Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Văn hóa Việt Nam thời phong kiến bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo
lượt xem 5
download
Đề tài "Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Văn hóa Việt Nam thời phong kiến bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo" nhằm góp phần cùng với nhà trường vã xã hội đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình với những người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, có trách nhiệm, biết phấn đấu vươn lên trước những khó khăn thử thách để tự khẳng định mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Văn hóa Việt Nam thời phong kiến bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN” BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (SGK Lịch sử 10 - Cơ bản). BỘ MÔN: LỊCH SỬ Năm học: 2021 - 2022
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN” BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (SGK Lịch sử 10 - Cơ bản). BỘ MÔN: LỊCH SỬ Họ và tên tác giả : Nguyễn Thế Anh Tổ bộ môn : Văn, Ngoại Ngữ, Lịch Sử Năm thực hiện : 2021- 2022 Số điện thoại : 0946 404 789 Năm học: 2021 - 2022
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 I. Bối cảnh của đề tài ................................................................................................. 1 II. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................. 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ..................................................................... 2 1. Phạm vi. ................................................................................................................. 2 2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 2 IV. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. .................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 5 I. Cơ sở lý luận. ......................................................................................................... 5 1. Vai trò của môn Lịch sử trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh ............ 5 2. Một số hiểu biết chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. ................................. 5 2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 5 2.2. Tầm quan trọng của dạy học Lịch sử theo hướng trải nghiệm. ......................... 5 2.3. Các hình thức trải nghiệm . ................................................................................ 5 3. Một số kĩ năng sống cơ bản giáo dục cho học sinh. ............................................. 5 II. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................................... 5 1. Thuận lợi ............................................................................................................... 5 2. Thực trạng và những khó khăn. ............................................................................ 6 2.1. Một số tồn tại của phương pháp dạy học cần khắc phục. .................................. 6 2.2. Thực tiễn chính trị và xã hội. ............................................................................. 6 2.3. Thực trạng dạy học TN trong các nhà trường hiện nay. .................................... 6 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. ............................................... 8 1. Quy trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh. ...................................................... 8 1.1. Giáo viên. ........................................................................................................... 8 1.2. Học sinh.............................................................................................................. 9 2. Các bước tiến hành. ............................................................................................... 9 3. Phương pháp tiến hành. ....................................................................................... 10 4. Thực hành (Giáo án) ........................................................................................... 10 IV. Hiệu quả của sáng kiến. .................................................................................... 20 V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến. .............................................. .22 VI. Ý nghĩa của sáng kiến. ...................................................................................... 22 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 23 1. Kết luận ............................................................................................................... 23 2. Kiến nghị, đề xuất. .............................................................................................. 23 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 32 2
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải 1 THPT Trung học phổ thông 2 ĐHSP Đại học sư phạm 3 THCS Trung học cơ sở 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 NG, PG Nho giáo, phật giáo. 8 TNST Trải nghiệm sáng tạo. 9 KHKT Khoa học kĩ thuật 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa. 11 BGK Ban giám khảo. 12 TK Thế kỷ. 13 SGK Sách giáo khoa 14 BGH Ban giám hiệu 3
- PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trên thế giới, các nước đều coi Lịch sử là một trong những môn cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, môn Lịch Sử mà trước hết là Quốc sử càng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học-lứa tuổi nhạy cảm nhất trên ghế nhà trường. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi to lớn của xã hội, một số giá trị văn hóa truyền thống dần dần mất đi cái vốn có của nó, nhiều vấn đề nhức nhối xảy ra liên quan trực tiếp đến học sinh THPT nói riêng và thanh niên nói chung, đe dọa đến đạo đức xã hội, lối sống, hành vi ứng xử,...Thực tiễn ấy đòi hỏi sự cần thiết phải trang bị cho học sinh những tư tưởng, kĩ năng sống cần thiết. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho công cuộc cải cách căn bản và toàn diện, dạy học trải nghiệm đang trở thành hoạt động dạy học căn bản, sẽ là hình thức chủ đạo trong những năm 2021 trở đi. Là một giáo viên THPT trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử càng nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành“khởi động” cho công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới. Để học sinh có cái nhìn khái quát, toàn diện những biến đổi của văn hoá dân tộc trong mấy thế kỷ phong kiến tôi đã mạnh dạn tích hợp nội dung văn hoá ở bài 20, bài 24 và mục 3 bài 25 sách giáo khoa Lịch sử 10 thành một chủ đề: “Văn hoá Việt Nam thời phong kiến” và áp dụng dạy học dưới hình thức trải nghiệm trên lớp học. Qua đó, ngoài việc giúp các em lĩnh hội kiến thức còn góp phần giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho các em trong thời đại có nhiều biến đổi to lớn này. Xuất phát từ những lý do đó, tôi xin trình bày đề tài: “Giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề Văn hóa Việt Nam thời phong kiến bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (SGK 10 ban cơ bản). Hi vọng những vấn đề tôi nêu ra ở đây sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao nhận thức, kĩ năng sống cho các em. II. Lý do chọn đề tài. Trong dạy học nói chung cũng như dạy học Lịch sử nói riêng, một tiết học được đánh giá là thành công khi tiết học đó không chỉ được đảm bảo về kiến thức cơ bản mà mặt khác các em biết sử dụng kiến thức đó vào thực tiễn như thế nào, hình thành thái độ ra sao. Vì vậy ngoài bám sát vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng, 1
- việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề, chủ điểm, lồng ghép, liên môn, trải nghiệm sáng tạo...là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới theo tinh thần nghị quyết 29. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục đã đưa ra các chủ đề năm học gắn liền với các vấn đề về giá trị sống, đạo đức sống, kĩ năng sống cho học sinh như “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “đề án văn hóa ứng xử trong trường học”, xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”...Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh là một nội dung quan trọng trong nhà trường, và muốn giáo dục toàn diện cho học sinh trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa các em phải được quan tâm giáo dục về đạo đức. Từ sứ mệnh Lịch sử của giáo dục quốc tế, từ thực tiễn chính trị (bối cảnh) và xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cá nhân đã áp dụng thành công việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh qua một số hoạt động trải nghiệm trên lớp gắn với chủ đề “Văn hóa Việt Nam thời phong kiến” (SGK 10 ban cơ bản). III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Phạm vi. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin được đề cập đến khía cạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 gắn liền với vai trò, chức năng của môn Lịch sử thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi dạy chủ đề “Văn hóa Việt Nam thời phong kiến” (Lịch sử 10). 2. Đối tượng nghiên cứu. Từ kiến thức trong sách giáo khoa lớp 10, kết hợp với thực tiễn hiện nay và tiến hành dạy học trải nghiệm trên lớp cho các em học sinh lớp 10 ở trường THPT Tương Dương 2. IV. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện đề tài nhằm góp phần cùng với nhà trường vã xã hội đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong những việc làm, việc học, việc ứng xử của bản thân mình với những người xung quanh; sống có ước mơ, lý tưởng; biết yêu thương, vị tha, có trách nhiệm, biết phấn đấu vươn lên trước những khó khăn thử thách để tự khẳng định mình. Đưa những việc làm hay, hành động đẹp, suy nghĩ mới mẻ, tư duy sáng tạo vào trong thực tiễn cuộc sống, trở thành những con người tốt, sống có nghĩa khí, nhân văn, trở thành người Việt Nam toàn diện “ đức, trí, thể, mĩ”. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nghị quyết 29, nâng 2
- cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện kỹ năng cho giáo viên; góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Lịch sử nói chung và vai trò, sứ mệnh của bộ môn trong việc góp phần rèn luyện nhân cách học sinh hiện nay; chất lượng giảng dạy bộ môn, tình hình hứng thú học tập Lịch sử của học sinh THPT. Tìm hiểu lối sống của giới trẻ, thanh niên hiện nay để đưa vào làm minh chứng thực tế, từ đó hướng học sinh sang lối sống, cách hành xử tốt đẹp. Xây dựng kế hoạch dưới hình thức giáo án và triển khai các hoạt động trải nghiệm trên, lựa chọn nội dung, địa điểm, hình thức, tài liệu hợp lý. Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học. Dự báo những đóng góp của sáng kiến về mặt thực tiễn, lý luận. Ngoài việc đảm bảo các kiến thức chuẩn cho học sinh, việc liên hệ thực tiễn cuộc sống hiện nay những vấn đề văn hóa và mặt trái của nó thông qua các hình thức trải nghiệm trên lớp sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với tiết học của mình. Phát huy năng lực học tập, năng lực sáng tạo, tự học của học sinh, giúp các em có sự chủ động, tích cực tìm tòi, nghiên cứu. Mang lại cảm xúc lịch sử, giá trị tinh thần, tình cảm cho học sinh. Tăng cường tính hợp tác, đoàn kết. Từ đó giáo dục cho học sinh có tinh thần học tập tích cực, ý thức dựng xây đất nước, sống tốt, sống có trách nhiệm, có thái độ tôn trọng, giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Hoạt động trải nghiệm ở đây không phải được tổ chức thành một buổi ngoài giờ lên lớp hay tại thực địa, mà nó được tổ chức ngay tại lớp học, coi đó như một hoạt động của môn học diễn ra thường xuyên. Giáo viên và học sinh sẽ có một tâm thế thoải mái, gần gũi, rút ngắn hơn khoảng cách về sự hiểu biết, nhận thức và hành động của các em đối với cuộc sống, xã hội xung quanh mình. Học sinh được tham gia vào các hoạt động chính, các em được vận dụng thực tiễn liên hệ, được đặt ra tình huống và xử lý tình huống từ đó rút ra bài học cho bản thân là một thành công lớn như mong muốn của giáo viên khi xây dựng tiết học này. Việc học sinh độc lập thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân, chủ động hợp tác với nhau cùng xây dựng bài học theo tinh thần đổi mới đã thể hiện tính mới của đề tài, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 3
- Gắn nội dung kiến thức cách đây mấy thế kỷ để liên hệ giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên đối với đất nước và hoàn thiện bản thân trong bối cảnh hiện nay cũng là một điểm mới có trong đề tài. 4
- PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. 1. Vai trò của môn Lịch sử trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh Bộ môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, vì môn Lịch sử ở nhà trường dạy học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan và khoa học để tiến hành giáo dục tốt tư tưởng, đạo đức cách mạng cho học sinh. 2. Một số hiểu biết chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực,...từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 2.2. Tầm quan trọng của dạy học Lịch sử theo hướng trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử có tác dụng giáo dục lớn đối với học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, say mê học tập, rèn kính kỉ luật và tinh thần tương thân tương ái. Giúp học sinh biết huy động kiến thức giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 2.3. Các hình thức trải nghiệm . Tổ chức CLB; Hoạt động trò chơi; Tổ chức diễn đàn; Sân khấu tương tác; Thực địa/tham quan; Hội thi/cuộc thi; Lao động công ích; Hoạt động nhân đạo… 3. Một số kĩ năng sống cơ bản giáo dục cho học sinh. - Kĩ năng nhận thức và đánh giá bản thân; kĩ năng hợp tác, chia sẽ; kĩ năng giao tiếp và ứng xử, kĩ năng quản lý thời gian có hiệu quả, kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông, kĩ năng đánh giá người khác,… II. Cơ sở thực tiễn. 1. Thuận lợi Kiến thức gần gũi, dễ tiếp nhận. Mỗi bài đều tách mục rất rõ ràng, phân chia cụ thể từng lĩnh vực. Nhiều kiến thức thực tiễn để liên hệ giáo dục… 5
- 2. Thực trạng và những khó khăn. 2.1. Một số tồn tại của phương pháp dạy học cần khắc phục. Nhiều giáo viên vẫn quen với lối dạy truyền thống, với cách dạy học ấy khiến người dạy mệt, người học thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không phát huy được năng lực sáng tạo trong học tập, mau quên, khó vận dụng trong thực tế. Học sinh cảm thấy nhàm chán bởi những con số, những mốc thời gian khô khan, khó nhớ. Chưa phát huy được vai trò của bộ môn đối với việc rèn luyện giáo dục kĩ năng sống, đạo đức, nhân cách cho các em học sinh. 2.2. Thực tiễn chính trị và xã hội. Đất nước đang đứng trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong thực hiện “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” với những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước, sâu xa muốn lật đổ chế độ. Niềm tin của một bộ phận thanh thiếu niên vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN trước những biến động của tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường bị lung lay, dao động. Vì vậy, sự cần thiết nhất lúc bấy giờ là cần chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ. Cùng với sự đi lên của xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của thông tin thì mặt trái của nó là hàng loạt vấn đề nan giải đặt ra trong giới trẻ như lối sống gấp, sống hưởng thụ, sống ích kỉ, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn không thiện cảm, một câu nói bông đùa; nghiêm trọng hơn nữa là các em hành hung thầy cô giáo ngay trên bục giảng; thấy bạn bị đánh hội đồng thì thờ ơ, không gọi người cứu bạn mà chỉ biết cầm điện thoại quay một cách say sưa rồi tung lên mạng xã hội. Năng lực sáng tạo bị thui chột, phạm trù đạo đức xuống cấp nghiệm trọng. Hàng loạt vụ học sinh đánh nhau có tổ chức liên tiếp xảy ra, học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: đánh bài, buôn bán chất trái phép, lạng lách, đua xe, thậm chí là ma túy, mại dâm...Bên cạnh đó phải kể đến cả một bộ phận lớp trẻ bị mất hết chí khí phấn đấu, thiếu sáng tạo trong học tập và lao động, thiếu gương mẫu trong mọi phong trào thi đua học tập, rèn luyện. 2.3. Thực trạng dạy học TN trong các nhà trường hiện nay. a. Về phía giáo viên và học sinh Hầu hết giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm trong việc mang lại hiệu quả giờ học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giảm phần lý thuyết, hàn lâm của kiến thức, hướng tới phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên, 6
- đa số họ đều băn khoăn, lo lắng vì để tổ chức dạy học theo trải nghiệm mất nhiều thời gian, chưa có kinh nghiệm trong khâu tổ chức nên sợ thất bại. Qua khảo sát, hầu hết học sinh hứng thú với hoạt động trải nghiệm, tuy nhiên một số em chậm nắm bắt các vấn đề xã hội, nên liên hệ thực tiễn còn lúng túng. Tính mạnh dạn của học sinh ở một số vùng miền núi hạn chế, tâm thế thụ động. b. Số liệu điều tra khảo sát. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên dạy môn Lịch sử và điều tra bằng phiếu khảo sát học sinh tại một số đơn vị. * Giáo viên (Phụ lục 1). Câu 1: Thầy cô đánh giá như thế nào về dạy học Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THPT trong những năm qua? Câu 2: Hoạt động TN của bộ môn Lịch sử ở trường THPT trong những năm qua đã có đóng góp như thế nào đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục? Kết quả: Kết quả điều tra Tổng số giáo viên Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 được điều tra Rất cần Cần Không cần Bình Rất tốt Tốt thiết thiết thiết thường 10 6 3 1 2 3 5 Tỉ lệ 60% 30% 10% 20% 30% 50% * Học sinh: Khảo sát bằng phiếu (Phụ lục 2). - Khảo sát tại đơn vị ( Với gần 90 học sinh của 3 lớp10;11;12). Em có hứng thú với việc học tập Lịch sử ở trường THPT thông qua hình thức trải nghiệm theo các chủ đề dạy học không? Kết quả Số lượng HS Thích Bình thường Không thích 90 12 13.3% 46 51.1% 32 35.6% - Khảo sát tại đơn vị bạn (Phiếu thăm dò). 7
- Câu 1: Ở trường bạn, học Lịch sử chủ yếu theo phương pháp nào? Các bạn có hứng thú với cách học đó không? Câu 2: Bạn có thấy tốt hơn không khi môn Lịch sử bậc THPT được học tập bằng hình thức trải nghiệm? Kết quả Số lượng HS Hứng thú Bình thường Tốt hơn Bình thường 12 2 16.7% 10 83.3% 8 66.7% 4 33.3% Qua bảng kết quả đã giúp giáo viên nhìn nhận khách quan, chính xác về thực tiễn vấn đề, từ đó hướng hoạt động dạy học bộ môn theo tinh thần nghị quyết 29. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Tôi đã tiến hành tích hợp kiến thức về tư tưởng, tôn giáo; giáo dục, văn học; nghệ thuật và KHKT ở bài 20 tiết 26, bài 24 tiết 30 và mục 3 bài 25 tiết 31 (SGK 10) lớp thành chủ đề “Văn hoá Việt Nam thời phong kiến”, kết hợp lồng ghép thực trạng văn hóa hiện nay và tổ chức bằng các hoạt động trải nghiệm trên lớp. Bài học chia thành 3 vấn đề lớn xuyên suốt từ thế kỷ X-XIX: Tư tưởng, tôn giáo; Giáo dục và văn học; Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật, thực hiện trong vòng 2 tiết (90 phút). Giáo viên tổ chức cho học sinh thành 3 nhóm tương ứng với 3 đội chơi, hoạt động dưới hình thức cuộc thi “Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam thời phong kiến” diễn ra ngay tại lớp học. Sau mỗi nội dung giáo viên sẽ đặt câu hỏi liên hệ với ngày nay ở mặt tích cực và hạn chế để từ đó giáo dục tư tưởng cho các em, giúp học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân mình trong việc chung tay góp phần gìn giữ, xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1. Quy trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1.1. Giáo viên. - Chọn các nội dung của chủ đề cần xây dựng, thiết kế giáo án phù hợp. - Chia lớp thành 3 đội chơi (tương ứng với 3 tổ), mỗi đội gồm 4 thành viên, tương ứng với tên gọi của các đội là: Đội Tư tưởng và tôn giáo; Đội Giáo dục và văn học; Đội Nghệ thuật và KHKT. - Giao học sinh thành lập Ban giám khảo (3 học sinh). BGK tiến hành đánh giá bằng cho điểm theo từng phần thi dưới sự cố vấn của giáo viên. - Cử MC. Hướng dẫn các đội chuẩn bị các yêu cầu về chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỉ XIX cho buổi học dưới hình thức trải nghiệm. - Giao học sinh lên kế hoạch và chuẩn bị tập các tiết mục văn nghệ, tài năng. 8
- 1.2. Học sinh. - Lên kế hoạch. Sắp xếp bàn ghế phù hợp với yêu cầu của cuộc thi. Chuẩn bị các biểu bảng, cờ. Chọn thành viên BGK. Chuẩn bị các nội dung bài học. - Tập luyện các tiết mục chuẩn bị cho phần tài năng… 2. Các bước tiến hành. - Văn nghệ (3 phút)-> Giáo viên giới thiệu tiết học (2 phút)->Giới thiệu thành phần ban giám khảo, phổ biến phần thi (2 phút)->Tổ chức hoạt động dạy học dưới hình thức trải nghiệm (78 phút)-> Nhận xét, trao thưởng (5 phút). - Cụ thể các phần thi: * Phần 1: Khởi động (Thời gian không quá 3 phút, tối đa 10 điểm). Các đội lần lượt khởi động bằng việc giới thiệu thành viên và ý nghĩa tên đội thông qua bài thuyết minh. * Phần 2: Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam thời phong kiến (33 phút, tối đa 20 điểm). - Lần lượt các đội báo cáo nội dung tìm hiểu và trả lời các câu hỏi về kiến thức của giáo viên (Đội Tư tưởng-Tôn giáo tìm hiểu kiến thức thuộc lĩnh vực Tư tưởng, tôn giáo. Đội Giáo dục-Văn học tìm hiểu kiến thức về giáo dục, văn học. Đội Nghệ thuật-KHKT tìm hiểu kiến thức nghệ thuật, khoa học kĩ thuật). Nếu đội có câu trả lời trả lời sai hoặc sau 2 phút không đưa ra được đáp án thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội bạn. - Lồng ghép vào mỗi nội dung của đội thi là phần thi dành cho khán giả. Giáo viên với tư cách là cố vấn cuộc thi sẽ ra các câu hỏi liên hệ hiện nay, khán giả nào trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà từ ban tổ chức (bông hoa điểm 10 môn Lịch sử), nếu trả lời sai thì khán giả khác sẽ giành quyền trả lời. Mục đích của hoạt động này là tăng tính tương tác, giáo dục kĩ năng hợp tác, đoàn kết, tập thể, đồng lòng…cho các em. - Kết thúc nội dung tìm hiểu kiến thức văn hóa các lĩnh vực, giáo viên nhận xét, đánh giá, trao thưởng cho khán giả, thảo luận với BGK cho điểm các đội. * Phần 3: Tài năng (mỗi đội thể hiện không quá 5 phút, tối đa là 15 điểm). Các đội có thể kể chuyện, đóng kịch, múa hát, vẽ tranh, ngâm thơ. * Phần 4: Xử lý tình huống (7 phút/1 tình huống bao gồm cả đặt tình huống và xử lý tình huống, điểm tối đa là 15 điểm). 9
- Lần lượt mỗi đội sẽ diễn xuất hoặc nêu ra 1 tình huống,đưa ra một vấn đề có nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, các đội sẽ xử lý tình huống trên (đội 1 xử lý tình huống đội 2, đội 2 xử lý tình huống đội 3, đội 3 xử lý tình huống đội 1). * Phần 5. Tổng kết, đánh giá tiết học của giáo viên và trao thưởng (5 phút). 3. Phương pháp tiến hành. - Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, lồng ghép, phân tích, nhận xét, tổng hợp, kể chuyện, thống kê, phương pháp thực nghiệm sư phạm... 4. Thực hành (Giáo án) Chủ đề Văn hóa Việt Nam thời phong kiến (Từ thế kỷ X đến thế kỉ XIX) Lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn). Thời lượng: 02 tiết (90 phút). A. Nội dung chủ đề I. Tư tưởng, tôn giáo. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Thế kỉ X đến XIV Phật giáo là quốc giáo. Thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí nhưng không được như thời Lý-Trần. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII: Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII. TK XIX, Nhà Nguyễn độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo. Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì, phát triển. II. Giáo dục và Văn học. * Từ thế kỉ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển. Năm 1070 lập Văn Miếu. Năm 1075 tổ chức khoa thi minh kinh. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia Tiến sĩ. Nhà Mạc tổ chức đều đặn các kì thi Hương, thi Hội. Nhà Lê - Trịnh cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ, nhưng số người đi thi và đỗ đạt không còn nhiều. Ở Đàng Trong: năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng. Đến triều Tây Sơn, chữ Nôm được sử dụng trong công việc hành chính, thi cử. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý... 10
- * Thời Trần văn học phát triển: “Nam quốc Sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”; “Bạch Đằng giang phú”; “Bình Ngô Đại Cáo”; v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Thời Lê sơ, đánh dấu bước phát triển cao của nền văn học. Cùng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm đều phát triển, các tập thơ Nôm ra đời như “Hồng Đức quốc âm thi tập” của vua Lê Thánh Tông, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi;... Từ thế kỉ XVI, Nho giáo suy thoái, văn học chữ Hán không còn vị thế như thời Lê sơ. Tuy vậy văn học chữ Nôm phát triển và chiếm vị trí quan trọng (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,...).Văn học dân gian phát triển rầm rộ: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian..., thể hiện ước mơ về cuộc sống tự do, thanh bình của người dân lao động. III. Nghệ thuật và KHKT. * Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên...Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn,... Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý. Thế kỉ XVI-XIX kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển: chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa... Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc. Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca. * Thế kỉ X đến thế kỉ XV, KHKT phát triển: “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu (thời Trần), “Lam Sơn thực lục”, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức bản đồ”...,”Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú... Thế kỉ XV: “Đại thành toán pháp” của Lương Thế Vinh, “Lập thành toán pháp” của Vũ Hữu,... Về quân sự, có “Binh thư yếu lược”. Đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu. Thế kỉ XVI - XVIII, XIX: “Ô châu cận lục”, “Đại Việt thông sử”..., địa lí học có tập bản đồ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”, quân sự có tập “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ,... Một số kĩ thuật phương Tây du nhập vào nước ta: đúc súng đại bác, đóng thuyền máy, xây thành lũy,... Nghề làm đồng hồ ra đời. B. Tổ chức dạy học chủ đề I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được: 11
- - Sự thay đổi về vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo. Vài nét về Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, sự du nhập của Thiên Chúa giáo. - Sự phát triển của giáo dục nho học thời phong kiến; sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm. - Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; khái quát về sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu. Thành tựu về KHKT. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử; kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử; kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước, giáo dục cho HS thái độ trân trọng và ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 4. Định hướng các năng lực hình thành Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa. - Năng lực làm chủ kiến thức, trải nghiệm lịch sử thông qua các hoạt động trên lớp, năng lực thực hành bộ môn. - So sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo, sự hưng suy giáo dục nho học, sự phát triển của văn học chữ Hán, Nôm. - Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đặc biệt giáo dục đươc kĩ năng sống cho học sinh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên - Giáo án dạy học trải nghiệm chủ đề Văn hóa Việt Nam từ TK X-XIX. - Máy chiếu, tài liệu lịch sử... 2. Học sinh - Chuẩn bị bàn ghế theo tiết học ngoại khóa trên lớp. Làm các bảng biểu: Tên các đội, cờ cầm tay, bảng điểm cầm tay. Văn nghệ, các tiết mục tài năng... III. Tiến trình dạy học 12
- 1. Giới thiệu của giáo viên: Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử, nhiều thành tựu văn hóa của đất nước trở thành di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể của nhân loại với những danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Nền tảng cho các thành tựu văn hóa nổi bật đó chính là giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Chúng ta sẽ được tìm hiểu chủ đề ”Văn hóa Việt Nam thời phong kiến” bằng cuộc thi tìm hiểu giữa 3 đội chơi. 2. Hoạt động: Dạy học trải nghiệm chủ đề “Văn hóa Việt Nam thời phong kiến”. - Văn nghệ: Bạn Lê Na thể hiện ca khúc “Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh”. 2.1. Hoạt động 1: Khởi động. Các đội lần lượt giới thiệu đội của mình với chủ đề mang màu sắc tên đội dưới hình thức bài thuyết minh. BGK cho điểm từng đội chơi. + Đội Tư tưởng - Tôn giáo . + Đội Giáo dục - Văn học. + Đội Nghệ thuật - KHKT. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức Văn hóa Việt Nam thời phong kiến. * Đội Tư tưởng - Tôn giáo: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo thế kỷ X-XIX. a. GV: Chiếu các tư liệu, đặt câu hỏi: + Nêu ngắn gọn tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta từ thế kỷ X đến XIX? + Vì sao Phật giáo trở thành “Quốc giáo” thời Lí, Trần? + Nho giáo du nhập vào nước ta khi nào, vị trí của nó qua các thời kì? Vì sao từ thời Lê sơ Nho giáo đã giữ vị trí độc tôn ? + Tại sao nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo? + Thiên chúa giáo du nhập vào nước ta như thế nào?Chữ quốc ngữ xuất hiện ra sao? b. Học sinh: Báo cáo tóm tắt . Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. - Nho giáo: + Thế kỉ X-XIV: hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử . Thế kỉ XV: vị trí độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Từ thế kỉ XVI: từng bước suy thoái. + Đầu thế kỷ XIX : Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo. 13
- - Phật giáo - Đạo giáo: + Thời Lí- Trần, Phật giáo giữ vị trí “quốc giáo”. Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm. + Thế kỉ XVI: Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi. + Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn hạn chế hoạt động của Phật giáo. - Thiên chúa giáo: từ thế kỉ XVI Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta. Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời. + Thế kỷ XIX nhà Nguyễn hạn chế sự hoạt động của Thiên Chúa Giáo. - Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng. Liên hệ: - GV: Trong xã hội Việt ngày nay những vấn đề nào còn mang tư tưởng của nho giáo? Theo em, vấn đề đó tích cực hay hạn chế? HS trả lời. GV nhận xét và liên hệ thêm một số vấn đề để qua đó giáo dục tư tưởng, kĩ năng sống cho các em. - GV: Hiện nay vấn nạn bạo lực học đường, nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, con giết cha mẹ, học trò vô lễ với thầy cô giáo...trở nên phổ biến. Em có suy nghĩ như thế nào trước những vấn đề trên? Vận dụng thực trạng nêu trên để rút ra mặt tích cực của Nho giáo mà xã hội đang cần thiết lập lại? HS trả lời . GV nhận xét, đánh giá. - GV: Hiện nay ở nước ta Phật giáo phát triển như thế nào?Ảnh hưởng của đạo phật đến tư tưởng, tình cảm của người Việt ra sao? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Kết luận.. - GV chiếu một số bức tranh về văn hóa đi lễ chùa (Phụ lục 7). Em có nhận xét gì khi quan sát những bức tranh này? Bài học rút ra được cho bản thân trước những vấn đề trên? - GV: Ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo đến đời sống tín ngưỡng hiện nay của nhân dân ta như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. - Đời sống tín ngưỡng hiện nay của nhân dân ta, nhất là nhân dân địa phương em? 14
- HS: Trả lời. GV Liên hệ vấn đề tín ngưỡng hiện nay dưới góc độ tích cực và hạn chế (Phụ lục 8), qua đó để học sinh nhận thức được cần phải tiếp thu cái mới, tiến bộ và loại bỏ cái hạn chế trong tín ngưỡng của nhân dân ta, trong đó có địa phương mình. - GV: Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của các tư tưởng, tôn giáo trên? HS trả lời dựa trên những quan điểm của bản thân. GV: Nhận xét, kết luận. Dù tín ngưỡng, tôn giáo nào cũng đều hướng con người ta đến những giá trị đạo đức, tư tưởng đẹp đẽ, vậy nên hãy sống và hành xử đúng nghĩa với giá trị của tôn giáo đó, đừng lợi dụng tôn giáo để làm mất đi ý nghĩa vốn có của nó. * Đội Giáo dục - Văn học: Tìm hiểu về giáo dục và văn học. a. GV: chiếu tư liệu (Phụ lục 9). + Em hãy khái quát ngắn gọn tình hình giáo dục-văn học nước ta thời phong kiến và cho biết giáo dục nho học phát triển mạnh mẽ dưới vương triều nào? Vì sao? + Ý nghĩa việc dựng Bia tiến sĩ? +Vì sao trong thế kỉ XVI-XIX, dòng nghệ thuật dân gian, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ? b. Học sinh: báo cáo tóm tắt (Phụ lục 5). *Giáo dục - Từ TK XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển. + Năm 1070: lập Văn Miếu. Năm 1075: khoa thi quốc gia đầu tiên (minh kinh). + Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn. + Thời Lê sơ: Năm 1484 dựng bia tiến sĩ. - Thế kỉ XVI, giáo dục Nho học tiếp tục phát triển, không còn vị trí như trước. + Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi. + Nhà nước Lê - Trịnh được khôi phục, giáo dục Nho học tiếp tục được duy trì. Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên. 15
- + Quang Trung: chấn chỉnh lại giáo dục, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. - Đầu TK XIX: Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước. * Văn học - TK X-XV: + Thời Trần, văn học phát triển: "Hịch tướng sĩ", "Bạch Đằng giang phú", "Bình Ngô Đại cáo"...=> Thể hiện lòng yêu nước. + Các tập thơ bằng chữ Nôm ra đời như: "Hồng Đức quốc âm thi tập" của Lê Thánh Tông và "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi. - TK XVI - XVIII: + Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước, các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan… + Văn học dân gian phát triển rầm rộ. - Thế kỷ XIX văn học chữ Nôm đạt đến độ hoàn thiện: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...Văn học chữ Hán kém phát triển. Liên hệ: GV hỏi, HS trả lời, sau đó GV nhận xét, kết luận vấn đề. GV chiếu một số hình ảnh (Phụ lục 10) và hỏi: em có suy nghĩ gì về những việc làm của một số người trong những bức tranh trên? HS: Trả lời. GV: Hiện nay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có 82 bia tiến sỹ, hàng năm cứ đến dịp thi THPT Quốc gia, đầu năm mới, các sỹ tử đến đây sờ vào đầu Rùa để lấy may mắn, có một số người còn trèo rào chắn nhảy vào, ngồi lên đầu rùa, viết vẽ lên các bia đá...Đó là những cử chỉ không đẹp mắt, chúng ta chỉ nên chiêm ngưỡng từ đằng xa, ko nên sờ vào những hiện vật đó. GV: Giới thiệu cho học sinh biết Hà Tĩnh có những Tiến sỹ nào được khắc tên ở Bia Tiến sỹ để các em cảm thấy tự hào về quê hương mình, từ đó giáo dục cho các em thấy được trách nhiệm của mình là phải chăm chỉ học tập để phát huy truyền thống khoa bảng của quê hương mình trong các kỳ thi. GV: Em hãy liên hệ vấn đề giáo dục hiện nay ở nước ta? Trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của nền giáo dục mới? 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng
23 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 39 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn