intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" nhằm đề xuất một số giải pháp với các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau của CLB tiếng Anh để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CLB TIẾNG ANH TẠI ĐỊA BÀN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Kĩ năng sống
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CLB TIẾNG ANH TẠI ĐỊA BÀN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Lĩnh vực: Kĩ năng sống Họ và tên: Vũ Thị Tuyết Tổ: Văn - Anh Năm thực hiện: 2021 - 2022 Điệnthoại: 0989355047
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 5. Phạm vi của đề tài. .............................................................................................. 3 6. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................4 1. Cơ sở lý luận............................................................................................... ....... 4 1.1. Khái niệm kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống ...............................4 1.2. Một số kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT........................5 1.3. Vai trò giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT........ ..... 5 1.4. Mối quan hệ của hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh và việc phát triển những kỹ năng sống ......................................................................................... ...... 7 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. ..... 8 2.1. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu . 8 2.1.1. Thực trạng mức độ hiểu biết kỹ năng sống của học sinh........................ ..... 8 2.1.2. Thực trạng mức độ vận dụng kỹ năng sống của học sinh....................... ...... 10 2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu ... .......................................................................................................... 12 2.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh trong trường THPT tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu ...................................................................................... ..... 12 2.4. Thực trạng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào môn tiếng Anh cho học sinh THPT tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu ................................................................ ..... 13 Chương 2. Các giải pháp Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ............................................................................................................................ 16 1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức các cuộc thi tại CLB tiếng Anh ..................................................................................... ............. 16 1.1. Các hình thức tổ chức cuộc thi .................................................................. ..... 16
  4. 1.2. Kết quả đạt được ...................................................................................... ....... 24 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động thực hành ngoại khóa, dã ngoại ................................................................................................ ...... 24 2.1. Các hình thức tổ chức hoạt động thực hành ngoại khóa, dã ngoại.............. .... 25 2.2. Kết quả đạt được ...................................................................................... ...... 29 3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giao lưu liên kết với các trường, các trung tâm tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu ..... .. 30 3.1. Các hình thức hoạt động giao lưu liên kết với các trường, các trung tâm tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu ......................................................................... 30 3.2. Kết quả đạt được ....................................................................................... ...... 34 Chương 3. Kết quả ................................................................................................ 39 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận……………………………………………………………………… ... 41 2. Kiến nghị………....…………………………………………………...……..... 41 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 43 Phụ lục
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 THPT Trung học phổ thông 4 KNS Kỹ năng sống 5 CLB Câu lạc bộ 6 QL Quỳnh Lưu
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở bất kì thời đại nào, giáo dục đào tạo cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia. Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với mục đích đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kịp thời sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 410/QĐ- BGDĐT ngày 04/02/2016 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 về tập huấn và triển khai giáo dục KNS thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông, nhằm nâng cao các kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đồng thời nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào học đường thông qua các hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình tiến hành đổi mới chương trình phổ thông, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến phương pháp và mục tiêu giáo dục được UNESCO đề xuất theo hướng tiếp cận KNS: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình”. Đó chính là những KNS cần thiết của mỗi cá nhân trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Ở nước ta chương trình giáo dục đã nhiều lần đổi mới, điều kiện sống và học tập của HS ngày một nâng cao. Trong xu thế hội nhập, không chỉ tiếng Anh là chìa khóa để giúp HS mở cánh cửa vào tương lai mà kỹ năng sống là yếu tố rất quan trọng. Song không ít bộ phận HS còn thiếu nhiều kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm , kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe tích cực… Đặc biệt, lứa tuổi HS THPT - lứa tuổi đang hình thành và phát triển những giá trị nhân cách, có nhiều mơ ước và khát vọng, tò mò thích khám phá nhưng còn thiếu hiểu biết về xã hội, còn thiếu KNS nên trước những thử thách và những tình huống khó khăn trong cuộc sống dễ nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc, không tự mình làm chủ được chính bản thân... Nguyên nhân cơ bản là do HS chưa nhận thức đúng, chưa có ý thức rèn luyện KNS cho bản thân. Nhà trường, tổ chức Đoàn, gia đình và các tập thể HS đã quan tâm đến hoạt động giáo dục tri thức, văn hóa, xã hội, đạo đức, ý thức công dân, rèn luyện KNS cho HS. Tuy nhiên, việc giáo dục KNS cho HS THPT vẫn là bài toán khó khi các phương pháp giáo dục đưa ra chưa đạt hiệu quả cao. CLB tiếng Anh là một sân chơi bổ ích, không chỉ giúp các em giao lưu, học hỏi, trau dồi và nâng cao kiến thức môn tiếng Anh mà còn là nơi tạo điều kiện cho các em giao tiếp, ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề qua các hoạt 1
  7. động thực tế, đồng thời gây hứng thú trong học tập. Vì vậy tận dụng thế mạnh của hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh để tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi nhằm truyền đạt, rèn luyện KNS cho HS THPT là một trong những hình thức giáo dục hiệu quả, giúp các em rèn luyện bản thân để có những hành vi đúng đắn phù hợp có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. CLB tiếng Anh giúp các em hình thành các kỹ năng tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tìm kiếm hỗ trợ … Với ý nghĩa và tầm quan trọng như trên, tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện KNS cho HS được thể hiện rõ nét nhất trong một số hoạt động ngoài giờ học, cụ thể là hoạt động của CLB tiếng Anh các trường THPT ở địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Vì thế tôi chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp với các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau của CLB tiếng Anh để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT. - Rèn luyện cho HS các kỹ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống: Giúp HS tự tin trong giao tiếp trước đám đông, tự tin trong khả năng thuyết trình, hùng biện, tranh biện. Cải thiện, nâng cao kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tìm kiếm hỗ trợ…để đào tạo ra những con người toàn diện về đức và tài, sau này trở thành công dân tương lai toàn cầu, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh hơn. - Sử dụng, ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc định hướng cho HS các cách tìm tòi, khai thác các phương pháp học cũng như tài liệu liên quan đến vấn đề học tập để các em thích ứng với kỹ năng học tập thời đại 4.0. 3. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống kiến thức lí thuyết về kỹ năng sống và các giải pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động của CLB tiếng Anh, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí luận: Góp phần hình thành thêm các kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn Quỳnh Lưu. 2
  8. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế; khảo sát, xử lí, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào phương pháp thực tiễn. 5. Phạm vi của đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 6. Tính mới của đề tài - Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất và đúc rút kinh nghiệm thành công những giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm CLB tiếng Anh tại các trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu một cách tương đối đầy đủ và toàn diện. - Mặt khác, đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp mà ở đó, giáo viên định hướng, gợi mở cho học sinh tự hình thành và rèn luyện kỹ năng sống một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không áp đặt học sinh. Thông qua các hoạt động lồng ghép kỹ năng sống vào CLB tiếng Anh trong nhà trường, đề tài đưa ra được cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống; kích thích, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, hào hứng, say mê. Giúp học sinh chủ động trong quá trình hình thành và rèn luyện phát triển kỹ năng sống cho bản thân một cách tích cực, tự giác đặt mình trong khuôn khổ khi tham gia các hoạt động. Từ đó, ý thức rèn luyện và mức độ vận dụng kỹ năng sống của học sinh được nâng cao. - Giúp các em có xu hướng thay đổi, tích lũy được những kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống hàng ngày như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng tìm kiếm hỗ trợ…Thay đổi tư duy, trau dồi và nâng cao được kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kích thích hứng thú và đam mê học môn tiếng Anh, làm giàu vốn từ vựng tiếng Anh cho HS. - Giáo viên tích lũy được kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho HS, có khả năng ứng xử các tình huống linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy sư phạm. Sáng kiến có thể áp dụng dễ dàng với nhiều trường trong Huyện, trong Tỉnh. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về KNS. KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau và điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại KNS. Theo Tổ chức UNESCO ( United Natinos Educational Scientific and Cultura Organization), KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sông hàng ngày. KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: – Học để biết (Learning to know) – Học làm người (Learning to be) – Học để sống với người khác (learning to live together) – Học để làm (Learning to do) Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: – Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả... – Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiềm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin... – Học để sống vời người khác gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, tự khẳng định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông... – Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. Từ những quan niệm trên đây có thể thấy, KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mọi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 4
  10. Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹ năng cổt lõi sau: – Kỹ năng giải quyết vấn đề. – Kỹ năng suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán. – Kỹ năng giao tiếp hiệu quả. – Kỹ năng ra quyết định. – Kỹ năng tư duy sáng tạo. – Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân. – Kỹ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị (Self-Awareness building skills). – Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. – Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. 1.2. Một số kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh THPT – Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: bao gồm các KNS cụ thể như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiềm sự hỗ trợ, kỹ năng tự trọng, kỹ năng tự tin, kỹ năng kiểm soát cảm xúc. – Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác: bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng thương lượng, kỹ năng từ chối, kỹ năng bày tỏ sự cảm thông, kỹ năng hợp tác, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. – Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả; bao gồm các kỹ năng sống cụ thể như: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian... 1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT 1.3.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT Cuộc sống luôn tạo ra khó khăn cho con người để vượt qua những mất mát, để biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi người cần có những kĩ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó các kỹ năng là một thành phần quan trọng. HS không chỉ cần có kiến 5
  11. thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục KNS chính là định hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng ” .… thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là: - Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho mình. - Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành… - Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi - nghĩa vụ trong cộng đồng. 1.3.2. Nguyên tắc và quy trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau: * Tương tác Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề...), thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả. * Trải nghiệm 6
  12. KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. * Tiến trình Giáo dục KNS không thể hình thành trong "ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên. Thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. * Thay đổi hành vi Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. * Thời gian  môi trường giáo dục Giáo dục KNS cần thực hiện càng sớm càng tốt đối với HS. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống. Giáo dục KNS được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. 1.4. Mối quan hệ của hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh và việc phát triển những kỹ năng sống CLB tiếng Anh ra đời, hoạt động với mục đích xây dựng môi trường để HS có thể ôn luyện và thực hành tiếng Anh, nâng cao chất lượng học tập cho HS. Bên cạnh đó, giáo viên lồng ghép KNS vào các hoạt động với những nội dung và hình thức dạy học đa dạng, tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi và bổ ích, thu hút HS tham gia, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt tập thể cho các em. Đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, các kỹ năng mềm khác. Một trong bốn kỹ năng chính được ưu tiên trong CLB tiếng Anh là kỹ năng Nói. Hoạt động Nói trong CLB tiếng Anh với các chủ đề được giao trước, các đoạn đối thoại hay các nội dung liên quan khác giúp HS phát triển khả năng giao tiếp, rèn 7
  13. luyện cho các em tính mạnh dạn, tự tin hơn đồng thời giúp các em rèn luyện KNS, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện. Bởi các em có nhiều cơ hội, nhiều thời gian, có môi trường để thực hành ngôn ngữ, để gặp gỡ giao lưu với thầy cô, bạn bè và các anh chị khóa trước. Chính việc giao lưu với bạn bè sẽ tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và nâng cao KNS qua nhiều tình huống thực tế. Qua sinh hoạt CLB tiếng Anh, tôi đã phát hiện ra nhiều em rất có khả năng giao tiếp tốt, chính những em đó sẽ dìu dắt những bạn còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, tạo nên những đôi bạn bạn cùng tiến trong mọi mặt. Các em có thể thuyết trình, hùng biện, giao lưu, hỏi đáp, tự giới thiệu bản thân hay đội thi của mình một cách tự nhiên... Các em có cơ hội để thể hiện sở trường của mình. Như vậy có thể thấy rõ mối quan hệ giữa hoạt động CLB tiếng Anh và việc giáo dục KNS cho học sinh là mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Khi tổ chức sinh hoạt CLB tiếng Anh ngoài trau dồi kiến thức và các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của môn tiếng Anh thì còn giúp các em trải nghiệm các bài học, tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, ứng biến với thực tiễn cuộc sống. Việc kết hợp hoạt động CLB tiếng Anh và giáo dục KNS nên tùy chương trình, nội dung tích hợp để linh hoạt thực hiện. 2. Cơ sở thực tiễn Để tìm hiểu thực trạng KNS học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh tại địa bàn Quỳnh Lưu, tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể như sau: Bảng khảo sát TT Khách thể Đơn vị Số lượng Trường THPT Quỳnh Lưu 1 10 Trường THPT Quỳnh Lưu 2 12 1 Giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 3 10 Trường THPT Hoàng Mai 4 10 Trường THPT Quỳnh Lưu 1 100 Trường THPT Quỳnh Lưu 2 250 2 Học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 3 80 Trường THPT Quỳnh Lưu 4 70 2.1. Thực trạng KNS của học sinh THPT tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu 8
  14. 2.1.1. Thực trạng mức độ hiểu biết kỹ năng sống của học sinh Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và tự đánh giá KNS của 500 HS trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2 và THPT Quỳnh Lưu 3 và trường THPT Quỳnh Lưu 4 trước khi áp dụng đề tài: Bảng mức độ nhận thức và tự đánh giá KNS của HS TT Thực trạng Biểu hiện (500 em) Tỉ lệ% A. Biết rất nhiều: 25 5% Hiểu biết chung về kỹ năng sống của B. Biết nhiều: 75 15% 1 học sinh. C. Biết một chút: 300 60% (Khảo sát từ học D. Không biết: 90 18% sinh) E. Hoàn toàn không biết: 10 2% A. Rất quan trọng: 40 8% Nhận thức về vai trò kỹ năng sống của B. Quan trọng: 150 30% học sinh đối với bản C. Bình thường: 205 41% 2 thân. D. Không quan trọng: 95 19% (Khảo sát từ học sinh) E. Hoàn toàn không quan trọng: 2% 10 Khả năng giải quyết A. Cố gắng tự giải quyết: 85 17% những vấn đề trong B. Tìm kiếm sự giúp đỡ của 21% cuộc sống khi gặp người khác: 105 3 những khó khăn của học sinh C. Mặc kệ, mọi chuyện rồi sẻ 42% (Khảo sát từ học qua: 210 sinh). D. Không quan tâm: 100 20% Tự đánh giá về mức A. Rất quan tâm: 50 10% độ quan tâm rèn B. Thỉnh thoảng quan tâm: 175 35% luyện kỹ năng sống 4 của học sinh. C. Không quan tâm: 235 47% (Khảo sát từ học D. Hoàn toàn không quan tâm: 8% sinh). 40 9
  15. Từ kết quả khảo sát trên ta nhận thấy rằng, việc hiểu biết chung và nhận thức về vai trò KNS của HS đối với bản thân là còn rất thấp. Số em hiểu biết ở mức độ rất nhiều về KNS là rất ít (chiếm 5%), các em chỉ hiểu biết về KNS một chút ít chiếm đa số (60%). Còn lại không biết chiếm tỷ lệ 18% và hoàn toàn không biết chiếm một tỉ lệ không nhỏ (2%). Mặt khác, rất nhiều em cho rằng, vai trò vận dụng các KNS đối với bản thân là không quan trọng chiếm 19%, thậm chí có 41% em còn cho rằng nó hoàn toàn bình thường đối với cuộc sống của mỗi người, chỉ có 8% nhận thức được vai trò KNS là rất quan trọng. Chính vì vậy, mức độ quan tâm và ý thức rèn luyện KNS của học sinh chưa cao. Số lượng HS không quan tâm rèn luyện chiếm phần lớn (47%). Số HS thỉnh thoảng quan tâm chiếm 35%, đặc biệt còn có một số em hoàn toàn không quan tâm chiếm 8%. Tóm lại, vấn đề hiểu biết về KNS và vai trò KNS của HS còn rất thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ vận dụng KNS của HS trong thực tiễn xử lý tình huống học tập và cuộc sống hàng ngày. 2.1.2. Thực trạng mức độ vận dụng kỹ năng sống của học sinh Kết quả khảo sát về thực trạng mức độ vận dụng KNS của 500 HS THPT tại địa bàn Quỳnh Lưu trước khi áp dụng đề tài: Hành vi biểu hiện 500 TT Kỹ năng em/ tỷ lệ (%) Tốt Khá TB Yếu Kỹ năng tự nhận thức về bản thân: Xác định được rõ vấn đề/tình huống đang gặp phải, liệt kê ra được cách giải quyết, 1 4 15 62 19 hình dung ra được kết quả nếu lựa chọn phương án nào đó và đưa ra quyết định cuối cùng cho một phương án tốt nhất. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Sự ảnh 2 hưởng, phản ứng và kìm chế cảm xúc 3 20 60 17 của bạn trước một vấn đề bên ngoài. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Sự cảm 3 thương, quan tâm, giúp đỡ những hoàn 12 27 46 15 cảnh nghèo khổ, tàn tật, neo đơn... Kỹ năng tìm kiếm sự hổ trợ: Bạn đã từng 4 nhờ người khác giúp đỡ khi gặp khó 8 14 46 32 khăn. 10
  16. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Tự nhận thức được nguyên nhân nảy sinh ra mâu thuẫn và giải quyết nó một cách tích cực, 5 không dùng bạo lực, kìm chế được cảm 0 8 39 53 xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Kỹ năng tự tin: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, 6 2 17 21 60 suy nghĩ của mình trước mọi người. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Tập trung chú ý, quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho 7 7 24 43 26 ý kiến mà không vội đánh giá. Biết tôn trọng và quan tâm ý kiến của người khác. Kỹ năng hợp tác: Biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cùng làm việc một 8 3 20 58 27 cách có hiệu quả với những thành viên trong nhóm Kỹ năng tư duy phê phán: Phân tích được những hành vi đúng, sai trong cuộc 9 1 9 63 27 sống, và phản ứng những hành vi đó một cách tích cực. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Xác định được rõ vấn đề/tình huống đang gặp phải, liệt kê ra được cách giải quyết, 10 0 20 32 48 hình dung ra được kết quả nếu lựa chọn phương án nào đó và đưa ra quyết định cuối cùng cho một phương án tốt nhất. 11 Kỹ năng đặt mục tiêu: Đề ra được mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống, và lập 0 17 23 60 được kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: Tự tin, chủ động và ý thức thực hiện nhiệm vụ 1 23 44 32 của mình trước tập thể, cộng đồng. Từ kết quả khảo sát trên ta nhận thấy rằng, việc vận dụng KNS của HS trong cuộc sống chủ yếu ở mức độ trung bình, thậm chí một số kỹ năng còn ở mức độ yếu là rất nhiều. Đặc biệt kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự tin, kỹ năng đặt 11
  17. mục tiêu ở mức độ vận dụng yếu đang chiếm trên 50%. Các kỹ năng được vận dụng ở mức độ tốt là rất thấp, thậm chí, theo khảo sát, kỹ năng KNS giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ 0% theo khảo sát ngẩu nhiên. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống thì khả năng tự giải quyết và tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác chưa cao. Như vậy, các em thiếu một số KNS cần thiết trong học tập và cuộc sống hàng ngày như: kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự tin, kỹ năng lắng nghe tích cực… 2.2. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT tại địa bàn Quỳnh Lưu Trong những năm qua, vấn đề giáo dục KNS cho HS các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung đã được các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện. Việc giáo KNS cho học sinh phổ thông không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông bởi KNS được hình thành mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát và thực tế ở các đơn vị trường học, địa phương hiện nay, phải nói rằng, việc giáo dục KNS cho HS chưa cao, chưa đồng bộ và chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động không liên tục, không thường xuyên. Cách thức giáo dục KNS trong mỗi lần tổ chức chưa được đổi mới thường xuyên nên còn gây nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn cho các em HS. GV không có nhiều thời gian đầu tư cho nội dung KNS và hoạt động trải nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể. Ngoài ra, quá trình giáo dục KNS chưa được lồng ghép nhiều trong các bài học chính khóa, các môn học đang chú trọng tới kiến thức bộ môn. Cũng có một số trường tổ chức CLB tiếng Anh thường xuyên nhưng chỉ dừng lại việc trau dồi, cải thiện và nâng cao các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của môn tiếng Anh. 2.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh trong trường THPT tại địa bàn Quỳnh Lưu Với Khẩu hiệu: “Together to the best” và Tiêu chí: “Cùng nhau học tập, trau dồi kiến thức và cùng nhau tiến bộ”, CLB tiếng Anh sinh hoạt theo định kì hàng tháng trong năm học. Học sinh tham gia CLB được tư vấn, giúp đỡ trước những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh, được cung cấp tài liệu học tập liên quan đến nội dung chương trình từng buổi sinh hoạt CLB, được tham gia các chương trình phối hợp giữa CLB với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao trình độ tiếng Anh. Ngoài ra, các em còn có quyền đưa ra các ý kiến đóng góp xây dựng và phát triển CLB hoạt động tốt hơn. CLB tiếng Anh trong nhà trường luôn đem đến cho 12
  18. các em một môi trường học tập lành mạnh bổ ích, hướng đến hoàn thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh những ưu điểm như vậy thì CLB tiếng Anh trong nhà trường còn tồn tại một số mặt hạn chế như: - Đôi lúc còn mang tính hình thức, chưa thật sự có chiều sâu. Cách thức sinh hoạt và nội dung trong mỗi lần tổ chức chưa được đổi mới thường xuyên nên còn gây nhàm chán, thiếu sự hấp dẫn cho các em HS. - Về thời gian tổ chức còn chưa thường xuyên, còn chồng chéo nhau với các hoạt động khác. - Một số em tham gia chưa nhiệt tình, thường xuyên và đầy đủ theo quy định chung. - Chưa có sự lồng ghép KNS vào hoạt động ngoại ngóa CLB tiếng Anh, CLB chủ yếu chú trọng tới các kỹ năng, kiến thức bộ môn tiếng Anh. 2.4. Thực trạng lồng ghép giáo dục KNS vào môn tiếng Anh cho học sinh THPT tại địa bàn Quỳnh Lưu Việc lồng ghép KNS trong các buổi sinh hoạt CLB tiếng Anh còn chưa hiệu quả để phát triển kỹ năng cho HS, ví dụ như các kỹ năng xã hội và cảm xúc cá nhân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác… Một số buổi sinh hoạt của CLB ngoài phát triển kiến thức từ vựng, ngữ pháp thì mới chỉ mang tính giải trí cho HS, chưa thực sự cải thiện được nhiều kỹ năng mềm cho các em như: kỹ năng đứng trước đám đông, kỹ năng giải quyết căng thẳng, kỹ năng tự tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực học đường (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra)… Với những lý do trên, trong quá trình dạy học và giáo dục cho HS tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng vào thực tiễn có kết quả nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để lồng ghép giáo dục KNS vào hoạt động ngoại khóa CLB tiếng Anh cho HS THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 2.4.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ nhận thức, vận dụng và giáo dục KNS cho học sinh. Theo số liệu khảo sát 42 giáo viên tiếng Anh THPT ở địa bàn Quỳnh Lưu, nguyên nhân hạn chế KNS của HS THPT như sau: TT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ 1 Do ý thức rèn luyện của học sinh chưa cao 32/42 76% 2 Do thời gian học văn hóa quá nhiều 36/42 85% 13
  19. Do bố mẹ thấy được vai trò của việc giáo dục 3 kỹ năng sống nhưng không có thời gian quan 12/42 28% tâm Do bố mẹ chưa thấy được vai trò của kỹ năng 4 30/42 72% sống nên không chú trọng đến vấn đề này Do ít tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học 5 34/42 81% sinh trong nhà trường 6 Do chưa có giáo viên dạy kỹ năng sống 42/42 100% Do phương pháp tích hợp tích hợp giảng dạy 7 kỹ năng sống chưa đúng 38/42 91% 8 Do tổ chức đoàn thể ít quan tâm 20/42 48% Qua số liệu khảo sát trên, ta nhận thấy rằng: có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ hiểu biết và vận dụng KNS của học sinh. Đó là do thời gian học văn hóa của HS quá nhiều; do bố mẹ thấy được vai trò của việc giáo dục KNS nhưng không có thời gian quan tâm; do chưa thấy được vai trò của KNS nên không chú trọng đến vấn đề này; do ít tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong nhà trường; do chưa có giáo viên dạy KNS; do tổ chức đoàn thể ít quan tâm; do phương pháp tích hợp tích hợp giảng dạy KNS chưa đúng, việc thực hiện giáo dục trên lớp phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung, giáo viên có khuynh hướng cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện KNS cho học sinh. 2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Trong quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá, bước đầu, giáo viên cũng như học sinh bên cạnh có những mặt thuận lợi nhưng cũng gặp phải những khó khăn đáng kể. * Thuận lợi: - Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho HS THPT; hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở cấp học phổ thông. - Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. 14
  20. - Một số hoạt động giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. - Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. - Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khóa và các hoạt động trải nghiệm với nội dung khá đa dạng. * Khó khăn: - Từ phía học sinh: Do đặc điểm tâm lý học sinh, nhiều em tính cách nhút nhát, ít va chạm với môi trường xung quanh nên khó khăn cho việc giáo dục kỹ năng sống. Học sinh của trường chủ yếu là con em nông thôn, nên tư duy tác phong của các em còn hạn chế bởi môi trường. Hơn nữa, HS phải học văn hóa trong và ngoài nhà trường với lượng thời gian rất nhiều nên việc rèn luyện KNS của HS còn khó khăn; Tự ý thức hiểu biết và tự rèn luyện KNS của HS chưa cao. - Từ phía giáo viên: Thời gian dạy một tiết học bộ môn rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vì vậy giáo viên khó kết hợp được nếu không khéo léo. Mặt khác, giáo viên cùng lúc còn phải đảm nhận nhiều công việc khác như giảng dạy, tham gia các phong trào, các hoạt động của chuyên môn, đoàn thể nên không còn nhiều thời gian đầu tư cho nội dung KNS và hoạt động trải nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể, đôi khi chưa làm tốt công tác hướng dẫn tập huấn, tổ chức, việc chuẩn bị và lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết học đôi lúc còn bị khống chế về mặt thời gian. - Từ phía nhà trường: Dù đã có kế hoạch trong năm học song giáo dục KNS cho HS chưa được triển khai rộng rãi, đồng bộ ở các lớp học trong nhà trường cũng như chưa được tiến hành đều đặn, thường xuyên. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức đúng mực trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, và chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể… Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn phải thông qua một số các môn học khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… nên việc giáo dục KNS còn gặp nhiều hạn chế bất cập về cở sở vật chất, kinh phí để thực hiện. - Từ phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh trong việc giáo dục con cái chỉ chú trọng vào việc điểm số và thành tích học tập của con mà bỏ quên phần kỹ năng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2