chính vì vậy tôi xin phép bổ sung tên đầy đủ của đề tài là: Giáo dục kỹ năng sống “an toàn và ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa. Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới mà các đề tài khoa học khác trước đây chưa thực hiện, với tâm nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng “an toàn và ứng phó tai nạn điện” cho học sinh THPT tỉnh Nghệ An. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong bộ môn nghề điện dân dụng, với mục đích luyện tập các kỹ năng “an toàn và ứng phó tai nạn điện” để linh hoạt trong cuộc sống 1 cách hiệu quả. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa và quy trình vận dụng dạy học trong bộ môn nghề điện dân dụng, với mục đích luyện tập các kỹ năng “an toàn và ứng phó tai nạn điện” cho học sinh THPT. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong bộ môn nghề điện dân dụng, với mục đích luyện tập các kỹ năng “an toàn và ứng phó tai nạn điện” để linh hoạt trong cuộc sống 1 cách hiệu quả. 2
- 4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các trường THPT trong tỉnh Nghệ An. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu các nội dung sau đây: - Lý thuyết về giáo dục kỹ năng sống cho HS, kỹ năng sống “an toàn và ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT - Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học nghề điện dân dụng. - Thực trạng về vấn đề an toàn điện trong sinh hoạt, lao động và sản xuất. Thực trạng về vấn đề dạy và học nghề điện dân dụng ở trường THPT. - Giải pháp thực hiện. - Thiết kế tiến trình dạy học. - Hình ảnh trải nghiệm của học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 7. Đóng góp của đề tài - Sáng kiến đã đề xuất các giải pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng an toàn và ứng phó với tai nạn điện cho học sinh THPT tỉnh Nghệ An. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Lý thuyết về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1.1. Lý thuyết về kỹ năng sống - Kỹ năng sống là gì? Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống. - Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ năng sống như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều. - Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. - Theo cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục của UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm kỹ năng sống sau đây: Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí: + Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; + Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; 4
- + Kỹ năng làm việc theo nhóm; + Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v… Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống: + Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; + Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; + Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn; + Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông; + Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...; + Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước; + Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục; + Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra), ….. Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện ở các môi trường giáo dục khác như gia đình, xã hội, bằng các hình thức khác nhau như: + Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 5
- + Bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học- kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại… + Qua các hoạt động Đoàn chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”, Chương trình “Một ngày để sống - Sống có niềm tin”, Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”, Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”, Chương trình “Học kì quân đội”… Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài giáo dục kỹ năng sống “an toàn và ứng phó với tai nạn điện” thông qua hoạt động ngoại khóa bộ môn nghề Điện dân dụng. 1.2. Lý thuyết về giáo dục kỹ năng sống “an toàn và ứng phó tai nạn điện” trong dạy nghề điện dân dụng ở THPT 1.2.1. Kỹ năng sống “an toàn điện” 1.3.1.1. Nguyên nhân tai nạn điện + Do không cắt (ngắt) điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch điện. + Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện. + Do sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại như quạt bàn, bàn là,…bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra ngoài. + Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp. + Do đến gần những nơi dây điện dứt xuống đất. * Các nguyên nhân khác: + Tai nạn do phải làm việc trên cao. + Do phải thực hiện một số công việc cơ khí như: khoan, đục,... . 1.3.1.2. Một số biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện. 6
- - Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách Đây là một trong những nguyên tắc an toàn điện đầu tiên thực hiện để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Khi lắp đặt, phải tuân thủ các nguyên tắc như: + Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. + Lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi bị quá tải hoặc cháy chập. + Thiết bị bảo vệ đóng cắt điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. + Nên lựa chọn thiết bị đóng cắt phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện. + Khuyến khích lắp đặt các thiết bị chống rò điện, đặc biệt là ở những vị trí ngập nước. - Lưu ý các vị trí lắp cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điện Các vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điện cần phải sắp xếp ở nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện nhất khi sử dụng. Ngoài ra, đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có nguy cơ bị ngập nước thì cần lắp đặt các thiết bị cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1,4 mét. - Lưu ý khi lắp đặt các thiết bị điện trong nhà Khi tiến hành lắp đặt các thiết bị điện, tuyệt đối không được đặt chúng tại những nơi ngập nước, ẩm ướt hay ở gần đồ vật dễ cháy nổ. Ngoài ra, cần phải nối đất vỏ kim loại cho những thiết bị dùng điện trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, bếp điện... để đề phòng tai nạn trong trường hợp xảy ra cháy chập, rò rỉ điện. - Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt Một trong số những biện pháp sử dụng điện an toàn đó chính là lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện chất lượng. Nên sử dụng ổ cắm điện phù hợp để phòng chống 7
- cháy nổ trong gia đình. Nên ưu tiên lựa chọn các loại ổ điện chống giật, ổ cắm điện chịu tải lớn, ổ cắm chống nổ... ở trong gia đình. Bên cạnh đó, toàn bộ dây điện trong nhà nên được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện. - Lưu ý khi trời mưa to, có sấm sét hay ngập nước Khi gặp phải những trường hợp này, cần nhanh chóng tách cáp ăng-ten ra khỏi tivi nhằm tránh sét lan truyền, đồng thời rút phích cắm các thiết bị điện như máy tính, tivi... Nếu nhà bị ngập nước hay gió lốc làm tốc mái, đổ tường… cần ngắt ngay cầu dao điện để đảm bảo an toàn. - Trang bị đồ bảo hộ Khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị điện trong gia đình, cần chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân. Nếu phải leo trèo cao hoặc làm việc trong phòng kín thì cần phải có 2 người để hỗ trợ nhau. - Bảo hành thiết bị điện định kỳ Trong quá trình sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa nếu phát hiện các thiết bị điện hư hỏng để không gây ra cháy nổ, hở điện... - Kiểm tra hệ thống đường điện Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như cầu dao, cầu chì, công tắc... Ngoài ra, cũng nên ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng đến để đề phòng cháy nổ. Nếu trường hợp dây điện bị đứt, các thiết bị điện bị hỏng thì phải được kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa rồi mới được sử dụng tiếp. - Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị như điện thoại, túi sưởi... Nếu quá trình sạc kết thúc, cần rút dây sạc để tránh cháy nổ, đồng thời tránh sự hiếu kỳ của trẻ nhỏ trong gia đình. - Một số biện pháp sử dụng điện an toàn khác 8
- Ngoài những biện pháp kể trên, cũng nên lưu ý một số điểm sau đây để có thể đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng điện: + Khi tay ướt tuyệt đối không chạm vào bất cứ thiết bị điện nào, không đóng ngắt cầu dao, công tắc hoặc rút phích cắm. + Không được phơi quần áo, treo, móc các vật khác vào dây dẫn điện. + Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột hay bắt cá. + Chỉ những người có chuyên môn về điện hoặc đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện. + Tại vị trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm. + Khi lắp đặt hay sửa chữa điện ở trên cao phải đeo dây an toàn. + Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc bên trên hoặc gần các thiết bị điện. Tuyệt đối không dùng thang bằng kim loại không có cách điện. 1.3.1.3. Giáo dục kỹ năng sống an toàn điện Hoạt động giáo dục kỹ năng sống an toàn điện là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc sử dụng điện năng, đảm bảo an toàn trong sinh hoạt, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. 1.2.2. Kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” 1.2.2. 1. Kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” Điều quan trọng nhất khi thấy có nạn nhân bị điện giật, cần: - Bình tĩnh, quan sát xác định nguyên nhân, hô hoán gọi mọi người xung quanh, tuyệt đối không được chạm vào người nạn nhân. Sau đó nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện: Tắt ngay nguồn điện bằng cách tháo cầu chì, cắt cầu giao, rút phích cắm khỏi ổ điện. Nếu không cắt được nguồn điện, gỡ dây điện khỏi cơ 9
- thể bằng cách như: Đứng trên tấm ván khô, đi guốc dép khô hoặc đeo găng cao su, hay quấn nilon, vải khô, chân đi ủng. Dùng gậy khô (ví dụ đòn gánh, cán chổi hoặc cuộn giấy) hoặc vật cách điện gạt dây điện ra người nạn nhân. - Những điều lưu ý không được làm khi thấy người bị điện giật: + Không được dùng tay không để chạm vào người nạn nhân đến khi cắt được nguồn điện. + Không dùng tay không, đi chân đất để gỡ dây điện (do cơ thể nạn nhân lúc này cũng đang dẫn điện). + Người cứu chỉ nên dùng 1 tay, tay kia đút vào túi quần áo (tránh tạo cung điện qua 2 tay). - Tiến hành hồi sức và hỗ trợ sự sống cho nạn nhân: Nếu bị điện giật nhẹ, sau khi ngắt dòng điện, nạn nhân có thể tự phục hồi. Nếu là trẻ em, cần an ủi và cho trẻ nằm nghỉ, ngồi cùng trẻ, gọi người lớn giúp đỡ. Kiểm tra mạch, nhịp thở: Trong 5 giây bằng nhìn cử động ngực, nghe tiếng thở. Áp má vào miệng nạn nhân sẽ cảm nhận hơi thở qua miệng và mũi phả vào má. Hoặc áp tai vào ngực nạn nhân vừa nghe tiếng thở vừa nghe tim đập. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần cấp cứu ngay tại chỗ, không được vận chuyển. Tiến hành ngay “hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực” bằng cách: Vỗ mạnh 5-10 cái vào vùng ngực. Đặt nạn nhân lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc làm cản trở hô hấp) thực hiện cấp cứu: Lấy hơi, thổi mạnh vào miệng nạn nhân 1 cái rồi ép tim 5 cái liền, làm liên tục theo tần số 5-1, kiên trì cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. Nếu có hai người: Một người hà hơi thổi ngạt, một người ép tim với tần số 60 lần/phút. Làm kiên trì tới khi nạn nhân thở lại, trẻ em thì sẽ ho hoặc khóc lại (chỉ dừng lại khi có triệu chứng chết thật sự như da lạnh, đồng tử giãn to). Cuối cùng cần chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất khi nạn nhân đã thở và tim đập trở lại, trên đường đi vẫn tiếp tục hồi sức. 1.2.2. 2. Giáo dục kỹ năng “ứng phó tai nạn điện” Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ứng phó tai nạn điện là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển kỹ năng xử lí tình huống 1 cách nhanh nhẹn, dứt khoát và khoa học giảm thiểu tổn thất nặng nề ở tai nạn điện đặc biệt khi 10
- cứu người bị tai nạn điện. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách của các em HS, gắn kết yêu thương giữa con người với nhau. 2. Phân tích vai trò, vị trí và các hình thức dạy học tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học nghề điện dân dụng 2.1. Vai trò, vị trí của ngoại khóa dạy học nghề điện dân dụng trong trường THPT Hoạt động ngoại khoá theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Ngoại khoá ở bộ môn nghề điện dân dụng góp phần làm sáng tỏ hơn, cho phép chúng ta khai thác thêm kiến thức sâu rộng - điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Ngoại khoá ở bộ môn nghề điện dân dụng còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Hoạt động ngoại khoá có tính giáo dục cộng đồng, xã hội sâu rộng. Tổ chức hoạt động ngoại khoá ở bộ môn nghề điện dân dụng là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học môn học, một môn học mà học sinh chưa coi trọng như các bộ môn khác, và hơi khó đối với học sinh nữ. Hoạt động ngoại khoá bộ môn nghề điện dân dụng, không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. 2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn nghề điện dân dụng với mục đích giáo dục kỹ năng an toàn và ứng phó tai nạn điện cho học sinh THPT. + Tổ chức cho học sinh trải nghiệm tham gia các hoạt động bảo vệ cơ sở vật chất trường học. 11
- Cơ sở vật chất nhà trường là sản phẩm sáng tạo vật chất của con người, nó là thành quả lao động của cộng đồng nhiều thế hệ, nó cũng là một mắt xích trong chuỗi các vấn đề về an toàn điện ở trường học Do vậy, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, sử dụng cẩn thận và tiết kiệm quạt, bóng đèn, máy chiếu, máy vi tính, đồ dùng học tập và thiết bị (như đồng hồ đo điện, biến thế nguồn, bảng điện thực hành..)... không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm tiền của mà còn góp phần giảm thiểu các tác nhân gây tai nạn điện. Với ý nghĩa như vậy, bảo vệ cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả công dân, trong đó thầy, trò nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất. Tổ chức cho HS tham gia bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa bộ môn nghề điện dân dụng với các hình thức như: - Tổ chức cho các em tham gia tích cực, tự giác vào phong trào “Xây dựng trường lớp sạch – đẹp – an toàn”, như lau chùi hệ thống quạt, tra dầu mỡ cho quạt ở phòng hội đồng, các lớp học, lau chùi các dụng cụ, thiết bị ở phòng thực hành (như đồng hồ đo điện, biến thế nguồn, bảng điện thực hành..), phòng vi tính,... - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn thiết bị điện trong lớp học, phòng thực hành, phòng vi tính,...và sử dụng tiết kiệm điện năng. Những việc làm trên tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn, vừa góp phần giáo dục các em tiết kiệm tiền của cho việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, vừa góp phần giảm thiểu các tác nhân gây ra tai nạn điện. + Tổ chức cho học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng với cộng đồng và địa phương: Học sinh cũng có thể tham gia vào các hoạt động kiểm soát và sử dụng tiết kiệm điện, giáo dục học sinh hiểu biết và thực hành sử dụng năng lượng,...như tham gia hưởng ứng giờ Trái đất hằng năm được phổ biến trên trang facebook của Đoàn trường. +Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn khi sử dụng điện: vẽ tranh, thi viết văn, làm báo về nội dung an toàn, tiết kiệm điện. Hoạt động ngoại khoá này cũng có thể thực hiện kết hợp với các phong trào thi đua của nhà trường trong từng tháng. Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV các môn học liên quan cần: - Đề xuất với nhà trường kế hoạch tổ chức, dự kiến thời điểm phát động, thành lập Ban giám khảo. 12
- - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung cuộc thi. - Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thi cho HS các khối lớp. - Dự kiến thời gian thực hiện, thời điểm thu bài dự thi. - Phân công ban giám khảo chấm bài, lựa chọn giải thưởng, công bố kết quả. - Tổ chức phát phần thưởng cho những em đạt giải. + Tổ chức cho học sinh tìm hiểu sơ đồ hệ thống điện trong trường học, đánh giá mức độ an toàn của hệ thống. - Xác định được mục tiêu của hoạt động khảo sát. - Lập kế hoạch và trình duyệt. - Xác định đối tượng học sinh tham gia. - Thời gian thực hiện. - Yêu cầu sự chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu (chuẩn bị cho đi khảo sát truờng học). - Giải thích về tiến trình thực hiện hoạt động. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ về những địa điểm an toàn, nguy hiểm trong trường và có thể đưa ra một số ví dụ giúp học sinh hiểu rõ hơn. - Chia nhóm và phân công nhiệm vụ. - Khảo sát truờng học. - Vẽ sơ đồ. 13
- - Trình bày và thảo luận. - Nhận xét đánh giá. - Tổng kết. + Tổ chức hội thi về tìm hiểu và luyện tập các kĩ năng về an toàn và ứng phó với tai nạn điện. * Hội thi: là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối hoặc toàn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học. Đối tượng tham gia hội thi là các cá nhân hoặc nhóm học sinh. * Tiến trình hội thi: - Khai mạc (không nhất thiết phải đọc diễn văn, có thể chỉ bằng hình thức ra mắt của các đội dự thi, giới thiệu đại biểu,…). - Thi từng tiết mục theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. Sau mỗi phần thi giám khảo cho điểm công khai, ban thư ký cộng điểm cho từng đội. - Giữa các phần thi có thể chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm. * Một số nội dung của hội thi : - Thi trả lời nhanh. - Thi hùng biện về kĩ năng an toàn điện: thuyết trình, hùng biện về hậu quả tai nạn điện và kĩ năng phòng chống điện giật. - Thi luyện tập kĩ năng cứu người bị tai nạn điện. 14
- 3. Thực trạng về vấn đề an toàn điện trong sinh hoạt, lao động và sản xuất. Thực trạng về vấn đề dạy và học nghề điện dân dụng ở trường THPT. 3.1. Thực trạng về vấn đề an toàn điện trong sinh hoạt , lao động và sản xuất Điện là một loại vật chất vô hình không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguy hiểm cũng không thể đo lường hết được. Khi sử dụng điện không an toàn, chúng ta đang phải đối mặt với mối hiểm họa ngầm, như “con dao hai lưỡi”, có thể gây ra những thiệt hại lớn về người và tiền bạc. Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác. Một con số rất đáng báo động, bởi nó gây ra nhiều vụ việc thương tâm. Ví dụ (nguồn enternet): - Khoảng 9 giờ 30 ngày 26.9.2020, 3 người dân ở xã Tân Châu (H.Thiệu Hóa, Thanh Hóa) dựng lán để xây nhà mới thì bị điện từ đường dây trung thế phóng khiến 1 người chết, 2 người bị thương. Ảnh 3.1. Khu vực xảy ra vụ phóng điện khiến 1 người chết, 2 người bị thương. 15
- - Ngày 3/6/2020, vụ điện giật ở Hà Tĩnh khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có một cặp vợ chồng, khiến người dân địa phương và cộng đồng mạng hết sức bàng hoàng, đau xót. Ảnh 3.2. Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ điện giật. Chiều 3/6, người dân thôn Lương Trung, xã Ích Hậu, H.Lộc Hà vẫn chưa hết bàng hoàng, xót xa trước vụ việc 3 người: anh Lê Xuân Thuyết (48 tuổi), chị Hoàng Thị Hải (44 tuổi, vợ anh Thuyết) và ông Nguyễn Đức Thao (50 tuổi, bạn anh Thuyết) được phát hiện tử vong dưới cây cột điện sau nhà. Tang thương bao trùm khắp xóm nhỏ. Nguyên nhân khiến 3 người dân bị điện giật chết là do nạn nhân tự ý leo lên cột điện hạ thế để cột tấm bạt che nắng khiến điện bị rò rỉ. Vợ nạn nhân và người bạn ở gần đó thấy vậy lao đến ứng cứu thì bị điện giật theo. - Ngày 27/11/2019, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận bệnh nhân nam N.T.Đ (16 tuổi, ở Thanh Hóa) bị đa chấn thương do bị nổ điện thoại trong lúc sạc. 16
- Ảnh 3.3. Bàn tay trái của nạn nhân bị dập nát do điện thoại bị nổ trong lúc sạc bằng pin dự phòng. Theo thông tin từ người nhà, N.T. Đ trong lúc sử dụng điện thoại thì hết pin nên đã cắm điện thoại vào sạc dự phòng. Trong khi vừa dùng điện thoại vừa sạc, điện thoại của Đ. đã phát nổ khiến nạn nhân bị đa vết thương nghiêm trọng. - Báo động những cái chết thương tâm vì bị điện giật khi đánh bắt cá Ảnh 3.4. Một chỗ của sợi dây điện được gắn vào dụng cụ đánh bắt thủy sản tự chế bị bong tróc vỏ làm một người sử dụng điện đánh bắt thủy sản bị tử vong. Không khí tang thương bao trùm nơi căn nhà nhỏ của chị P.T.M.N. ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp). Vào chiều ngày 7/11/2020, tại con rạch nhỏ trước nhà, anh T.H.L 42 tuổi (chồng chị N.) đã bị điện giật chết khi đang dùng điện lưới để đánh bắt thủy sản. Nguyên nhân anh L. đã dùng nguồn điện 220V từ trên nhà rồi nối dây điện vào cây vợt để xiệt cá. Quá trình sử dụng thì một đoạn dây điện đã bị hỏng dẫn điện giật làm anh L. tử vong tại chỗ. 17
- - Tai nạn nguy hiểm từ bình nóng lạnh Vợ chồng anh Toàn (Tây Hồ, Hà Nội) đã sững sờ khi phát hiện cô con gái 2 tuổi và bà giúp việc chết trong nhà tắm, bên cạnh có dây dẫn vòi hoa sen, bình nóng lạnh đang bật. Nguyên nhân bình nóng lạnh bị rò điện, truyền theo đường nước ra vòi tắm đã gây ra tai nạn thương tâm trên. Trước đó, cuối năm 2008, tại 1 khách sạn ở Trần Duy Hưng – Hà Nội cũng xảy ra vụ tai nạn chết người do rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh mà nạn nhân là người nước ngoài. Rất nhiều người cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơ le ngắt điện nên yên tâm cắm điện suốt ngày, kể cả trong lúc đang tắm mà không biết đó là nguyên nhân khiến thiết bị có thể bị hỏng do quá tải và gây nguy hiểm. - Ngày 3/6, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) Đoàn Phúc Hạnh xác nhận, trên địa bàn xã vừa có một trẻ đang học lớp 5 bị điện giật tử vong khi trèo lên trạm biến áp để lấy tổ chim. Ảnh 3.5. Hiện trường vụ việc Qua những vụ việc thương tâm này một lần nữa cảnh tỉnh người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức và chủ động phòng tránh tai nạn điện. Bên cạnh đó, ngành Điện lực và các cơ quan liên quan cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn hành lang lưới điện; thường xuyên kiểm tra kiểm soát nâng cấp hệ thống lưới điện; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền an toàn điện đến với người dân tại các địa phương,… nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn xảy ra liên quan đến điện lưới trên địa bàn. 3.2. Thực trạng về vấn đề dạy và học nghề điện dân dụng ở trường THPT 18
- Để tìm hiểu thực trạng dạy học giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai nạn điện ở trường THPT tỉnh Nghệ An, tôi tiến hành khảo sát 13 GV và 562 HS ở 14 lớp nghề Điện dân dụng tại 03 trường THPT. Bảng 3.1: Số lượng giáo viên và học sinh được khảo sát phân theo trường Tên trường khảo sát Giáo viên Học sinh THPT Đô Lương 1 6 252 THPT Đô lương 4 1 79 THPT Đô Lương 2 6 231 Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2021 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu. 3.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng việc dạy học ngoại khóa bộ môn nghề điện dân dụng, giáo dục kỹ năng an toàn và ứng phó tai nạn điện ở trường các THPT tỉnh Nghệ An. 3.2.1.1. Kết quả điều tra từ giáo viên. Bảng 3.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học ngoại khóa bộ môn nghề điện dân dụng, giáo dục kỹ năng an toàn và ứng phó tai nạn điện cho học sinh ở trường các THPT tỉnh Nghệ An. TT Nội dung câu hỏi Mức độ Số Tỉ lệ lựa lượng chọn( %) 1 Ở trường thầy/cô đã giáo dục kỹ Thông qua bài 11/13 84,6 năng an toàn và ứng phó với tai dạy trên lớp nạn điện cho học sinh bằng Ngoại khóa 2/13 15,4 những hình thức tổ chức dạy học Hình thức khác 0 0 nào? 2 Việc dạy học ngoại khóa bộ môn Rất cần thiết 12/13 92,3 nghề điện dân dụng giáo dục kỹ Cần thiết 1/13 7,7 năng an toàn và ứng phó tai nạn Không cần thiết 0 0 điện cho học sinh ở trường các THPT tỉnh Nghệ An cho học sinh có cần thiết hay không? 3 Theo thầy (cô) mục đích tổ chức Hình thành kiến 1/13 7,7 các hoạt động ngoại khóa bộ môn thức 19
- nghề Điện dân dụng giáo dục kỹ Luyện tập kĩ 5/13 38,4 năng an toàn và ứng phó tai nạn năng điện cho học sinh là? Hình thành kĩ 7/13 53,9 năng sống 4 Theo thầy (cô) những khó khăn Kỹ năng tổ chức 6/13 46,15 nào ảnh hưởng đến công tác tổ Thời gian 1/13 7,7 chức dạy học ngoại khóa bộ môn Kinh phí, cơ sở 6/13 46,15 nghề điện dân dụng giáo dục kỹ vật chất năng an toàn và ứng phó tai nạn điện cho học sinh? 5 Thầy (cô) đã tiến hành cho học Thường xuyên 1/13 7,7 sinh gắn kỹ năng với thực tiễn Thỉnh thoảng 2/13 15,4 cuộc sống khi dạy học giáo dục Rất ít 10/13 76,9 kỹ năng an toàn và ứng phó tai nạn điện hay chưa? ( Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra giáo viên) 3.2.1.2. Kết quả điều tra từ học sinh Bảng 3.3. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT TT Nội dung câu hỏi Mức độ Số lượng Tỉ lệ lựa chọn( %) 1 Ngoài giờ học các kiến thức Thường xuyên 11/562 2,0 trên lớp em đã dành bao Thỉnh thoảng 81/562 14.4 nhiêu thời gian để tự tìm Không bao giờ 470/562 83,6 hiểu về các kĩ năng an toàn và ứng phó với tai nạn điện? 2 Em đã nắm được những kiến Phần lớn 15/562 2,7 thức, kỹ năng an toàn và ứng Một nửa 268/562 47,7 phó với tai nạn điện hay Một phần ba 269/562 47,8 chưa? Chưa nắm được 10/562 1,8 3 Dạy học ngoại khóa bộ môn Rất quan trọng 473/562 84,2 nghề điện dân dụng giáo dục Quan trọng 89/562 15,8 kỹ năng an toàn và ứng phó Không quan trọng 0 0 tai nạn điện có quan trọng đối với HS không? 4 Em có mong muốn được rèn Rất mong muốn 509/562 90,6 luyện các kĩ năng an toàn và Mong muốn 53/562 9,4 ứng phó tai nạn điện qua Không mong 0 0 hoạt động ngoại khóa hay muốn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 136 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn