Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
lượt xem 2
download
Điểm mới của sáng kiến là đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- MỤC LỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT …………………………………………………….3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu ……………………………………………………………..4 2. Tên sáng kiến …………………………………………………………...6 3. Tác giả sáng kiến ………………………………………………………...6 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến …………………………………………….7 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến …………………………………………….7 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu ………………………………………..7 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.....................7 Cơ sở lí luận …………….……………..…………………………… 7.1.1. Error: Reference source not found 7.1.2. C ơ sở thực tiễn ……………………………..………………. ............8 7.2. Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG ……………………….………………………………………. 10 7.2.1. Thực trạng …………………………………………………………10 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng……………………………………….10 7.3.Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI……..….12 7.3.1. Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục pháp luật (GDPL) và dạy học pháp luật (DHPL)………..12 7.3.2. Giáo dục pháp luật thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định..................................................................................................13 1
- 7.3.3. GDPL thông qua lồng ghép với các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức..................................................16 7.3.4. Kết hợp với các cơ quan tuyên truyền, công an huyện và tỉnh giáo dục pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng An toàn giao thông, chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật………………………………………16 7.3.4.1. Giáo viên môn GDCD tổ chức chiếu phim tuyên truyền về biển đảo..........................................................................................................17 7.3.4.2. . Mời các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của công an huyện và công an tỉnh thực hiện chủ đề “Học sinh với Luật An toàn giao thông”………. ………………………………………..17 7.3.4.3. Giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật………………………………………………………………………...17 7.3.5. Giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh theo dõi và nắm bắt các hiện tượng pháp luật qua các kênh thông tin nhất là trên truyền hình và internet…………………………………………………………………….18 7.3.6. Tổ chức cho các em tham dự các phiên tòa lưu động xét xử tại địa phương........................................................................................... .…….19 7.4. Chương 4: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI………………………………………………………………………20 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………21 PHỤ LỤC………………………………………………………………….25 Phụ lục 1 : Đáp án câu hỏi phần thi “ai nhanh hơn ai” …………………26 2
- Phụ lục 2 : Câu hỏi và đáp án cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013…28 Phụ lục 3 : Mẫu khảo sát ( dành cho học sinh) ………………………….35 Phụ lục 4 : Tư liệu tham khảo ………………………………………….. 40 QUY ƯỚC VIẾT TẮT CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GDCD : Giáo dục công dân. GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo. GDPL : Giáo dục pháp luật. GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HP : Hiến pháp HS : Học sinh KNS : Kỹ năng sống PL : Pháp luật SV : Sinh viên VNXHCN : Việt Nam xã hội chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong thời đại ngày nay, khi mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, vấn đề con người trở thành trung tâm. Đối với Việt Nam một nước đang trên đà phát triển thì công tác giáo dục, đào tạo con người mới càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Để làm được điều đó trong chương trình giáo dục phải có nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với sự chỉ đạo của Đảng, ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu là nâng cao chất lượng nội dung giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tích cực đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn phương pháp tự học của học sinh ; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để làm được điều này cần có sự đóng góp của cả xã hội, trọng tâm là ngành giáo dục – đào tạo, mà người trực tiếp làm là những giáo viên đứng lớp, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của bộ môn GDCD. Như chúng ta đều biết môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Đây là môn học trực tiếp góp phần hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Song hiện nay vấn đề nhận thức bộ 4
- môn còn nhiều hạn chế do thói quen “ học – thi, thi – học”. Đa số mọi người – trong đó có học sinh, phụ huynh và thậm chí cả một số giáo viên cho rằng Giáo dục công dân là môn học phụ vì nó không liên quan đến chọn ngành nghề của học sinh. Vì vậy Giáo viên, phụ huynh thì không quan tâm còn học sinh thì không có hứng thú học tập. Chính vì vậy kết quả học tập của học sinh chưa cao, môn GDCD không phát huy được vai trò, vị trí của mình trong giáo dục phổ thông. Với mục đích nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là cho học sinh về vai trò, vị trí của môn Giáo dục công dân đã có rất nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy và những nhà khoa học giáo dục tâm huyết với bộ môn đi sâu tìm hiểu cách làm thế nào để các em học sinh không quay lưng lại với môn học ?. Có rất nhiều công trình nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề dạy học môn học này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do học sinh chỉ học chống đối mà chưa say mê thực sự với môn học, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải học tập bộ môn. Là một giáo viên trực tiếp dạy học môn Giáo dục công dân trong trường THPT tôi luôn trăn trở, tìm tòi các cách thức dạy học nhằm giúp các em học sinh tích cực học tập góp phần tạo nên hứng thú trong các giờ học. Sau nhiều năm trực tiếp đứng lớp tôi nhận ra rằng chương trình môn Giáo dục công dân góp phần đào tạo những con người mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân. Song khối lượng tri thức bộ môn Giáo dục công dân lại mang tính trừu tượng hóa và khái quát hóa cao, học sinh rất khó tiếp thu từ đó các em không hứng thú tích cực học tập. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học những người làm công tác giáo dục phải gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Lưa tuôi h ́ ̉ ọc sinh THPT đang co s ́ ự thay đôi vê măt tâm sinh ly, s ̉ ̀ ̣ ́ ự ̉ thay đôi nay keo theo nh ̀ ́ ưng suy nghi va hanh đông khac v ̃ ̃ ̀ ̀ ̣ ́ ới nhưng giai ̃ ̣ đoan phat triên tr ́ ̉ ươc đo. S ́ ́ ự thay đổi này ngày càng gắn liền với các chuẩn mực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật. Vì vậy việc tạo môi trường để các em định hướng đúng là một trong các nhiệm vụ của trường THPT, trong đó có môn GDCD môn học có lợi thế trong việc trang bị cho các em những hiểu biết ban đầu về pháp luật như: pháp luật là gì, công dân có những quyền cơ bản nào…. Tuy nhiên, thời lượng chính khóa dành 5
- cho môn GDCD ở các trường THPT chỉ có 1 tiết/tuần, cả năm học cũng chỉ có 33 tiết và 2 tiết thực hành, ngoại khóa, tổng cộng thời gian dành cho các buổi học chính khóa khoảng 24,75 giờ đồng hồ tương đương với khoảng ba ngày làm việc theo giờ hành chính. Đối với môn GDCD lớp 12 có thể tận dụng được cả số thời gian đó cho việc giáo dục pháp luật. Còn đối với lớp 10 và 11 chỉ có thể sử dụng một phần rất ít thời gian đó cho việc tích hợp giáo dục pháp luật. Trong khi kiến thức pháp luật thì tương đối nhiều mà lại khô khan, trừu tượng, chỉ với thời lượng trên lại không liên tục nên việc khắc sâu kiến thức cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Giáo dục pháp luật ngoại khóa là một phần không thể thiếu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa phải đảm bảo vừa phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật, vừa giáo dục, thu hút, vận động chấp hành pháp luật nhằm không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong HS. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, bám sát Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1928 của giai đoạn 2013 2016 và thống nhất với chương trình giáo dục pháp luật chính khóa. Vì vậy, ngày 27/1/2014, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quyết định số 366/QĐBGDĐT “Chương trình phổ biến pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 20132016 và những năm tiếp theo". Với mong muốn góp phần thực hiện Đề án 1928, quyết định 366/QĐ BGDĐT đưa những kiến thức pháp luật đến với các em một cách phù hợp, nhẹ nhàng, không khô cứng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp” để: * Góp phần hình thành và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho các em học sinh THPT. * Góp phần giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho cho các em: + Tuân thủ các quy phạm pháp luật. Kiềm chế không thực hiện các điều pháp luật cấm. + Thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. + Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật; biết vận dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâm phạm. Mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ở mỗi học sinh ý thức pháp luật bền vững. 6
- Điểm mới của sáng kiến: Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đóng góp của SKKN : Xây dựng cơ sở lí luận cho sự cần thiết phải giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề xuất một số giải pháp góp phần giúp những kiến thức pháp luật trở nên phù hợp, nhẹ nhàng, không khô cứng; giúp học sinh làm quen với kĩ năng tổ chức các hoạt động, kĩ năng ứng xử trong một số tình huống pháp luật. Có thể làm tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp. “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp” làm nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này nhằm ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn. 2. Tên sáng kiến : “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”. 3. Tác giả sáng kiến : Họ và tên : .............................................. Đơn vị công tác : Trường THPT Số điện thoại : .......................... Email : ..................................... 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : tác giả sáng kiến ........................ 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Sáng kiến sẽ được áp dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân : Lớp 12 trường THPT Môn Giáo dục công dân trường THPT Môn Giáo dục công dân các trường THCS và THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 15/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến : 7.1. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. 7.1.1. Cơ sở lí luận HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Qua nhiều con đường, đặc biệt con đường dạy học và HĐGDNGLL hướng tới sự hình 7
- thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Nếu dạy học là tạo dựng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học, thông qua đó để giáo dục nhân cách và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao thì HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. GDNGLL là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa. Do đó, khép kín chu trình giáo dục cả về không gian và thời gian. Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động. Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Các em học sinh trong các trường THPT đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến động về thể chất lẫn tâm hồn, điều này có tác động lớn đến tâm sinh lý của các em. Về tâm, sinh lý : Đây là lứa tuổi tâm lý có nhiều biến động, rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim, ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước người lớn, vì thế, nếu không được giáo dục, không được hướng dẫn đúng cách, nhất là không được trang bị kiến thức pháp luật dễ nảy sinh tâm lý lệch lạc dẫn đến hành vi phạm vi phạm pháp. Ở lứa tuổi này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do đặc tính hiếu động, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các điều hay, điều tốt khi được định hướng, được giáo dục ngay từ giai đoạn này. 8
- Về nhận thức : đa số các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm, sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn, tính cách hay thay đổi, các em chưa nhận thức đầy đủ được tính chất của hành vi của bản thân. Dưới góc độ xã hội, đây là lứa tuổi bắt đầu được phép tham gia một số quan hệ xã hội nhất định, được pháp luật coi là có năng lực hành vi trong một vài quan hệ xã hội, đồng thời cũng bắt đầu phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan hệ xã hội. Những đặc điểm đó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức và hành động của các em, nếu không có sự định hướng, tác động giáo dục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dễ bị lôi kéo, quyến rũ vào các việc làm, các hành vi xấu. Vì thế cần phải đưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường, vào chương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ngay từ giai đoạn này sẽ có tác động lớn trong việc định hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong hoạt động phức tạp của các loại tội phạm hiện nay, có rất nhiều đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên. Thậm chí, có những vụ đánh nhau dẫn đến án mạng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường khiến xã hội rất đau lòng. Chưa kể, một bộ phận học sinh (HS) tụ tập bè phái, hình thành băng nhóm có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang bị các cơ quan chức năng điều tra, theo dõi. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, thời gian gần đây, tình trạng HS vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng, cần phải ngăn chặn kịp thời. Qua báo cáo của các Sở GD&ĐT từ đầu năm 2019 đến nay số học sinh vi phạm pháp luật vẫn tương đối nhiều, trong đó vi phạm an toàn giao thông chiếm tỉ lệ khá cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong HS đang có nguy cơ gia tăng hiện nay như : môi trường sống tác động đến nhận thức ở lứa tuổi vị thành niên, quan hệ xã hội phức tạp, sự lơ là trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục của gia đình… Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lứa tuổi mới lớn rất dễ bị lôi cuốn vào các trang mạng xã hội, website thiếu lành mạnh, những trò chơi game đầy bạo lực cũng ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của các em học sinh. Bên cạnh 9
- đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, HS hiện nay đang thiếu những sân chơi bổ ích, thân thiện, dẫn đến thiếu tính tương thân, tương ái. Công tác tổ chức HĐGDNGLL đã và đang được các nhà trường chú ý chỉ đạo triển khai theo yêu cầu của môn học. Đội ngũ cán bộ đoàn các trường đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các loại hình hoạt động phù hợp với từng chủ đề và điều kiện của trường. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn GDCD đã có cố gắng trong tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ ở một số thời điểm, mà còn thiếu tính hệ thống, tính thường xuyên theo quy định 4 tiết mỗi tháng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiềm năng của học sinh chưa được khai thác tích cực, vai trò chủ thể của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong những tiết này, giáo viên thường lặp đi lặp lại vài hình thức hoạt động đơn giản như sơ kết lớp, tuyên dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở, kỷ luật hay dặn dò, giao nhiệm vụ... Nếu có tổ chức thì nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động đơn điệu, do đó chưa tạo ra hứng thú cần thiết cho học sinh tham gia. Trường TPHT trong một vài năm trở lại đây cũng quan tâm tổ chức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tháng. Đoàn thanh niên vẫn đóng vai trò chính trong việc tổ chức các hoạt động này. Từ năm học 2013 – 2014 đến nay, nhà trường có sự kết hợp với công an tỉnh và công an huyện về trực tiếp phổ biến nhưng một năm học chỉ khoảng một đến hai buổi kết hợp vào các buổi sinh hoạt dưới cờ nên thời gian cũng không nhiều. Đôi khi Đoàn thanh niên trực tiếp làm công việc này khoảng 15 phút – chủ yếu cũng chỉ phổ biến một số quy định mang tính cứng nhắc, học sinh ở dưới cũng không chú ý và cũng không thể nhớ được. Năm học 2019 – 2020, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được đặc biệt coi trọng thể hiện ở sự phối hợp giữa Sở tư pháp và Sở Giáo dục và đào tạo trong việc soạn thảo giáo trình, in tờ rơi, tập huấn cán bộ đoàn và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD. Chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2019 2020 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2015 – 2020”. Thực hiện Kế hoạch số 872/KHBGDĐT ngày 01/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật của nước 10
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2019, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo: Thủ trưởng các phòng, ban Văn phòng Sở, các phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo triển khai có hiệu quả Ngày Pháp luật được quy định tại Điều 8 – Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể các đối tượng cán bộ quản lý, nhà giáo và người học trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình. Nhằm thực hiện tốt Ngày Pháp luật năm 2019. Hưởng ứng Lễ ra quân phòng , chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của Bộ GDĐT ngày 16/8/2019 tại Hải Phòng với đại diện của 63 sở GD – ĐT và các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước. 7.2.Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG 7.2.1. Thực trạng Theo thống kê của ngành Công an, trong 8 tháng đầu năm 2019 toàn quốc xảy ra 25.806 vụ hình sự ; trong đó nhiều vụ do học sinh và sinh viên gây ra. Đáng chú ý là số vụ và số đối tượng vi phạm của năm sau cao hơn năm trước và tính chất phạm tội cũng nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và chúng luôn chú ý tới HS, SV đối tượng có sự hiểu biết chưa đầy đủ, thích đua đòi ăn chơi để dụ dỗ lôi kéo các em thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm PL trong HS có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng, hành vi phạm pháp trở nên thường xuyên hơn, đa dạng hơn, tạo nên những bức xúc trong dư luận và nhân dân..., nguyên nhân không chỉ là do thiểu hiểu biết PL, mà còn là sự bất chấp PL, thâm chi “lách lu ̣ ́ ật” để vi phạm… Phương pháp, hình thức GDPL cho HS con nhiêu han chê, bât câp nên ̀ ̀ ̣ ́ ́ ̣ chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức HS – măc du đa co ̣ ̀ ̃ ́ nhưng đôi m ̃ ̉ ơi b ́ ươc đâu nh ́ ̀ ư: đa dang hoa cac hinh th ̣ ́ ́ ̀ ưc tuyên truyên, giao ́ ̀ ́ ̣ duc, đôi m ̉ ơi kiêm tra đanh gia môn GDCD theo hinh th ́ ̉ ́ ́ ̀ ưc v ́ ưa băng cach ̀ ̀ ́ cho điêm, v ̉ ưa băng cach đanh gia biêu hiên hanh vi thông qua xêp loai hanh ̀ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ kiêm. GV môn GDCD ch ưa kiêm soat đ ̉ ́ ược hanh vi cua hoc sinh do không ̀ ̉ ̣ có đủ khả năng và điều kiện thời gian thực hiên. ̣ Công tác phổ biến, GDPL đôi khi còn mang tính hình thức, làm cho có làm : chỉ đơn thuần trang bị kiến thức pháp luật mà chưa chú ý phát triển 11
- năng lực và phẩm chất cho các em, đặc biệt khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của các em ; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của HS ; tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục, kiểm tra, kiểm soát... dẫn đến sự đanh gia kêt qua hoc tâp ́ ́ ́ ̉ ̣ ̣ không chinh xac, khach quan... ́ ́ ́ 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng ̣ Nôi dung GDPL đang co s ́ ự “qua tai” khi co r ́ ̉ ́ ất nhiều kiến thức pháp luật được tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường thông qua cac hinh ́ ̀ thưc nh ́ ư : tích hợp, lồng ghép, chuyên đề, thêm tiết... ma thiêu đi s ̀ ́ ự lựa ̣ ̣ ̣ chon nôi dung trong viêc GDPL cho HS. Đi ều này dân t̃ ơi s ́ ự lung tung ́ ́ trong xây dựng chương trinh, nhiêu nôi dung đ ̀ ̀ ̣ ưa vao môn Giao duc công ̀ ́ ̣ dân (GDCD) trung lăp v ̀ ̣ ơi môn hoc khac. Ch ́ ̣ ́ ẳng hạn, theo Quy chế Đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS THPT (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011) quy định giáo viên môn GDCD phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá xếp loại hạnh kiểm ghi vào học bạ của học sinh. Đây là điểm mới so với trước đây. Tuy nhiên, ́ ực tê : m co th ́ ột GV dạy môn GDCD chỉ có 1tiết/1 tuần/1 lớp nên trong một tuần, GV phai ti ̉ ếp cận với rất nhiều lớp, nhiều HS. Với sô HS đông ́ đảo như vậy ma GV ch ̀ ỉ có 45 phút tiếp cận thi làm sao ho có th ̀ ̣ ể nắm bắt được diễn biến tâm lý, biểu hiện hành vi của HS để đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ? Hơn nưa, ṽ ề phương pháp, một số GV chưa phân biệt được giữa “dạy ̣ hoc PL” và “GDPL”. Nhi ều GV hiện nay vẫn còn nặng về “dạy hoc PL” ̣ tức là tuyên truyền, trình bày căn k ̣ ẽ, giup HS tiêp thu, n ́ ́ ắm vững vê PL. ̀ Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kỹ năng, kỹ xảo cho HS dẫn đến thực trạng vi phạm PL ở cac em có chí ều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến PL. Công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp GDPL ở các trương THPT còn co ̀ ́ những hạn chế. Ban Giám hiệu ở các nhà trường chưa nhân th ̣ ấy hết vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động GDPL cho HS, vẫn coi việc dạy học môn GDCD như bao môn học khác : chỉ hoàn thành tiết dạy theo thời khóa biểu, kiểm tra cho điểm đạt yêu cầu là xong. Môn GDCD, trong đó có GDPL là hoạt động giáo dục có ý thức, mục đích, kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho công dân tương lai những phẩm chất về tri thức, tư tưởng, đạo đức, hành vi, lối sống cũng như những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau này ; là một quá trình giáo dục tiếp nối từ giảng đường đến đời 12
- sống, từ học lý thuyết đến kiểm soát hành vi. Nhiêu tr ̀ ương ch ̀ ưa phát huy hết sức mạnh của các tổ chức trong và ngoài đơn vi tham gia vào ho ̣ ạt động GDPL. Sự phối hợp giữa nhà trường và cơ quan công an trong GDPL chỉ ở phạm vi giải quyết vụ việc đã xẩy ra chứ chưa có các hoạt động, phối hợp giáo dục, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các bên... để tìm các giải pháp nhằm giáo dục hiệu quả. 7.3. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI 7.3.1. Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục pháp luật (GDPL) và dạy học pháp luật (DHPL). Về phương pháp, một số GV chưa phân biệt được giữa “dạy hoc PL” ̣ và “GDPL”. Đa số vẫn còn nặng về “dạy hoc pháp lu ̣ ật”. Vậy, thế nào là giáo dục pháp luật? Theo cách hiểu chung nhất, giáo dục pháp luật có hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp : Giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Theo nghĩa rộng : Giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương... nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù. Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành. Để GDPL thực sự hiệu quả, đòi hỏi GV dạy GDCD trong trường THPT phải thay đổi mạnh mẽ quan điểm về GDPL cho HS theo hướng chuyển đôi t ̉ ừ “day hoc PL” sang “GDPL”. Cu thê : chuyên t ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ừ tuyên truyền, trình bày cãn kẽ nội dung pháp luật cho HS sang giáo dục tri thức, tư tưởng, thái độ, hành vi, kỹ năng sống thông qua tổ chức các hoạt động thiết thực... nhằm hình thành y th ́ ưc t ́ ự giác, chủ động trong đánh giá hành 13
- vi của HS vê ban thân va m ̀ ̉ ̀ ọi người trên cơ sở sự định hướng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của GV và nhà trường, qua đo giam thi ́ ̉ ểu hành vi vi phạm PL trong học sinh va tăng c ̀ ương tính t ̀ ự giác chấp hành PL ở cac em ́ ngày một cao hơn. 7.3.2. Giáo dục pháp luật thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định. Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định ngoài việc học các chương trình chính khoá, học sinh THPT được thực hiện hai tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp trong một tháng. Thống nhất của nhóm GDCD trường THPT X chúng tôi trong năm học này mỗi khối có hai tiết “Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học” vào khoảng cuối của mỗi kỳ học. Tôi thấy tổ chức cho các em những hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, bởi ở các tiết học đó, các em được trao đổi, thảo luận nhiều nội dung và chủ đề mà Bộ giáo dục và đào tạo đã cung cấp tài liệu tham khảo. Các em được tiếp cận với nhiều vấn đề giáo dục đạo đức, pháp luật, nhiều vấn đề xã hội, nhiều kỹ năng thực sự cần thiết. Tuy vậy, việc thực hiện được các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh không phải là một điều đơn giản đối với nhiều giáo viên. Bởi kiến thức ở đây không phải là kiến thức chuyên ngành mà các giáo viên được đào tạo, hơn thế, đã là giáo dục ngoài giờ lên lớp thì phương pháp dạy học, cách thức tổ chức phải sáng tạo, linh hoạt thì mới thu hút được học sinh và đem lại hiệu quả thực sự của việc giáo dục. Nếu thực hiện tiết học ngoài giờ lên lớp mà lúc nào cũng bắt học sinh ngồi trong lớp, sau đó giáo viên chỉ sử dụng phuơng pháp thuyết trình thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và không đem lại sự thoải mái. Là giáo viên dạy môn GDCD đồng thời cũng là GVCN nên tôi càng coi trọng các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, bởi đây là cơ hội để tôi không những thực hiện được chủ đề giáo dục của tháng mà còn thực hiện đan xen những chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho các em vấn đề mà tôi rất tâm đắc thực hiện. Tôi luôn tìm cách để đổi mới nội dung và hình thức tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp : Có tiết cho học sinh sinh hoạt ở trên lớp và sử dụng phương pháp mới như đóng vai, thảo luận, thi hùng biện, giao lưu văn nghệ; có tiết cho các em xuống nhà đa năng (ở đó không gian rộng rãi mà không ảnh hưởng tới các lớp khác), có tiết tổ chức các em sinh hoạt chủ đề : Học sinh với an toàn giao thông ; nói không với bạo lực học đường ; nói không với tệ nạn xã hội, ... 14
- Để đạt mục tiêu và hiệu quả của tiết hoạt động đó, tôi chọn chủ đề sinh hoạt phù hợp với từng tuần, tháng hoặc chủ đề mang tính “thời sự” mà học sinh quan tâm, hợp với khả năng của mình và nguồn tài liệu tin cậy để thực hiện. Để hoạt động trong 45 phút thì việc chuẩn bị của thầy trò là yếu tố quyết định. Với học sinh, tôi thông báo cho các em chuẩn bị trước những thắc mắc và vấn đề cần thảo luận trao đổi. Với giáo viên, tôi chuẩn bị nội dung cụ thể cho từng chủ đề (có thể tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ xen lẫn văn nghệ). Trong năm học 2018 2019, ở một số lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã cho học sinh trao đổi thảo luận các chủ đề: góp phần phòng chống bạo lực học đường, ứng xử thanh lịch, văn hoá tham gia giao thông đường bộ… Trước buổi sinh hoạt ngoại khoá (vào giờ giải lao) tôi cùng học sinh trang trí bảng, viết chủ đề sinh hoạt lớp, vẽ trang trí. Như vậy, không mất nhiều thời gian, không cầu kỳ, nhưng lớp học đã có một không khí mới mẻ, đầm ấm trong tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các em thấy rất vui vẻ, bổ ích sau tiết học, có khi còn mang niềm vui này chia sẻ với bạn bè và người thân. Ví dụ cụ thể : Hưởng ứng ngày Pháp luật năm 2018, tôi chọn chủ đề sinh hoạt : “An toàn với xe đạp điện, xe máy điện” Chuẩn bị : * Học sinh: Bài hát “Chúng em với an toàn giao thông” của tác giải Hoàng Phong. Hai loại mũ bảo hiểm : mũ thời trang và mũ của công ty Honda. Trang trí bảng. Phần thưởng (một vài phần thưởng nhỏ, ngộ nghĩnh). Bút dạ, giấy A0, các câu hỏi, thắc mắc, các tình huống về chủ đề. Bài tham luận. * Giáo viên : Máy tính, loa. Chương trình và nội dung buổi sinh hoạt để trình chiếu. Thu thập những khẩu hiệu có liên quan để trình chiếu. * Thực hiện : Giới thiệu và bầu ban giám khảo (bao gồm cả giáo viên) và thư ký. Phần I : Khởi động: 15
- Cả lớp hát tập thể bài “Chúng em với an toàn giao thông” của tác giả Hoàng Phong, theo nhạc GV đã chuẩn bị để tạo không khí sôi nổi trong lớp học. Phần II : Trao đổi cùng nhau GV dẫn dắt bằng các câu hỏi: + Lớp mình có những bạn nào đi xe đạp điện đến trường? + Những bạn nào đã có mũ bảo hiểm? + Bạn nào mang theo mũ bảo hiểm nhưng chỉ để trong cốp, trong giỏ xe, hoặc để trên lớp cho Đoàn thanh niên kiểm tra? + Bạn nào thường xuyên đội mũ bảo hiểm? + Các bạn có biết quy định nào của pháp luật liên quan đến việc tham gia giao thông bằng xe máy điện, xe đạp điện không? Sau khi có ý kiến của học sinh cho từng vấn đề giáo viên sẽ trao đổi cùng các em và hướng các em đến nhận thức đúng để có hành động đúng khi tham gia giao thông. Phần III : Phần thi “Ai nhanh hơn?” GV chia lớp thành bốn đội, các đội bầu ra đội trưởng. GV phổ biến thể lệ cuộc thi : + Đội nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc. + Câu hỏi của cuộc thi được soạn thảo trên phần mềm powerpoint và chiếu lên máy chiếu: Câu 1: Tại sao bạn cần đội mũ bảo hiểm khi xe đạp điện, xe máy điện? Câu 2 : Theo em độ tuổi 12, 13 có được đi xe đạp điện không? Câu 3 : Thời gian gần đây trên các đường trên cả nước xuất hiện nhiều học sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe đạp máy lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm. Theo em, trong trường hợp này có bị xử lý không? Câu 4 : Khi điều khiển xe gắn máy và lưu thông trên đường có đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách nhưng mũ không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn thì có bị xử phạt hay không? Câu 5 : Em hiểu được vai trò của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện nhưng em thấy thực hiện hơi khó một chút. Hãy cùng cho nhau những gợi ý là ta nên làm thế nào? (Mỗi một slide câu hỏi kết nối với một slide câu trả lời và ngược lại) 16
- Trao thưởng: Ban giám khảo cùng học sinh trong lớp đánh giá (lựa chọn) những đội tham gia thảo luận nhiệt tình, tích cực, hiệu quả nhất. Đại diện ban giám khảo trao thưởng cho các em. Phần IV : Thi hùng biện: Mỗi đội cử một bạn lên hùng biện về chủ đề trong hai phút (có thể đọc bài tham luận viết sẵn, có thể trình bày theo ý tưởng). Ban giám khảo chọn và trao giải cho bài hùng biện hay nhất, có ý nghĩa nhất, thiết thực nhất. (Đáp án câu hỏi phần thi “Ai nhanh hơn” ở phần phụ lục 1). Phần V : Xin ý kiến tư vấn của cô giáo Học sinh đưa ra các câu hỏi thắc mắc, các tình huống liên quan đến chủ đề nhờ cô giáo tư vấn giúp đỡ. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp cho các em lời khuyên (Giáo viên có thể chia sẻ với học sinh kinh nghiệm của mình, nếu có vấn đề khó mà giáo viên chưa tư vấn được ngay, thì có thể hẹn học sinh trả lời vào một buổi khác sau khi giáo viên đã tham khảo được nội dung đó). Như vậy qua tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã có thể giáo dục thêm cho các em một số quy định của pháp luật liên quan đến an toàn khi đi xe đạp điện. Đồng thời, các em được sinh hoạt tập thể, được thảo luận chủ động, giao lưu cởi mở, học mà không căng thẳng … nên các em rất hứng thú tham gia, hiệu quả giáo dục đạt được cao hơn. Nếu chúng ta quan tâm và đầu tư công sức vì lợi ích của học sinh thì nhất định chúng ta đều có thể tìm ra cách làm rất hiệu quả. Học sinh của chúng ta khi đuợc các thầy cô giáo hướng dẫn các em sẽ rất nhiệt tình hưởng ứng và có thể sẽ trở thành những nhà hùng biện, nhà tuyên truyền pháp luật thực thụ cho các tiết học như thế. 7.3.3. GDPL thông qua lồng ghép với các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức. Trong năm học, các trường đều có nhiều hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3... Đây cũng là cơ hội để lồng ghép GDPL đến toàn thể HS trong trường nếu nhóm GDCD biết lựa chọn nội dung phù hợp, tham mưu với tổ bộ môn, với Ban giám hiệu, với Đoàn thanh niên để chủ động về kế hoạch, về hình thức thể hiện. Cụ thể, trong các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam và ngày thành lập Đoàn, Đoàn thanh niên thường có các cuộc thi về văn nghệ, 17
- tập san báo tường,... Nhóm GDCD đã đề xuất và đưa vào kế hoạch triển khai đến các lớp, các chi đoàn về các tiết mục văn nghệ ngoài chủ đề về đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, thầy cô, tuổi trẻ... thì khuyến khích việc dàn dựng các tiết mục về việc thực hiện pháp luật của tuổi học trò, viết bài về hiểu biết và các tình huống pháp luật, nhất là những tấm gương người thật, việc thật trong chính nhà trường. Đặc biệt với nhóm GV GDCD làm chủ nhiệm thì lớp mình phải có những tiết mục và bài viết về GDPL, cụ thể (mỗi lớp hướng tới tình huống pháp luật cụ thể nhưng khác nhau để tạo sự đa dạng, rộng khắp). Chính vì thế mà tình huống các bạn học sinh lớp 10 đi thăm và chúc mừng cô giáo chủ nhiệm, do đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm nên đã bị các chú công an lập biên bản và gửi thông báo về trường, niềm vui ngày nhà giáo Việt Nam không trọn vẹn.... đã gây được ấn tượng sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo và HS. 7.3.4. Kết hợp với các cơ quan tuyên truyền, công an huyện và tỉnh giáo dục pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng An toàn giao thông, chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật ... Việc GDPL không chỉ trong nhà trường mà còn có nhiều cơ quan, ban ngành cùng phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả GDPL. Thực hiện Kế hoạch số 872/KHBGDĐT ngày 01/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm học nào Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc cũng hướng dẫn một số việc làm cụ thể để tổ chức các hoạt động Ngày Pháp luật. Với chủ đề : “Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trường THPT đã tổ chức các hoạt động: 7.3.4.1. Tổ chức chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Hoạt động này đã được Bộ Giáo dục chỉ đạo và Sở giáo dục hướng dẫn thực hiện, nhà trường lên kế hoạch để GVCN cùng các lớp HS tham gia, tôi đã chủ động cùng nhóm chuyên môn và các lớp mình dạy có những chuẩn bị riêng để hoạt động tuyên truyền đó có hiệu quả thiết thực với từng em. Do biết trước chủ đề tuyên truyền nên tôi hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các em bằng hệ thống câu hỏi liên quan để sau buổi tuyên truyền đó các em phải trả lời được các câu hỏi hoặc viết bài thu hoạch về 18
- nhận thức bản thân về vấn đề được tuyên truyền. Bài thu hoạch đó có thể chấm điểm thay cho bài kiểm tra 15 phút. Những bài viết hay, sâu sắc có thể đăng lên website của nhà trường… Sau mỗi hoạt động như vậy, tôi lại cùng các em có những hiểu biết thêm về pháp luật, rút ra được những kinh nghiệm thiết thực. 7.3.4.2. Mời các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của công an huyện và công an tỉnh thực hiện chủ đề “Học sinh với Luật An toàn giao thông”. Một vài năm trở lại đây, trường THPT thường kết hợp với các cơ quan công an trên địa bàn huyện, tỉnh về trực tiếp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Trước các buổi tuyên truyền, tôi thường giao cho các em một số câu hỏi hoặc bài thu hoạch. Do được chuẩn bị và giao nhiệm vụ trước nên các em rất chăm chú lắng nghe, thảo luận sôi nổi hoặc đặt câu hỏi ngược lại cho các tuyên truyền viên. 7.3.4.3. Giáo dục pháp luật thông qua tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật”. Viết bài dự thi dưới hình thức trả lời câu hỏi là một trong các biện pháp giáo dục pháp luật được sử dụng phổ biến. Đã từng có rất nhiều cuộc thi tìm hiểu về pháp luật : Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống ma túy,… những cuộc thi như vậy thu hút được mọi lứa tuổi tham gia, có tác dụng phổ biến, giáo dục rộng rãi những quy định của pháp luật về mọi mặt của đời sống. Nhận thấy đây là một hình thức có thể áp dụng trong phạm vi trường học nên tôi cùng nhóm tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Cụ thể là thi tìm hiểu Hiến pháp 2013. Sở dĩ, tôi chọn nội dung này là vì Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, có nhiều điểm mới về nội dung, thuật ngữ cũng như số chương, điều. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, là luật có giá trị pháp lý cao nhất làm cơ sở cho các luật, bộ luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhóm phân công việc chuẩn bị, quan trọng nhất là hệ thống câu hỏi cùng đáp án. Để đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và mục tiêu GDPL, chúng tôi đã tham khảo các câu hỏi trên mạng internet và soạn lại (Phần phụ lục 2). Thời gian thu bài, chấm bài, cơ cấu giải thưởng (chủ yếu mang tính động viên) được thông báo công khai, rõ ràng. Yêu cầu đối với bài dự thi : 19
- Bài dự thi được thực hiện bằng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy ; đánh số trang theo thứ tự. Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển. Trang bìa bài dự thi ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh ; địa chỉ (lớp) của người dự thi. Bài dự thi không được sao chép lại của người khác dưới mọi hình thức; nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng. Nghiêm cấm các trường hợp lợi dụng bài dự thi để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam ; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác. 7.3.5. Giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh theo dõi và nắm bắt các hiện tượng pháp luật qua các kênh thông tin nhất là trên truyền hình và internet. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng đa dạng phong phú nhất là trên sóng truyền hình với các hình thức hấp dẫn vui chơi, học tập mà lại có thưởng. Giáo viên có thể hướng dẫn các em theo dõi tìm hiểu các thông tin, hiểu biết về pháp luật thông qua các cơ quan truyền thông, chẳng hạn : Chương trình “Cái Lý Cái Tình” phát sóng lúc 20 giờ 30 phút thứ hai, thứ tư, thứ sáu và chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2 ( hoặc trên kênh VTV3 : thứ hai, ba, tư, năm, sáu lúc 17 giờ 50) hoặc có thể xem bất kỳ lúc nào trên website : sucnuocngannam.vn hoặc facebook với nickname “Cái Lý Cái Tình”. Chương trình “Tòa tuyên án” phát sóng hàng ngày vào nhiều khung giờ 04 giờ ; 8 giờ 45 ; 14 giờ ; 22 giờ trên kênh VTV6. Chương trình phát thanh truyền của tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng đài tư vấn pháp luật 19004728. Báo Pháp luật và đời sống ; Báo Pháp luật và xã hội ; Cẩm nang pháp luật ; ... cả báo giấy và báo điện tử. Các website tư vấn và giải đáp pháp luật của Bộ tư pháp, của các văn phòng luật sư... Chương trình “Cái Lý Cái Tình” được tổ chức dưới dạng gameshow hấp dẫn, sinh động với những tình huống pháp luật dễ hiểu, gần gũi thân thuộc với người dân nên tính giáo dục cao. Với mong muốn có thể giúp khán giả hình dung chi tiết về vụ án, các tình huống được tái hiện trong các chương trình luôn tập trung vào những diễn biến tâm lý và những chi tiết cấu thành tội phạm. Phần chính của 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 78 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bộ ngữ pháp ôn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh dạng khung
53 p | 60 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 48 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế bản đồ tư duy bằng phần mềm Edraw MindMaster trong dạy học một số bài lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh bậc THPT
23 p | 14 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung Hàng hóa - Giáo dục công dân 11
31 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn