intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh vùng khó khăn khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là xây dựng được một số phương pháp dạy học có lồng ghép kiến thức về cháy nổ khi dạy học hóa học, một số hoat động giáo dục trải nghiệm, một số hình thức tổ chức lồng ghép cho học sinh các kiến thức về phòng chống cháy nổ có liên quan đến chương trình hóa học ở trường THPT nhằm giúp học sinh có hứng thú học tập với môn hóa học và giúp các em có được một số kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh vùng khó khăn khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông

  1. T SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRÖÔØNG THPT ĐẶNG THAI MAI ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO HỌC SINH VÙNG KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Giáo viên thực hiện: Ngô Quang Tùng Nguyễn Thị Vân Tổ: Tự nhiên Số điện thoại: 0986237693- 0392958329 Năm thực hiện: 2020-2021
  2. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................2 A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..............................................................................4 III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................4 1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4 2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................4 3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................4 B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................6 I. CƠ SỞ KHOA HỌC...........................................................................................6 1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................8 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..................................................................................9 1. Thực trạng vấn đề.............................................................................................9 2. Phân tích thực trạng.........................................................................................11 2.1. Thuận lợi......................................................................................................11 2.2. Khó khăn......................................................................................................12 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẰM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ PCCN VÀ VẤN ĐỀ CHÁY NỔ TỪ CÁC CHẤT HÓA HỌC HIỆN NAY...........................12 1. Các phương pháp nhằm giáo dục cho học sinh về phòng chống cháy nổ.........12 2. Vấn đề cháy nổ từ các chất hóa học hiện nay...................................................13 IV. ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC...........................................................................15 V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN...........................................................36 VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................37 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................38 1. Kết luận..............................................................................................................38 2. Kiến nghị............................................................................................................38 PHỤ LỤC................................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................42 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Phòng cháy chữa cháy PCCC Trung học phổ thông THPT Ban chấp hành BCH Học sinh HS Ban giám khảo BGK Hoạt động HĐ Giáo viên GV Phòng chống cháy nổ PCCN 2
  4. ĐỀ TÀI: “ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CHO HỌC SINH VÙNG KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cháy nổ luôn là hiểm họa tại nhiều địa phương nhất là ở những vùng khó khăn thiếu cơ sở vật chất phòng cháy, chữa cháy. Vì sự an toàn chung của toàn xã hội, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân cần tích cực tham gia công tác phòng chống cháy nổ, nắm vững các nguyên tắc, biện pháp phòng chống và ứng phó khi xảy ra sự cố liên quan đến cháy, nổ. Trong thời gian gần đây, tình hình cháy nổ trên phạm vi cả nước nói chung, ở Nghệ An nói riêng có chiều hướng gia tăng và diễn ra hết sức phức tạp. Trong thời gian qua ở nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ cháy , đã làm chết và bị thương hàng trăm người, thiêu hủy hàng trăm tỉ tài sản và đã làm hàng ngàn người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, nhiều cơ sở sản xuất bị đình trệ gây tác động xấu đến an ninh chính trị và trật tự xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ là do sự thiếu ý thức cảnh giác và sự thiếu kiến thức về cháy nổ của người dân làm dẫn đến những vụ cháy nổ rất nghiêm trọng xảy ra.Trong đó, cháy nổ do chập điện, sử dụng gas, chất đốt không an toàn, thiếu thiết bị an toàn PCCC được coi là những nguyên nhân hàng đầu.Do đó, công tác PCCC đã trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng của toàn xã hội và được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách đặc biệt. Vùng trường đóng đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Các gia đình chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy cơ bản nhất nên khi có cháy rất nguy hiểm. Học sinh cũng như người dân chưa được tiếp xúc nhiều với các phương tiện chữa cháy, chưa được phổ biến nhiều về biện pháp phòng cháy chữa cháy, không có đủ trang thiết bị để xử lí khi có cháy nổ xảy ra, thiếu kiến thức trong công tác phòng cháy và chữa cháy nên khi có cháy thường không biết cách để xử lý . Trường học là nơi đào tạo các thế hệ tương lai để xây dựng đất nước. Nơi đây, mỗi học sinh đều được giáo dục những kiến thức cơ bản nhất để có thể bước xa hơn trong cuộc sống sau này.Các kiến thức, kỹ năng mà các em có thể tích góp được không chỉ thông qua các kiến thức giảng dạy mà còn thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Do vậy, công tác giáo dục ý thức PCCC cho học sinh ở trường học đóng một vai trò rất quan trọng. Mỗi giáo viên và các tổ chức trong nhà trường cần xây dựng nhiều kế hoạch dạy học lồng ghép các kiến thức liên quan đến cháy nổ hoặc các chương trình giáo dục trải nghiệm cho các học sinh tham gia. Môn Hóa học ở trường THPT có một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh về ý thức phòng cháy, chữa cháy như những yếu tố cần thiết cho sự cháy, những nguyên nhân thường gây cháy, phương pháp phòng cháy chữa cháy, các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy ....Việc lồng ghép kiến thức PCCC trong 3
  5. các tiết dạy hóa học rất là phù hợp bởi trong điều kiện thực hành phòng thí nghiệm cũng có thể xảy ra các tình huống cháy nổ nguy hiểm bởi các phản ứng hóa học. Chúng ta nên dạy cho học sinh kĩ năng sinh tồn trước khi dạy chữ. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và giáo dục cho học sinh trong nhà trường về nguy cơ, tác hại của cháy nổ; từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy nổ xảy ra , nhất là trong mùa nắng nóng, khô hanh. Từ những lí do đó chúng tôi đã đưa ra đề tài: “ Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ cho học sinh vùng khó khăn khi dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng được một số phương pháp dạy học có lồng ghép kiến thức về cháy nổ khi dạy học hóa học, một số hoat động giáo dục trải nghiệm, một số hình thức tổ chức lồng ghép cho học sinh các kiến thức về phòng chống cháy nổ có liên quan đến chương trình hóa học ở trường THPT nhằm giúp học sinh có hứng thú học tập với môn hóa học và giúp các em có được một số kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy. Vận dụng các kiến thức hóa học về cháy nổ các em đã được học để áp dụng vào trong đời sống thực tiễn. Giúp các em có những kĩ năng cơ bản nhất về PCCC để áp dụng trong cuộc sống và có thể tuyên truyền rộng rãi đến người thân và những người xung quanh cần cảnh giác với các nguy cơ gây cháy nổ trong việc sử dụng các hóa chất, các chất dễ gây cháy nổ trong cuộc sống. Từ đó, giúp mọi người nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10, 11 và 12. 2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2019- 2020 và 2020- 2021 3. Phạm vi nghiên cứu: Các bài học có các chất liên quan đến vấn đề cháy nổ trong chương trình hóa học 10, 11, 12 như: * Khối 10: Bài Oxi-ozon, tốc độ phản ứng... * Khối 11: Bài Sự điện li, photpho, cacbon, hợp chất của cacbon, ankan, ankin, ancol, andehit.... * Khối 12: Bài este, tinh bột, xenlulozơ, polime, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ... Một số kiến thức về cháy nổ từ các lĩnh vực khác như cháy nổ do chập điện, điện quá tải….. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
  6. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu về các chất gây cháy nổ, nguyên nhân gây cháy nổ, phương pháp phòng chống cháy nổ, kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. * Phương pháp khảo sát: Khảo sát về tình trạng nắm bắt các kiến thức về phòng chống cháy nổ trong học sinh ở các trường THPT trong huyện. * Phương pháp dạy học: + Tìm ra các bài học có các chất liên quan đến nguyên nhân cháy nổ để tìm ra các phương pháp dạy học thích hợp, phương pháp giáo dục thích hợp cho học sinh. + Trao đổi với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm để bổ sung, góp ý cho các phương pháp, chuyên đề, báo cáo,các hoạt động để giáo dục cho học sinh được tốt hơn. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành lồng ghép vào các bài dạy ở một số lớp của khối 10, 11 và 12 hoặc tổ chức các chuyên đề, các buổi ngoại khóa , một số cuộc thi cho học sinh trong từng khối học hoặc cho học sinh toàn trường.....hoặc có thể tổ chức dạy học theo dự án về vấn đề cháy nổ. * Phương pháp tổng hợp đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin từ học sinh và giáo viên trên địa bàn chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá. 5
  7. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Dựa trên nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội về PCCC: nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy, về huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy. Dựa vào nội dung chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 môn Hóa học THPT có đưa vào một số chuyên đề học tập cho học sinh trong mỗi khối nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp THPT; Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp các em hiểu rõ các ngành nghề liên quan đến hóa học. Trong các chuyên đề đó một chuyên đề về vấn đề phòng chống cháy nổ là chuyên đề 10.2: Hóa học trong việc phòng chống cháy nổ. Dựa trên các khái niệm về cháy nổ, yếu tố cần thiết cho sự cháy, nguyên nhân gây cháy nổ, phương pháp phòng cháy, chữa cháy. a..Khái niệm về cháy, nổ - Khái niệm về cháy Lômônôxôp – nhà bác học người Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh: “ Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí”. Đến năm 1973, nhà bác học Pháp Lavouriee khẳng định rõ hơn: “ Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với oxi không khí”. Đến nay, bản chất của sự cháy được định nghĩa như sau: Cháy là một phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. -Khái niệm về nổ: Nổ là một quá trình chuyển hóa cực nhanh về mặt lý và hóa học của các chất hoặc hỗn hợp của chúng, có tỏa ra năng lượng rất lớn. b. Yếu tố cần thiết cho sự cháy Để hình thành sự cháy phải có 3 yếu tố gọi là tam giác cháy: Hình ảnh minh họa 6
  8. Chất cháy như: gỗ, bông, vải, nhựa, xăng, dầu, axeton, axetilen, metan, oxitcacbon, kim loại,... Nguồn nhiệt thích ứng: Trong thực tế sản xuất và đời sống có nhiều loại nguồn nhiệt khác nhau có thể gây cháy như: + Nguồn nhiệt trực tiếp: ngọn lử trần ( bếp lửa, đèn thắp sáng, bật lửa, diêm, tàn đóm, tàn thuốc...) + Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: ổ bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữa sắt với sắt.... + Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các các chất khi tác dụng với nhau. + Nguồn nhiệt do sét đánh. + Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: chập mạch điện, quá tải hoặc sử dụng các dụng cụ tiêu thụ điện đốt nóng. Nguồn oxi: Oxi là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để duy trì sự cháy cần có từ 14%- 21% hàm lượng oxi trong không khí. Nếu hàm lượng oxi thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được. Trong môi trường chúng ta đang sống, hàm lượng oxi chiếm 21% thể tích không khí. Như vậy, lúc nào thành phần oxi cũng đủ oxi cho đám cháy phát triển. Trong thực tế, có một số chất cháy cá biệt khi cháy cần rất ít thậm chí không cần cung cấp oxi từ môi trường bên ngoài vì bản thân chất cháy đã chứa đựng thành phần oxi , dưới tác dụng của nhiệt chất đó sinh ra oxi để duy trì sự cháy như: Kaliclorat (KClO3), kali permanaganat (KMnO4), amonintrat (NH4NO3), ... Việc xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, giúp cho việc chọn phương án phòng cháy hoặc chữa cháy thích hợp nhất. Bởi vì muốn ngăn ngừa cháy nổ hoặc dập tắt đám cháy chỉ cần loại trừ một trong ba yếu tố trên. c. Nguyên nhân gây cháy nổ Cháy do con người gây ra: + Cháy do sơ xuất: do con người thiếu kiến thức, hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến những sơ hở, thiếu sót như: đun nấu, hút thuốc ở những nơi có điều kiện dễ cháy hoặc sử dụng xăng, dầu, điện không đúng quy định, không đề phòng cháy nổ... + Vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy: do con người thiếu ý thức về phòng cháy, chữa cháy dẫn dến làm bừa, làm ẩu, không chấp hành quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy như đun nấu, hút thuốc ở những nơi cấm lửa, hàn cắt trên cao... + Trẻ em nghịch lửa: nhiều đám cháy do trẻ em chơi diêm, lửa, vứt tàn thuốc vào những nơi có chất cháy. Cháy do thiên tai như sấm sét: 7
  9. Trường hợp này thường xảy ra ở những vùng đồi núi , cây cao, khu vực có nhiều nhà tầng hoặc nơi có nhiều kim loại mà hệ thống thu lôi chống sét không đảm bảo nên bị sét đánh... Tự cháy: Tự cháy là trường hợp ở một nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với không khí và tự cháy hoặc chất cháy gặp một chất khác xảy ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài như: + Tự cháy khi chất đó gặp nước: Natri(Na), kali (K), natrihidrosunfat ( thuốc nhuộm)... + Tự cháy do quá trình tách nhiệt: thuốc lá, nguyên liệu cám...chất thành đống do quá trình sinh hỏa tách nhiệt; một số loại dầu thảo mộc như dầu gai, dầu bóng...Do quá trình oxi hóa nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ bắt cháy thích ứng sẽ tự bốc cháy. + Tự cháy do tác động của các hóa chất. d. Phương pháp phòng cháy, chữa cháy Phương pháp phòng cháy: + Tạo môi trường không cháy, khó cháy bằng cách thay thế các vật liêu từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy trở thành không cháy, khó cháy. + Ngăn chặn, triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy; quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. + Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt. + Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, bán tự động. Phương pháp chữa cháy: + Ngăn cách oxi với chất cháy ( cách li): Dùng thiết bị chất chữa cháy như đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt....để chụp, đậy, phủ lên bề mặt chất cháy. + Làm loãng nồng độ oxi và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt): là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy như CO2, N2 bọt trơ phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ oxi và hỗn hợp cháy. + Phương pháp làm lạnh ( thu nhiệt): là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt như khí trơ lạnh CO2, N2,H2O để làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy thì đám cháy sẽ tắt. Lưu ý khi sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kị nước như xăng, dầu, gas và đám cháy có có nhiệt độ cao trên 1900oC mà nước quá ít. Dựa vào các tài liệu, mạng internet, sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 10, 11 và 12. 2. Cơ sở thực tiễn 8
  10. Dựa vào nhu cầu cấp thiết, tính cấp bách về vấn đề phòng cháy chữa cháy trong trường học, ở địa phương hiện nay khi mà các vụ cháy nổ ngày càng xảy ra nhiều hơn, nguy hiểm hơn nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC chưa đi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa sát với người dân đặc biệt là những người dân sống ở những vùng khó khăn. Dựa vào tình hình thực tiễn các trường THPT và các địa phương. Đó là việc dạy học có lồng ghép vấn đề cháy nổ cho học sinh còn rất ít , sơ sài, chưa được chú trọng nhiều. Học sinh chưa có nhiều hứng thú với môn hóa học nên các giờ học hóa các em không thực sự tập trung nên việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn sẽ tăng hứng thú học cho các em hơn. Việc thay đổi cách học và nhận thức của các em về vấn đề cháy nổ ngay từ bây giờ sé giúp các em có những “hành động” cụ thể đưa vào áp dụng ngay trong cuộc sống để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Dựa vào việc học sinh không nắm rõ được các chất, nguyên nhân gây cháy và thiếu kiến thức cơ bản về phòng chống cháy nổ. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thực trạng vấn đề Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã đề cập đến vấn đề phòng chống cháy nổ trong học sinh và thấy học sinh hứng thú với đề tài này nhưng các em lại không hiểu biết nhiều về các vấn đề liên quan nên tôi đã tiến hành lấy phiếu thăm dò từ học sinh, một số giáo viên và một số người dân trong vùng. Phiếu thăm dò đối với học sinh: Phiếu số 1: Đánh dấu X vào ô lựa chọn. Câu hỏi Có Ít Rất ít Hầu như không Có nhiều giờ hóa học các em được giáo dục về kĩ năng PCCC? Vấn đề PCCC có hấp dẫn các em không? Giáo viên có tập trung giáo dục ý thức PCCC cho các em? Các em có đầy đủ kiến thức, kĩ năng về PCCC? Phiếu số 2: Đưa ra phương án trả lời cho các câu hỏi sau: 9
  11. Câu hỏi Phương án trả lời Câu hỏi 1: Em đã làm gì để giảm thiểu các nguy cơ gây ra cháy nổ? Câu hỏi 2: Nêu các nguyên nhân thường gây ra cháy nổ? Câu hỏi 3: Liên hệ các kiến thức hóa học em biết vào việc phòng chống cháy nổ như thế nào? Sau đây là số liệu điều tra đầu năm gọc 2020- 2021 với 237 học sinh tại 6 lớp của ba khối gồm 10E, 10I, 11B, 11H, 12A, 12K khi chưa áp dụng các phương pháp của đề tài này vào giảng dạy: Phiếu số 1: Câu hỏi Có Ít Rất ít Hầu như không Có nhiều giờ hóa học các em được giáo 63/237 105/237 41/237 28/237 dục về kĩ năng PCCC? 26,58% 44.30% 17,30% 11,82% Vấn đề PCCC có hấp dẫn các em 124/237 41/237 43/237 29/237 không? 52,32% 17,30% 18,14% 12,24% Giáo viên có tập trung giáo dục ý thức 60/237 74/237 59/237 44/237 PCCC cho các em? 25,32% 31,22% 24,89% 18,57% Các em có đầy đủ kiến thức, kĩ năng về 34/237 47/237 98/237 58/237 PCCC? 14,35% 19,83% 41,35% 24,47% Phiếu số 2: Câu hỏi Phương án trả lời Số HS Tỉ lệ % chọn Em đã làm gì để giảm A. Tắt hết các thiết bị điện, ngắt 45/237 18,99% thiểu các nguy cơ gây ra cầu dao trước khi ra khỏi nhà cháy nổ? B. Không để các chất dễ cháy 37/237 15,61% gần nguồn lửa C. Không tích trữ xăng, dầu trái phép 41/237 17,30% 10
  12. D. Tất cả phương án trên 114/237 48,10% Nêu các nguyên nhân A. Cháy do chập điện 73/237 30,80% thường gây ra cháy nổ? B. Cháy do lửa 67/237 28,27% C. Cháy do sét đánh 49/237 20,68% D. Cháy do hóa chất 48/237 20,25% Liên hệ các kiến thức hóa A. Biết được các chất dễ cháy 39/237 16,46% học em biết vào việc để sử dụng đúng và hợp lí phòng chống cháy nổ B. Có kỹ năng cơ bản để xử lí 59/237 như thế nào? 24,89% các tình huống cháy C. Biết tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia PCCC 45/237 18,99% D. Tất cả các phương án trên 94/237 39,66% 2. Phân tích thực trạng: 2.1. Thuận lợi: - Việc thay đổi phương pháp dạy học gắn với những tình huống cụ thể cho các em được trải nghiệm nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn giúp các em có thêm nhiều kiến thức thực tế hơn và có húng thú hơn trong việc dạy học. - Học sinh THPT là lứa tuổi đã có ý thức, nhận thức về các loại hóa chất nguy hiểm, các nguyên nhân gây cháy nổ, các phương pháp phòng cháy, chữa cháy. Các em đã có thể tự mình tìm tòi các vấn đề về cháy nổ trong cuộc sống và biết cách xâu chuỗi các sự việc để rút ra cho mình các kiến thức bổ ích. - Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đời sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Do đó, học sinh có thể tìm kiếm nhiều thông tin ở trên báo dài, tivi, mạng internet....Cùng với đó học sinh ngày nay được phát triển rất toàn diện nên nhiều em rất có năng khiếu như: vẽ tranh, diễn kịch, viết văn, làm các video....nên giáo viên có thể dễ dàng giao các nhiệm vụ cho học sinh. - Môn Hóa học có rất nhiều vấn đề có liên quan đến cháy nổ nên giáo viên dễ dàng lồng ghép vào chương trình dạy học. - Ở địa phương chúng tôi phần lớn học sinh là con nông dân nên khi đề cập đến vấn đề này các em rất tò mò và hứng thú. Đồng thời các em cũng đã nhận thức được vấn đề cháy nổ đang càng ngày càng diễn ra nghiêm trọng nên các em cũng muốn nắm rõ các vấn đề này và tìm ra các giải pháp hữu ích dù là nhỏ nhất để giảm thiểu các vụ cháy nổ xảy ra. 11
  13. - Được sự hỗ trợ và hợp tác của các giáo viên trong nhóm, trong tổ, các giáo viên trong BCH đoàn trường, nhà trường rất nhiều trong việc tạo môi trường cho học sinh hoạt động tích cực hơn. - Các tài liệu về phòng cháy, chữa cháy có rất nhiều nên các em có thể tự tìm hiểu được ở trên mạng. 2.2. Khó khăn: - Vẫn còn một số học sinh cảm thấy không có hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá các kiến thức về phòng cháy, chữa cháy. Nhiều em thờ ơ với vấn đề này và cho rằng nó không liên quan đến các em, có những em cho rằng đó là việc của đội phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, các em thiếu kiến thức thực tế, không biết cách xử lí các tình huống khi có cháy xảy ra. - Thời gian dành cho một tiết học không nhiều để giáo viên khi dạy có thể giáo dục cho các em về vấn đề này cũng như để học sinh có nhiều hoạt động cho phần này. Cùng với đó việc dạy học lồng ghép còn chưa đồng bộ giữa các giáo viên nên khi nhận một lớp mới thì giáo viên sẽ khó khăn hơn khi đưa vấn đề này vào. - Chương trình sách giáo khoa chưa đưa nhiều vấn đề này vào trong dạy học nên giáo viên đang phải tự lồng ghép vào cho học sinh nên đang gặp một số khó khăn. Cùng với đó học sinh đang đặt nặng vấn đề thi cử nên không dành nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề này. Một bộ phận học sinh ý thức học tập kém và ý thức tìm hiểu các vấn đề này chưa cao. - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ để đáp ứng đầy đủ cho học sinh có thể trải nghiệm nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẰM GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VẤN ĐỀ CHÁY NỔ TỪ CÁC CHẤT HÓA HỌC HIỆN NAY 1. Các phương pháp nhằm giáo dục cho học sinh về phòng chống cháy nổ Để triển khai đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp giảng dạy để lồng ghép vấn đề phòng chống cháy nổ cho học sinh để nhằm giáo dục cho các em về cách phòng cháy, chữa cháy và để các em có thể đưa các kiến thức này tuyên truyền đến với những người xung quanh các em ở địa phương như sau: + Phương pháp dạy học tình huống: Khi dạy học những bài có các chất liên quan đến vấn đề cháy nổ chúng tôi sẽ đưa ra cho học sinh một số tình huống có vấn đề liên quan sau đó tổ chức cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi đặt ra và từ đó cho các em tìm ra các biện pháp phòng chống cháy nổ để áp dụng vào thực tế cuộc sống. + Phương pháp dạy học thông qua hình ảnh trực quan: Khi dạy học một số bài giáo viên có thể nêu lên một số hình ảnh,một số video, một số sự việc hoặc vấn đề liên quan đến cháy nổ để học sinh suy nghĩ, thảo luận tìm ra câu trả lời sau đó giáo 12
  14. viên kết luận. Qua đây sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong các vấn đề về cháy nổ và có thể tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết cách phòng cháy- chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra... + Kết hợp với các thành viên trong nhóm, trong tổ để tổ chức các chuyên đề, các buổi nói chuyện, các hoạt động ngoại khóa về vấn đề cháy nổ cho học sinh trong trường thay cho một số tiết học nhàm chán và có thể mời cả những người dân xung quanh tham dự để phổ biến các kiến thức về phòng chống cháy nổ. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Kết hợp cùng với các tổ chức trong nhà trường như đoàn trường...tổ chức cho học sinh các cuộc thi như: Tìm hiểu về luật phòng chống cháy nổ, tổ chức cuộc thi viết bài tuyên truyền về phòng chống cháy nổ, vẽ tranh về vấn đề cháy nổ. + Phương pháp tổ chức trò chơi: Tổ chức các trò chơi với những câu hỏi về vấn đề cháy nổ cho học sinh trong một số giờ học nhằm kích thích hứng thú học sinh bên cạnh đó kết hợp giáo dục cho các em về cháy nổ. + Phương pháp dạy học theo dự án: Giáo viên sẽ đưa các dự án về vấn đề cháy nổ cho từng nhóm học sinh với các câu hỏi đề xuất để học sinh thảo luận, tìm tòi và hoàn thiện các sản phẩm để báo cáo trước lớp. 2. Vấn đề cháy nổ từ các chất hóa học hiện nay Nền công nghiệp hóa chất có một lịch sử phát triển lâu đời với những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển của khoa học công nghệ nói riêng và của xã hội loài người nói chung. Tuy nhiên, song song với những đóng góp cực kì to lớn, đây cũng là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng với nguy cơ cháy nổ luôn thường trực. Tưởng như hóa chất, chất hóa học chỉ gây nguy hiểm ở những nơi như nhà kho, phòng thí nghiệm, nhà máy, công trường nhưng thực tế chúng cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên các vụ cháy nhà, cháy khu dân cư...Trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ cháy nổ liên quan đến hóa chất. Nguyên nhân là do trong các gia đình có chứa rất nhiều vật liệu dễ cháy như phụ kiện, bao bì, nhựa tổng hợp, một số đồ gia dụng sử dụng các chất hóa học như xăng, dầu, sơn, gas, dầu mỡ, gỗ, 13
  15. vải, giấy...Đây là những chất dễ cháy,khi tiếp xúc với nguồn cháy hoặc bị bảo quản ở nhiệt độ cao đã phát cháy ở ngưỡng cháy khi được tiếp xúc với oxi.Những vụ cháy nổ hóa chất càng ngày càng nguy hiểm hơn khi xảy ra ở khu vực đô thị, gần các khu dân cư ... - Cháy nổ chất hóa học từ việc đun nấu: Cháy có liên quan đến nấu nướng là nguyên nhân gây ra khoảng 48% số vụ cháy ở các khu dân cư. Do một số nguyên nhân như: dầu mỡ bốc cháy khi đun nóng quá mức trên bếp hoặc trong lò vi sóng; khi đun nấu không cẩn thận để lửa bắt vào các vật dụng dễ cháy ở sàn nhà, tường nhà bằng gỗ, bàn ghế gỗ, các loại vải nhắc nồi; khi sử dụng bếp gas để nấu xong thì không khóa van gas lại hoặc tắt bếp chưa đúng quy trình; sử dụng các loại chai chứa gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng, làm gas xì ra khỏi bình nếu không may bị bắt lửa sẽ dẫn tới cháy nổ rất nguy hiểm. Một số hình ảnh minh họa - Cháy nổ do tích trữ các chất hóa học dễ cháy: Khi tích trữ các thiết bị dễ cháy như bình xăng, bình gas, dầu hỏa...mà không đảm bảo các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy thì cũng là tâm điểm của cháy nổ. Trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy nên khi các chất này bị rò rỉ chỉ cần tiếp xuc với nguồn điện hoặc nguồn lửa thì chắc hắn sẽ có cháy nổ lớn xảy ra. Hình ảnh về dự trữ xăng và các loại gas trái phép 14
  16. - Cháy từ các nguồn nguyên liệu và các chất hóa học khác: Các chất hóa học như KNO3, KClO3, NH3...và một số đơn chất như S, Zn, Ca...Đây là thành phần để sản xuất ra phân bón vô cơ; cũng là tiền chất chính để pha chế, tạo chất gây nổ. Nhiều chủ các cơ sở đã không tuân thủ theo quy định an toàn mà chủ yếu thực hiện thủ công, sử dụng các chất bị cấm lưu hành, sản xuất trong khu dân cư nên đã gây nên nhiều vụ nổ nghiêm trọng. Một số loại hóa chất nguy hiểm có khả năng gây cháy, nổ khi tiếp xúc với nhau hoặc tiếp xúc với các chất khác như nước như canxi cacbua có thể phản ứng với nước tạo khí axetilen- một chất khí đặc biệt dễ cháy nổ.Nếu axetilen tiếp xúc với NH4NO3 sẽ xảy ra phản ứng nổ lớn.... IV. ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC Phòng chống cháy nổ là vấn đề chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, ở một số trường học chưa thực sự đầu tư cơ sở vật chất cũng như giáo dục cho học sinh về vấn đề này. Bản thân là những giáo viên lại đảm nhiệm dạy môn hóa học,một môn học có liên quan rất lớn đến vấn đề cháy nổ ở vùng tương đối khó khăn nên chúng tôi luôn trăn trở làm sao phải giáo dục cho học sinh được những kiến thức cơ bản trong phòng cháy, chữa cháy và để từ đó lôi cuốn được học sinh hứng thú hơn trong học tập. Dưới đây là một số phương pháp chúng tôi đã và đang áp dụng trong quá trình giảng dạy ở trường THPT: Phương pháp 1: Dạy học theo tình huống Yêu cầu: Chọn những tình huống phổ biến trong cuộc sống, gắn với thực tế, có liên quan đến nội dung bài dạy, có tính giáo dục ý thức, kĩ năng PCCC cho học sinh để đưa ra cho học sinh khi dạy học một số bài. Nội dung các tình huống phải hấp dẫn, phù hợp với trình độ của học sinh và thời gian phải hợp lí. Mục đích: Lồng ghép được các vấn đề liên quan đến cháy nổ vào trong các tiết dạy học hóa học để các em hiểu rõ hơn về các ứng dụng cũng như những ảnh hưởng của các chất giúp các em có ý thức hơn trong vấn đề PCCC. Ngoài ra, còn giúp làm phong phú thêm kiến thức thực tế cho học sinh, giúp học sinh biết cách vận dụng hiệu quả vào đời sống hằng ngày, làm cho lớp học trở nên sôi động hơn. Một số tình huống gắn với thực tiễn: + Tình huống 1: Theo em khi có cháy xảy ra chúng ta cần phải giữ mình ở vị trí thấp sát sàn nhà là vì sao? Gợi ý: Oxi nặng hơn không khí nên chúng ta sẽ ít hít phải khí độc hơn khi nằm sát nền nhà. ( Áp dụng khi dạy bài: Oxi- lớp 10) + Tình huống 2: Có nên dùng nước để dập tắt một đám cháy do chập điện mà chưa được cắt nguồn điện hay không? 15
  17. Gợi ý: Không dùng nước để dập tắt các đám cháy do chập điện mà chưa được cắt nguồn điện do trong nước tự nhiên có chứa các chất điện li sẽ dẫn điện, gây nguy hiểm cho chính người chữa cháy. ( Áp dụng khi dạy bài: Sự điện li- lớp 11) + Tình huống 3: Tại sao trong các vụ cháy xảy ra thì số người chết ngạt còn nhiều hơn số người chết vì bỏng? Theo em khi có cháy cần phải làm những gì? Gợi ý: Do trong các vụ cháy thì sinh ra các khí độc như cacbon monooxit (CO), làm giảm nồng độ oxi nên gây ngạt khi hít nhiều trong thời gian dài. ( Áp dụng khi dạy bài : Hợp chất của cacbon- lớp 11) + Tình huống 4: Tại sao không dùng nước để dập tắt các đám cháy bằng xăng dầu? Đối với đám cháy bằng xăng dầu ta nên làm như thế nào để dập tắt? Gợi ý: Xăng, dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước nên sẽ nổi lên trên nước nên vừa không cách li với không khí, lại không có tác dụng giảm thấp nhiệt độ mà lửa vẫn cháy tiếp, đám cháy càng lan rộng hơn. Đối với đám cháy bằng xăng, dầu chúng ta nên dùng cát, bình cứu hỏa...để dập tắt. ( Áp dụng khi dạy bài: Ankan- lớp 11) + Tình huống 5: Tại sao chúng ta không nên để mĩ phẩm như nước hoa, dầu mỡ gần bếp lửa? Khi nấu ăn mà chảo mỡ không may bị bắt lửa ta cần dùng biện pháp gì để dập tắt? Gợi ý: Nước hoa là chất dễ bị biến đổi khi nhiệt độ cao, chúng có thể bay hơi và gây phản ứng cháy. Dầu mỡ cũng là những chất dễ cháy. (Áp dụng khi dạy về este- lipit- lớp 12) + Tình huống 6: Một học sinh tiến hành làm thí nghiêm với Natri nếu lấy một lượng Natri nhiều thì sẽ gây hiện tượng gì? Để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm và bảo quản Natri chúng ta cần làm như thế nào? Gợi ý: Các phản ứng của Natri xảy ra mãnh liệt. Khi cho Na vào các chất như nước sẽ sinh ra một lượng khí hiđro. Lượng hiđro nếu lớn có thể gây ra phản ứng nổ. Khi làm thí nghiệm với Natri chỉ làm một lượng nhỏ và bảo quản chúng bằng cách ngâm trong dầu hỏa. (Áp dụng khi dạy bài: Kim loại kiềm- lớp 12) + Tình huống 7: Chúng ta có nên hàn cắt kim loại trong khu vực có nhiều giấy, gỗ, vật liệu dễ cháy? Nếu cần phải hàn cắt kim loại thì cần phải lưu ý gì? Gợi ý: Không nên do trong quá trình hàn cắt kim loại có thể sinh ra ngọn lửa nếu gần các chất dễ cháy sẽ có thể dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm. 16
  18. (Áp dụng khi dạy về kim loại- lớp 12 hoặc bài ankin- lớp 11) + Tình huống 8: Với các đám cháy nhỏ chúng ta nên dùng khăn ướt để phủ kín lên đám cháy. Còn với các đám cháy lớn hơn, khi không thể khống chế đám cháy thì chúng ta nên đóng kín cửa phòng đang cháy rồi chạy ra ngoài vì sao? Gợi ý: Nhằm mục đích cô lập đám cháy, để giảm lượng oxi làm giảm tốc độ của phản ứng cháy. ( Áp dụng khi dạy bài: Tốc độ phản ứng- lớp 10) + Tình huống 9: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy? Gợi ý: Do than tác dụng chậm với oxi trong không khí tạo ra CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy. ( Áp dụng khi dạy bài: Cacbon- lớp 11) + Tình huống 10: Tại sao không dùng bình chữa cháy bằng CO2 (cacbon đioxit) để dập tắt các đám cháy bằng than hay kim loại nóng đỏ? Cho biết cách sử dụng bình chữa cháy bằng CO2? Gợi ý: Do ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra các phản ứng và sinh ra CO là một khí độc, rất dễ nổ. (Áp dụng khi dạy bài: Hợp chất của cacbon- lớp 11) + Tình huống 11: Tại sao không nên để các lọ, chai chứa cồn gần ngọn lửa? Khi sử dụng cồn để nướng mực khô, cá khô cần lưu ý gì? Gọi ý: Do cồn chất dễ bay hơi, các phân tử trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy rất nguy hiểm. ( Áp dung khi dạy bài: Ancol- lớp 11) + Tình huống 12: Keo xịt tóc là sản phẩm mỹ phẩm phổ biến được phun xịt lên tóc để giữ nếp tóc. Tại sao khi tóc xịt keo thì không nên lại gần lửa, các đám cháy? Gợi ý: Do trong keo xịt tóc chứa các copolime, chất hòa tan và chất đẩy đều có độ bay hơi cao và dễ bắt lửa. (Áp dụng khi dạy về polime- lớp 12) + Tình huống 13: Tại sao chúng ta không nên để bật lửa, lọ keo xịt tóc, nước hoa, cồn y tế trong cốp xe nhất là những ngày nắng nóng? Gợi ý: Vì chúng có khả năng phát nổ - Bật lửa: Trong bật lửa có gas, một chất cực kì dễ bắt lửa. Trong môi trường kín, lại nóng như cốp xe, việc bật lửa phát nổ là điều sớm muộn sẽ xảy ra. 17
  19. - Keo xịt tóc: Bên trong keo xịt tóc có chứa các thành phần cực kì dễ bắt lửa. Đặc biệt các bình này đều phải lợi dụng sự thay đổi áp suất để giảo phóng chất bên trong. Khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao sẽ khiến bình keo phát nổ. - Nước hoa, cồn y tế: Bên trong nước hoa, cồn y tế có chứa một lượng cồn rất lớn, dễ bén lửa. ( Áp dụng: tùy từng bài chọn các chất cho thích hợp) Tình huống 14: Trong đêm, khi đang ngủ thì phát hiện có mùi gas bên trong nhà mình. Theo em, cần tiến hành xử lí như thế nào là đúng nhất? Gợi ý: Nên mở cửa để thông thoáng gió, khóa bình gas lại để gas không bị rò rỉ nữa và tuyết đối không dùng lửa để kiểm tra, không bật các thiết bị tiêu thụ điện. (Áp dụng khi dạy bài ankan- lớp 11) Tình huống 15: Một học sinh tự chế pháo bằng cách dùng hàng chục bao diêm để làm thuốc pháo sau đó nhồi thuốc pháo vào các vỏ pháo. Theo em việc làm này của bạn học sinh có nguy hiểm không? Chúng ta có nên sử dụng các loại pháo nổ trái phép không? Gợi ý: Chúng ta không nên tự chế pháo và sử dụng pháo nổ trái phép vì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra các vụ cháy nổ nghiêm trọng. Trong pháo có những hóa chất như photpho, lưu huỳnh người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên khi phát nổ dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực...Vùng tổn thương có thể nhanh chóng phù nề gây cản trở hô hấp, gây suy hô hấp. Các tai nạn do pháo nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các vết thương do tự chế pháo nổ rất nguy hiểm bởi sức công phá lớn. ( Áp dụng khi dạy bài photpho- lớp 11) Tình huống 16: Một hôm, Nam thấy mẹ mua về nhiều can xăng xăng rồi cất vảo trong bếp. Nam liền nói mẹ: Mẹ ơi làm như thế là không tốt đâu. Mẹ liền đáp: Hôm nay giá xăng rẻ nên mẹ tranh thủ mua ít can về cất dùng dần. Theo em, chúng ta nên nói với mẹ Nam như thế nào về việc tích trữ xăng không đúng quy định như vậy? Nếu đã mua về rồi thì nên cất giữ như thế nào cho an toàn? Gợi ý: Không nên dự trữ xăng dầu trong gia đình nhất là những khu vực gần nguồn lửa vì sẽ rất dễ gây ra cháy, nổ. Xăng,dầu, cồn không nên để gần các khu vực dễ xảy ra cháy như khu vực nhà xe, nhà bếp… (Áp dụng khi dạy bài ankan- lớp 11) Phương pháp 2: Dạy học thông qua các hình ảnh trực quan 18
  20. Yêu cầu: Chọn các hình ảnh gần với kiến thức bài học, gắn với thực tế đời sống mà các em thường gặp để các em dễ trả lời. Câu hỏi đưa ra cần sát với hình ảnh và mục đích của giáo viên hướng đến là vấn đề PCCC. Mục đích: Học sinh quan sát các hình ảnh thực tế giúp các em dễ nhớ hơn, kích thích hứng thú các em hơn trong học tập và nhất là sẽ phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của các em. Cụ thể: Ví dụ 1: Khi dạy học bài ankan (lớp 11) hoặc dạy về xenlulozơ ( lớp 12) giáo viên có thể chiếu hình ảnh sau cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên để các chai chứa xăng, dầu, cồn gần các vật liệu bằng giấy, gỗ như thế này không? Vì sao? Chúng ta có nên tích trữ xăng dầu trong gia đình không? Nếu trong gia đình cần phải cất trữ xăng, dầu thì chúng ta nên lưu ý gì? Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận rồi đưa ra câu trả lời. Ví dụ 2: Khi dạy học bài ankan ( lớp 11) giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2